TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KINH TẾ SỐ
BÀI TẬP LỚN
BỘ MÔN: QUẢN TRỊ CÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN
ĐỀ TÀI: LUẬT ĐẤU THẦU – NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VÀ VẬN
DỤNG TRONG THỰC TIỄN HIỆN NAY
Lớp học phần:
Quản trị các nguồn lực thông tin _03
Giảng viên:
TS. Trần Quang Yên
Nhóm 4
1. Chu Văn Tuyên
:11195647
2. Nguyễn Văn Khương
:11192604
3. Trần Thu Thủy
:11195100
4. Phan Thị Mai Quỳnh
:11194514
5. Lê Xuân Huy
:11192376
Hà Nội, 2021
I.
Tổng quan .................................................................................................................... 3
1. Đấu thầu là gì? ......................................................................................................... 3
2. Đặc điểm của đấu thầu ............................................................................................ 3
3. Các hình thức đấu thầu ở Việt Nam ...................................................................... 4
II.
Những điểm cần lưu ý và vận dụng trong thực tiễn hiện nay ............................. 5
1. Các điểm cần lưu ý trong hồ sơ dự thầu ............................................................... 5
2. Phân biệt hồ sơ dự thầu và hồ sơ năng lực ........................................................... 7
3. Những trường hợp không được hoàn trả bảo đảm dự thầu (Theo khoản 8,
điều 11, Luật đấu thầu) .................................................................................................. 7
4. Các hành vi nghiêm cấm trong đấu thầu .............................................................. 7
5. Các trường hợp không buộc có chứng chỉ hành nghề đấu thầu ....................... 11
6. Điều kiện tham gia đánh giá gói thầu .................................................................. 12
7. Lựa chọn nhà thầu cung ứng CNTT ................................................................... 13
8. Những sơ hở “chết người” của công tác mời thầu các dự án CNTT ................ 14
a) Định mức bị sai (quá thấp) ................................................................................ 14
b) Đầu tư phần mềm một lần, không có kinh phí bảo trì, phát triển ................ 20
I. Tổng quan
1. Đấu thầu là gì?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013:
“Đấu thầu là q trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp
dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư
để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, dự án
đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu
quả kinh tế.”
Định nghĩa nhưng dễ hiểu hơn chút (nói trong thuyết trình)
Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn Xây dựng một cơng trình
(người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng cơng trình, người
dự thầu cơng bố giá mà mình muốn nhận, người gọi thầu qua so sánh để lựa chọn nhà
thầu có lợi nhạt cho mình theo các điều kiện do mình đưa ra
2. Đặc điểm của đấu thầu
• Thứ nhất: Đấu thầu là 1 hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các
thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận,
còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ
với các điều kiện tốt nhất cho họ.
• Thứ hai: Đấu thầu là 1 giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với
quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế đấu thầu không
diễn ra như 1 hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua
sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là là giúp
bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất
lượng và giá cả tốt nhất. Sau khi q trình đấu thầu hồn tất, người trúng thầu sẽ
cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán, để kí hợp đồng mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ hay xây lắp cơng trình.
• Thứ ba: Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Theo Luật thương
mại 2005, trong hoạt động đấu thầu có thể xuất hiện bên thứ ba như các cơng ty
tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ, đánh giá hồ sơ dự thầu. Tuy
nhiên đây là hoạt động khơng qua trung gian, khơng có thương nhân làm dịch vụ
đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân khác nhận thù lao. Trong khi đó,
Luật đấu thầu 2013 đã quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm
đại lí đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập và chức năng thực hiện đấu thầu
chuyên nghiệp.Việc thành lập và hoạt động của đại lý đấu thầu thực hiện theo
quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập
giữa 1 bên mời thầu và nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như
trong trường hợp chỉ định đầu tư.
