MỤC LỤC
Đề bài số 11:
1. Khái niệm tiền lương? Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thỏa thuận điều khoản
tiền lương trong hợp đồng lao động?
2. Năm 2005, anh A và công ty X có ký với nhau một HĐLĐ thời hạn 2 năm. Hết
thời hạn HĐ hai bên lại ký tiếp tục một hợp đồng thứ hai cũng có thời hạn là
hai năm. Hợp đồng sẽ kết thúc vào ngày 15.8.2009. Hết ngày 15.8.2009 do
không thấy NSDLĐ thông báo gì nên anh A tiếp tục làm việc bình thường và
được người phụ trách vẫn giao việc cho A. Ngày 30.8.2009, NSDLĐ thông báo
chấm dứt HĐ với A với lý do HĐLĐ hết hạn. NLĐ không đồng ý vì cho rằng
sau khi HĐ thứ hai hết hạn, NLĐ vẫn làm việc thì HĐ đã ký trở thành HĐ vô
thời hạn. NSDLĐ cho rằng trong thời hạn 30 ngày công ty có quyền ký tiếp hay
chấm dứt theo Điều 27 BLLĐ.
a) Việc chấm dứt HĐLĐ của công ty đối với A là đúng hay sai? Tại sao?
b) A có thể gửi đơn đến cơ quan tổ chức nào để yêu cầu giải quyết bảo vệ quyền
lợi của mình.
c) Hãy giải quyết quyền lợi của A theo quuy định của pháp luật hiện hành?
d) Giả sử công ty đưa quyết định chấm dứt HĐ với A, A không có ý kiến gì và ký
nhận vào bản thanh lý HĐ đồng thời nhận các khoản tiền lương, trợ cấp… thì
việc thỏa thuận chấm dứt có được coi là trường hợp đương nhiên chấp dứt HĐ
do hai bên thỏa thuận không? Tại sao?
LỜI MỞ ĐẦU
BLLĐ năm 1994 ra đời đánh dấu một bước phát triển về mặt lập pháp của
hệ thống pháp luật lao động Việt Nam, được xây dựng trên cơ sở đường lối đổi
mới của Đảng cộng sản Việt Nam, Hiến pháp 1992 về xây dựng kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, đồng thời
tham khảo luật các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, qua bảy
năm thực hiện với tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhiều quy định
của luật lao động chưa được chặt chẽ còn chung chung, thậm chí có những vấn
đề còn bỏ ngỏ…Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 1994 đã
được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ
11 thông qua ngày 02/04/2002( có hiệu lực từ ngày 01/01/2003) với nhiều quy
định cụ thể hơn.
Với mong muốn được tìm hiểu thực tế pháp luật lao động trong giai đoạn
hiện nay, vì vậy em đã chọn Đề số 11 làm đề tài cho bài tập lớn học kỳ. Đề bài
vừa có lý thyết, vừa có tình huống chính là một cách ra đề hay, giúp chúng em
vừa tìm hiểu lý thuyết vừa áp dụng vào giải quyết tình huống.
Do kiến thức còn hạn chế, khả năng nghiên cứu còn chưa sâu nên bài làm
của em không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự đóng góp
từ phía thầy, cô để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!!!
I . LÝ THUYẾT
1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương là một phạm trù vừa mang tính kinh tế vừa mang tính pháp
lý. Dưới góc độ kinh tế, tiền lương được nghiên cứu chủ yếu với tư cách là một
bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh, là giá cả của hàng hóa sức lao động.
Dưới góc độ pháp lý tiền lương, tiền lương chủ yếu được xem xét với tư cách là
chế định của luật lao động là tương quan pháp lý giữa NSDLD và NLD trong
lĩnh vực trả công lao động. Với tư cách là chế định của luật lao động, tiền
lương bao gồm tổng thể các quy định pháp luật về nguyên tắc, chế độ, hình
thức trả lương; hệ thống thang, bảng lương, chế độ phụ cấp lương, chế độ tiền
thưởng; việc trả lương trong các trường hợp đặc biệt; quyền và nghĩa vụ của
NLĐ, NSDLĐ…Còn với tư cách là tương quan pháp lý giữa NLĐ và NSDLĐ,
tiền lương thể hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi bên với mục đích
đảm bảo sự công bằng và bảo vệ quyền lợi của người làm công.
Vậy tiền lương là gì? Mục đích nghiên cứu lí luận về tiền lương dù xuất
phát từ phương diện nào cũng cần làm rõ vấn đề này.
- Các nhà kinh tế học cổ điển ( như: Adam Smith, Stain, Simon, Proudhon…)
quan niệm tiền lương không chỉ là sự bù đắp cho lao động mà còn là thu nhập
của người nghèo và do đó không những phải đủ để duy trì trong khi lao động
mà cả trong trường hợp khi ngừng lao động. Durkheim (nhà xã hội học nổi
tiếng của Pháp) coi tiền lương như quan hệ kinh tế xã hội đặc trưng cho xã hội
công nghiệp hiện hiện đại. Những quan điểm này dường như nghiêng về khẳng
định vị trí vai trò của tiền lương hơn là câu hỏi cho tiền lương là gì.
