Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Anh (chị) hãy nhận xét về nội dung Hợp đồng dịch vụ pháp lý tại tình huống số 02? Những vấn đề cần rút ra từ hợp đồng này? Tại sao?Nội dung bài tập tình huống số 02: Công ty TNHH Thương mại A ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Công ty Luật TNHH B với yêu cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
----------

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: Luật sư 1

Đề bài: Anh (chị) hãy nhận xét về nội dung Hợp đồng dịch vụ pháp lý tại
tình huống số 02? Những vấn đề cần rút ra từ hợp đồng này? Tại sao?

NHÓM THỰC HIỆN :
LỚP

:

Hà Nội, 2023

0


Nội dung bài tập tình huống số 02:
Cơng ty TNHH Thương mại A ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Công ty
Luật TNHH B với yêu cầu: tư vấn pháp luật và thực hiện các biện pháp theo quy
định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Cơng ty
TNHH Thương mại A trong quan hệ mua bán hàng hố với Cơng ty cổ phần C
theo Hợp đồng mua bán số 1611 ký ngày 16/11/2021. Hợp đồng dịch vụ pháp lý
có quy định:
- Về công việc sẽ thực hiện:
1. Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc;
2. Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý và giải pháp/đề xuất để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bên A trong vụ việc nói trên.


3. Đại diện theo uỷ quyền cho bên A hoặc tham gia với tư cách luật sư để
làm việc với Công ty cổ phần C và/hoặc người đại diện hợp pháp của họ để yêu
cầu Cơng ty cổ phần C hồn trả khoản tiền đặt cọc và các khoản phạt vi phạm
hợp đồng, bồi thường thiệt hại theo thoả thuận tại Hợp đồng mua bán số 1611 ký
ngày 16/11/2021 giữa Công ty TNHH Thương mại A và Công ty cổ phần C.
4. Đại diện theo uỷ quyền của bên A hoặc tham gia với tư cách luật sư để
làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khơng bao gồm các cơ quan
tiến hành tố tụng), và các bên thứ ba khác có liên quan để u cầu Cơng ty C hồn
trả khoản tiền đặt cọc và các khoản phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại
theo HĐ mua bán số 1611.
5. Soạn thảo các văn bản, tài liệu cần thiết để gửi tới các bên có liên quan
trong q trình thực hiện các cơng việc nêu trên.
- Về phí dịch vụ tư vấn
1. Phí dịch vụ tư vấn
Mức phí dịch vụ tư vấn để bên B thực hiện các công việc nêu tại Điều 2
Hợp đồng là: 500.000.000 đồng ( Bằng chữ: Năm trăm triệu đồng).
2. Khoản tiền thưởng
Bên A sẽ thanh toán cho bên B một khoản tiền thưởng tương đương với
20% tổng số tiền bên Công ty TNHH Thương mại A nhận được từ Công ty cổ phần
1


C theo hợp đồng mua bán số 1611 ký ngày 16/11/2021 giữa Công ty TNHH
Thương mại A và Công ty cổ phần C”.
Câu hỏi: Anh (chị) hãy nhận xét về nội dung Hợp đồng dịch vụ pháp lý nêu
trên? Những vấn đề cần rút ra từ hợp đồng này? Tại sao?

2



MỤC LỤC

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM BÀI TẬP NHÓM Error! Bookmark
not defined.
MỤC LỤC ............................................................................................................ 3
NỘI DUNG ........................................................................................................... 4
1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................ 4
2. Nhận xét về nội dung Hợp đồng dịch vụ pháp lý (DVPL) giữa Công ty
Luật TNHH B và Công ty TNHH Thương mại A ........................................ 4
2.1. Về việc cung cấp dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH B................. 4
2.2. Về Nội dung Hợp đồng Dịch vụ pháp lý giữa Công ty Luật TNHH B và
Công ty TNHH Thương mại A ........................................................................ 5
2.3. Về phạm vi công việc tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý ............................... 5
2.4. Về nội dung liên quan tới Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các
khoản chi phí khác của Hợp đồng .................................................................. 7
3. Một số vấn đề rút ra từ nội dung Hợp đồng và đề xuất ......................... 10
3.1. Một số vấn đề rút ra từ Tình huống 02 .................................................. 10
3.2. Đề xuất khắc phục.................................................................................. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 15

3


NỘI DUNG
1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ theo:
- Khoản 1, Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015;
- Điều 4, Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012);
- Điểm đ, Khoản 1, Điều 9, Luật Luật sư 2006;
- Khoản 3, 4, 5, Điều 22 Luật Luật sư 2006;