• Thứ tư: Hình thức pháp lí của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời
thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lí do bên mời thầu lập,
trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kĩ thuật, tài chính và thương mại của hàng
hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức
độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
• Thứ năm: Giá của gói thầu: xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết phải có
sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoạc dự toán _ được đưa ra bởi bên mời
thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu. Bên dự thầu đưa ra giá cao hơn
khả năng tài chính của bên mời thầu thì dù có tốt đến mấy cũng khó có thể thắng
thầu. bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng
thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.
3. Các hình thức đấu thầu ở Việt Nam
• Đấu thầu ở Việt Nam phân chia làm 2 thị trường là đấu thầu nhà nước (B2G) và
đấu thầu tư nhân (B2B)
➢ Đấu thầu nhà nước (B2G)
× Đấu thầu nhà nước cịn được gọi là mua sắm cơng (Public Procurement)
hoặc mua sắm của chính phủ (Government procurement). Các dự án mua
sắm sử dụng ngân sách nhà nước thuộc thị trường này. Các đặc điểm của
thị trường này:
o Thị trường trưởng thành và cạnh tranh.
o Nguồn ngân sách lớn.
o Đòi hỏi năng lực cao. Khắt khe về hồ sơ năng lực. Nhiều khi trượt
thầu chỉ vì hồ sơ chứ khơng phải do năng lực kém.
o Thủ tục phức tạp, đặc biệt khó khăn với doanh nghiệp chưa từng
tham gia đấu thầu lần nào.
➢ Đấu thầu tư nhân (B2B)
× Đấu thầu tư nhân (cịn gọi là mua sắm tư/ mua sắm doanh nghiệp - tiếng
Anh là: B2B (Business to Business)), là hình thức mua sắm của doanh
nghiệp sử dụng vốn tư nhân. Các dự án của các doanh nghiệp tư nhân, sử
dụng vốn tư nhân để mời thầu thì các gói thầu đó thuộc thị trường này.
Các đặc điểm của thị trường này là:
o Thị trường còn mới do doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam gần
đây mới bắt đầu có sự phát triển mạnh. Tiềm năng mở rộng còn
nhiều.
o Nguồn ngân sách lớn nhưng rời rạc thiếu tập trung: Trước đây
hầu hết doanh nghiệp tư nhân là mua sắm nhỏ lẻ, trong khi đó các
tập đoàn như Vingroup, Lotte, Masan mua sắm thường xuyên thì
lại thường phải sử dụng sàn riêng hoặc mời thầu trên website
riêng nên chưa có sự tập trung. Sàn DauThau.Net là sàn đấu thầu
tư nhân đầu tiên ở Việt Nam nhưng cũng chỉ vừa mới ra mắt ngày
28/12/2020.
o Khơng địi hỏi khắt khe về hồ sơ. Miễn là khả năng đáp ứng phù
hợp yêu cầu.
o Nhanh: Vì sử dụng nguồn vốn tư nhân nên thủ tục linh hoạt, đàm
phán ký kết hợp đồng và thực hiện giải ngân nhanh chóng.
II. Những điểm cần lưu ý và vận dụng trong thực tiễn hiện nay
1. Các điểm cần lưu ý trong hồ sơ dự thầu
• Về hồ sơ dự thầu
o Lỗi về thời gian có hiệu lực của hồ sơ đấu thầu
Theo quy định tại khoản 8 điều 2 của Nghị định 85/2009/NĐ-CP về Hướng
dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng thì
thời gian có hiệu lực của HSDT là số ngày được tính từ thời điểm đóng thầu đến
24 giờ của ngày cuối cùng có hiệu lực được quy định trong HSMT.
o Thoả thuận liên danh không đầy đủ, rõ ràng
Trong nhiều trường hợp, các nhà thầu cần liên danh với nhau để thỏa mãn
các yêu cầu đặt ra trong HSDT. Thỏa thuận liên danh phải cụ thể, rõ ràng về
quyền và nghĩa vụ của các bên, trong việc thực hiện gói thầu, có đầy đủ dấu và
chữ ký của các bên liên danh. Nếu các bên ủy quyền cho một đơn vị duy nhất thực
hiện tất cả các giao dịch với chủ đầu tư thì phải quy định rõ trong thỏa thuận liên
danh.
o Khơng có giấy ủy quyền
Theo quy định thì tất cả các giấy tờ pháp lý có liên quan trong HSDT phải
được người có thẩm quyền cao nhất của công ty (Giám đốc, Tổng giám đốc) ký.
