Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng (nghiên cứu trường hợp ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.38 KB, 12 trang )

Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp
trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng
(Nghiên cứu trường hợp Ngân hàng TMCP Sài
Gòn – Hà Nội)


Đỗ Thị Minh Phương


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Khoa học quản lý
Người hướng dẫn : PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh
Năm bảo vệ: 2014
102 tr .

Abstract. Đánh giá tổng quan về văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ
phần nhà Hà Nội (HBB) và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
trước khi sáp nhập, qua đó phân tích thực trạng về văn hóa doanh nghiệp của Ngân
hàng SHB sau sáp nhập. Trên cơ sở tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp của hai ngân hàng,
phân tích tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với Ngân hàng trong quá trình tái cấu
trúc Ngân hàng SHB. Đưa ra các giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa doanh
nghiệp của Ngân hàng SHB sau sáp nhập.
Keywords.Khoa học quản lý; Văn hóa doanh nghiệp; Tái cấu trúc; Văn hóa công sở
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập luôn có sự thay đổi thích ứng
với từng doanh nghiệp và ở mỗi doanh nghiệp lại có những biểu hiện văn hóa khác
nhau. Môi trường kinh doanh đang ngày trở nên phức tạp và cạnh tranh cao, đòi hỏi
các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng phải không ngừng
gia tăng các nguồn lực của mình, trong đó văn hoá luôn được coi như là một trong
những nguồn lực quan trọng nhất, có tính chất tạo nền tảng để duy trì và phát triển mọi


hoạt động trong ngân hàng. Văn hoá luôn được coi như tài sản vô giá của mỗi doanh
nghiệp. Ngân hàng là ngành kinh doanh dịch vụ, gắn liền với yếu tố con người. Hơn
thế nữa, dịch vụ ngân hàng thuộc loại hình dịch vụ cao cấp, phức tạp, vì vậy các yêu
cầu đòi hỏi đối với yếu tố con người phải ở mức độ cao hơn. Hay nói cách khác việc
xây dựng và phát triển văn hoá (vốn gắn liền với yếu tố con người) tại các ngân hàng
thương mại phải đảm bảo vừa có tính chung (tính chung của văn hoá, tính quốc gia,
tính dân tộc, tính ngành ngân hàng) vừa có tính bản sắc riêng của ngân hàng mình.
Ngày nay, không thể phủ nhận những bước tiến vượt bậc cũng như những thành
tựu đáng kể cu
̉
a hê
̣
thống ngân ha
̀
ng trong những năm vừa qua với mạng lưới cung cấp
dịch vụ ngân hàng phong phú, phục vụ mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống
này cũng đang bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém: bão hòa về thị trường ngân
hàng, các ngân hàng gặp khó khăn về vấn đề thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, mô
hình quản trị kinh doanh yếu Những yếu kém nói trên đã làm cho hoạt động của hệ
thống ngân hàng Việt Nam thiếu tính ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây mất an toàn và
dễ bị sụp đổ. Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhận thức
hết sức sâu sắc những yếu kém nói trên của hệ thống ngân hàng Việt chính vì vậy vấn
đề hiện nay mà Ngân hàng Nhà nước quan tâm đó là hướng đến một hệ thống phát
triển lành mạnh và an toàn hơn. Nói cách khác tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện
nay đang là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, mang tính quyết định đến sự thành công của
toàn bộ chương trình tái cấu trúc nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc tái cấu trúc ngân hàng không phải là việc có thể thực hiện ngay và
không phải bất kỳ tổ chức nào cũng có mô hình tái cấu trúc giống nhau. Và khi bước
đến tiến trình tái cấu trúc ngân hàng sẽ làm thay đổi mô hình tổ chức và tất yếu sẽ có
sự thay đổi về nét văn hóa riêng ứng với từng ngân hàng mới.

