Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài tập tình huống Chị A là người tập sự hành nghề luật sư tại VPLS Nguyễn và cộng sự, được phân công giúp Trưởng văn phòng các công việc tiếp khách hàng, chuẩn bị hồ sơ và dự thảo các văn bản; khi Trưởng văn phòng đi vắng được nhận hồ sơ của khách hàng v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.44 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

BÀI THU HOẠCH
Môn: LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ
Mã số hồ sơ: 01/LS-NLS - THTH.B1/PLLS
Lớp:

Hà Nội, ngày tháng

năm 2023


1


I. ĐỀ BÀI
Tình huống 02: Chị A là người tập sự hành nghề luật sư tại VPLS Nguyễn và
cộng sự, được phân cơng giúp Trưởng văn phịng các cơng việc tiếp khách hàng,
chuẩn bị hồ sơ và dự thảo các văn bản; khi Trưởng văn phòng đi vắng được
nhận hồ sơ của khách hàng và báo cáo lại cho Trưởng văn phòng, được ăn trưa
tại Văn phòng và được cấp tiền đi lại.
Do khó khăn về kinh tế, với suy nghĩ mình chưa phải là luật sư và kể cả khi đã
là luật sư thì vẫn được làm tất cả các việc mà pháp luật khơng cấm, nên khi có
cơ hội, các cơng việc mà Trưởng văn phịng khơng nhận thực hiện, chị A đều đã
nhận ủy quyền của một số khách hàng để giúp họ đăng ký kinh doanh, thực hiện
các công việc liên quan đến thủ tục hành chính và đại diện theo ủy quyền trong
một số vụ án dân sự tại Tòa án để lấy tiền thù lao.
Câu hỏi 01: Hãy nhận xét về cách tư duy và hành xử của chị A với tư cách là
người tập sự hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề, đặt trong bối cảnh pháp
luật về luật sư hiện hành của Việt Nam?


Câu hỏi 02: Nếu Anh/Chị ở vị trí của chị A, Anh/chị sẽ lựa chọn cách hành
động như thế nào để hoàn thành một cách đúng đắn cơng việc tập sự của mình?
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Nhận xét về cách tư duy và hành xử của chị A:
Hành vi của chị A là hành vi vi phạm pháp luật, không phù hợp với hành vi
của một người tập sự hành nghề luật sư và tư duy của chị A còn nhiều điểm
chưa đúng đắn, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, chị A không nhận thức rõ mục đích của mình trong q trình tập
sự tại VPLS Nguyễn và cộng sự. Chị A phải xác định rõ thời gian tập sự là
nhằm rèn luyện, nắm bắt được những điểm cơ bản về kỹ năng hành nghề luật sư,
về đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư trong q trình hành nghề. Từ việc
khơng xác định đúng mục đích đã dẫn đến việc chị A có những sai lệch trong tư
duy và hành vi.
Thứ hai, hành vi nhận ủy quyền của một số khách hàng để giúp họ đăng ký
kinh doanh, thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính là khơng
phù hợp với phạm vi công việc chị A được giao và quy định của pháp luật. Cụ
2


thể, khoản 3 Điều 14 Luật Luật sư 2006; sửa đổi, bổ sung 20121 (sau đây gọi là
“Luật Luật sư”) quy định người tập sự hành nghề luật sư được tư vấn pháp luật,
đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công
của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý. Theo đó, trong trường hợp
này, mặc dù được khách hàng đồng ý, nhưng (i) việc tự nhận và thực hiện các
công việc trên không thuộc phạm vi công việc của chị A tại VPLS, và (ii) đây là
các công việc Trưởng văn phịng khơng nhận thực hiện. Do đó, có thể thấy, chị
A khơng có sự phân cơng của luật sư hướng dẫn đối với các công việc trên. Vì
vậy, việc chị A tự nhận và xử lý các công việc trên khi chưa đủ điều kiện theo
Luật Luật sư là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ ba, hành vi đại diện theo ủy quyền trong một số vụ án dân sự tại Tòa

án của chị A là hành vi vi phạm pháp luật. Với tư cách cá nhân, chị A có thể
thực hiện đại diện theo ủy quyền theo nguyên tắc tự nguyện, tự do thỏa thuận và
hoạt động này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân
sự 2015. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 14 Luật Luật sư quy định người tập sự hành
nghề luật sư không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho khách hàng tại phiên tịa. Theo đó, điều luật trên là điều cấm của luật đối với
hành vi nhận đại diện theo ủy quyền trong các vụ án dân sự tại Tịa đối với
người tập sự. Vì vậy, hành vi đại diện theo ủy quyền trong một số vụ án dân sự
tại Tòa án của chị A là hành vi vi phạm pháp luật.
Việc có tư duy và cách hành xử như trên còn thể hiện kỹ năng tra cứu, đọc
hiểu văn bản pháp luật hoặc tư duy, kiến thức pháp lý của chị A còn hạn chế.
Trường hợp một, chị A không tra được quy định của luật dẫn đến tư duy rằng
hành vi của mình khơng vi phạm điều cấm của luật thể hiện kỹ năng tra cứu văn
1

“Điều 14. Tập sự hành nghề luật sư
3. Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng
không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tịa, khơng
được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự hành nghề luật sư được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và các đương sự khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi được
người đó đồng ý; giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết
liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác; được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố
tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách
hàng đồng ý.
Luật sư hướng dẫn phải giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự hành nghề
luật sư quy định tại khoản này.”

