Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Các nghiệp vụ nắm bắt được trong quá trình thử việc tại Ngân hàng TMCP Hảng Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.82 KB, 25 trang )

NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
MỤC LỤC
NĂM 2012: MARITIME BANK LÀ NGÂN HÀNG NHÓM 1 ĐƯỢC CẤP TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
CAO NHẤT NĂM 2012 6
Lương Thị Xuân Quý
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
BÁO CÁO THỬ VIỆC
Kính gửi: - Ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
- Giám đốc TTKH cá nhân
- Trưởng phòng tổ chức nhân sự Maritime bank
- Giám đốc khu vực Nam Hà Nội
Tên tôi là: Lương Thị Xuân Quý
Ngày sinh: 08/01/1989
Vị trí thử việc: Giao dịch viên
Đơn vị thử việc: Qũy Tiết Kiệm Phương Liệt
3D – Trường Chinh- - Hà Nội
Trong 02 tháng thử việc tại Qũy Tiết Kiệm Phương Liệt, được sự giúp đỡ, chỉ
bảo tận tình của tất cả các thành viên trong phòng, cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi
đã hoàn thành quá trình thử việc và đã nắm bắt được các công việc chính của phòng.
Trong nội dung báo cáo này, tôi xin được trình bày tóm tắt những công việc mà mình
đã học và làm được trong thời gian thử việc.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên
MSB Phương Liệt đã truyền đạt kinh nghiệm, giúp đỡ tôi hoàn thành thời gian thử
việc và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để bước vào công việc chính thức.
Kết thúc thời gian thử việc, tôi kính trình lên Ban giám đốc báo cáo thử việc và
nhận xét bản thân với mong muốn được Ban giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi
được ký hợp đồng làm việc lâu dài với MSB.
Báo cáo thử việc của tôi bao gồm các nội dung chính sau:
- Tổng quan về ngân hàng TMCP Hàng Hải
- Nội dung và nghiệp vụ thử việc
- Định hướng công việc trong tương lai


Lương Thị Xuân Quý
1
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM
1.1. Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Hảng Hải
Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Tên quốc tế: Viet Nam Maritime Commercial Stock Bank (MSB, Maritime
Bank)
Hội sở chính: Tòa nhà Sky Tower 88 Láng Hạ, Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: 04 39 44 55 66. Fax: 84-4-944-5566.
Vốn điều lệ: 5.000 tỷ đồng.
Mạng lưới: 170 điểm giao dịch với 28 chi nhánh tại 20 tỉnh, thành phố.
Cán bộ công nhân viên: 4000 người.
Logo:
Tổng Giám Đốc: Ông Atul Malik (từ ngày 24/05/2012)
Giấy phép hoạt động: Số 0001/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày
08/6/1991.
Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 055501 do
Trọng tài kinh tế TP.Hải Phòng cấp ngày 10/3/1992 đã được thay thế bằng Giấy
chứng nhận ĐKKD số 0103008429 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp
ngày 01/07/2005, thay đổi lần thứ 9 ngày 27/3/2009.
Mã số thuế
:
02.001.24891
Ngành nghề kinh doanh:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Tiếp
nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Chiết
khấu giấy tờ có giá; Hùn vốn, tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế; Cung cấp dịch
vụ thanh toán trong và ngoài nước; Tài trợ thương mại; Kinh doanh ngoại hối; Các

dịch vụ ngân hàng khác.
Lương Thị Xuân Quý
2
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Maritime Bank
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) là Ngân hàng
Thương mại được thành lập đầu tiên sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước
và Pháp lệnh Ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được
ban hành vào tháng 5 năm 1990 theo Giấy phép số 0001/NH-GP do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 08/6/1991. Thời hạn hoạt động theo giấy
phép thành lập của Ngân hàng là 25 năm. Tuy nhiên theo điều lệ sửa đổi của Ngân
hàng đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tại Quyết định số 719/QĐ-NHNN
ngày 7/7/2003, thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 99 năm. Ngày 12/7/1991,
Maritime Bank đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.
Ngày 12/7/1991: Maritime Bank chính thức khai trương tại Thành phố Cảng
Hải Phòng.
Thời kỳ 1992

1994: Maritime Bank phát triển mạnh việc thực hiện giao
dịch qua hệ thống máy tính nối mạng và là một địa chỉ danh tiếng về chất lượng
dịch vụ đặc biệt là thanh toán quốc tế.
Năm
1995:
Tại Hội sở chính Maritime Bank đã thực hiện việc tách riêng
Trung tâm Điều hành đảm nhận nhiệm vụ quản lý điều hành Hệ thống với Hội sở
đảm nhận việc trực tiếp giao dịch, kinh doanh. Đây là ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tiên áp dụng mô hình tổ chức này.
Năm
1996:
Maritime Bank đã phát triển được mạng lưới Chi nhánh trên 6

tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước.
Năm
1997:
Với sự bảo lãnh của Chính phủ, Maritime Bank đã thu xếp được
28 triệu USD thông qua Ngân hàng Mỹ (B.O.A) để đầu tư vào 3 Dự án trọng
điểm quốc gia: Đường Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 51 và Quốc lộ 14, góp phần quan
trọng khẳng định sự đúng đắn của cơ chế Đầu tư - Thu phí - Trả nợ cho các công
trình giao thông của Việt Nam.
Năm
2001:
Maritime Bank là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam
được Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hoá
ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Maritime Bank là ngân hàng TMCP duy nhất
được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của Dự án này từ năm 2005 đến nay.
Tháng 8 năm
2005:
Maritime Bank đã chuyển Hội sở chính từ Hải Phòng lên
thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá hàng đầu của cả nước.
Lương Thị Xuân Quý
3
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
Sự kiện này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của
Maritime Bank. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn
của Maritime Bank trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường.
Năm
2006-2007:
Maritime Bank đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một cách
cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và hoạt động hỗ trợ,
hình thành các Khối nghiệp vụ (Khối Dịch vụ và Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng
doanh nghiệp, Khối Kinh doanh Nguồn vốn và Khối Quản lý rủi ro) đồng thời tăng

cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái
cấu trúc nhằm bảo đảm tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý
theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng. Phát
triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mức. Các kênh phân phối tập
trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho Khách hàng mục tiêu.
Năm
2008