Một trong những ngân hàng tiên phong trong hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng là sự sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) và Ngân hàng TMCP
Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Quá trình sáp nhập này đã làm thay đổi hai mô hình tổ chức
ngân hàng, sự giao thoa văn hóa của hai ngân hàng đã có những quan điểm khác nhau.
Trong khi đó, khi một ngân hàng mới tái thiết lập, đòi hỏi sự cạnh tranh mới trên
thương trường là một vấn đề đặt ra và việc phát triển văn hóa cho một ngân hàng sau
sáp nhập mới là một mục tiêu mà các nhà lãnh đạo hướng tới để đảm bảo cho hệ thống
ngân hàng mới vận hành một cách hiệu quả và có được vị thế trên thị trường.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế và cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng
(nghiên cứu trường hợp Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội)” cho luận văn tốt
nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề văn hóa doanh nghiệp đang ngày trở nên quan trọng với sự hình thành và
phát triển của bất cứ tổ chức nào. Chính vì vậy, văn hóa doanh nghiệp đã luôn thu hút
được sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà quản lý, các nhà khoa học trong nước và
quốc tế.
Trên thế giới đã có nhiều đề tài nghiên cứu như: “ Đạo đức trong kinh doanh” của
Verne E.Hederson; “Bản sắc văn hóa doanh nghiệp” của David H.Maister hay “Chinh
phục các làn sóng văn hóa” của Fons Trompenaars và Charles Turner, “Những thách
thức của quản lý trong trong thế kỷ 21” của Peter Drucker, “Tư duy lại tương lai” của
R.Gibson biên tập….Các tác phẩm đã đề cập đến vấn đề văn hóa khá sâu sắc và toàn
diện, đặc biệt trong các tác phẩm đều nhấn mạnh rằng việc xây dựng VHDN là yếu tố
quan trọng nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Mỗi một cuốn sách đều được
đúc rút từ thực tiễn và cho người đọc một cách nhìn cụ thể về văn hóa doanh nghiệp
đối với tổ chức hay với cá nhân người lãnh đạo.
Đối với các nghiên cứu trong nước, có thể kể ra một số cuốn sách: “Văn hóa - một
góc nhìn” của Hoàng Sơn Cường; các vấn đề liên quan đến văn hóa trong các tổ chức
kinh doanh như : “Tinh thần doanh nghiệp – Giá trị định hướng của văn hóa kinh
doanh Việt Nam” của Trần Quốc Dân; “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của Trần

Ngọc Thêm; các quan niệm về văn hóa, văn hóa chính trị, văn hóa quản lý trong tư
tưởng của Hồ Chí Minh như “Về tư tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Nguyên Giáp;
khái niệm và biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp được đề cập rõ hơn trong tác phẩm
“Văn hóa doanh nghiệp” của tác giả Đỗ Thị Phi Hoài.
Đặc biệt, tác phẩm nghiên cứu tiêu biểu như “Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý.
Lý luận và thực tiễn” do PGS.TS Phạm Ngọc Thanh, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn làm chủ trì đã đề cập đến nhiều khía cạnh trong quá trình đổi mới văn
hóa trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên đề tài này là một lĩnh vực nghiên cứu rộng và
hầu như tập trung vào yếu tố văn hóa quản lý.
Ngoài ra, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có những đề tài
khóa luận tốt nghiệp như: Hoàn thiện văn hóa định hướng khách hàng ở Công ty FPT
Telecom (2010) và một số luận văn cao học: Nhận diện các biểu hiện văn hóa quản lý
trong các tổ chức khoa học và công nghệ (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn…Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu này đều phân tích
yếu tố văn hóa doanh nghiệp ở các góc nhìn khác nhau và tập trung với các lĩnh vực
nhất định như công ty hay tổ chức khoa học và công nghệ. Đối với lĩnh vực ngân hàng,
đã có đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội” (2009) tuy nhiên, đề tài trên mới chỉ
dừng lại ở việc phân tích hiện trạng văn hóa đang tồn tại của SHB và hướng xây dựng
văn hóa ngày càng phát triển hơn trong bối cảnh tình hình kinh tế, tài chính Việt Nam
khá ổn định.
Như vậy, với các nghiên cứu đề cập trên thường tập trung nói đến những yếu tố
văn hóa doanh nghiệp nói chung đối với các tổ chức còn trong lĩnh vực cụ thể về ngân
hàng vẫn đang là vấn đề được ít người quan tâm đặc biệt là trong bối cảnh tái cấu trúc
ngân hàng. Hiện nay, văn hóa doanh nghiệp luôn là vấn đề mới mẻ và có tầm quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả của ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc. Tuy
nhiên, vấn đề này tác giả chưa thấy có tác phẩm nào đề cập một cách đầy đủ và toàn
diện.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tổng quan về văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng HBB và Ngân hàng

