Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chấn thương vai ở người tập luyện thể thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.25 KB, 6 trang )

Chấn thương vai ở người tập luyện thể thao



Ở người chơi thể thao, khớp vai là một khớp thực hiện khá nhiều động tác cho
hầu hết các họat động của chi trên nên rất dễ chấn thương.

Chấn thương vai có thể xảy ra sau khi chấn thương té ngã, va chạm, tập luyện
thể thao không đúng cách, vận động quá tải trong thời gian dài. Nếu không xử trí, chữa
trị sớm, đúng cách có thể dẫn đến đau mạn tính, cứng khớp, hoặc teo cơ, mất chức
năng khớp vai.
CẤU TRÚC VÙNG VAI
Khớp vai có khung xương cấu tạo bởi xương đòn, xương bả vai, và chỏm
xương cánh tay. Các xương này khớp với nhau tạo thành khớp cùng-đòn và khớp ổ
chảo-cánh tay. Các khớp này được giữ bằng các dây chằng và bao khớp. Và bọc lấy
khung xương này là cơ tam giác và 4 gân cơ xoay. Giữa mỏm cùng xương bả vai và
gân cơ chóp xoay có 1 túi họat dịch giúp gân cơ không bị xương cọ xát khi vận động.
Khớp vai chỉ vận động một cách linh họat, uyển chuyển khi khung xương vững
chắc, các khớp trơn tru và các gân cơ khỏe mạnh.
CÁC HÌNH THỨC CHẤN THƯƠNG VAI:
1. Theo thời gian:
a. Cấp tính: những chấn thương vừa gặp phải: đụng dập, rách – đứt gân, cơ
dây chằng – tu máu phần mềm – dập vỡ sụn khớp – gãy xương … Ví dụ: gãy xương
vai, bong gân, trật khớp…
b. Chấn thương mãn tính: là những chấn thương kéo dài do
i. Chấn thương cấp không được điều trị – hoặc điều trị không đúng cách à
làm tổn thương kéo dài và khó hồi phục
ii. Chấn thương do quá tải: là những vi chấn thương trong tập luyện quá sức
à lặp đi lặp lại kéo dài à tích lũy sau một giai đoạn tập luyện hoặc thi đấu nặng mà cơ
thể không hồi phục kịp.
iii. Chấn thương cũ chưa kịp hồi phục à tái phát nhiều lần à tổn thương mãn


tính.
iv. Liên quan tình trạng xuống cấp của khớp vai, thoái hóa khớp.
2. Theo cấu trúc, tổn thương:
a.
Chấn thương phần mềm, tụ máu bầm:
Là tổn thương cơ, hay mô dưới da do đụng dập, va chạm.
b.
Gãy, nứt xương:
Thường gặp: gãy xương đòn, xương cánh tay… gãy khi té ngã đập vai hay
chống tay.
c.
Trật khớp, dãn dây chằng:
Khi chấn thương té ngã, các khớp cùng- đòn, ổ chảo-cánh tay cũng rất dễ bị dãn
hoặc trật ra do hệ thống dây chằng bao khớp không còn vững chắc.
Nếu đã trật khớp vai mà điều trị không đúng và không đủ thời gian, khả năng
trật đi trật lại rất cao, làm yếu khớp vai.
d.
Viêm, rách gân cơ xoay
Đây là nguyên nhân chính gây chứng đau vai cấp và mạn tính.
Nhóm gân cơ xoay ở vai gồm 4 gân cơ nằm bọc xung quanh khớp vai, có chức
năng làm chắc vai, và giúp ta làm động tác giở tay lên, đưa tay ra trước ra sau và xoay
vai.
Nhóm gân này rất mỏng nhưng lại rất quan trọng, phụ trách gần như toàn bộ
hoạt động của khớp vai. Do đó, nếu bị viêm sưng nề hay rách gân sẽ làm đau, và giảm
hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn tính rất khó điều
trị.
Nguyên nhân:

Gân cơ xoay bị viêm hay rách do vận động khớp vai quá mức một thời
gian dài , mang xách quá nặng, hay chấn thương té chống tay hoặc đập vai xuống đất,

hoặc tự nhiên mòn rách do lão hoá ở người lớn tuổi.