2009: Maritime Bank tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức hoạt
động tại Hội sở chính để đảm bảo quản trị rủi ro và hiệu quả theo chuẩn mực hoạt
động của toàn hệ thống gồm Hội sở chính, Sở giao dịch và các Chi nhánh, Phòng
giao dịch, theo đó Các Ủy ban / Ban được thành lập: Ủy Ban ALCO gồm Ban quản
lý vốn và tài sản, Ban quản lý rủi ro thị trường, Ban quản lý rủi ro hoạt động; Ban cố
vấn điều hành; Ban thư ký; Ủy ban tín dụng; Hội đồng xử lý rủi ro; Ủy ban đầu tư.
Ngoài ra các Khối nghiệp vụ cũng được hoàn thiện hơn gồm: Khối dịch vụ; Khối
Nguồn vốn; Khối công nghệ Ngân hàng; Khối quản lý tài chính; Khối khách hàng
doanh nghiệp; Khối khách hàng cá nhân; Khối quản lý tín dụng và đầu tư; Khối quản
lý rủi ro.
Năm 2009: Maritime Bank đã tiến hành xây dựng hệ thống định hạng tín
dụng nội bộ với sự tư vấn của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, đảm bảo
hoạt động phân tích và đánh giá tín dụng được thực hiện thống nhất trong toàn bệ
thống theo các nguyên tắc và chuẩn mực phù hợp. Hệ thống định hạng tín dụng nội
bộ dự kiến được hoàn thành vào tháng 6/2009.
Ngày 24/01/2010, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) đã long trọng diễn
ra lễ trao tặng giải thưởng “Thương mại Dịch vụ Việt Nam - Top Trade Services
Awards 2009”. Maritime Bank đã vinh dự lọt vào Top 10 doanh nghiệp Thương mại
dịch vụ xuất sắc hàng đầu Việt Nam
Lương Thị Xuân Quý
4
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK

Năm 2010-2011: Dưới đây là một số giải thưởng tiêu biểu Maritime Bank
nhận được trong năm 2010 và 9 tháng đầu năm 2011:
- Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2010 do Thời báo Kinh tế Việt
Nam và Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Thương Mại trao tặng.
- Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng TMCP Hàng
Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội vì đã có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành
nhiệm vụ Ngân hàng năm 2008-2009 theo Quyết định 1536/QĐ-NHNN ngày
22/06/2010.
- Giấy khen của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hà Nội trao tặng
trong phong trào thi đua hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
- Đạt Danh hiệu “Nhà Doanh nghiệp giỏi Hà Nội” năm 2010, do UBND Thành
phố Hà Nội trao tặng cho Tổng Giám đốc.
- Bằng khen năm 2010 của Thống đốc NHNN và Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam dành cho Tổng Giám đốc Maritime Bank;
- Giải thưởng Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2010 dành cho Tổng Giám đốc
Maritime Bank.
- Giải thưởng điện thanh toán chuẩn năm 2010 do Ngân hàng Wells Fargo trao
tặng.
- Giải thưởng STP Award do Bank of New York (BNY Mellon) trao tặng.
- Giải thưởng Sao vàng đất việt năm 2010 và được bầu chọn vào TOP200
thương hiệu tiêu biểu Việt Nam.
- Giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín" 2010, Top 20 doanh nghiệp
chưa niêm yết hàng đầu Việt Nam
- Giải thưởng “Top Trade Services Awards 2010", Top 10 doanh nghiệp
Thương mại dịch vụ xuất sắc hàng đầu Việt Nam.
- Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua” do UBND Thành phố Hà Nội
trao tặng.
- Giải thưởng Quản lý tiền mặt và Thanh toán quốc tế tốt nhất 2010 do Ngân
hàng HSBC trao tặng.
- Đạt danh hiệu và trở thành Hội viên của Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam

Chất lượng cao.
Lương Thị Xuân Quý
5
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
- Cúp Thăng Long 2010 dành cho doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu do Chủ
tịch UBND TP Hà Nội trao tặng.
- Giải thưởng "Top 20 nhãn hiệu nổi tiếng nhất hàng đầu Việt Nam" do Hội Sở
hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) trao tặng nhờ những thành tích xuất sắc trong công tác
xây dựng và phát triển nhãn hiệu nổi tiếng.
- Huân chương lao động hạng Ba của Nhà nước dành cho Maritime Bank.
- Cờ thi đua do Ngân hàng Nhà nước trao tặng
- Giải thưởng STP Award Maritime Bank Bank of New York 2011
- Bằng khen do Ngân hàng Nhà nước trao tặng cho TGĐ Trần Anh Tuấn vì đã
có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, điều hành có hiệu quả các hoạt động sản
xuất kinh doanh" năm 2011
- Bằng khen vì đã có thành tích chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế năm
2010" do Bộ Tài chính trao tặng
- Giải thưởng Doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vàng 2010 do Vina SME
trao tặng cho Maritime Bank và TGĐ Trần Anh Tuấn
- Ngày 13/01/2012, tại Hội trường Thống nhất, TP. HCM, Tập đoàn Media
Tenor, Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) và Báo
VietNamNet đã phối hợp tổ chức Lễ công bố Giải thưởng Quốc gia Châu Á và Doanh
nghiệp Châu Á có uy tín tốt nhất trên truyền thông quốc tế năm 2011 và Công bố 500
Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011. Tại lễ tôn vinh long trọng này, Maritime
Bank đã vinh dự là một trong ba ngân hàng tại Việt Nam nhận được giải thưởng
Vietnam Banking Reputation Awards 2011.
Năm 2012: Maritime Bank là ngân hàng nhóm 1 được cấp tăng trưởng tín
dụng cao nhất năm 2012
1.3. Vị thế của Maritime Bank trong ngành ngân hàng
Maritime Bank là một trong những Ngân hàng ngày càng khẳng định được

thương hiệu trên thị trường trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam,
các chỉ tiêu về thu nhập, huy động vốn, lợi nhuận có mức tăng trưởng lớn.
- Năng lực tài chính: Maritime Bank là một trong số 8 ngân hàng Cổ phần có
vốn từ 2.000 tỷ trở lên, sau khi thực hiện đợt phát hành tăng vốn trong năm 2009
(đã được Đại hội cổ đông thông qua), vốn điều lệ của Ngân hàng sẽ đạt 3.000 tỷ,
đáp ứng yêu cầu về vốn theo quy định. Vốn điều lệ tăng cao đã đảm bảo được các
Lương Thị Xuân Quý
6
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
quy định về an toàn vốn như duy trì vốn điều lệ thực có không thấp hơn mức vốn đã
đăng ký; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn trên mức quy định của NHNN; sử dụng vốn
điều lệ đúng quy định cũng như hạn chế được tình trạng khan hiếm tiền đồng.
- Chất lượng hoạt động: Các chỉ tiêu tài sản có sinh lời trên tổng tài sản có
của Maritime Bank lớn hơn 75% theo quy định, chất lượng bảo lãnh và chất lượng
tín dụng ngày được cải thiện, mang lại lòng tin của khách hàng trong suốt quá trình
hoạt động.
- Mạng lưới hoạt động: Trên các miền Bắc, Trung, Nam đặc biệt các vùng
kinh tế trọng điểm, Maritime Bank đã có các điểm giao dịch và ngày càng khẳng
định được vị thế của mình.
- Công tác quản trị,
kiểm
soát đ
i

