Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TH01LSNLS Ông Nguyễn Văn A sinh năm 1960, trong quá trình công tác tại ngành ngân hàng ông đã tham gia làm Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cấp huyện trong 5 năm. Ông có bằng tốt nghiệp cử nhân luật và có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.36 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
---o0o---

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ
TÌNH HUỐNG THỰC HÀNH
Tình huống 1. Mã số: 01/LS-NLS - THTH.B1/PLLS

NHĨM

:

LỚP

:

Hà Nội – 2023


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Nghề luật sư là nghề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân, bảo vệ quyền con người, góp phần bảo vệ cơng lý, cơng bằng xã hội.
Nghề luật sư có tính nhân văn sâu sắc, luật sư hành nghề không phải chỉ vì mục
tiêu kinh tế đơn thuần. Nghề luật sư cịn có sứ mệnh cao cả, thực hiện chức
năng xã hội - nghề nghiệp gắn với số phận con người. Bằng hoạt động nghề
nghiệp của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ
của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát


triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Luật sư là người có “tư cách pháp lý luật sư”1 theo quy định của Luật Luật
sư; thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng và cơ quan tố tụng,
phù hợp với quy định pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
Việt Nam.
Các tiêu chuẩn trở thành luật sư, theo quy định của Luật Luật sư hiện hành
về năng lực chủ thể hành nghề; về nhân thân; về trình độ đào tạo; chuẩn mực
đạo đức; điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của
Luật Luật sư hiện hành tại Việt Nam.2

1

Học viện Tư pháp, Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề luật sư, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2023, trang 29 đến
trang 32
2
Điều 2,10,11 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012)


2

NỘI DUNG
A. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Ơng Nguyễn Văn A sinh năm 1960, trong q trình cơng tác tại ngành
ngân hàng ông đã tham gia làm Hội thẩm nhân dân của Tịa án nhân dân cấp
huyện trong 5 năm. Ơng có bằng tốt nghiệp cử nhân luật và có Giấy chứng nhận
tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư. Về tình trạng sức khỏe, hiện tại, ơng đang có
bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường. Sau khi nghỉ hưu ơng có nhu cầu trở
thành luật sư.
Câu hỏi : Theo anh (chị) nguyện vọng của ơng A có thể đạt được hay
khơng? Tại sao?

B. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
I. Vấn đề pháp lý
- Ông A có thể trở thành luật sư sau khi nghỉ hưu không?
- Điều kiện của ông A: sinh năm 1960; có bằng tốt nghiệp cử nhân luật,
có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư; đã tham gia làm Hội thẩm
nhân dân của Tòa án nhân dân cấp huyện trong 5 năm; ơng đang có bệnh cao
huyết áp và bệnh tiểu đường.
II. Cơ sở pháp lý
- Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 (sau đây gọi tắt là
Luật Luật sư).
- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, có hiệu
lực kể từ ngày 28 tháng 11 năm 2013.
- Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Luật sư, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2018.
- Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014.
- Bộ luật Lao động năm 2019.


3

C. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để có thể đạt được nguyện vọng làm luật sư, ông A phải đáp ứng đủ các
điều kiện về tiêu chuẩn luật sư và đủ điều kiện hành nghề luật sư. Chúng ta xét
lần lượt từng điều kiện như sau:
I. Về tiêu chuẩn luật sư
Căn cứ Điều 10 - Luật Luật sư, tiêu chuẩn luật sư được quy định như sau:
“Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp

luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề
luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành
nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư”.
1.1 Tiêu chuẩn 1: “Là công dân Việt Nam”
Mặc dù trong tình huống trên, ơng A đã có thời gian làm Hội thẩm Nhân
dân thuộc tòa án Nhân dân cấp huyện trong vòng 5 năm – tức trong khoảng thời
gian này ông A là công dân Việt Nam. Tuy nhiên, do thời điểm ơng A đảm
nhiệm vị trí này chưa được xác định cụ thể nên tính đến thời điểm ông A nghỉ
hưu, chưa đủ căn cứ để xác định ơng A có đang là cơng dân Việt Nam hay
khơng.
Vì vậy, chưa thể xác định ơng A có đáp ứng tiêu chuẩn “là công dân Việt
Nam” hay không.
1.2 Tiêu chuẩn 2: “Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt”
Như phân tích trên, do khoảng thời gian 5 năm ông A làm Hội thẩm Nhân
dân thuộc tòa án Nhân dân cấp huyện chưa được xác định cụ thể nên tính đến
thời điểm ông A nghỉ hưu, chưa đủ căn cứ để xác định ông A vẫn trung thành
với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
Vì vậy, chưa thể xác định ơng A có đáp ứng tiêu chuẩn “trung thành với
Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt” hay không.