SHB trước khi sáp nhập, qua đó phân tích thực trạng về văn hóa doanh nghiệp của
Ngân hàng SHB sau sáp nhập.
- Trên cơ sở tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp của hai ngân hàng, phân tích tác
động của VHDN đối với Ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc Ngân hàng SHB.
- Đưa ra các giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của Ngân
hàng SHB sau sáp nhập.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng SHB
và HBB trước và sau sáp nhập, từ đó đưa ra giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa
doanh nghiệp của SHB sau sáp nhập.
- Về phạm vi không gian: Ngân hàng SHB và HBB
- Về phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến nay
5. Mẫu khảo sát
- Hội sở Ngân hàng SHB và một số chi nhánh tại Hà Nội, khu vực phía Trung và
Nam (các chi nhánh này đã bao gồm hội sở của HBB cũ).
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Văn hóa doanh nghiệp có tác động như thế nào đối với quá trình tái cấu trúc
Ngân hàng SHB (sau khi sáp nhập)?
- Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng SHB sau sáp nhập là như thế
nào?
- Có những giải pháp nào để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong
quá trình tái cấu trúc Ngân hàng SHB?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Văn hóa doanh nghiệp tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của
Ngân hàng sau sáp nhập, tác động đến hoạt động kinh doanh của SHB, tác động đến
mối quan hệ giữa các cán bộ nhân viên trong SHB.
- Văn hóa doanh nghiệp SHB sau sáp nhập đã trải qua những khó khăn ban đầu,
dần dần đã hình thành, phát triển trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp SHB trước sáp
nhập có tính đến sự hòa nhập của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp HBB. Về cơ bản,
Ngân hàng SHB sau sáp nhập đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp SHB thống

nhất trong các biểu trưng hữu hình và các giá trị trong văn hóa ứng xử trong và ngoài
SHB, trong các hoạt động SHB. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như: sự khác biệt
nhất định trong phong cách quản lý giữa các nhóm quản lý cấp trung, trong quan hệ
ứng xử của hai nhóm nhân viên SHB và HBB cũ, trong các quan hệ với khách hàng.
- Cần có những giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp xuất phát
từ triết lý kinh doanh đến các hệ giá trị, các biểu trưng và hoạt động: Quảng bá và phát
triển thương hiệu SHB sau sáp nhập; Điều chỉnh lại một số các quy chế nội bộ; xây
dựng văn hóa ứng xử và giao tiếp hiệu quả cho đội ngũ nhân viên; phát huy vai trò
của nhà lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của SHB sau sáp nhập
(phong cách lãnh đạo, trình độ, năng lực quản lý ); nâng cao chính sách đối với khách
hàng (từ giao tiếp ứng xử đến cung ứng chất lượng dịch vụ).
8. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Quan sát
- Phỏng vấn:
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, tác giả đã thực
hiện phỏng vấn và phỏng vấn sâu một số CBNV làm việc tại các vị trí quản lý và nhân
viên, một số khách hàng của SHB sau sáp nhập (chi tiết bảng hỏi theo phụ lục đính
kèm). Số lượng CBNV tham gia phỏng vấn sâu như sau:
1. Ông Nguyễn Quang Huy – Phó Giám đốc Khối Quản trị nguồn nhân lực
2. Bà Hà Thị Lam – Phó Trưởng phòng Quản lý đãi ngộ
3. Ông Nguyễn Hồng Khương – Chủ tịch Công đoàn SHB
4. Bà Nguyễn Thị Kim Oanh – Phó Giám đốc Chi nhánh SHB Hàn Thuyên
5. Bà Ngô Thị Anh Phương – Phó Giám đốc Chi nhánh SHB Thăng Long
6. Bà Lê Bích Ngọc – Chuyên viên Định giá và quản lý tài sản, Chi nhánh Sài
Gòn.
7. Bà Nguyễn Thị Hạnh – Chuyên viên Phát triển chương trình đào tạo, Trung tâm
đào tạo SHB
8. Bà Trần Thị Thùy Linh – Chuyên viên Khối khách hàng doanh nghiệp