u hành: Hệ thống quản trị, điều hành và
cấu trúc bộ máy được cải tiến, chuẩn hóa theo các chuẩn mực quốc tế đã góp phần
đáp ứng được nhu cầu phát triển, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Mô
hình quản lý theo khối kinh doanh, cơ cấu tổ chức tại Hội sở chính, các chi nhánh
cũng ngày càng được hoàn thiện và phát huy được tính hiệu quả.
- Hệ

thống
kiểm
tra nội bộ: Hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ
được hoàn thiện (kiểm tra, kiểm soát trực thuộc Tổng Giám đốc đã được đặt trực
tiếp tại từng bộ phận nghiệp vụ, riêng kiểm soát rủi ro tín dụng được tổ chức tập
trung tại Hội Sở chính) và tạo cơ chế tốt nhất để nâng cao tính độc lập, khách
quan trong hoạt động, phục vụ công tác kiểm soát rủi ro và giúp tăng hiệu quả hoạt
động của Maritime Bank. Bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát hoạt
động theo quy chế của NHNN.
Với sự nỗ lực, phấn đấu cả trong hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt
động xã hội, Maritme Bank đã khẳng định được vị thế trong lĩnh vực tài chính – ngân
hàng và được xã hội công nhận. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của Maritime
Bank:
- Năm 2006, Maritime Bank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tặng thưởng
Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của ngân hàng
năm 2006. Đồng thời trong năm này, Maritime Bank cũng được Ngân hàng Wachovia
Bank, một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu của Mỹ tặng giải thưởng
Ngân hàng đạt tiêu chuẩn trong quá trình xử lý điện thanh toán quốc tế.
Lương Thị Xuân Quý
7
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
- Năm 2007, Maritime Bank nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Năm
2007” do Thời báo kinh tế Việt Nam cùng Cục xúc tiến Thương mại tổ chức trao tặng
cho các doanh nghiệp Việt Nam có thành tich xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh và phát triển thương hiệu bền vững, giải thưởng Thương mại Dịch vụ - Top
Trade Service 2007 do Bộ Công thương trao tặng.
- Năm 2008 là năm Maritime Bank nhận được rất nhiều giải thưởng và danh
hiệu của các tổ chức quốc tế cũng như nhà nước trao tặng:
+ Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008 do Thời báo Kinh tế Việt
Nam và Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Thương Mại trao tặng;

+ Giải thưởng Doanh nghiệp Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008, cờ thi
đua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì “có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong
trào thi đua ngành Ngân hàng;
+ Giải thưởng Thanh toán quốc tế do đại diện Ngân hàng Hồng Kông
Thượng Hải (HSBC) trao tặng,
+ Danh hiệu Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế
do CitiBank trao tặng.
+ Danh hiệu Ngân hàng đạt tỷ lệ điện thanh toán chuẩn trong giao dịch
Thanh toán Quốc tế do Wachovina Bank trao tặng;
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ vì đã có nhiều thành tích trong công
tác từ năm 2006 đến năm 2008, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã
hội và bảo vệ Tổ quốc.
Với phương châm “Tạo lập giá trị bền vững”, cùng bề dày kinh nghiệm, tiềm
lực sẵn có và đường hướng hoạt động đúng đắn, Maritime Bank đã chứng tỏ được bản
lĩnh vững vàng, tự tin trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dù biết rằng phía trước
sẽ còn không ít khó khăn, thử thách.
- Nguồn nhân lực: Đội ngũ lãnh đạo thuộc Hội đồng Quản trị và Ban Điều
hành là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị tài chính -
ngân hàng, có kỹ năng quản lý, nắm bắt các biến động của thị trường ngày càng thể
hiện được trình độ chuyên môn và đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế.
Đội ngũ nhân sự trẻ, được đào tạo cơ bản, sáng tạo, gắn bó với sự phát triển của
Maritime Bank, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn tốt, thái độ phục vụ khách hàng
tận tâm, nhiệt tình, chuyên nghiệp.
Lương Thị Xuân Quý
8
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay Việt Nam là nước có nền kinh tế đang
phát triển, những năm gần đây có sự chuyển đổi mạnh về cơ cấu giữa các ngành và
ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong đó có sự phát triển mạnh về
dịch vụ tài chính ngân hàng. Do đó Maritime Bank phải chịu sự cạnh tranh rất

mạnh với hệ thống ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài nhất là
trong giai đoạn đầu khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập nền kinh tế khu vực và thế
giới. So với một số ngân hàng thương mại cổ phần được đánh giá là có vị thế hàng
đầu tại Việt Nam như về các chỉ số tổng tài sản, tổng mức huy động vốn, số dư nợ,
lợi nhuận trước thuế thì Maritime Bank đã dần khẳng định được vị thế của mình.
Lương Thị Xuân Quý
9
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ NGHIỆP VỤ THỬ VIỆC
2.1. Tìm hiểu và nắm vững một số Quyết định, Quy chế, Quy định cần thiết
phục vụ cho công việc
- Nội quy lao động: Được HĐQT ban hành ngày 29/12/2008 đưa ra các quy
định về thời giờ làm việc; trật tự trong Ngân hàng; an toàn lao động, vệ sinh lao động
tại nơi làm việc; bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của Ngân hàng; các
hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức kỷ luật lao động và trách nhiệm vật
chất;
- Thỏa ước lao động tập thể: được ký kết ngày 05/1/2009 giữa Tập thể người
lao động tại Maritime Bank và người sử dụng lao động là Ngân hàng Hàng Hải mà đại
diện là Bà Lê Thị Liên đưa ra các thỏa thuận về điều kiện lao động và sử dụng lao
động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.
- Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp: được Chủ tịch HĐQT ban hành ngày
12/3/2008 đưa ra các nguyên tắc, các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, các quy tắc ứng
xử của cán bộ, nhân viên Ngân hàng Hàng Hải.
- Quy chế Hợp đồng lao động: được HĐQT ban hành ngày 21/1/2008 quy định
về việc ký kết và thực hiện Hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người
lao động tại Ngân hàng.
- Quy chế Tài chính: được HĐQT ban hành ngày 01/11/2007 quy định các hoạt
động quản lý tài chính trong Ngân hàng Hàng Hải gồm: quản lý, sử dụng vốn, tài sản;
quản lý doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận và các quỹ; chế độ kế toán, thống kê,

