Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tình huống 02LSKhi trao đổi nhanh với khách hàng, thấy vụ án đơn giản, Luật sư A nhận tư vấn và thỏa thuận thù lao không cần ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý cho khách hàng (chị Hoa) về khởi kiện ly hôn với mức thù lao trọn gói là 15 triệu đồng. Sau một thời g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.51 KB, 10 trang )

BỘ TƯ PHÁP
HỌC VIỆN TƯ PHÁP

BÀI TẬP NHĨM
LỚP:
MƠN HỌC: LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ
LUẬT SƯ

Tình huống 01 Mã số:

02/LS-NLS
THTH.B1/PLLS

HÀ NỘI – 2023


TÌNH HUỐNG:

Khi trao đổi nhanh với khách hàng, thấy vụ án đơn giản, Luật sư A nhận
tư vấn và thỏa thuận thù lao không cần ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý cho khách
hàng (chị Hoa) về khởi kiện ly hơn với mức thù lao trọn gói là 15 triệu đồng.
Sau một thời gian, nhận thấy tính chất vụ việc phức tạp, thù lao thấp nên Luật
sư A đã đề nghị chị Hoa ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản với
mức thù lao cao hơn. Theo Luật sư A, nếu chị Hoa khơng đồng ý thì Luật sư A
sẽ giúp giới thiệu để chị Hoa chọn luật sư khác. Chị Hoa không đồng ý thay đổi
Luật sư tư vấn. Luật sư A nêu lý do còn bận giải quyết nhiều công việc cho
khách hàng khác của công ty nên từ chối việc tiếp tục tư vấn cho chị Hoa và
chuyển vụ việc cho luật sư C (cùng công ty luật) tiếp tục giải quyết.
Câu hỏi: Anh (chị) hãy nhận xét về hoạt động hành nghề của luật sư A?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Tóm tắt vụ việc, yêu cầu, câu hỏi của tình huống


-

Chủ thể liên quan đến vụ việc: Chị Hoa (Người có nhu cầu cung cấp dịch

vụ tư vấn pháp lý); Luật sư A (Người tiếp nhận và giao kết hợp đồng cung cấp
dịch vụ tư vấn); Luật sư C (người tiếp nhận vụ việc tư vấn cho chị Hoa sau khi
được Luật sư A chuyển giao), Công ty Luật nơi Luật sư A và Luật sư C làm
việc.
-

Nội dung vụ việc: Luật sư A nhận cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho

chị Hoa sau khi trao đổi nhanh với chị Hoa nhưng không ký hợp đồng dịch
vụ pháp lý bằng văn bản, với mức thù lao trọn gói 15 triệu đồng. Sau một
thời gian tư vấn, nhận thấy vụ việc phức tạp, Luật sư A đề nghị ký kết hợp
đồng bằng văn bản và tăng thù lao, nếu không sẽ giới thiệu chị Hoa chọn
luật sư khác. Do chị Hoa không đồng ý, luật sư A chuyển vụ việc cho luật sư
C (cùng cơng ty) với lý do cịn bận giải quyết việc của khách hàng khác.
Câu hỏi: Nhận xét về hoạt động hành nghề của luật sư A

1


2. Cơ sở pháp lý:
- Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012(sau đây gọi là Luật
Luật sư năm 2006);
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Luật Thương mại năm 2005;
- Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư ban hành theo Quyết
định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc

(sau đây gọi là Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư);
- Quy định nội bộ của Công ty Luật nơi Luật sư A hành nghề.
3. Các vấn đề pháp lý đặt ra từ tình huống:
(1) Xác định quan hệ pháp luật trong vụ việc, từ đó xác định các văn bản
pháp luật điều chỉnh.
(2) Xác định chủ thể của hợp đồng, từ đó xác định được chính xác quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên phát sinh từ hợp đồng: (i) Hợp đồng giữa
chị Hoa - Luật sư A hay (ii) Hợp đồng giữa chị Hoa - Công ty Luật nơi Luật sư
A hành nghề.
(3) Xác định hình thức và hiệu lực của hợp đồng dịch vụ pháp lý: Hợp
đồng xác lập bằng lời nói, vi phạm về hình thức thì có hiệu lực pháp lý không?
(4) Về ứng xử của luật sư trong quá trình thực hiện dịch vụ pháp lý:
(i) Luật sư có thể nhân danh cá nhân mình nhận tư vấn cho khách hàng
để hưởng thù lao khơng?
(ii) Luật sư có thể yêu cầu thay đổi mức thù lao theo hướng địi mức cao
hơn so với thỏa thuận trước đó với khách hàng khơng?
(iii) Luật sư có thể tự mình chuyển vụ việc của khách hàng cho luật sư
khác mà không có sự đồng ý của khách hàng và Cơng ty Luật nơi luật sư làm
việc không?

2


(5) Về kỹ năng hành nghề (nhận việc) và phẩm chất, đạo đức của Luật sư
A trong quá trình hành nghề?
4. Phân tích tình huống, nhận xét về hoạt động hành nghề và nhận diện
sai phạm:
4.1. Xác định quan hệ pháp luật trong vụ việc:
Đây là quan hệ pháp luật hợp đồng dịch vụ pháp lý được thiết lập giữa chị
Hoa (khách hàng) với Công ty luật/Luật sư A nhằm đáp ứng nhu cầu được cung

cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng. Quan hệ pháp luật này chịu sự điều chỉnh
của Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại và các quy phạm pháp luật khác trong hệ
thống pháp luật về luật sư (Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành);
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghệ nghiệp luật sư,…
4.2. Chủ thể của hợp đồng và giá trị pháp lý của hợp đồng đối với các bên
có liên quan:
Có hai khả năng để xác định chủ thể và giá trị pháp lý của hợp đồng trong
tình huống này:
(1) Hợp đồng được giao kết giữa chị Hoa và Luật sư A. Trường hợp này
cần xác định chính xác hai bên mong muốn và tin tưởng mình giao kết hợp
đồng với ai. Do hợp đồng giao kết bằng lời nói, vì vậy, ai là chủ thể của hợp
đồng sẽ được xác định từ các minh chứng cụ thể. Để xác định nội dung này, địa
điểm gặp mặt hay nội dung trao đổi cụ thể, thông tin được hai bên cung cấp về
chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình trong giao kết là hết sức quan trọng. Nếu
chị Hoa gặp Luật sư A bên ngồi Cơng ty Luật, chị Hoa không biết và không
được cung cấp thông tin về hình thức hành nghề của Luật sư A tại Công ty
Luật. Điều này chứng tỏ chị Hoa mong muốn và tin tưởng chủ thể ký kết hợp
đồng với mình là cá nhân Luật sư A. Về phía Luật sư A, nếu luật sư A không
thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của
mình trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý, cố tình ký hợp đồng dịch vụ pháp lý
với khách hàng không thông qua tổ chức hành nghề luật sư  hợp đồng vô
3


hiệu do luật sư A hành nghề tại tổ chức hành nghề luật, khơng có quyền hành
nghề luật sư với tư cách cá nhân (Điều 23 Luật Luật sư năm 2006), không thể
là một bên chủ thể của hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý  Vì vậy khơng đáp
ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (điều kiện về chủ thể) quy định
tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trong trường hợp này, Luật sư A có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