Thường gặp ở các môn: tennis, cầu lông, bóng chuyền, cử tạ…

Nguyên nhân thường gặp do:
1. Chơi quá sức.
2. Khởi động không kỹ.
3. Thể lực cơ bắp không đủ, hoặc cơ thể không được khỏe khi chơi.
4. Kỹ thuật không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai
như: cú xẹc, đập bóng hay rờ-ve trong tennis, cú đập cầu, đánh bổng trong cầu lông,
giao bóng hay đập bóng trong bóng chuyền, cử nâng hay giật tạ…
5. Viêm túi họat dịch:
Ở người chơi các môn có những động tác tay giơ cao qua đầu thường
xuyên(cầu lông, tennis, bơi lội…), túi họat dịch này dễ bị cọ xát, đôi khi sưng lên, tụ
dịch gây đau.
DIỄN TIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
Những tổn thương gãy xương, trật khớp cần chẩn đóan, xử trí cấp thời đúng
cách tại bệnh viện chuyên khoa để xương lành tốt, khớp trơn tru. Nếu không, sẽ để lại
di chứng rất nặng nề như xương không lành, lệch xương hay, lỏng lẻo khớp.
Đối với những chấn thương đau vai sau khi té ngã, chấn thương, vận động nặng
hay tự nhiên đau nếu không điều trị đúng và kịp thời, đau vai sẽ ngày càng nặng, đau
tăng khi vận động, và đau cả khi ngủ. Về sau, có lúc đau dữ dội làm không thể cử động
được vai. Khi đau vai kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng cứng khớp, teo cơ, mất chức năng
vận động, gây xáo trộn cuộc sống, suy sụp tòan thân, mất ngủ mạn tính.
CÁCH XỬ TRÍ

Nếu thấy vai biến dạng, đau dữ dội, có thể bạn đã bị gãy xương hoặc trật
khớp vai. Phải đến ngay bệnh viện chuyên khoa để chụp XQ, và xử trí cấp cứu.

Khi bị chấn thương đau vai mức độ vừa, bạn nên:

1. Nên làm
o
Ngừng chơi
o
Chườm đá vùng vai đau 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút.
o
Tắm nước nóng toàn thân.
o
Có thể dùng các gel kháng viêm giảm đau nhanh như Ketoprofen… thoa
tại chỗ 2-3 lần ngày, giúp giảm sưng, đau, tan máu bầm tại chỗ viêm.
o
Treo tay lên nếu đau nhiều.
o
Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu.
o
Nghỉ chơi ít nhất 3 -7 ngày. Trong lúc nghỉ, vẫn vận động nhẹ nhàng các
động tác khớp vai mà không gây đau. Không nên nằm ngủ đè lên vai đau.
o
Uống thuốc kháng viêm giảm đau.
o
Nếu sau 1 tuần vẫn còn đau với các biện pháp điều trị trên, nên đến
khám bác sĩ chuyên khoa khớp vai hay chấn thương thể thao để chẩn đoán sớm và có
kế hoạch chữa trị đúng cách, nhằm phục hồi lại vận động của khớp vai.
2. Không nên làm:
o
Xoa bóp dầu nóng hay thuốc rượu vào vai đau, vì nóng sẽ làm tăng sưng
nề và tụ máu bầm nơi gân tổn thương.
o
Nắn sửa không đúng cách sẽ làm rách gân nặng thêm.
o

Cố gắng chơi tiếp, có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân
nặng hơn, máu bầm ra nhiều hơn.
o
Trong những trường hợp nặng hoặc sau khi dùng những biệp pháp nêu
trên trong 1 tuần mà vẫn không khỏi, tốt nhất chúng ta phải đến khám bác sĩ chuyên
khoa xương khớp hay chuyên khoa khớp vai ngay.
Biện pháp điều trị chuyên khoa:
Sau khi khám và đánh giá đúng tổn thương, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa:

Chụp XQ, hoặc MRI (cộng hưởng từ) để tìm chính xác nguyên nhân gây
đau vai, như:chồi xương, khảo sát gân rách và sụn tróc.

×