kiểm toán và công khai tài chính; chế độ kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.
- Quy chế thi đua khen thưởng: được HĐQT ban hành ngày 19/5/2009 quy định công
tác thi đua, khen thưởng cho các hoạt động kinh doanh trong toàn hệ thống Ngân hàng.
- Quy định về văn thư, lưu trữ: do TGĐ ban hành ngày 06/12/2007 quy định về
hoạt động soạn thảo các loại văn bản; ký ban hành văn bản; quản lý văn bản đi, đến;
quản lý thông tin mật; quản lý sử dụng con dấu; quản lý, lưu trữ văn bản;
- Quy chế Tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch và Chi nhánh: được HĐQT
ban hành ngày 21/5/2009 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức,
hoạt động của Sở Giao dịch, các Chi nhánh trong Hệ thống Ngân hàng Hàng Hải.
Lương Thị Xuân Quý
10
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
- Quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ thuộc Chi nhánh: được
TGĐ ban hành ngày 22/2/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên
tắc làm việc của các phòng, tổ nghiệp vụ trực thuộc Sở Giao dịch và Chi nhánh Ngân
hàng Hàng Hải.
2.2. Các nghiệp vụ nắm bắt được trong quá trình thử việc
2.2.1 Nghiên cứu tìm hiểu về các sản phẩm của ngân hàng.
a. Sản phẩm thanh toán (M1, MMoney)
* Tài khoản M1Account
- Lãi suất: 2.9%/ năm
- Miễn phí: + Mở TK và phát hành nhanh, ko yêu cầu số dư tối thiểu và duy trì
+ Rút tiền và chuyển khoản trong hệ thống sau 2 ngày làm việc, rút tiền tại
ATM
+ IBanking, MBking
- Hạn mức giao dịch ATM của MSB cao nhất Việt Nam: 30triệu/lần,
100triệu/ngày, chuyển khoản tối đa 200tr/ngày
- Phí duy trì TK: 20000VND/tháng với TK có số dư bình quân tháng thấp hơn
10tr
* Tài khoản Mmoney

- Lãi suất bậc thang đến 1%/ năm: số dư < 3triệu, lãi suất 03%/ năm. Phần số
dư tăng thêm >= 3 triệu, lãi suất 1%/năm
- Mở TK, phát hành thẻ nhanh trong 10 phút
- Cung cấp dịch vụ Internet Banking, Mobile Bankinh trọn gói
- Miễn phí: + Mở TK và phát hành nhanh, ko yêu cầu số dư tối thiểu và duy trì
+ Rút tiền và chuyển khoản trong và ngoài hệ thống sau 2 ngày làm việc(cùng
tỉnh/tp)
+ Giao dịch thẻ ở hơn 6000 máy ATM và 10000 máy POS của các NH
trong liên minh.
b. Sản phẩm tiết kiệm
* Tiết kiệm trên 1 tháng: KH được hưởng lãi suất ghi trên sổ và chi tiết đến
từng ngày. Trong thời gian hiệu lực của sổ KH có thể rút gốc linh hoạt theo nhu cầu
của mình
- Lãi suất: 11%/ năm, tính lãi cuối kì
Lương Thị Xuân Quý
11
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
- Kì hạn: 3 tháng, 12 tháng
- KH có thể rút từng phần số tiền gửi. Nếu rút trước 1 tháng hưởng lãi suất
không kì hạn, từ 1tháng trở lên hưởng lãi suất 11%/ năm
- Đến ngày lĩnh lãi nếu KH không tất toán sổ tk thì tự động chuyển về sản phẩm
lãi suất cao nhất với kì hạn tương đương.
* Tiết kiệm lãi suất cao nhất: Áp dụng với tiền VND và USD
- Lãi suất: 11%/ năm đối với VND, 2%/ năm đối với USD
- Kì hạn: Từ 1 đến 12 tháng
- Rút trước hạn: hưởng lãi suất KKH tại thời điểm rút
- Đáo hạn: đến ngày đáo hạn mà KH không đến tất toán thì sẽ tự động chuyển
sang kì hạn mới tương đương với lãi suất tại thời điểm chuyển kì hạn.
- Gốc và lãi được trả 1 lần khi đến hạn. Khách hàng được gửi và rút tại tất cả
các điểm giao dịch của Maritimebank trên toàn quốc và được quyền chuyển nhượng

theo quy định cuae pháp luật và Mritimebank.
* Tiết kiệm rút gốc từng phần: KH có thể rút gốc từng phần theo nhu cầu mà
vẫn đảm bảo được khoản tiền gốc còn lại được hưởng lãi suất như trên sổ.
- Áp dụng với VND và USD
- Lãi suất: 11%/ năm đối với VND, 1,8%/ năm đối với USD, trả lãi cuối kì
- Kì hạn: 1,2,3,6,9,12 tháng
- Rút trước hạn (1 phần hoặc toàn bộ): hưởng ls KKH
- Số tiền gửi tối thiểu là 20 triệu VND hoặc 1000 USD. Số tiền tổi thiểu mỗi lần
rút là 5 triệu VND hoặc 200USD, rút tối đa 3 lần
- Đáo hạn: đến ngày đáo hạn mà KH không đến tất toán thì sẽ tự động chuyển
sang kì hạn mới tương đương với lãi suất tại thời điểm chuyển kì hạn hoặc chuyển
sang sản phẩm tiết kiệm lãi suất cao nhất nếu ngân hàng ngừng huy động sản phẩm
RGTP.
* TK Vạn toàn: đây là gói tiết kiệm CKH áp dụng cho các khách hàng đang
sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam trong độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi, KH được
tặng hợp đồng bảo hiểm tai nạn cá nhân (cung cấp bởi cty BH Chartis, lên tới 150tr )
có kì hạn bằng kì hạn gửi tiền. Chi phí y tế do tai nạn tối đa là 5 triệu VND/ tai nạn.
- Áp dụng với VND, USD, EUR
- Lãi suất: 10.9%/ năm
Lương Thị Xuân Quý
12
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
- Kì hạn: 3,6,9,12 tháng
- Số tiền tối thiểu: 100trVND, 5000USD, 3500EUR
Trong trường hợp cần vốn khẩn cấp khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ứng vốn
để bảo toàn lãi suất tiền gửi ban đầu và quyền lợi bảo hiểm.
* TK ong vàng: KH được gửi nhiều lần trong suốt kì hạn gửi
- Áp dụng với VND và USD
- Lãi suất: 11%/ năm đối với VND và 2%/ năm đối với USD
- Kì hạn: 3,6,9,12 th