như sau: Phạt tiền theo quy định tại Điều 6 Khoản 3 (d), (e), (g) “Hành nghề
luật sư không đúng hình thức hành nghề theo quy định”, “Khơng thơng báo
cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong
việc thực hiện dịch vụ pháp lý”; “Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng
không thông qua tổ chức hành nghề luật sư” với mức phạt từ 7-10 triệu
đồng/hành vi vi phạm; Bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung “Tước quyền sử
dụng chứng chỉ hành nghề luật sư từ 01 tháng đến 03 tháng”; Bị áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực
hiện hành vi vi phạm gây ra (nếu có)”.
(2) Hợp đồng được giao kết giữa chị Hoa và Công ty Luật: Trong trường
hợp này, hợp đồng này có giá trị pháp lý đối với công ty luật nơi luật sư A hành
nghề hay không sẽ phụ thuộc vào thẩm quyền đại diện của Luật sư A (Điều 142
Bộ luật Dân sự năm 2015) và điều kiện về hình thức hợp đồng sẽ được trình
bày ở Mục 4.3:
+ Nếu Luật sư A có thẩm quyền đại diện  hợp đồng dịch vụ pháp lý
được xác lập giữa chị Hoa và công ty luật.
+ Nếu Luật sư A khơng có thẩm quyền đại diện, nhưng sau khi hai bên
giao kết hợp đồng, đại diện theo pháp luật của công ty luật biết nhưng vẫn chấp
nhận hợp đồng  Hợp đồng giữa chị Hoa và luật sư Avẫn có hiệu lực với cơng
ty luật.
+ Nếu Luật sư A khơng có thẩm quyền đại diện, công ty luật không chấp
nhận hợp đồng này  hợp đồng giữa chị Hoa và luật sư A không có hiệu lực
đối với cơng ty luật; Hợp đồng vơ hiệu do khơng đáp ứng điều kiện có hiệu lực
4


của giao dịch dân sự (điều kiện về chủ thể) quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân
sự năm 2015.
4.3. Về hình thức và hiệu lực của hợp đồng dịch vụ pháp lý:
Theo tình huống, luật sư A nhận vụ việc của chị Hoa theo hình thức hợp

đồng bằng lời nói. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng dịch vụ pháp lý phải
được lập thành văn bản và có những nội dung chính theo quy định tại khoản 2
Điều 26 Luật Luật sư năm 2006: (i) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người
đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư
hành nghề với tư cách cá nhân, (ii) Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp
đồng, (iii) Quyền, nghĩa vụ của các bên, (iv) Phương thức tính và mức thù lao
cụ thể; các khoản chi phí (nếu có), (v) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, và
(vi) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Luật sư năm 2006
việc hành nghề luật sư còn phải “Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư Việt Nam”. Trong đó, liên quan đến việc tiếp nhận vụ việc của
khách hàng, quy tắc 10.5 Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
quy định: “Khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư phải ký kết hợp đồng dịch
vụ pháp lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong hợp đồng dịch
vụ pháp lý phải xác định rõ yêu cầu của khách hàng, mức thù lao và những nội
dung chính khác mà hợp đồng dịch vụ pháp lý phải có theo quy định của pháp
luật”.
Như vậy, hoạt động hành nghề của luật sư A trước hết đã vi phạm quy
định tại khoản 2 Điều 26 Luật Luật sư năm 2006 và quy tắc 10.5 Bộ Quy tắc
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam khi nhận vụ việc của khách
hàng, thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng
văn bản.
Về hiệu lực của hợp đồng: nếu hai bên (chị Hoa và cơng ty Luật) khơng
hồn thiện hợp đồng về mặt hình thức thì hợp đồng có thể bị Tịa án tun vơ

5


hiệu, trừ trường hợp một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tịa án ra