Đối với các CBNV làm việc ở Trụ sở chính, tác giả thực hiện phỏng vấn qua hình
thức trao đổi trực tiếp. Đối với các CBNV làm việc tại các chi nhánh SHB, tác giả thực
hiện phỏng vấn qua điện thoại.
Ngoài ra, tác giả tiến hành phỏng vấn các vị trí nhân viên khác tại Trụ sở chính và tại
các Chi nhánh SHB thông qua quá trình làm việc, phối hợp thực hiện công việc để đảm
bảo thông tin thu được có tính toàn diện, khách quan.
- Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi:
Để đảm bảo cho các thông tin được đầy đủ, chính xác hơn, tác giả đã tiến hành
điều tra khảo sát bằng bảng hỏi. Nội dung chi tiết của bảng hỏi xin xem trong phần phụ
lục. Cách thức chọn mẫu và số phiếu phát ra và thu về như sau:
Do hệ thống Ngân hàng SHB có nhiều chi nhánh rộng khắp cả nước, phân bố trên
nhiều khu vực địa lý khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng tới yếu tố văn hóa doanh
nghiệp. Vì vậy, tác giả đã phải chọn lựa mỗi khu vực địa lý khảo sát ít nhất một chi
nhánh. Danh sách cụ thể như sau:
1. Hội sở
2. Chi nhánh Hà Nội
3. Chi nhánh Hà Đông
4. Chi nhánh Quảng Ninh
5. Chi nhánh Lạng Sơn
6. Chi nhánh Vĩnh Phúc
7. Chi nhánh Thanh Hóa
8. Chi nhánh Nghệ An
9. Chi nhánh Đà Nẵng
10. Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
+ Đối tượng được khảo sát cụ thể: Để đảm bảo có thể khảo sát được nhiều đối
tượng khác nhau, đặc biệt có thể đối chứng, tác giả đã chia đối tượng khảo sát thành 3
nhóm chính theo tiêu chí là nơi làm việc trước khi sáp nhập Ngân hàng SHB và Ngân
hàng HBB. Ba nhóm cụ thể như sau:
Nhóm 1: CBNV làm việc tại Ngân hàng SHB trước khi sáp nhập
Nhóm 2: CBNV làm việc tại Ngân hàng HBB trước khi sáp nhập