- Định kì gửi hàng tháng, KH có thể gửi trước cho các tháng sau. Đến kì gửi mà
ko gửi thêm thì sổ TK vẫn đc tính lãi cho số dư trước đó. Lần gửi cuối cùng phải trước
ngày đáo hạn 30 ngày.
- Đáo hạn: Nếu KH không rút thì sẽ chuyển cả gốc và lãi sang sản phẩm Tiết
kiệm lãi suất cao nhất kỳ hạn tương đương.
* Tiết kiệm Phú An Thuận: là hình thức tiết kiệm không kì hạn. Khách hàng
được rút và gửi tiền hàng ngày. Áp dụng với VND và USD.
- Lãi suất: 2%/ năm đối với VND. Lãi suất tăng dần theo số tiền gửi, số tiền
càng lớn thì lãi suất càng cao đối với USD
Số dư tiền gửi L/suất(%/năm)
Dưới 120 USD
0.60
Từ 120 USD đến dưới 300 USD 0.70
Từ 300 USD đến dưới 900 USD 0.80
Từ 900 USD đến dưới 3.000 USD 0.90
Từ 3.000 USD đến dưới 12.000 USD 1.00
Từ 12.000 USD trở lên 1.10
- Đáo hạn: KH ko đến rút thì sẽ tự động chuyển sang kì hạn mới bằng kì hạn cũ
với lãi suất tại thời điểm chuyển kì hạn mới
* Tiết kiệm định kì sinh lời: là loại tiền gửi tiết kiệm có kì hạn mà cứ định kì
một tháng một lần trong kì hạn gửi tiền, khách hàng được rút lãi của một tháng trước
đó.
- Áp dụng với VND và USD
- Kì hạn và lãi suất như sau:
Kỳ hạn
Lãi suất VND
(%/năm)
Lãi suất USD
(%/năm)
Lương Thị Xuân Quý

13
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
01 tháng - -
02 tháng 10.90 2.00
03 tháng 10.80 1.99
06 tháng 10.60 1.99
09 tháng 10.50 1.98
12 tháng 10.30 1.98
15 tháng 8.80 1.97
18 tháng 8.70 1.97
24 tháng 8.50 1.96
36 tháng 8.00 1.94
- Đáo hạn: Khi đáo hạn, nếu khách hàng không đến rút thì sẽ tự động
chuyển sang kỳ hạn mới tương đương, với lãi suất tại thời điểm chuyển kỳ hạn.
- Rút trước hạn: Tại thời điểm rút tiền trước hạn, hệ thống sẽ tự động
tính lại số tiền lãi được hưởng và khấu trừ vào số tiền gốc toàn bộ số tiền lãi đã chi
vượt quá so với số tiền lãi được hưởng. Theo đó, Khách hàng được hưởng mức lãi suất
tiết kiệm linh hoạt tại thời điểm rút trước hạn, cụ thể như sau:
- Nếu thời gian thực gửi nhỏ hơn (<) 1/3 kỳ hạn, khách hàng được hưởng lãi
suất không kỳ hạn trên toàn bộ thời gian thực gửi.
- Nếu thời gian thực gửi từ (≥) 1/3 kỳ hạn trở lên và nhỏ hơn (<) 2/3 kỳ hạn
khách hàng được hưởng 60% lãi suất ghi trên sổ tiết kiệm trên toàn bộ thời gian thực
gửi.
- Nếu thời gian thực gửi từ (≥) 2/3 kỳ hạn trở lên khách hàng được hưởng 80%
lãi suất ghi trên sổ tiết kiệm trên toàn bộ thời gian thực gửi.
* Tiết kiệm gửi tiền trả lãi ngay: là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
mà quý khách nhận được tiền lãi ngay tại thời điểm gửi tiền.
- Áp dụng với VND và USD
Lương Thị Xuân Quý
14

NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
- Kì hạn và lãi suất như sau:
Kỳ hạn
L/suất VND
(%/năm)
Lãi suất USD
(%/năm)
01 tháng 10.80 1.99
02 tháng 10.70 1.99
03 tháng 10.60 1.99
06 tháng 10.30 1.98
09 tháng 10.00 1.97
12 tháng 9.70 1.96
15 tháng 8.30 1.99
18 tháng 8.00 1.98
24 tháng 7.60 1.97
36 tháng 7.00 1.96
Ngoài các sản phẩm nêu trên Maritimebank đang có chương trình khuyến mãi
trên toàn quốc "Sôi động ngày hè", chương trình áp dụng từ ngày 14/05/2012 đến
07/07/2012. Khi thực hiện gửi tiền tiết kiệm tối thiểu 30 triệu đồng hoặc 1.500 USD,
kỳ hạn 1 tháng hay thực hiện gửi tiền vào tài khoản thanh toán M1/ M-money tối thiểu
5 triệu đồng và duy trì trong 01 tuần sẽ nhận được 01 lần rút thăm trúng thưởng ngay
tại quầy giao dịch. Số lần rút thăm trúng thưởng khách hàng nhận được là bội số
của 30 triệu đồng hoặc 1.500 USD đối với tiền gửi tiết kiệm và 5 triệu đồng đối với
khách hàng gửi tiền vào tài khoản M1/ M-money. Các giải thưởng trúng ngay tại quầy
bao gồm các vật phẩm không thể thiếu trong các chuyến du lịch: bộ túi kéo du lịch, ba-
lô du lịch, bộ cắt móng tay du lịch hoặc thẻ thanh toán M1 trị giá 1 triệu đồng trong tài
khoản.
Để có được cơ hội nhận được nhưng chuyến du lịch trong mùa hè, khách hàng
cần duy trì sổ tiết kiệm có số dư tối thiểu 200 triệu đồng / 10.000 USD kỳ hạn 01