4

1.3 Tiêu chuẩn 3: “Có bằng cử nhân luật”
Ơng A có bằng tốt nghiệp cử nhân luật, vì vậy, có thể khẳng định ơng A
đã đáp ứng tiêu chuẩn “có bằng cử nhân luật”.
1.4 Tiêu chuẩn 4: “Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư”
Trong tình huống trên, ông A có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề
luật sư nhưng chưa tập sự hành nghề luật sư.

Căn cứ Điều 16 - Luật Luật sư, người được miễn giảm thời gian tập sự
hành nghề luật sư gồm:
”1. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra
viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra
viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên
cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật
được miễn tập sự hành nghề luật sư.
2. Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tịa án,
kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính,
giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập
sự hành nghề luật sư.
3. Người có thời gian cơng tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên,
giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên
ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự
hành nghề luật sư.”
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, ông A không thuộc trường hợp
được miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư mặc dù ơng có thời gian làm
Hội thẩm nhân dân thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện trong 5 năm.
Vì vậy, ơng A chưa đáp ứng tiêu chuẩn “đã qua thời gian tập sự hành nghề
luật sư”.
1.5 Tiêu chuẩn 5: “Có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư”
Ơng A có bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường, đây là hai căn bệnh mãn
tính, có thể gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Căn cứ theo


5

quy định tại Điều 10 Luật Luật sư, một trong những tiêu chuẩn để trở thành
Luật sư là “có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư”, nhưng hiện tại vẫn chưa
có văn bản nào quy định, hướng dẫn cụ thể điều kiện sức khỏe để đảm bảo hành

nghề luật sư là như thế nào, mức độ ra sao.
Vì vậy, khơng có căn cứ, quy chuẩn nào để chứng minh rằng sức khỏe của
ơng A khơng đảm bảo. Do đó, chưa thể khẳng định ơng A có đáp ứng tiêu chí
“có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư” hay khơng.
Như vậy, qua những phân tích ở trên, để đáp ứng tiêu chuẩn Luật sư, ơng
A cần hồn thiện các tiêu chí sau:
STT

Tiêu chuẩn Luật

Điều kiện

Đánh

Việc ơng A phải làm



hiện tại

giá

tiếp theo

của ơng A
1

Cơng

dân


Việt Cơng

Nam
2

dân Chưa có Khơng thay đổi Quốc

Việt Nam

Trung thành với Tổ Chưa
quốc,

tn

thủ thơng tin

thơng tin tịch

có Chưa có Khơng

thuộc

nhóm

thơng tin người khơng đủ tiêu

Hiến pháp và pháp

chuẩn về tuân thủ Hiến


luật, có phẩm chất

pháp và pháp luật.

đạo đức tốt

(Khoản 4 Điều 17 Luật
Luật sư 2006 sửa đổi,
bổ sung năm 2012;
Điều 2a, Nghị định
123/2013/NĐ-CP, sửa
đổi

bổ

sung

NĐ137/2018/NĐ-CP)
3

Có bằng cử nhân Có bằng tốt Đáp ứng
luật

nghiệp
nhân luật

cử tiêu
chuẩn



6

STT

Tiêu chuẩn Luật

Điều kiện

Đánh

Việc ông A phải làm



hiện tại

giá

tiếp theo

của ông A
4

Đã được đào tạo Có
nghề luật sư

giấy Đáp ứng

chứng nhận tiêu

tốt

nghiệp chuẩn

đào

tạo

nghề luật sư
5

Đã qua thời gian Chưa tập sự Chưa đáp Tập sự hành nghề luật
tập sự hành nghề hành nghề ứng tiêu sư và đạt yêu cầu kiểm
luật sư

luật sư

chuẩn

tra kết quả tập sự hành
nghề luật sư. (Điều 14,
Điều 15 Luật luật sư)
Thời gian tập sự là 12
tháng kể từ ngày ban
chủ nhiệm Đoàn Luật
sư đăng ký tập sự (Điều
10 TT số 10/2021-BTP
ngày 10/12/2021)