3



bản pháp luật của chị A chưa tốt. Bởi lẽ, Luật Luật sư và các văn bản liên quan
là những văn bản pháp luật mà một người tập sự luật sư, tức đã có chứng chỉ đào
tạo hành nghề luật sư tại Học viện Tư pháp, như chị A cần và phải hiểu và biết
rõ. Trường hợp hai, chị A biết về nội dung điều luật nhưng không nhận thức
được đây là hành vi pháp luật cấm. Trong trường hợp này, tư duy pháp lý và khả
năng đọc hiểu văn bản pháp luật của chị A còn hạn chế bởi lẽ các điều luật trên
của Luật Luật sư có sự tường minh về nghĩa nên một người tập sự luật sư như
chị A sẽ hiểu và phải hiểu. Vì vậy, trong cả hai trường hợp trên, chị A đều nên
trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề, nâng cao tinh thần trách
nhiệm, đạo đức và ứng xử khi hành nghề luật.
Thứ tư, suy nghĩ “mình chưa phải là luật sư” của chị A là không nên và
chưa nắm rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của người tập sự. Tuy chưa phải là luật sư
theo Luật Luật sư nhưng theo khoản 2 Điều 12 Thông tư số 10/2021/TT-BTP
ngày 10/12/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể về quyền và nghĩa vụ của
người tập sự hành nghề (sau đây gọi là “Thơng tư 10/2021/TT-BTP”)2, chị A
có nghĩa vụ tn thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư,
tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư Việt Nam, nội quy Đoàn Luật sư, nội quy của tổ chức hành
nghề luật sư nhận tập sự. Bên cạnh đó, các hành vi của chị A có thể bị Đồn
Luật sư nơi đăng ký tập sự xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 33 Thơng tư
10/2021/TT-BTP3. Theo đó, chị A khơng nên có suy nghĩ rằng mình chưa phải
2

“Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của người tập sự

2. Người tập sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư;
b) Tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Việt Nam, nội quy Đoàn Luật sư, nội quy của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;
c) Thực hiện các công việc theo sự phân công của luật sư hướng dẫn;
d) Chịu trách nhiệm trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự về chất lượng
cơng việc mà mình đảm nhận;
đ) Đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là 20 giờ trong 01 tuần;
e) Lập Sổ nhật ký tập sự, báo cáo quá trình tập sự;
g) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông
tư này và quy định của pháp luật có liên quan.”
3
“Điều 33. Xử lý kỷ luật đối với người tập sự, luật sư hướng dẫn, người đứng đầu tổ chức hành
nghề luật sư nhận tập sự
1. Người tập sự vi phạm quy định của Thơng tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu

4


là luật sư vì người tập sự hành nghề luật sư vẫn phải tuân thủ các nghĩa vụ của
luật sư theo pháp luật và các bộ quy tắc, điều lệ về luật sư.
Thứ năm, các hành vi của chị A còn vi phạm quy tắc tại Bộ Quy tắc Đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Cụ thể, theo Quy tắc 2 Bộ Quy
tắc, Luật sư phải “độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, khơng vì lợi
ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo
đức nghề nghiệp”; Quy tắc 3. Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống
của luật sư, Quy tắc 5 “tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến
thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt
nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng”. Như đã phân tích ở trên, là một
người tập sự, chị A lại để khó khăn về kinh tế lấn át, thực hiện các hành vi
khơng trung thực. Ở đây, có thể thấy, các vụ việc mà Trưởng văn phịng khơng
nhận mà chị A tự ý nhận là không trung thực với VPLS và cả khách hàng. Bởi
lẽ, VPLS không biết về vấn đề chị tự ý nhận việc còn khách hàng vẫn nghĩ là

được xử lý bởi các luật sư của VPLS. Ngoài ra, với kinh nghiệm và kỹ năng của
một Trưởng văn phòng luật sư, việc Trưởng văn phòng từ chối các vụ việc trên
có thể do các vụ việc này thuộc các trường hợp luật sư phải từ chối hoặc có một
số vấn đề pháp lý khác. Bên cạnh đó, kiến thức và kỹ năng của chị A chưa chắc
đã phù hợp để thực hiện các dịch vụ pháp lý trên. Việc chị A không trung thực,
tự ý nhận việc như trên có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý khôn lường, chưa
bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng, gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín
của Trưởng văn phịng lẫn VPLS Nguyễn và Cộng sự.
Tóm lại, dù là người tập sự hành nghề luật sư nhưng chị A chưa có nhận
thức đúng đắn và đầy đủ về trách nhiệm và quyền hạn gắn với tư cách tập sự
hành nghề của mình, dẫn đến cách hành xử và tư duy chưa đúng đắn, không tuân
một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ 03 tháng đến 06 tháng;
d) Xóa tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư.
Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi đăng ký tập sự có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật đối với
người tập sự vi phạm quy định của Thông tư này.”