tháng hoặc duy trì trong tài khoản thanh toán M1/ M-money từ 50 triệu đồng trở lên
trong vòng 01 tuần. Các khách hàng thỏa mãn điều kiện trên sẽ được tham gia quay số
trúng thưởng 01 Giải đặc biệt – 01 chuyến du lịch châu Âu, 04 Giải nhất – 01 chuyến
Lương Thị Xuân Quý
15
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
du lịch Hàn Quốc. Giải nhất sẽ được phân bổ cho 04 vùng mỗi vùng 01 giải như sau:
vùng 1 - TP.Hà Nội, vùng 2 - các tỉnh miền Bắc ngoài Hà Nội tính đến Hà Tĩnh, vùng
3 – các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, vùng 4 – TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ.
2.2.2 Tiếp xúc, nói chuyện và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tư vấn
cho khách hàng sảm phẩm phù hợp.
2.2.3 Nghiên cứu nội dung các quy trình nghiệp vụ
a. Quy trình thu chi tiền mặt TK thanh toán và tiết kiệm KKH đối với KHCN
b. Quy trình gửi tiền tiết kiệm
c. Quy trình thực hiên GD qua hộp thư đăng kí GD
d. Quy trình ứng vốn giấy tờ có giá
e. Quy trình phối hợp và hỗ trợ công việc của CBNV tại TTKHCN.
f. Quy trình mở TK và đăng kí sử dụng dịch vụ bằng phần mềm starfish.
- Yêu cầu KH cung cấp CMT/HC để photo, mail và SĐT
- Vào starfish: - Trong mục CIF: nhập CMT khách hàng và truy vấn. Nếu KH
đã có TK thì sẽ hiện số TK, thao tác tiếp sang mục Thanh Toán. Nếu KH chưa có tài
khoản thì chuyển sang mục KH mới, điền các thông tin KH vừa cung cấp
- Trong mục Thanh toán: chọn loại TK, đăng kí SMS banking
- Trong mục Ibanking: đăng kí dịch vụ internet banking
- Trong mục Thẻ: nhập số thẻ, loại sản phẩm, câu hỏi bảo mật (tên trường tiểu
học), chọn phí thường niên hoặc VIP.
- Trong mục xem trước: In
- Trong mục Đăng kí: ấn đăng kí và in
- Lấy mẫu đơn mở TK và sử dụng dịch vụ
- Vào menu 90004 trên BDS để kích hoạt tài khoản cho KH

- Bàn giao thẻ, KH đổi pin trên ATM
* Mở TK trên BDS
- Đề nghị KH cung cấp thông tin qua CMND/ hộ chiếu còn hiệu lực, và photo
- Vào menu 1000 chọn KH cá nhân. Ok.
- Nhập đầy dủ, chính xác thông tin KH cung cấp, chọn loại TK theo yêu cầu rồi
KSV duyệt.
- Đưa mẫu đăng kí chữ kí, hướng dẫn KH kí, kẹp cùng CMND, lưu.
g. Quy trình xử lý tra soát khiếu nại trong giao dịch thẻ.
Lương Thị Xuân Quý
16
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
h. Quy trình phát hành thẻ nhanh
2.2.4 Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày trên BDS
2.2.4.1. Nhận tiền và trả tiền về quỹ.
a. Nhập quỹ đầu ngày
- Ấn chỉ: Giấy nộp tiền mặt và Bảng kê các loại tiền nộp
- Kiểm tra hòm tiền
- Vào menu 8050:
+ Nhập số tiền ( chọn VND hoặc USD)
+ Số TK G/L: 110102101 - Tiền đang vận chuyển khu vực hà nôi.
+ Tên người hưởng, CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ.
+ Ghi chú: Quỹ tiết kiệm Phương Liệt nhập quỹ đầu ngày
+ OK, nhập bảng kê theo mệnh giá và in chứng từ.
b. Về quỹ cuối ngày
Ấn chỉ: Giấy chi tiền mặt, bảng kê các loại tiền lĩnh.
Vào menu 164 để cân đối tiền
Vào menu 8057:
+ Chọn TK G/L: 110102101 - tiền đang vận chuyển khu vực Hà Nội
+ Nhập số tiền và chọn loại tiền tệ
+ Tên người hưởng (người nhận quỹ), CMND, ngày cấp, nơi cấp

+ Ghi chú: Quỹ tiết kiệm Phương Liệt về quỹ cuối ngày
- Vào menu 8000 và 8001 để nhập xuất tiện nội bộ, sử dụng ấn chỉ phiếu
chuyển tiền mặt nội bộ.
- Vào menu 304 in liệt kê giao dịch tại PGD, 305 in liệt kê GD tại trung tâm,
307 in đối chiếu liệt kê giữa PGD và TT
- Vào infoview in liệt kê GD cuối ngày, Liệt kê GD hủy, Bc đối chiếu 304
không diễn giải, liệt kê GD thu chi trong hạn mức.
2.2.4.2. Nộp và rút TM từ tài khoản KKH
a. Nộp TM
- Tìm hiểu nhu cầu KH, sử dụng ấn chỉ giấy nộp TM và bảng kê các loại tiền
nộp. hướng dẫn KH điền thông tin, nhận và kiểm đếm tiền.
- Vào menu 20200 kiểm tra thông tin KH
- Vào menu 1050, nhập các trường số tiền, số TK, ghi chú, ktra phí. OK
Lương Thị Xuân Quý
17
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
- Lên bảng kê các loại tiền KH đã nộp, in, duyệt, in giấy nôp TM
- Đóng dấu, kí tên
Chú ý: nộp TM vào TK ng khác >200tr phải photo CMND để lưu cùng chứng
từ. KH nộp tiền lần đầu thì vào menu 1053
b. Rút TM
- Tìm hiểu nhu cầu KH, sử dụng ấn chỉ giấy lĩnh TM và bảng kê các loại tiền
lĩnh. hướng dẫn KH điền thông tin.
- Vào menu 20200 kiểm tra thông tin KH, ktra số dư. Nếu rút >100tr phải ktra
lịch sử GD xem tiền về tài khoản mấy ngày.
- Vào menu 1250, nhập các trường số tiền, số TK, ghi chú, ktra phí. OK
- Nhập bảng kê các loại tiền chi cho KH, in, ktra chứ kí, duyệt, in giấy lĩnh TM
- Đóng dấu, kí tên
- Nếu thu phí qua tài khoản KKH thì phải vào menu 8300 để hạch toán thu phí
với số tiền rút >100tr. Phí = 0.03%*số tiền.