Nhóm 3: CBNV làm việc tại cơ quan khác trước khi sáp nhập
+ Bên cạnh việc chọn mẫu theo nơi làm việc, tác giả cũng khảo sát theo cơ cấu
giới tính (Nam-Nữ), theo thâm niên công tác (trên 3 năm, từ 1-3 năm, dưới 1 năm).
+ Cách thức phát và nhận phiếu: Tác giả đã sử dụng 2 phương pháp khác nhau:
 Cách 1: Theo cách làm thông thường, tác giả đã in phiếu và phát 100 phiếu tới
một số phòng/ban thuộc Hội sở và Chi nhánh Hà Nội.
 Cách 2: Do đặc thù công việc rất bận rộn. CBNV đến cơ quan không có thời
gian làm việc riêng nên việc phát phiếu bằng bản in không phát huy hiệu quả. Bên
cạnh đó, do hệ thống SHB trải rộng khắp cả nước nên cách thức phát phiếu thông
thường không sử dụng được. Tác giả đã linh hoạt khi sử dụng công cụ trên chuyên
trang docs.google.com để thiết kế phiếu và gửi phiếu hỏi qua email. Phương pháp
này có nhiều ưu điểm như nhanh gọn, đảm bảo bí mật tuyệt đối thông tin người trả
lời và việc trả lời phiếu cũng rất thuận tiện, dù ở cơ quan, ở nhà hay ở đâu đó, qua
máy tính hay điện thoại, người được hỏi chỉ cần vào internet là có thể trả lời được
phiếu.
 Với sự kết hợp hai cách thức phát và nhận phiếu, tác giả đã nhận được tổng số
239 phiếu, đảm bảo theo mẫu khảo sát.
9. Kết cấu:
Chương 1: Cơ sở lý luận của tái cấu trúc ngân hàng và văn hóa doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
trong quá trình tái cấu trúc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn văn hóa kinh doanh (2008), Văn hóa kinh doanh. Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội
2. F.Trompenaars, Charles Hampden – Turner (2006), Chinh phục các làn sóng
văn hóa, NXB Tri Thức, Hà Nội
3. Lê Đăng Doanh, Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, Tạp chí Nhà
đầu tư, tháng 01/2012
4. Nguyễn Thị Bích Đào, Quản lý sự thay đổi trong tổ chức, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009)

5. Hà Nam Khánh Giao, Mạn đàm thước đo văn hóa doanh nghiệp tại các ngân
hàng thương mại, Tạp chí Ngân hàng số 22, tháng 11/2010
6. Rowan Gidson (2004), Tư duy lại tương lai, NXB trẻ TP HCM, Hồ Chí Minh
7. Nguyễn Văn Hiệu, Văn hóa – Nhân tố tạo sự khác biệt cho các doanh nghiệp,

8. Đỗ Thị Phi Hoài (2009), Văn hóa doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội
9. Hoàng Văn Hoa, Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Tạp chí Nhà Quản lý, số
66/2008, tr12
10. Đào Duy Huân, Phát triển doanh nghiệp theo hướng tái cấu trúc, Tạp chí Phát
triển & Hội nhập, số 4, tháng 5-6/2012
11. Ngô Văn Lệ (2004), Tộc người và văn hóa tộc người, NXB Đại học Quốc gia
TP.HCM
12. Dương Thị Liễu (2009), Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội
13. Lê Hồng Lôi (2004), Đạo của quản lý, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
14. Lê Lựu (2005), Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam – Văn hóa và trí tuệ, NXB
Hội nhà văn, Hà Nội
15. Chu Trọng Lương (2003), Thế kỷ XXI làm lãnh đạo như thế nào, NXB Hà Nội, Hà
Nội
16. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội, tập 3
17. Phạm Xuân Nam, Văn hóa và kinh doanh, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số
1/2007
18. Ngô Quý Nhâm, Định hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp trong thế kỷ XXI,
Tạp chí Kinh tế Phát triển, số tháng 01/2004
19. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (2012), Đề án sáp nhập Ngân hàng SHB
và ngân hàng Habubank
20. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (2012), Báo cáo thường niên năm 2012
21. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
22. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức

tín dụng, NXB Chính trị quốc gia
23. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2005), Luật doanh nghiệp,
NXB Chính trị Quốc Gia
24. Nguyễn Hồng Sơn, TS. Trần Thị Thanh Tú, Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Việt Nam: Những ẩn số từ thông lệ quốc tế, Hội thảo quốc tế do Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân chủ trì ngày 21/12/2011
25. Phạm Ngọc Thanh (2011), Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý. Lý luận và thực
tiễn, đề tài KX03.21/06-10
26. Phạm Ngọc Thanh, Góp phần tìm hiểu triết học quản lý, Tạp chí triết học, số
121, 3/200, tr 57-59
27. Phạm Ngọc Thanh, Vai trò của trí thức trong quản lý xã hội, Tạp chí lý luận
chính trị và Truyền thông, số 9/2007, tr 16-20
28. Phạm Ngọc Thanh, Những vấn đề lý luận chủ yếu của văn hóa quản lý, đề tài
NCKH cấp ĐHQG, mã số QX-06-24
29. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp, TP
HCM
30. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2006), Dấu ấn thương hiệu, tài sản và giá trị, NXB
Trẻ, Hà Nội
31. E.B. Tylor, Văn hóa nguyên thủy, Huyền Giang dịch từ tiếng Nga, Tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật, Hà Nội
32. Hà Tâm, “SHB bước vào cuộc sống hậu M&A”,
33. Hồ Tuấn Vũ, Xây dựng kế hoạch hòa hợp văn hóa và thương hiệu ngân hàng
giai đoạn thâu tóm và sáp nhập, Tạp chí Kiểm toán, số 9/2011
34. Tuyên bố về những chính sách văn hóa – Hội nghị quốc tế do Unesco chủ trì từ
26/07 đến 06/08/1982 tại Mehico
35. Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành “Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng”
36. Quyết định số 89/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 05/3/2009 của Chủ tịch Hội đồng
Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành “Sổ tay văn hóa doanh
nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam”

37. “Điều kiện để xây dựng văn hóa doanh nghiệp”,
/>doanh-nghiep html400
38. “Những thất bại và rủi ro trong việc triển khai văn hóa doanh nghiệp”,
/>VHDN-ung-dung-BSC NLP-va-Thoi-
Mien.html?gclid=CPWBoYTS5LICFeeDQgodVnEA0w
39. “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng – Bài học từ Thụy Điển”,

40. Văn hóa doanh nghiệp yếu tố dẫn đến thành công, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái
Bình Dương, số 06/2007, tr 57
41. Quyết định số 693/QĐ-TGĐ ngày 22/6/2012 của Tổng Giám đốc Ngân hàng
SHB về việc ban hành Quy trình Phát triển mạng lưới
42. Quyết định số 548/QĐ-TGĐ ngày 16/5/2012 của Tổng Giám đốc Ngân hàng
SHB về việc ban hành “Quy định về phối hợp công tác trong việc thực hiện nhiệm vụ
được giao của SHB”
43. Quyết định số 548/QĐ-TGĐ ngày 16/5/2012 của Tổng Giám đốc Ngân hàng
SHB về việc ban hành “Quy định về phối hợp công tác trong việc thực hiện nhiệm vụ
được giao của SHB”
44. Quyết định số 119/QĐ-HĐQT ngày 03/6/2010 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ngân hàng SHB về việc ban hành “Nội quy lao động của SHB”
45. Quyết định số 124/QĐ-TGĐ ngày 28/3/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng
SHB về việc ban hành “Quy định về đánh giá hiệu quả đào tạo đối với người lao động
tại SHB”.
46. Quyết định số 160/QĐ-TGĐ ngày 21/4/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng
SHB về việc ban hành “Quy định giờ giấc làm việc tại trụ sở chính”
47. Quyết định số 212/QĐ-TGĐ ngày 12/5/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng
SHB về việc ban hành “Quy định về việc sử dụng thang máy, điện nước tại trụ sở
chính SHB”.
48. Quyết định số 217/QĐ-TGĐ ngày 13/5/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng
SHB về việc ban hành “Quy định sử dụng văn phòng phẩm tại trụ sở chính SHB”
49. Quyết định số 290/QĐ-HĐQT ngày 30/10/2008 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Ngân hàng SHB về việc ban hành “Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Phòng
giao dịch”
50. Quyết định số 483/QĐ-TGĐ ngày 08/5/2012 của Tổng Giám đốc Ngân hàng
SHB về việc ban hành “Quy định về Văn hóa ứng xử của người lao động SHB”
51. Quyết định số 744/QĐ-TGĐ ngày 10/7/2012 của Tổng Giám đốc Ngân hàng
SHB về việc ban hành “Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp của SHB”


×