6


Có sức khỏe bảo Đang

có Chưa có Đảm bảo sức khỏe để

đảm hành nghề bệnh

cao quy định hành nghề luật sư. Có

luật sư thì có thể huyết áp và cụ thể về giấy chứng nhận sức
trở thành luật sư

bệnh

tiểu điều kiện khỏe do cơ quan y tế

đường.

sức khỏe cấp.
để hành
nghề luật


II. Về điều kiện hành nghề luật sư


7

Căn cứ Điều 11 - Luật Luật sư, điều kiện hành nghề luật: “Người có đủ
tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư

phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư”.
Sau khi đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 10 Luật
Luật sư, để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, ông A cần nộp hồ sơ đề nghị
cấp chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm đoàn Luật sư.
Hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 Luật Luật sư như sau:
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp
ban hành;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban
chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp (nơi người đó thường
trú) kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có
đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật này.
Ngoài ra, để được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, ông A phải đảm bảo
mình khơng thuộc một trong những trường hợp theo quy định tại Khoản 4 Điều
17 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), cụ thể như sau:
“4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì khơng được cấp
Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a) Khơng đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, qn nhân chun
nghiệp, cơng nhân quốc phịng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không thường trú tại Việt Nam;
d) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa
án tích về tội phạm do vơ ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án


8


về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;
đ) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
g) Những người quy định tại điểm b khoản này bị buộc thôi việc mà chưa
hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.”
Để trở thành luật sư ơng A cũng phải đáp ứng điều kiện không thuộc một
trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 1, Nghị Định 137/NĐ-CP
ngày 08/20/2018 của Chính phủ quy địnhvề việc xác định người không đủ tiêu
chuẩn về tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; người không đủ tiêu chuẩn về phẩm
chất đạo đức tốt theo quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư
pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành
xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp
Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng
Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ
chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng
chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành
nghề luật sư.
Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, người có Chứng chỉ hành
nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư và được cấp
thẻ luật sư theo quy định tại Điều 20 Luật Luật sư. Việc gia nhập Đồn luật sư
nào do người đó lựa chọn.
 Như vậy, theo quan điểm của Nhóm 1, ơng A hồn tồn có thể đạt
được nguyện vọng nếu đáp ứng đủ các điều kiện về tiêu chuẩn luật sư và
đủ điều kiện hành nghề luật sư như nhóm đã phân tích ở trên.



9

D. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ RÚT RA SAU TÌNH HUỐNG TRÊN
I. Pháp luật hiện hành khơng có quy định về tuổi tối đa được hành
nghề của luật sư.
Bình luận:
Theo quy định hiện hành, điều kiện, phạm vi hành nghề luật sư được quy
định cụ thể tại Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 và các văn
bản liên quan. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào có quy định giới hạn việc luật
sư được hành nghề đến thời điểm nào, tới độ tuổi nào. Trường hợp luật sư làm
việc theo hợp đồng lao động tại một công ty hay một tổ chức hành nghề luật sư
nào đó, khi đó, họ được xác định là người lao động thì họ phải tuân thủ quy
định về tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 20193 và các văn
bản liên quan. Tuy nhiên, vấn đề về tuổi nghỉ hưu chỉ liên quan tới việc người
lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay khơng, có được hưởng
lương hưu hay khơng mà khơng ảnh hưởng đến việc tiếp tục làm việc của người
lao động. Do đó, sau khi nghỉ hưu với tư cách là người lao động tại các công ty
hay tổ chức hành nghề luật sư này thì họ vẫn hồn tồn có thể hành nghề với
tư cách cá nhân hoặc tiếp tục hành nghề tại các công ty hay các tổ chức hành
nghề luật sư theo hình thức hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng cố vấn…
Thông thường, với nghề luật sư thì thời điểm ngừng làm việc sẽ có khuynh
hướng trễ hơn so những ngành, nghề khác vì tính chất đặc thù của nghề này là
lao động trí óc và nếu trí óc vẫn cịn minh mẫn và sức khỏe vẫn cịn cho phép,
thì vẫn có thể tiếp tục làm việc. Ngay cả khi đã hưởng lương hưu, họ vẫn được
quyền hành nghề tự do hoặc hành nghề tại bất kỳ một tổ chức hành nghề luật
sư nào, miễn sao đáp ứng điều kiện hành nghề mà không bị giới hạn về độ tuổi.
Những luật sư cao tuổi sẽ có thời gian hành nghề lâu năm, có kinh nghiệm cũng
như tiếng nói, trình độ để bảo vệ, bào chữa tốt cho thân chủ.


