Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Uống Bia Cũng Phải Đúng Cách pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.54 KB, 3 trang )

Uống Bia Cũng Phải Đúng Cách

Một cốc bia mát lạnh có thể giúp bạn giải cơn
khát giữa cái nóng mùa hè nhưng uống bia thế
nào để không sinh bệnh và không nên kết hợp
bia với những thực phẩm nào, có thể bạn chưa
biết.


Không nên quá lạnh

Trời nắng, uống một cốc bia lạnh cảm thấy rất thoải mái nhưng nếu bia quá
lạnh sẽ không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị mà còn gây ra nhiều bệnh tật.
Nhiệt độ bảo quản bia lý tưởng nhất là 5-10 độ C, nếu lạnh hơn nữa sẽ phá
vỡ các protein trong bia, chất dinh dưỡng bị phá hủy.
Quan trọng hơn, khi vào cơ thể, bia quá lạnh sẽ làm nhiệt độ đường tiêu hóa
suy giảm nhanh chóng, gây đau bụng, tiêu chảy và nghiêm trọng hơn, sẽ ảnh
hưởng đến tá tràng, viêm tuyến tụy.
Đang ăn kiêng không nên uống bia
Các chất và thành phần có trong men bia có thể thúc đẩy quá trình tiết dịch
vị trong cơ thể, làm tăng sự thèm ăn, vì vậy càng uống nhiều bia càng dễ
béo.

Ảnh minh họa
Không nên uống bia với các món nướng
Nhiều người thích nhâm nhi đồ nướng với bia nhưng đây là nguy cơ dẫn đến
bệnh gout, thậm chí ung thư.
Hầu hết các thực phẩm nướng như hải sản, nội tạng động vật và thịt đều
chứa purine, đây là tác nhân gây bệnh gout và khi kết hợp với bia càng làm
bệnh nặng hơn. Ngoài ra trong quá trình nướng, các gia vị, nhiệt độ sẽ làm
thay đổi thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, dễ tạo các gen gây ung thư.


Không nên uống quá nhiều
Là thức uống được ưa chuộng trong mùa hè nhưng uống quá nhiều cũng gây
hại cho cơ thể, tăng gánh nặng cho tim, gan, thận, dễ tích tụ mỡ. Ngoài ra,
axit oxalic có trong bia bia có thể làm tăng acid uric trong cơ thể, hình thành
sỏi. Tốt nhất một ngày không quá 1.000ml.
Không uống thay nước lọc
Không nên lầm tưởng mùa hè uống nhiều bia có thể thay cho 8 cốc nước lọc.
Bia có thể giải khát, giúp cơ thể đổ mồ hôi nhiều, nhưng không nên dùng nó
thay cho nước lọc, sẽ kích thích nội tiết tố tuyến thượng thận, do đó nhịp tim
tăng, khô miệng, loãng máu…

×