- Theo từ điển Tiếng Việt thì “tiền lương” là “công trả định kỳ hàng tháng, cho
công nhân, viên chức” Ưu điểm của định nghĩa này là chỉ ra được đối tượng
hưởng lương và chỉ một trong những đưac điểm cơ bản của tiền lương( lương
trả theo định kỳ thời gian) Tuy nhiên, các tác giả này đã sử dụng khái niệm
tương đồng và điều đó dẫn tới hệ quả là chưa thực sự trả lời được câu hỏi “tiền
lương là gì”
- Điều 1 Công ước số 95 (1949) về bảo vệ tiền lương có quy định: “…từ “tiền
lương” là “sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính mà có thể
biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng sự thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ,
hoặc bằng pháp luật quốc gia, do NSDLĐ phải trả choNLĐ theo một hợp đồng
thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng miệng, cho một công việc thực hiện
hãy sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”. Với
định nghĩa này, ILO đã đưa ra dấu hiệu cơ bản nhận biết tiền lương, bao gồm:
(i)Tiền lương là sự trả công lao động; (ii)Hình thức biểu hiện tiền lương là bằng
tiền mặt; (iii)Tiền lương được ấn định bằng sự bằng sự thỏa thuận của các bên
hoặc bằng pháp luật quốc gia; (iv) Lí do mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ. Về
phương diện pháp lý, có thể thấy đây là là định nghĩa khá toàn diện về tiền
lương. Pháp luật lao động của nhiều quốc gia đã vận dụng định nghĩa này một
cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của quốc gia mình.
Trong ba cách hiểu trên, có thể thấy cách hiểu, cách định nghĩa về “tiền
lương” của tổ chức ILO là hợp lý hơn cả. Việt Nam cũng đã vận dụng linh hoạt
vào điều kiên kinh tế - xã hội của nước ta. Điều 55 BLLĐ đã sửa đổi bổ sung
ở nước ta quy định : “tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận
trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và
hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức
lương tối thiểu do nhà nước quy định”
Tóm lại, dưới góc độ pháp luật lao động, “tiền lương được hiểu là số tiền
mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất
lao động, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định
theo sự lao động, chất lượng hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác
định theo sự thỏa thuận hợp pháp hai bên trong hợp đồng lao động hoặc theo
quy định của pháp luật.”
Định nghĩa trên đây bao quát tiền lương với các bộ phận cấu thành cơ bản
của nó, bao gồm: Lương cơ bản(lương chính), phụ cấp lương và tiền thưởng.
Trong đó lương cơ bản là phần chính đủ số lượng, chất lượng lao động đạt
trong điều kiện trung bình. Phụ cấp lương là khoản bổ sung cho lương cơ bản,
bù đắp cho NLĐ phải làm thực hiện làm việc trong điều kiện không bình
thường hoặc phải thực hiện các công việc yêu cầu trách nhiệm cao hơn mức
bình thường. Tiền thưởng là phần trả cho những yếu tố nảy sinh trong quá trình
lao động, như: tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Tiền lương biểu hiện ở hai khía cạnh cơ bản : tiền lương danh nghĩa và
tiền lương thực tế. Tiền lương danh là số tiền mà NSDLD trả cho hoặc quy định
trong thang lương, bảng lương hay bất kỳ một mức nào do các bên thỏa thuận
không trái pháp luật. Tiền lương thực tế biểu hiện qua số lượng hàng hóa, dịch
vụ mà NLĐ có thể mua được từ tiền lương danh nghĩa phục cho cuộc sống của
bản thân và gia đình. Khi giá cả sinh hoạt tăng lên, tiền lương thực tế sẽ bị
giảm sút và đời sống của người hưởng lương sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó đặt ra yêu
cầu cần điều chỉnh tăng lương danh nghĩa để đảm bảo cho sức mua của nó tức
là đảm bảo giá trị tiền lương thực tế.
Từ khái niệm trên có thể thấy tiền lương có những đặc điểm sau đây:
- Tiền lương là khoản tiền trả cho người lao động sống
- Tiền lương để thể hiện hình thức tiền mặt
- Tiền lương trong quan hệ lao động chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp
luật.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thỏa thuận tiền lương trong hợp
đồng lao động.
Tính chất của quan hệ lao động do luật lao động do luật lao động điều
chỉnh là tự do thỏa thuận. Nhìn chung những vấn đề về quyền và trách nhiệm
của các bên đều do họ tự quyết định bằng cách thỏa thuận không trái luật, trong
đó có tiền lương.
Tại Điều 29 BLLĐ quy định “1. Hợp đồng phải có những nội dung chủ
yếu sau đây: công việc phải làm, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền
lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng , điều kiện an toàn vệ sinh…”
Mặt khác ở Điều 55 BLLĐ quy định “ Tiền lương của người lao động do
hai bên thỏa thuận trong hợp đồng và được trả lương theo năng suất lao động ,
chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không thể
thấp hơn mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định.”
Như vậy có thể thấy khi giao kết hợp đồng lao động các yếu tố ảnh hưởng
đến tiền lương là những yếu tố liên quan chủ yếu đến nguyên tắc điều chỉnh
tiền lương, bao gồm các yếu tố sau:
Thứ nhất chất lượng và số lượng lao động. Số lượng chất lượng lao động
có thể khẳng định là căn cứ quan trọng nhất để trả lương cho NLĐ. Số lượng và
chất lượng được xác định khác nhau tùy vào từng hình thức trả lương. Ở hình
thức trả lương theo thời gian, số lượng lao động được tính căn cứ vào thời gian
làm việc của NLĐ, chất lượng lao động phản ánh qua mức độ phức tạp của
công việc thực hiện ứng với trình độ chuyên môn, mức độ lành nghề , khả năng
tác nghiệp…mà NLĐ có thể đáp ứng để hoàn thành công việc. Ở hình thức trả
lương theo sản phẩm và lương khoán , số lượng lao động lại được tính ứng với
số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc NLĐ hoàn thành, chất lượng lao
động chính là lượng sản phẩm, công việc đó. Trên thực tế, số lượng và chất
lượng lao động mà NLĐ đóng góp thể hiện cao năng suất, chất lượng lao động
và đây chính là yếu tố, cơ sở thực tế để các bên thỏa thuận về điều khoản tiền
lương trong hợp đồng.