quyết định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó.
4.4. Về ứng xử của luật sư trong vụ việc:
(1) Việc luật sư A nhân danh cá nhân mình nhận tư vấn cho khách
hàng để hưởng thù lao:
Theo quy định tại Điều 23 Luật Luật sư năm 2006, Luật sư chỉ được lựa
chọn một trong hai hình thức hành nghề: (i) Hành nghề trong tổ chức hành nghề
luật sư và (ii) Hành nghề luật sư với tư cách cá nhân. Trong trường hợp này,
Luật sư A hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư, vì vậy khơng được nhân
danh cá nhân mình để giao kết hợp đồng nhận tư vấn cho khách hàng để hưởng
thù lao cá nhân. Nếu có căn cứ để chứng minh cho hành vi này, Luật sư A sẽ
bị xử lý theo các hình thức như đã phân tích ở Mục 4.2 (1) ở trên.
(2) Về yêu cầu thay đổi mức thù lao theo hướng đòi mức cao hơn so với
thỏa thuận trước đó với khách hàng:
Trong trường hợp hợp đồng có hiệu lực pháp lý, cần xác định đây là hợp
đồng dịch vụ, do đó, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về thù lao mà
bên sử dụng dịch vụ trả cho bên cung ứng dịch vụ, miễn là thỏa thuận giữa các
bên không trái quy định của pháp luật. Quyền thỏa thuận của các bên bao gồm
cả quyền được thỏa thuận về thay đổi mức thù lao. Do đó, mức thù lao có thể
tăng hoặc giảm nếu đó là kết quả của sự đồng thuận của các bên (Công ty luật
và chị Hoa). Nếu luật sư A nhân danh cá nhân để yêu cầu tăng thêm thù lao cho
cá nhân mình thì vi phạm điểm đ khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư năm 2006:
“Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng
ngồi khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng
dịch vụ pháp lý” – là hành vi bị nghiêm cấm.
Tuy nhiên, trong tình huống cho thấy luật sư A “ép” chị Hoa chấp nhận
việc tăng thù lao, nếu không sẽ giới thiệu để chị Hoa chọn luật sư khác (tức là
6


luật sư A không tiếp tục thực hiện việc tư vấn cho chị A nữa) điều này là vi

phạm nghĩa vụ hợp đồng, không đảm bảo nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự (xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trên cơ sở tự do, tự
nguyện cam kết, thỏa thuận,…), vi phạm nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
(cung ứng các dịch vụ và thực hiện những cơng việc có liên quan một cách đầy
đủ, phù hợp với thoả thuận) theo quy định tại Điều 78 Khoản 1 Luật Thương
mại năm 2005. Chị Hoa có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của
pháp luật.
Dưới góc độ đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, cách ứng xử trên của
Luật sư A vi phạm Quy tắc 12.3 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
luật sư Việt Nam: “Khi thực hiện vụ việc, luật sư phải có thái độ ứng xử phù
hợp, tránh làm phát sinh tranh chấp với khách hàng. Nếu có bất đồng giữa luật
sư và khách hàng hoặc có khiếu nại của khách hàng, luật sư cần có thái độ
đúng mực, tơn trọng khách hàng, chủ động thương lượng, hòa giải với khách
hàng”.
(3) Về việc chuyển vụ việc cho luật sư khác giải quyết:
Trong trường hợp hợp đồng có hiệu lực pháp lý, Khoản 3 Điều 24 Luật
Luật sư năm 2006 quy định: “Luật sư không chuyển giao vụ, việc mà mình đã
nhận cho luật sư khác làm thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc
trường hợp bất khả kháng”. Bản chất đây là hợp đồng dịch vụ, chất lượng dịch
vụ gắn với cá nhân cụ thể. Vì vậy, việc chuyển giao nghĩa vụ cần có sự đồng ý
của bên có quyền là chị Hoa (khách hàng) là phù hợp với nguyên tắc được quy
định trong pháp luật dân sự. Luật sư A không thể lấy lý do vì bận giải quyết
cơng việc của khách hàng khác để từ chối việc tiếp tục tư vấn cho chị Hoa và
chuyển vụ việc cho luật sư C (cùng công ty luật) tiếp tục giải quyết. Hành vi
này của luật sư A vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật
Luật sư năm 2006 khi chị Hoa không đồng ý thay đổi luật sư tư vấn theo đề
nghị của luật sư A và cũng không thuộc trường hợp bất khả kháng; Lý do từ