Chọn phương thức thanh toán, số TK, Số TK G/L 420201001 - thu phí dịch vụ
thanh toán, ghi chú.
2.2.4.3. Rút séc
- Kiểm tra thông tin trên séc phải đầy đủ rõ ràng, ko tẩy xóa, rách nát, chắp
vá, sửa chữa, viết bằng 1 loại mực: tên chủ TK, số TK, ngày kí phát, địa chỉ, số tiền
bằng số, bằng chữ, tên người lĩnh, CMT, ngày cấp, nơi cấp.
- Vào menu 804 kiểm tra chữ kí, con dấu
- Photo CMT người lĩnh kẹp cùng chừng từ
- Vào menu 1251, nhập số séc, số tiền, số TK ghi nợ, ghi chú ( khách hàng A
CMT, nơi cấp, ngày cấp rút séc số… kí phát ngày…)
- OK, nhập bảng kê tiền, in bảng kê và đưa mặt sau séc vào máy in.
- Nếu rút séc trong 2 ngày làm việc thu phí tối thiểu 20.000VND
2.2.4.4. Chuyển tiền
a. Chuyển tiền trong hệ thống
- Tìm hiểu nhu cầu KH, sử dụng ấn chỉ ủy nhiệm chi, hướng dẫn KH điền
thông tin.
- Vào menu 20200 kiểm tra thông tin KH, menu 804 kiểm tra chữ kí.
- Vào menu 1352 nếu chuyển tiền cùng CN hoặc 1353 nếu chuyển tiền khác
Lương Thị Xuân Quý
18
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
CN. - Nhập trường TK ghi nợ, số tiền ghi nợ, số TK ghi có, ghi chú (giống ND
khách
hàng đã ghi trên UNC).
- In ấn chỉ ủy nhiệm chi.
b. Chuyển tiền ngoài hệ thống
- Vào menu 7051, chọn kênh thanh toán phù hợp OL8, OL3 hoặc OL4…
Kênh OL8 là kênh thanh toán điện tử giá trị thấp: số tiền nhỏ hơn 500 triệu
đồng và chuyển đi trước 15h.
Kênh OL4 là kênh thanh toán điện tử giá trị cao: số tiền lớn hơn 500 triệu đồng

và chuyển đi trc 4h.
Kênh OL3 là kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng: số tiền nhỏ hơn 500 triệu
sau 15h và lớn hơn 500 triệu sau 16h.
Kênh OL7 là kênh thanh toán bừ trừ với số tiền lớn hơn 500 triệu và chuyển đi
trước 11h sáng trong Hà Nội.
- Nhập các trường số tiền, chọn tỉnh/Tp, chọn ngân hàng thanh toán, phí, TK
người hưởng, tên người hưởng, OK
- Kiểm tra chữ kí, dấu, accept, trình, duyệt, OK, đưa ủy nhiệm chi vào máy in
- Đóng dấu đã thanh toán, duyệt
2.2.4.5. Gửi tiền tiết kiệm.
Nếu KH chưa có tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại Maritimebank thi vào menu
3000 trên BDS hoặc phầm mềm starfish để mở TK tiền gửi tiết kiệm cho KH.
a. Nộp tiền gửi tiết kiệm có kì hạn.
- Tìm hiểu nhu cầu KH, sử dụng ấn chỉ giấy nộp tiền gửi tiết kiệm và bảng kê
các loại tiền nộp, hướng dẫn KH điền thông tin. Nếu chuyển tiền từ tài khoản không kì
hạn sang làm tiết kiệm thì sử dụng ấn chỉ UNC
- Vào menu 3010, nhập số TK, ghi chú, số tiền, chọn loại sp theo yêu cầu của
KH. OK.
- Trên màn hình sẽ tự động xuất hiện các cách nhập nguồn tiền của khách hàng,
bao gồm nộp tiền mặt, chuyển từ tài khoản không kì hạn, chuyển từ tài khoản trung
gian G/L. GDV chọn nguồn phù hợp.
- Trường hợp nộp tiền mặt: hệ thông tự động chuyển sang menu 3020, nhập số
tiền ghi có, ghi chú. OK, in bảng kê các loại tiền nộp với các loại tiền thực thu của
Lương Thị Xuân Quý
19
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
KH, in, đưa bảng kê vao máy in, sau đó, ok để in giấy nộp tiền gửi tiết kiệm.
- Trường hợp chuyển từ tài khoản không kì hạn sang làm số tiết kiệm: hệ thống
từ động chuyển sang menu 3022, nhập số tài khoản ghi nợ, số tiền, số tài khoản ghi có,
ghi chú. OK, sau đó đưa ấn chỉ ủy nhiệm chi vào máy in.

- Trường hợp chuyển từ tài khoản trung gian: hệ thống tự động chuyển sang
menu 3023. nhập số tiền, chọn tài khoản trung gian phù hợp, ghi chú. OK, sau đó đưa
ấn chỉ Phiếu ghi có vào máy in.
- Vào menu 3100 để in thẻ tiết kiệm: nhập seri thẻ, ok, màn hình xuất hiện các
thông tin khách hàng và thông tin về thẻ tiết kiệm. Ấn in và đưa thẻ vào máy in.
- Chuyển toàn bộ chứng từ cho KSV duyệt.
Trường hợp khách hàng nộp 1 khoản tiền và muồn chia làm nhiểu sổ với số tiền
bằng nhau: vào menu 3010 nhập số tài khoản, trong mục số thẻ chọn số lượng thẻ yêu
cầu của khách hàng, số tiền là tổng số tiền khách hàng đã nộp, ghi chú, chọn loại sản
phẩm. OK, chuyển sang bước tiếp theo lần lượt làm từng thẻ tiết kiệm với số tiền của
từng thẻ.
b. Nộp tiền gửi tiết kiệm không kì hạn.
- Tìm hiểu nhu cầu KH, sử dụng ấn chỉ giấy nộp TM và bảng kê các loại tiền
nộp. hướng dẫn KH điền thông tin, nhận và kiểm đếm tiền.
- Vào menu 2053: nhập số tiền, số tài khoản, ghi chú
- Ok, đưa bảng kê các loại tiền nôp vào máy in, sau đó in giấy nộp tiền mặt
- Hệ thống tự động chuyển sang menu in thẻ tiêt kiệm KKH.
Trường hợp khách hàng nộp tiền lần đầu vào tài khoản không kì hạn thì vào
menu 2050. Rút tiền từ tài khoản tiết kiệm không kì hạn thì vào menu 2250
c. Rút tiền gửi tiết kiệm
- Tìm hiểu nhu cầu KH, sử dụng ấn chỉ xác nhận tất toán thẻ tiết kiệm và bảng
kê các loại tiền lĩnh, hướng dẫn KH điền thông tin.
- Vào menu 3040, nhập số thẻ, seri thẻ, số tiền, ghi chú
- Nếu khách hàng tất toàn bộ thẻ TK lĩnh bằng tiền mặt thì nhập tất cả số tiền
vào trường tiền mặt, nếu khách hàng muốn chuyển tiền vào tài khoản không ki hạn thì
nhập số tài khoản, số tiền vào trường chuyển khoản. Nếu KH muốn rút một phần và
phần còn lại thì gửi lại làm sổ mới thì nhập số tiền KH muồn rút vào trướng tiền mặt
và phần còn lại vào trường chuyển vào TK trung gian, chọn chính xác tài khoản G/L
Lương Thị Xuân Quý
20

NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
280701002 tương ứng với loại tiền tệ làm thẻ tiết kiệm của KH.
- Kiểm tra phí và tóm tắt xem đúng loại tiền tệ, đúng số tiền chưa. OK, in bảng
kê lĩnh và ẩn chỉ xác nhận tất toán thẻ tiết kiệm.
- Chi tiền cho KH
c. Trường hợp khách hàng rút tiền trên sổ tiết kiệm sản phẩm rút gốc linh
hoạt khi chưa đến ngày đáo hạn
- Tính lãi chênh lệch phải chi thêm cho KH
- Vào menu 3040 tất toán sổ bình thường, nhập số thẻ, seri thẻ, số tiền rút, ghi
chú
- Kiểm tra phí và tóm tắt xem đúng loại tiền tệ chưa. OK, in
- Vào menu 8057 để chi thêm phần lãi chênh lệch
- Chọn G/L 510102011- trả lãi tiền gửi ngắn hạn
- Nhập tên ngưởi hưởng, CMT, ngày cấp, nơi cấp, ghi chú (chi lãi Bsung thẻ…)
- OK, in bảng kê các loại tiền lĩnh và giấy chi tiền mặt.
2.2.4.6. Ứng vốn giấy tờ có giá
a. Giải ngân tiền vay
- Ấn chỉ: giấy lĩnh tiền mặt và bảng kê các loại tiền lĩnh
- Vào menu 4001: nhập số TK vay
- Nếu KH yêu cầu nhận bằng tiền mặt thì vào trường tiền mặt nhập số tiền giải
ngân, nội dung ghi chú (giải ngân ứng vốn)
- Nếu KH yêu cầu chuyển khoản thì vào trường chuyển khoản nhập số tiền, số
TK KKH, nội dung ghi chú.
- Kiểm tra phí và tóm tắt
- OK, in bảng kê và giấy lĩnh
b. Tất toán khoản vay
- Ấn chỉ: giấy nộp tiền mặt và bảng kê các loại tiền nộp
- Vào menu 4251: nhập số TK vay
- Nếu KH trả bằng tiền mặt thì vào trường tiền mặt nhập số tiền, nội dung ghi chú
- Nếu KH yêu cầu chuyển khoản thì vào trường chuyển khoản nhập số tiền, số

TK KKH, nội dung ghi chú.
- Kiểm tra phí và tóm tắt
- OK, in bảng kê (nếu KH trả bằng tiền mặt), Kiểm soát duyệt và in giấy nộp
Lương Thị Xuân Quý
21
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
tiền mặt
c. Trả một phần khoản vay bằng tiền mặt
- Vào menu 4101 để hạch toán, nhập số TK vay
- Nhập số tiền KH trả trước vào trường số tiền ghi nợ, số tiền ghi có
- Chọn thanh toán 1 phần gốc, nhập nội dung
- OK, in bảng kê, KS duyệt và in giấy nộp tiền mặt
Trường hợp KH trả 1 phần gốc băng chuyển khoản thì vào menu 4102 hoặc lấy
từ tài khoản trung gian thì vào menu 4103 để hạch toán.
2.2.4.7 Thu đổi ngoại tệ
- Ấn chỉ: yêu cầu đổi tiền/ séc du lịch, bảng kê các loại tiền nộp, bảng kê các
loại tiền lĩnh.
- Vào menu 7000, nhập số tiền, chọn loại ngoại tệ , chọn tiền lớn hoặc tiền
nhỏ.
- Nhập tên người bán, CMT, ghi chú
- Nhập bảng kê, OK, in 1 bảng kê nộp, 1 bảng kê lĩnh và in yêu cầu đổi tiền/séc
du lịch.
Lương Thị Xuân Quý
22
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
PHẦN III
ĐỊNH HƯỚNG CÔNG VIỆC TRONG TƯƠNG LAI
Sau 02 tháng thử việc tại MSB Phương Liệt, tôi đã bước đầu được làm quen
với môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp của MSB. Nhờ có sự giúp đỡ
của các chị tại quỹ tiết kiệm, cùng sự nỗ lực học hỏi của bản thân tôi đã đạt được

những kết quả nhất định tại vị trí giao dịch viên.
Trong thời gian tới, tôi mong muốn được trở thành một nhân viên chính
thức của MSB. Khi được trở thành nhân viên chính thức của ngân hàng, tôi sẽ luôn
cố gắng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức thực tế, kỹ năng nghề nghiệp từ
các anh chị đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện mình hơn. Với bất cứ công việc
nào được giao, tôi sẽ luôn trung thực, nhiệt tình và hoàn thành đúng tiến độ. Bên
cạnh đó, tôi sẽ luôn chấp hành đầy đủ những nội quy, quy chế của ngân hàng, tham
gia đầy đủ các khóa học đào tạo, huấn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do
ngân hàng tổ chức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể của ngân hàng.
Lương Thị Xuân Quý
23
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – MARITIME BANK
KẾT LUẬN
Trên đây là tóm tắt những công việc mà tôi đã làm được trong 02 tháng thử
việc tại Qũy Tiết Kiệm Phương Liệt. Trong quá trình thử việc, bản thân tôi đã luôn
cố gắng phấn đấu nắm bắt các yêu cầu của công việc, cố gắng hoàn thành toàn bộ
các công việc được giao với chất lượng cao nhất; hòa đồng, hỗ trợ đồng nghiệp
trong phòng khi cần thiết. Thời gian này tuy chưa phải là nhiều nhưng tôi cũng đã
nắm được những những nhiệm vụ cơ bản của một nhân viên trong phòng. Bên cạnh
đó, nhờ sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo cũng như của các thành viên trong phòng
tôi đã trang bị được những kiến thức cơ bản để phục vụ cho công việc.
Trong giai đoạn mới, mục tiêu mới, với bề dày lịch sử tồn tại, cùng đội ngũ
cán bộ nhân viên nhiệt tình, tận tuỵ, MSB sẽ vững vàng trên con đường khẳng định
vị thế của mình, tiếp tục nối tiếp 20 năm thành công. Tôi mong muốn được gia
nhập vào đội ngũ nhân viên vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ, được phát triển sự
nghiệp cùng sự phát triển của Maritime Bank trong tương lai.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban giám đốc cùng
toàn thể các chị em tại Qũy Tiết Kiệm Phương Liệt trong suốt thời gian qua đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành công việc. Tôi xin hứa sẽ cố gắng hết sức mình
hoàn thành công việc được giao đúng tiến độ và hiệu quả, cùng Maritime Bank

“Tạo lập giá trị bền vững”, nối tiếp thành công.
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012
Người viết báo cáo
Lương Thị Xuân Quý
Lương Thị Xuân Quý
24

×