Trong trường hợp người có chức danh thấp hơn ký kết thì phải được quy định
trong giấy ủy quyền và được đính kèm trong HSDT. Nhiều trường hợp HSDT bị
loại do chữ ký và con dấu trong các giấy tờ pháp lý khơng phù hợp khi khơng có
giấy ủy quyền.
• Về thắc mắc, kiến nghị của nhà thầu
Nhà thầu có quyền đưa ra những thắc mắc, kiến nghị về những vấn đề có liên
quan đến q trình đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại điều
72 Luật Đấu thầu. Tuy nhiên, nhà thầu cần lưu ý, thắc mắc kiến nghị phải được
thực hiện bằng văn bản và được gửi đến chủ đầu tư theo đúng thời gian quy định:
× Đối với kiến nghị về nội dung của hồ sơ mời thầu phải được gửi đến trước
thời gian quy định tại hồ sơ mời thầu.
× Đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong q trình đấu thầu mà
khơng phải là kết quả lựa chọn nhà thầu thì thời gian để kiến nghị được
tính từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu.
× Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu cần được gửi đến chủ đầu
tư trong vòng 10 ngày sau khi nhận được thông báo (theo điểm 3 điều 72
Luật Đấu thầu). Sau các thời điểm nêu trên, chủ đầu tư khơng có nghĩa vụ
phải trả lời kiến nghị của nhà thầu.
2. Phân biệt hồ sơ dự thầu và hồ sơ năng lực
• Hồ sơ dự thầu có mục đích chính là dùng để tham gia đấu thầu các dự án và
gói thầu mà bên mình có đủ điều kiện và tiêu chuẩn
• Hồ sơ năng lực là dùng để giới thiệu, truyền tải tên tuổi cũng như các điểm
mạnh và thông tin quan trọng về công ty của mình.
3. Những trường hợp khơng được hồn trả bảo đảm dự thầu (Theo khoản 8,
điều 11, Luật đấu thầu)
• Nhà thầu, nhà đầu tư hồ sơ đề xuất hay hồ sơ dự thầu sau thời điểm đã được
đóng thầu và đang trong thời điểm các hồ sơ còn hiệu lực thi hành.
• Trong trường hợp nhà đầu tư và nhà thầu vi phạm những quy tắc của luật đấu
thầu làm cho gói thầu bắt buộc phải hủy. Cụ thể là có bằng chứng về việc nhận
hối lộ mơi giới đấu thầu gây ảnh hưởng đến kết quả chọn lựa của chủ đầu tư.
(Theo khoản 5, điều 66 và khoản 4, điều 72 của Luật này).
• Ngồi ra, nhà đầu tư từ chối hoặc khơng tiến hành hồn thành hợp đồng trong
khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên
mời thầu. Hoặc nhà thầu và nhà đầu tư không tuân thủ bảo đảo thực hiện hợp
đồng.
• Nhà thầu từ chối hoặc khơng tiến hành việc hoàn thành hợp đồng trong thời
hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu.
4. Các hành vi nghiêm cấm trong đấu thầu
Trong hoạt động đấu thầu thường phát sinh các sai phạm, các sai phạm này
thường xuất phát từ các nhà thầu, đơn vị tổ chức đấu thầu hay các bên liên quan,...