7



chối tiếp tục tư vấn cũng không thuộc trường hợp quy định tại Bộ Quy tắc đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Quy tắc số 13 về từ chối tiếp tục
thực hiện vụ việc của khách hàng).
Hành vi này của luật sư A vi phạm Quy tắc 6 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam về việc tôn trọng khách hàng: “Luật sư thực
hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý trên cơ sở yêu cầu hợp pháp của khách
hàng, tơn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và sự lựa chọn của khách hàng”.
4.5. Về kỹ năng nhận việc và vấn đề phẩm chất, đạo đức của Luật sư A:
- Kỹ năng nhận việc: Luật sư A chưa tìm hiểu đầy đủ thông tin về vụ việc
(mới trao đổi nhanh với khách hàng), chưa đánh giá đúng tính chất vụ việc
(thấy vụ án đơn giản nhưng sau này mới nhận thấy vụ việc phức tạp hơn dự
kiến ban đầu) mà đã nhận việc và chốt giá hợp đồng trọn gói (15 triệu đồng) để
giải quyết vụ việc cho thấy, Luật sư A chưa thực hiện tốt kỹ năng tiếp nhận vụ
việc.
- Vấn đề đạo đức, phẩm chất của Luật sư A:
+ Việc “thấy vụ án đơn giản, Luật sư A nhận tư vấn và thỏa thuận thù lao
không cần ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý cho khách hàng với mức thù lao trọn
gói 15 triệu đồng” cũng là vấn đề cần lưu ý khi đánh giá tư cách đạo đức và
phẩm giá của luật sư A, nếu chứng minh được Luật sư A cố tình nhận vụ việc
với tư cách cá nhân để thu lợi riêng  Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích, uy tín
của Cơng ty Luật nơi Luật sư A hành nghề.
+ Hành vi yêu cầu khách hàng trả thêm thù lao do nhận thấy vụ việc phức
tạp ngoài dự liệu ban đầu và đặt điều kiện mang tính ép buộc khách hàng phải
thực hiện yêu cầu này nếu muốn Luật sư A tiếp tục tư vấn đã thể hiện thái độ
không tuân thủ và chịu trách nhiệm trước khách hàng, gây ảnh hưởng đến hình
ành, danh dự, uy tín của Luật sư A nói riêng và giới luật sư nói chung  vi
phạm Quy tắc 3 về giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật
sư.
8



5. Bài học kinh nghiệm:
- Đối với tổ chức hành nghề luật: Cần ban hành quy định nội bộ để quản
lý hoạt động hành nghề của luật sư; quy định cụ thể quy trình tiếp nhận và giải
quyết vụ việc của luật sư; quy định cụ thể mối quan hệ giữa luật sư tư vấn với
khách hàng, giữa luật sư tư vấn với tổ chức hành nghề luật, giữa khách hàng
với tổ chức hành nghề luật; những việc luật sư tư vấn không được làm; các mẫu
hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý và nguyên tắc tính thù lao,… nhằm quản lý
tốt hoạt động hành nghề của luật sư tư vấn thuộc tổ chức và bảo vệ tốt uy tín
của tổ chức hành nghề luật.
- Đối với cá nhân luật sư: Cần phân tích, nắm bắt đầy đủ các thông tin liên
quan vụ việc khi tiếp nhận từ khách hàng; thảo luận cụ thể, chi tiết về thù lao
và các vấn đề khác có thể thay đổi trong thực tiễn cung cấp dịch vụ tư vấn; tuân
thủ nghiêm túc Luật Luật sư năm 2006, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư Việt Nam, Quy định nội bộ của tổ chức hành nghề; không ngừng
nâng cao kỹ năng giao tiếp với khách hàng nói riêng và kỹ năng hành nghề luật
sư nói chung.
- Đối với khách hàng: Tìm hiểu kỹ thơng tin về tổ chức hành nghề luật,
yêu cầu lập hợp đồng bằng văn bản, xác định rõ thù lao, luật sư tư vấn giải
quyết vụ việc, các trường hợp thay đổi nội dung đã thỏa thuận phải có sự nhất
trí bằng văn bản của cả hai bên,…

9



×