5


thủ theo các quy định của pháp luật.
Chị A có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật tại Điều 92 Luật
Luật sư và Điều 33 Thông tư 10/2021/TT-BTP:
“Điều 92. Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư bất
hợp pháp
1. Cá nhân không đủ điều kiện hành nghề luật sư mà hành nghề luật sư
dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị phạt
tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu

trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.”
“Điều 33. Xử lý kỷ luật đối với người tập sự, luật sư hướng dẫn, người
đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự
1. Người tập sự vi phạm quy định của Thông tư này thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ 03 tháng đến 06 tháng;
d) Xóa tên khỏi danh sách người tập sự của Đồn Luật sư.
Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi đăng ký tập sự có thẩm quyền xem xét,
quyết định kỷ luật đối với người tập sự vi phạm quy định của Thơng tư này.”
2. Nếu ở vị trí của chị A, nhóm chúng tơi sẽ lựa chọn những cách hành
động sau để hồn thành một cách đúng đắn cơng việc tập sự của mình:
Từ đề bài và những phân tích trên, có thể thấy tư duy khơng đúng đắn và
các hành vi không phù hợp với quy định pháp luật của chị A bắt nguồn từ ba lý
do chính:
(1) Chị A không nắm rõ quy định của pháp luật;
(2) Chị A còn hạn chế về kỹ năng luật sư;
(3) Chị A có khó khăn về kinh tế và đặt khó khăn kinh tế lên trên đạo đức
hành nghề.
Nếu ở trong vị trí của chị A, chúng tơi sẽ chọn hành động như sau:
6


Thứ nhất, tìm hiểu, nắm rõ và thực hiện quy định của pháp luật về luật sư
và hành nghề luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc đạo đức
và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, nội quy Đoàn Luật sư, nội quy của tổ
chức hành nghề luật sư nhận tập sự. Có như vậy, trước khi hành động mới có thể
xem xét hành vi của mình có phù hợp với quy định pháp luật và đạo đức khơng.

Ngồi ra, chúng tơi sẽ trau dồi kiến thức, kỹ năng thông qua các hoạt động
nghiên cứu và học hỏi từ luật sư hướng dẫn cũng như các luật sư khác trong
VPLS để nâng cao khả năng chun mơn và biết điều gì nên làm, khơng nên
làm.
Thứ hai, khéo léo từ chối khách hàng nếu có yêu cầu không phù hợp và
hướng dẫn khách hàng đến những cơ quan, tổ chức có, thẩm quyền, chức năng
để được hướng dẫn chi tiết hơn, trong thời gian tập sự hành nghề luật sư không
tự nhận và thực hiện các hành vi nhận ủy quyền để đăng ký kinh doanh; thực
hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính và đại diện theo ủy quyền
trong một số vụ án dân sự tại Tòa án để lấy tiền thù lao vì đây là các hành vi
khơng đúng đắn, không phù hợp với quy định của pháp luật. Chúng tôi sẽ thực
hiện đúng các công việc theo sự phân cơng của Trưởng văn phịng và chịu trách
nhiệm trước Trưởng văn phòng và VPLS Nguyễn và Cộng sự về chất lượng
cơng việc mà mình đảm nhận. Nếu có nhu cầu chính đáng về nâng cao chun
mơn, kỹ năng hành nghề qua những cơng việc trên thì trao đổi với Trưởng văn
phịng để có sự hướng dẫn, phân cơng và giám sát thực hiện các công việc này.
Thứ ba, trao đổi, thỏa thuận với tổ chức luật sư nơi tập sự về nhu cầu về
kinh tế, yêu cầu được chi trả các chi phí hợp lý dựa trên đánh giá của Luật sư
hướng dẫn về mức độ hồn thành cơng việc pháp lý đảm nhận. Theo điểm a và
điểm g khoản 1 Điều 12 Thông tư số 10/2021/TT-BTP, người tập sự hành nghề
luật sư có quyền ký hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập
sự và thỏa thuận về các quyền khác theo quy định của pháp luật liên quan. Theo
đó, với tư cách là người lao động, chúng tơi có thể trình bày hồn cảnh của mình
và thỏa thuận mức lương mong muốn với trưởng VPLS. Nếu không được, chúng
tôi sẽ chủ động chi tiêu tiết kiệm và đi làm những công việc bán thời gian phù
7


hợp với quy định của pháp luật để giảm áp lực kinh tế.


8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015;
2. Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020);
3. Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012);
4. Thông tư 10/2021/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư;
5. Học viện Tư pháp (2023), Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề luật sư,
NXB Tư Pháp, Hà Nội;
6. Luật sư Đặng Hồng Dương (2022), Người tập sự hành nghề Luật sư
không được thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng, Tạp chí điện tử
Luật sư Việt Nam, 3/10/2023, />
9



×