các hành vi vi phạm còn gọi là các hành vi nghiêm cấm trong đấu thầu được quy định
rõ ràng trong Luật đấu thầu 2013 số 43/2013/QH13. Dựa vào đó những bên tham gia
đấu thầu cần lưu ý nhằm không mắc phải các sai phạm này. Dựa vào Điều 89 trong
luật đấu thầu có đưa ra các hành vi nghiêm cấm trong luật đấu thầu, cụ thể có 9 hành
vi như sau:
Hành vi nghiêm cấm thứ 1: Là hành vi đưa hối lộ, hành vi nhận hối lộ và hành
vi môi giới hối lộ các khoản tiền, lợi ích, vật chất..., theo đó bên nào đưa, nhận hay
môi giới cho việc này để can thiệp trái phép vào quá trình đấu thầu hoặc tạo các lợi
ích về vật chất và tinh thần trong quá trình đấu thầu sẽ vi phạm vào luật đấu thầu và
phải chịu những trách nhiệm và xử lý theo quy định
Hành vi nghiêm cấm thứ 2: Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi
dụng nó để can thiệp bất hợp pháp vào các hoạt động đấu thầu (Lợi dụng chức vụ để
can thiệp bất hợp pháp vào các hoạt động đấu thầu)
Hành vi nghiêm cấm thứ 3: Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó
để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu.
b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự
thầu để một bên thắng thầu.
c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, khơng ký hợp đồng thầu phụ hoặc
các hình thức gây khó khăn khác cho các bên khơng tham gia thỏa thuận.
Hành vi nghiêm cấm thư 4 là: Gian lận trong đấu thầu, bao gồm các hành vi
sau đây:
a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một
bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm
trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;
b) Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ
sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu,
nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch
kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
c) Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ
quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả
lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
Hành vi nghiêm cấm thứ 5 là: Cản trở hoạt động đấu thầu, bao gồm các hành
vi sau đây:
a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa,
quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi
đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức
năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;
b) Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám
sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
Hành vi nghiêm cấm thứ 6 là: Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong
hoạt động đấu thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình
làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ
đầu tư;
b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ
tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án;
c) Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết
quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án;
d) Là cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa
chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa
chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha
mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh
chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu,
nhà đầu tư tham dự thầu;
e) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp do mình cung cấp
dịch vụ tư vấn trước đó;
f) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ
quan, tổ chức nơi mình đã cơng tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc
tại cơ quan, tổ chức đó;
g) Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu
do mình giám sát;
h) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khơng phải là hình thức đấu
thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
i) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với
gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức
đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế;
j) Chia dự án, dự tốn mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này
nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.
Hành vi nghiêm cấm thứ 7 là: Hành vi tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thơng
tin về q trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư như:
Nội dung hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu
cầu trước thời điểm phát hành theo quy định;
Nội dung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, sổ
tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với
từng hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi
công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
Nội dung yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của bên mời thầu và trả
lời của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo
cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chun mơn có liên quan trong quá
trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu,
nhà đầu tư;
– Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy
định;
– Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được đóng
dấu mật theo quy định của pháp luật.
Hành vi nghiêm cấm thứ 8 là: Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi
sau đây:
– Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu
có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần
cơng việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;
– Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công
việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách
nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.
Hành vi nghiêm cấm thứ 9 là: Hành vi tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn
vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.
Đây được xác định là một trong những hành vi cấu thành tội vi phạm quy định
trong đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, cụ thể được quy định trong điều 222 bộ
luật hình sự:
Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng
nhưng đã bị xử lý kỷ luật “hoặc xử phạt vi phạm hành chính” về hành vi này mà
cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01
năm đến 05 năm bao gồm các hành vi:
×
Thơng thầu
×
Gian lận trong đấu thầu
×
Cản trở hoạt động đấu thầu
×
Chuyển nhượng thầu trái phép
5. Các trường hợp khơng buộc có chứng chỉ hành nghề đấu thầu
•
Khoản 2, Điều 16 Luật Đấu thầu quy định cá nhân tham gia trực tiếp vào việc
lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc
tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu
thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động
đấu thầu.
•
Điểm b, Khoản 1, Điều 99 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy
định Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm quy định lộ trình áp dụng và
hướng dẫn thực hiện chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu
cho các cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
theo quy định tại Khoản 2, Điều 16 Luật Đấu thầu.