3

Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019


10

Cụ thể trong trường hợp ông A, đối với những người lao động như ơng A
thì sẽ được coi là người lao động cao tuổi theo quy định tại Bộ luật Lao động
năm 20194 và có thể ký kết các hợp đồng thời vụ hoặc thỏa thuận với người sử
dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế
độ làm việc không trọn thời gian, như vậy ơng A vừa có thể đảm bảo các quyền
lợi về chế độ hưu trí, vừa được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của
pháp luật, hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động, đồng thời vẫn
đảm bảo được sức khỏe để có thể tiếp tục hành nghề luật sư.
Tuy nhiên, tuổi tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe, trí nhớ, thần kinh nên
khả năng sử dụng trí não bị giảm sút, suy giảm thể lực nên khả năng tư vấn/
tranh tụng bị hạn chế. Phiên tồ có thể bị hỗn nhiều lần vì vấn đề sức khoẻ của
luật sư. Khi đó người hành nghề luật sư có thể lựa chọn cho mình các hình thức
hành nghề phù hợp với độ tuổi và khuyến khích người trẻ hành nghề luật sư
Qua những phân tích trên có thể thấy, việc pháp luật hiện hành khơng có
quy định giới hạn về độ tuổi hành nghề luật sư là hoàn toàn hợp lý và phù hợp
với thực tế. Điều này góp phần tạo điều kiện để các luật sư đặc biệt là đội ngũ
luật sư cao tuổi, dày dặn kiến thức, kinh nghiệm có thể làm việc, cống hiến lâu
dài cho nhân dân, đất nước, từ đó thúc đẩy phát triển xã hội cơng bằng, dân
chủ, văn minh.
II. Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về sức khỏe đảm bảo
hành nghề luật sư. Tuy vậy trên thực tế trong một số lĩnh vực mà luật sư
tham gia có cần điều kiện sức khỏe (ví dụ luật sư tố tụng). Như vậy, đặt ra
vấn đề là có nên có quy định về điều kiện cụ thể đối với sức khỏe của luật

sư hành nghề hay khơng?
Bình luận:
Theo quy định tại Điều 22 Luật Luật sư, phạm vi hành nghề luật sư gồm:

4

Khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019


11

“1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định
của pháp luật;
3. Thực hiện tư vấn pháp luật;
4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có
liên quan đến pháp luật;
5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của luật này.”
Trên đây mới chỉ là phạm vi những công việc mà luật sư được phép hành
nghề để có thể thu phí, hưởng thù lao theo quy định, nhưng trên thực tế những
việc mà luật sư làm khơng dừng lại ở đó. Bên cạnh các nghĩa vụ bắt buộc hoặc
trách nhiệm chung với cộng đồng thì ngồi phạm vi các cơng việc được phép
hành nghề nêu trên, thực tiễn cho thấy, luật sư còn tham gia vào công tác xây
dựng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; giám sát, phản biện xã hội; tư vấn, hòa

giải, xử lý các mâu thuẫn phát sinh trong đời sống; đại diện cho quần chúng
trong các tổ chức, đoàn thể, diễn đàn; giảng dạy, truyền đạt kiến thức pháp luật,
kinh nghiệm, kỹ năng sống, góp phần thúc đẩy, nâng cao năng lực cho các cơ
quan công quyền,… ý kiến, sự tham gia của luật sư luôn được đánh giá là xác
đáng và nhận được sự tin cậy của cộng đồng.
Ngay trong vụ việc tư vấn, luật sư không thể chỉ ngồi tại một nơi để giải
quyết công việc mà bản thân luật sư cũng phải tiếp nhận yêu cầu, nghiên cứu
các vấn đề liên quan, thậm chí phải gặp gỡ trực tiếp khách hàng… Qua đó, có
thể thấy việc hành nghề luật sư, dù là tư vấn, tham gia tố tụng, làm đại diện hay
thực hiện các dịch vụ pháp lý khác, khơng thể chỉ đơn thuần có mặt để giải


