Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bàn về hệ thống TK kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.9 KB, 3 trang )

Bàn về hệ thống TK kế toán hiện hành áp dụng
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tài khoản kế toán là cách thức phân loại và h
ệ thống hóa các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo từng đối tượng phản ánh của hạch toán kế toán
nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của các chủ thể. Để thực hiện công
tác kế toán, các đơn vị, các tổ chức kinh tế phải sử dụng nhiều tài khoản
khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin đa chiều cho các đối tượng
sử dụng. Các TK này tạo thành hệ thống TK kế toán mà các đơn vị tổ
chức, doanh nghiệp sử dụng.
Như v
ậy, hệ thống tài khoản kế toán là tập hợp các TK kế toán được sử
dụng trong chế độ kế toán và trong từng đơn vị kế toán theo một trật tự
nhất định. Trong hệ thống chế độ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán là
thành phần cơ bản, quyết định chất lượng của thông tin kế toán. Tuy
nhiên, hệ thống TK kế toán doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
nhỏ và vừa hiện nay ở VN vẫn còn một số tồn tại. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống TK kế toán là một trong những nội
dung thiết thực, góp phần hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán. Bài viết
này đề cập đến một số tồn tại và hướng hoàn thiện hệ thống TK kế toán
áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
Hệ thống tk kế toán do Nhà nước ban hành là sự thể chế hóa cơ ch
ế quản
lý kinh tế, tài chính của Nhà nước đối với các đơn vị hạch toán, tạo điều
kiện để các đơn vị hạch toán xây dựng hệ thống tài khoản phù hợp với
đặc thù của từng đơn vị; đồng thời, tạo điều kiện thuân lợi cho công tác
thanh, kiểm tra cũng như công tác kiểm toán các hoạt động kinh tế, tài
chính diễn ra trong đơn vị kế toán. Mặt khác, hệ thống tài khoản kế toán
do Nhà nước ban hành còn tạo điều kiện thực hiện các nguyên t
ắc chung


được thừa nhận, các chuẩn mực kế toán. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi
cho các cơ quan thống kê trong việc thu thập thông tin để tính toán các
chỉ tiêu tổng hợp của từng ngành, địa phương cũng như của cả quốc
gian.
Nhìn chung, h
ệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khá đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp
với quy mô và trình độ quản lý của phần lớn doanh nghiệp. Theo Quyết
định này, hệ thống tài khoản kế toán bao gồm các tài khoản thuộc Bảng
cân đối kế toán (gồm 51 tài khoản cấp 1, 62 tài khoản cấp 2, 05 tài
khoản cấp 3) và 05 tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán (loại 0). Các t
ài
khoản trong Bảng cân đối kế toán được sắp xếp vào 9 loại, từ loại 1
(phản ánh tài sản ngắn hạn), loại 2 (phản ánh tài sản dài hạn), loại 3
(phản ánh nợ phải trả), loại 4 (phản ánh vốn chủ sở hữu), loại 5 (phản
ánh doanh thu), loại 6 (phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh), loại 7
(phản ánh thu nhập khác), loại 8 (phản ánh chi phí khác) cho đến loại 9
(phản ánh kết quả kinh doanh). Trong từng loại, các tài khoản kế toán
được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Chẳng hạn, các tài khoản ph
ản
ánh tài sản được sắp xếp theo mức độ khả thanh (khả năng chuyển đổi
thành tiền), các tài kho
ản phản ánh nguồn vốn sắp xếp từ nợ phải trả đến
vốn chủ sở hữu). các tài khoản phản ánh doanh thu và chi phí được sắp
xếp theo vị trí của từng hoạt động…
Để thực hiện tốt chức năng thông tin và kiểm tra đòi hỏi hệ thống tài
khoản kế toán phải được xây dựng có căn cứ khoa học phải phản ánh
được tình hình tài sản, nguồn vốn trên các phương diện và mức độ khác
nhau (tổng hợp, chi tiết, tài sản, nguồn vốn,…) nhằm cung cấp thông tin

để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói
chung trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống tài kho
ản kế toán phải
phản ánh được tính liên hòan của quá trình kinh doanh và có th
ể thay đổi
theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.
Với yêu cầu nêu trên, so với hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp
nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, chúng tôi thấy còn một số tồn tại chủ yếu sau đây
cần được hoàn thiện:
Thứ nhất, tên gọi tài khoản kế toán:
Tên gọi của tài khoản chính là tên gọi là đối tượng kế toán. Vì thế, tên
gọi của tài khoản kế toán phải phù hợp với nội dung kinh tế của đối
tượng kế toán mà tài khoản phản ánh. Tuy nhiên, tên gọi của một số tài
khoản hiện nay còn chưa phù hợp với nội dung kinh tế mà nó phản ánh.
Đặc biệt là một số tài khoản phản ánh tình hình thanh toán thuộc loại 1
và loại 3; chẳng hạn tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”, tài khoản
331 “Phải trả cho người bán”,…Với tên gọi đó, các tài khoản này mới
chỉ phản ánh được một phần nội dung mà các tài khoản này phản ánh;
bởi vì đây là những tài khoản hỗn hợp, nghĩa là trong từng tài kho
ản đều
phản ánh đồng thời hai mối quan hệ thanh toán phải thu và phải trả. Vì
vậy cần thiết phải sửa lại tên cho đúng với bản chất kinh tế mà nó phản
ánh, tránh việc hiểu không rõ về nội dung, kết cấu của tài kho
ản dẫn đến
việc sử dụng không đúng với quy định. Chúng tôi cho rằng, để phản ánh
được đúng bản chất và nội dung của đối tượng phản ánh, tên gọi của tài
khoản 131 phải là “Thanh toán với người mua” (hoặc “Thanh toán với
khách hàng”) và tên gọi của tài khoản 331 phải là “Thanh toán với ngư
ời

bán” (hoặc “Thanh toán với nhà cung cấp”).

×