•
Do hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mới được triển khai, yêu cầu về
chứng chỉ hành nghề đối với lĩnh vực này có nhiều đặc thù, cần được nghiên
cứu kỹ lưỡng nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa quy định cụ thể lộ trình áp dụng
đối với chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực lựa chọn nhà
đầu tư.
•
Vì vậy, theo quy định đấu thầu hiện nay, các cá nhân trực tiếp tham gia lập hồ
sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư chưa bắt buộc phải có
chứng chỉ hành nghề đấu thầu. (Theo Khoản 6 Điều 11 Thông tư 04/2019/TTBKHĐT)
o
Cá nhân thuộc ban quản lý dự án được thành lập để thực hiện một dự án cụ
thể và ban quản lý dự án này sẽ giải thể sau khi kết thúc dự án.
o
Cá nhân thuộc các phòng của Cục, Vụ, Sở, huyện, doanh nghiệp Nhà nước...
tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu theo nhiệm vụ được giao, không
hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực đấu thầu.
o
Cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu theo hình thức mua sắm
tập trung theo mơ hình kiêm nhiệm, khơng thường xun, liên tục và không
hoạt động chuyên nghiệp, chuyên trách trong lĩnh vực đấu thầu.
6. Điều kiện tham gia đánh giá gói thầu
Điều 16 Luật Đấu thầu quy định điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động
đấu thầu:
− Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và
có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu
của gói thầu, dự án, trừ cá nhân thuộc nhà thầu, nhà đầu tư.
− Cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển,
hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ
sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp,
đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có
chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
Khoản 2 Điều 116 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, tùy
theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia bao gồm
các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và
các lĩnh vực có liên quan.
Theo hướng dẫn tại Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số
23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì một trong
những nội dung cam kết của thành viên tổ chuyên gia thực hiện công tác đánh giá
hồ sơ dự thầu là được đào tạo theo quy định của pháp luật hiện hành, có đầy đủ bằng
cấp, chứng chỉ chun mơn phù hợp và có năng lực, kinh nghiệm để đánh giá hồ sơ
dự thầu đối với gói thầu đang xét.
7. Lựa chọn nhà thầu cung ứng CNTT
UBND tỉnh A ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp B, trong thỏa thuận đó
doanh nghiệp B có trách nhiệm hỗ trợ tỉnh A triển khai các nội dung liên quan đến
giải pháp về hệ thống (bao gồm phần cứng và phần mềm) và các ứng dụng cơng
nghệ thơng tin có liên quan để xây dựng đơ thị thơng minh, chính quyền điện tử, hệ
thống quản lý hành chính thơng minh và các lĩnh vực quản lý Nhà nước cần ứng
dụng công nghệ thông tin khác (doanh nghiệp B sẽ hỗ trợ về mặt giải pháp tài chính
như cho trả chậm, khơng tính lãi suất, hỗ trợ thiết bị hiện đại, khơng tính phí bảo
hành - có thể thay mới thiết bị bất cứ lúc nào thiết bị có vấn đề, hỗ trợ cơng tác bảo
trì hệ thống cả về phần mềm và phần cứng, hỗ trợ chi phí chuyển giao cơng nghệ).
Khi triển khai, UBND tỉnh A chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của tỉnh, UBND các
huyện, thành thị của tỉnh phối hợp với doanh nghiệp B để triển khai các dự án thuộc
lĩnh vực đã ký thỏa thuận giữa UBND tỉnh A với doanh nghiệp B, trong đó có những
dự án theo giá trị tổng mức đầu tư phải thực hiện đấu thầu rộng rãi.
UBND tỉnh A có làm trái các quy định về Luật Đấu thầu không?
Điểm a, Khoản 1, Điều 1 Luật Đấu thầu quy định lựa chọn nhà thầu cung cấp
dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với dự án đầu tư phát triển
sử dụng vốn Nhà nước của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.