12

quyết khi phát sinh nhu cầu mà còn phải trải qua q trình thu thập thơng tin,
chứng cứ, vận dụng kiến thức, các kỹ năng, kinh nghiệm, dành tâm huyết, thời
gian và di chuyển đến các địa điểm khác nhau để thực hiện cơng việc của mình.
Chính vì vậy sức khỏe của luật sư là vô cùng quan trọng và nên có quy
định về điều kiện cụ thể đối với sức khỏe của luật sư hành nghề.
III. Người đã từng tham gia Hội thẩm nhân dân khơng được miễn
giảm gì trong quá trình trở thành luật sư, mặc dù một số tiêu chuẩn Hội
thẩm nhân dân tương đương với tiêu chuẩn luật sư.
Bình luận:
Điều kiện để trở thành Hội thẩm nhân dân theo quy định tại Điều 85 Luật
Tổ chức Tịa án nhân dân năm 2014 như sau:
1. Là cơng dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm
và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có kiến thức pháp luật.

3. Có hiểu biết xã hội.
4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm
quyền của Tịa án nhân dân theo phân cơng của Chánh án Tòa án nơi được bầu
làm Hội thẩm nhân dân.
Hội thẩm nhân dân còn được giao quyền ngang với thẩm phán trong việc
biểu quyết để ra một bản án theo hình thức đa số. Ngồi ra, tại các phiên tịa,
hội thẩm nhân dân sẽ trực tiếp nêu ra một số quan điểm, lẽ sống, mang tính chất
giáo dục, truyền tải những thông điệp cũng như khuyên ngăn những bị cáo sau
khi hết thời hạn chịu án sẽ sống ý nghĩa hơn, không được đi vào con đường
phạm pháp, trái pháp luật.
Việc nhân dân tham gia hoạt động xét xử của Tịa án được thể hiện tập
trung nhất thơng qua chế định về Hội thẩm nhân dân. Bản thân chế định Hội


13

thẩm nhân dân là sự thể hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc
thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án, thể hiện
bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc
về nhân dân5.
Với việc chủ động hoàn thiện về thể chế liên quan tới công tác hội thẩm
và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này,
tổ chức và hoạt động của hội thẩm ngày càng ổn định và nề nếp. Các hội thẩm
đa số đều đảm bảo có trình độ hiểu biết pháp luật, nhiều người nguyên là cán
bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật đã nghỉ hưu, một số người nhiều nhiệm kỳ
tham gia công tác hội thẩm, nên đã và đang có những đóng góp quan trọng cho
cơng tác xét xử của tịa án các cấp.
Do đó, vấn đề đặt ra là nên có quy định miễn đào tạo nghề luật sư và
miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư đối với những người từng tham

gia Hội thẩm nhân dân cho phù hợp.
KẾT LUẬN
Nghề luật sư là một nghề được xã hội coi trọng và cũng là một nghề khó,
địi hỏi người hành nghề cần phải có cả trình độ, kinh nghiệm và trải nghiệm,
phải có khả năng viết, khả năng nói, khả năng hùng biện và thuyết phục, phải
đối mặt với mặt trái của nghề, mặt trái của xã hội, v.vv .... Cho nên, để có thể
trở thành luật sư, một cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện cần theo quy
định tại Điều 10 Luật Luật sư, bao gồm các tiêu chí về năng lực chủ thể hành
nghề, về nhân thân, về trình độ đào tạo, chuẩn mực đạo đức; và cả các điều kiện
đủ theo quy định tại Điều 11 Luật Luật sư.

5 Nguyễn Văn Dũng, “Một số nội dung về vị trí, vai trò, kỹ năng xét xử của Hội thẩm nhân dân”
/>truy cập ngày 03/05/2023


14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Tư Pháp, Giáo trình Luật sư và Đạo đức nghề luật sư – Nhà xuất
bản Tư pháp năm 2023.
2. Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012.
3. Luật Tổ chức tòa án Nhân dân năm 2014.
4. Bộ luật Lao động năm 2019.
5. Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, có hiệu
lực kể từ ngày 28 tháng 11 năm 2013.
6. Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Luật sư, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2018.

7. Nguyễn Văn Dũng, “Một số nội dung về vị trí, vai trị, kỹ năng xét xử của
Hội thẩm nhân dân”
/>


×