Theo đó, trường hợp UBND tỉnh A, UBND cấp huyện sử dụng vốn Nhà nước
để triển khai nội dung liên quan đến giải pháp về hệ thống và ứng dụng cơng nghệ
thơng tin có liên quan thì thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu.
8. Những sơ hở “chết người” của công tác mời thầu các dự án CNTT
Đã từ lâu, giới CNTT Việt Nam phản đối hình thức đấu thầu ở lĩnh vực
CNTT/phần mềm vì cho rằng trình tự và thủ tục của nó học theo lĩnh vực xây dựng
là hồn tồn khơng phù hợp nhưng họ không lý giải được nguyên nhân mang tính
bản chất khiến cho trình tự và thủ tục của nó học theo lĩnh vực xây dựng khơng phù
hợp ở chỗ nào.
Các chuyên gia phần mềm có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu
các dự án CNTT nói chung và phần mềm nói riêng đã tìm ra bản chất của vấn đề ở
hai điểm sau:
a) Định mức bị sai (quá thấp)
Mấu chốt nằm ở chỗ giá trị và tính hiệu quả của dự án cơng nghệ thơng tin/phần
mềm nằm ở khâu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, bởi để xác định tổng giá trị dự toán 1
dự án cơng nghệ thơng tin (có phần mềm) thì phải có thiết kế phần mềm (đây là yếu
tố bắt buộc để lập dự toán theo phương pháp usecase). Linh hồn của phần mềm nằm
ở khâu thiết kế, giá trị trí tuệ và cơng sức nhiều nhất cũng nằm ở khâu thiết kế, vì
thế, giới làm phần mềm cho rằng thiết kế xong phần mềm thì coi như hồn thành
tới 60-70% cơng việc. Nhưng hiện khâu thiết kế phần mềm đang nằm trong hạng
mục "Lập thiết kế thi cơng, dự tốn" mà khâu này chỉ được định mức từ 2-3% tổng
mức đầu tư. Cụ thể, theo quyết định số 2378/QĐ-BTTTT (Quyết định công bố định
mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách
nhà nước của Bộ TT&TT ban hành ngày 30/12/2016) như sau:
Bảng định mức chi phí lập thiết kế thi cơng và dự toán cho ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước
Cơng thức tính chi phí thiết kế thi cơng, dự tốn như sau:
Cơng thức tính chi phí thiết kế thi cơng, dự tốn theo quyết định số 2378/QĐ-BTTTT
Chúng ta hãy xem ví dụ sau để thấy chi phí thiết kế thi cơng, dự toán đang thấp
như thế nào:
VD1: Dự án "Triển khai phần mềm một cửa điện tử và dịch vụ công trực
tuyến tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên" có tổng mức
đầu tư 453.346.756 đồng, trong đó gói thầu chính là "Triển khai phần mềm một cửa
điện tử và dịch vụ công trực tuyến tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn" có
giá gói thầu: 408.246.756 đồng (Chào hàng cạnh tranh, trong nước, không sơ tuyển)
chiếm 90% tổng mức đầu tư, cịn gói thầu "Tư vấn lập hồ sơ mời thầu" chỉ có giá
2.200.000 đồng (chỉ định thầu rút gọn) chiếm 0,5% tổng mức đầu tư. Theo quyết
định số 2378/QĐ-BTTTT, có thể dự đốn chi phí thiết kế thi cơng & lập dự tốn
của dự án này vào khoảng 14 triệu đồng.
Dự án Triển khai phần mềm một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến tại Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Thái Nguyên
VD2: Dự án "Mua sắm trang thiết bị, nâng cấp Báo Hà Tĩnh điện tử" có
tổng mức đầu tư 5.174.890.000 đồng, trong đó gói thầu chính là "01.TB: Mua sắm,
lắp đặt trang thiết bị phần cứng và phần mềm; đào tạo, chuyển giao công nghệ" có
giá gói thầu: 4.824.849.000 đồng (Đấu thầu rộng rãi, trong nước, khơng sơ tuyển)
chiếm 93,2% tổng mức đầu tư, cịn gói thầu "03.TVĐT: Tư vấn lập HSMT, đánh
giá HSDT" chỉ có giá 13.814.000 đồng (chỉ định thầu rút gọn) chiếm 0,27% tổng
mức đầu tư. Theo quyết định số 2378/QĐ-BTTTT, có thể dự đốn chi phí thiết kế
thi cơng & lập dự toán của dự án này vào khoảng vài chục triệu đồng.
Dự án Mua sắm trang thiết bị, nâng cấp Báo Hà Tĩnh điện tử
Như vậy chuyện đang xảy ra là: khâu mà các chuyên gia phần mềm cho là chiếm
tới 60-70% giá trị phần mềm thì chỉ được định mức có vài phần trăm, chính vì thế
khơng ai sẽ nhận làm cơng việc chiếm 60-70% giá trị mà chỉ nhận chưa tới 1/10,
thậm chí 1/20 thành quả trừ khi họ có lợi ích khác ở đó.
Rõ ràng, việc áp dụng máy móc phương pháp đấu thầu của xây dựng vào lĩnh
vực CNTT bằng cách sử dụng các hệ số rất thấp mà không xét tới yếu tố đặc thù
công nghệ cao (đặc biệt là định giá tài sản trí tuệ ở khâu thiết kế phần mềm) đã vơ
tình giết chết các gói thầu cơng nghệ thơng tin từ trước khi nó được định hình.
b) Đầu tư phần mềm một lần, khơng có kinh phí bảo trì, phát triển
Trình tự đầu tư dự án CNTT (có phần mềm) học theo cách làm của cơng trình
xây dựng một cách rất "cơ học": Đầu tư một lần và sử dụng mãi
Thơng thường cơng trình xây dựng cịn có phí bảo trì hàng năm, nhưng phần
mềm thì có khi cịn khơng có phí bảo trì hàng năm như vậy. Trong khi đặc thù của
phần mềm là phải thường xuyên được phát triển, nâng cấp và sửa lỗi thì mới có thể
sử dụng tốt được, trong khi đó cơ chế triển khai dự án phần mềm thì hầu hết được
ép theo dạng đầu tư một lần, đại đa số khơng được bố trí ngân sách duy trì, và hầu
hết khơng có ngân sách để phát triển tiếp. Do đó phần mềm trong các cơ quan nhà
nước thường sẽ chết yểu, kể cả có đầu tư rất lớn nhưng hiệu quả thì như chúng ta
đã thấy.
Chính phủ đang đẩy mạnh thuê dịch vụ CNTT, nhưng hiện nay phần mềm
dùng chung cịn chưa có cơ chế th dịch vụ (nhằm phát triển dài hạn) thì phần
mềm nội bộ sẽ cịn xếp hàng dài. Chi phí bảo trì phần mềm sẽ... cịn lâu mới có đủ
và đúng cách nó cần nếu chờ cơ chế thuê dịch vụ.
Vấn đề đã được chỉ ra nhưng không được xử lý?
Khi vấn đề này được xới lên tại Diễn đàn ICT-VN (gồm các nhà nghiên cứu,
giảng dạy, triển khai và quản lý CNTT-TT từ các Trường, Viện, Doanh nghiệp và
Cơ quan - Tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ), chuyên gia Lê Hồng Hà (Công
ty TNHH Hà Thắng - HTC) hoạt động từ năm 1995, chuyên cung cấp giải pháp,
xây dựng phần mềm, tư vấn dự án và thiết bị cho các hệ thống thông tin) cho biết
từ năm 2011, trong q trình góp ý cho nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu
tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chuyên
gia này đã lập bảng so sánh định mức tư vấn (lập dự án, thiết kế, lập dự toán v.v.)
của các dự án ứng dụng CNTT với các dự án đầu tư xây dựng (so sánh Quyết định
993/QĐ-BTTTT của Bộ TT&TT với Quyết định số 957/QĐ-BXD của Bộ Xây
Dựng) đã có các kết luận đáng chú ý như sau:
−
Khơng nhất quán về quan điểm khi lấy định mức của dự án phần mềm nội
bộ (DA PMNB), cơ sở dữ liệu (CSDL) tương đương định mức của cơng trình cơng
nghiệp, khi lại lấy tương đương định mức của cơng trình hạ tầng kỹ thuật (thấp hơn
định mức của cơng trình cơng nghiệp)
-
Hầu hết định mức cho các DA CNTT đều thấp hơn định mức cho cơng trình
xây dựng.
-
Các định mức cho dự án hạ tầng kỹ thuật CNTT không rõ được xây dựng
trên cơ sở nào? Việc phân chia chỉ có 2 loại DA CNTT là quá ít để phản ánh tương
đối đầy đủ các loại DA CNTT có mức độ phức tạp về mặt kỹ thuật - công nghệ, mức
chi phí tư vấn, quản lý dự án rất khác xa nhau.
-
Quyết định 993 không những không nâng cao được ý nghĩa và giá trị của
công việc quản lý và tư vấn dự án ứng dụng CNTT so với Quyết định 957 của Bộ
Xây dựng mà cịn làm ảnh hưởng khơng tốt đến các cơng việc này do định mức thấp
thì khó có chất lượng cao. Trước đây để tránh thiệt thòi cho các đơn vị tư vấn dự án
CNTT, khi xây dựng dự toán, thường cố gắng xếp dự án ứng dụng CNTT (đặc biệt
các DA phần mềm) vào loại cơng trình cơng nghiệp để có thể được hưởng định mức
cao nhất, mặc dù nếu so với yêu cầu của Nghị định 102 thì các định mức này cịn
q thấp so với thực tế công sức phải bỏ ra để thực hiện các nội dung của báo cáo
nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo thiết kế thi công - tổng dự toán.
Hiện tại, so với Quyết định 993, Quyết định 2378/QĐ-BTTTT (Quyết định cơng
bố định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông
tin sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ TT&TT ban hành ngày 30 tháng 12 năm
2016) đã nâng phần trăm định mức lên một chút (~0,5% cho mỗi loại ở bảng số 3)
nhưng rõ ràng vẫn không đáng kể là bao.
Một vấn đề cũng phải kể tới là do quy mô các dự án CNTT, đặc biệt là phần
mềm, thông thường thấp hơn so với xây dựng cơ bản rất nhiều. Do đó phần trăm
định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng cơng nghệ thơng tin
có cao hơn xây dựng cơ bản một chút nhưng cuối cùng giá trị nhận được rất nhỏ.
Có vẻ như các quyết định 993 hay quyết định 2378 đều không xét tới đặc thù là
tư vấn CNTT và đặc biệt là phần mềm là tư vấn công nghệ cao (chứa đựng cả tài
sản trí tuệ rất lớn trong đó), khác hồn tồn với tư vấn xây dựng cơ bản. Ngay cả dự
thảo quyết định cơng bố định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng
dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước (dự định ra mắt năm ngoái nhằm thay thế
cho Quyết định số 2378/QĐ-BTTTT, hiện vẫn chưa thấy ban hành) cũng khơng có
nhiều thay đổi.
Tóm lại, xác định đúng giá trị của tư vấn CNTT và có giải pháp cho việc phát
triển các phần mềm nội bộ là hai vấn đề cốt lõi giải quyết các bất cập trong các gói
thầu CNTT hiện nay. Việc này đã kéo dài nhiều năm, gây hậu quả khôn lường cho
nền CNTT nước nhà, hy vọng Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu để làm lại dự thảo định mức
chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng
ngân sách nhà nước theo hướng hoàn toàn mới. Việc này cần sớm thay đổi để tạo
luồng sinh khí mới cho các dự án CNTT nếu không nhiều năm nữa, các dự án CNTT
của Việt Nam sẽ mãi đi vào ngõ cụt chỉ vì định mức quá thấp.