- Khoản 1, 2, Điều 26, Luật Luật sư 2006;
- Điều 28, Luật Luật sư 2006;
- Điều 29, Luật Luật sư 2006;
- Điều 54 Luật Luật sư 2006;
- Khoản 1, 2 Điều 55, Luật Luật sư 2006;
- Khoản 1, Điều 56, Luật Luật sư 2006;
- Điểm h, Khoản 3, Điều 7 và điểm a, khoản 4, Điều 7, Nghị định
82/2020/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15 tháng 7 năm 2020 về quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hơn nhân
và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Sau đây gọi tắt
“Nghị định 82/2020/NĐ-CP”);
- Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư tại Việt Nam (Ban
hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019).
Nội dung phân tích chi tiết tại mục 2. Nhận xét về nội dung Hợp đồng dịch
vụ pháp lý giữa Công ty Luật TNHH B và Công ty TNHH Thương mại A
2. Nhận xét về nội dung Hợp đồng dịch vụ pháp lý (DVPL) giữa Công ty Luật
TNHH B và Công ty TNHH Thương mại A
2.1. Về việc cung cấp dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH B
Căn cứ theo khoản 1, Điều 26, Luật Luật sư 2006, việc Công ty Luật TNHH
B ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng là Công ty TNHH Thương mại
A là phù hợp với quy định của Luật Luật sư.

4


2.2. Về Nội dung Hợp đồng Dịch vụ pháp lý giữa Công ty Luật TNHH B và
Công ty TNHH Thương mại A
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 26, Luật Luật sư 2006, “Hợp đồng
dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau
đây:

a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại
diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
b) Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
d) Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
e) Phương thức giải quyết tranh chấp.”
Với dữ liệu đề bài đưa ra, Nhóm 4 giả định Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa
Công ty Luật TNHH B và Cơng ty TNHH Thương mại A (“Hợp đồng”) đã có
đầy đủ nội dung về i) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách
hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách
cá nhân; ii) Thời hạn thực hiện hợp đồng; iii) Quyền, nghĩa vụ của các bên; iv)
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và v) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Trong tình huống 02, tồn bộ phần công việc đã được nêu sẽ được hiểu là
phần nội dung dịch vụ mà bên cung cấp dịch vụ pháp lý được bên sử dụng dịch
vụ pháp lý yêu cầu. Vì vậy, Nhóm 4 tập trung phân tích tính phù hợp theo quy
định của pháp luật của quy định liên quan tới nội dung dịch vụ và phương thức
tính và mức thù lao cụ thể tại Hợp đồng.
2.3. Về phạm vi công việc tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý
Căn cứ theo Điều 4, Luật Luật sư 2006 các dịch vụ pháp lý của luật sư bao
gồm:
- Tham gia tố tụng;
- Tư vấn pháp luật;
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng;
- Các dịch vụ pháp lý khác.

5


Hợp đồng DVPL nêu trên thực hiện các dịch vụ về tư vấn pháp lý (công

việc 1, 2), đại diện ngồi tố tụng (cơng việc 3,4) và các dịch vụ khác bao gồm
soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc cần tư vấn (công việc 5) theo yêu cầu
được thống nhất với Công ty TNHH Thương mại A là “Tư vấn pháp luật và thực
hiện biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên A”.
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4, khoản 5 tại Điều 22, Luật Luật sư 2006,
Dịch vụ pháp lý do Công ty Luật TNHH B thực hiện cho Công ty TNHH Thương
mại A theo mô tả tại nội dung về công việc sẽ thực hiện đều thuộc phạm vi hành
nghề của luật sư, cụ thể:
- Công việc 1: Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc và Công
việc 2: Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý và giải pháp/đề xuất để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bên A trong vụ việc nói trên thuộc phạm vi công việc Thực
hiện tư vấn pháp luật của luật sư theo khoản 3, Điều 22, Luật Luật sư 2006;
- Công việc 3: Đại diện theo uỷ quyền cho bên A hoặc tham gia với tư cách
luật sư để làm việc với Công ty cổ phần C và/hoặc người đại diện hợp pháp của
họ để yêu cầu Công ty cổ phần C hoàn trả khoản tiền đặt cọc và các khoản phạt
vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại theo thoả thuận tại Hợp đồng mua bán số
1611 ký ngày 16/11/2021 giữa Công ty TNHH Thương mại A và Công ty cổ phần
C; và
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định về Đại diện ủy quyền tại Bộ Luật Dân
sự 2015, phạm vi công việc 3 chưa chặt chẽ. Cụ thể: Khoản 1, Điều 138, Bộ
luật Dân sự 2015 quy định cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp
nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, cá nhân, pháp nhân có
thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
thông qua Hợp đồng ủy quyền có cơng chứng, quy định rõ về việc người đại
diện thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi được ủy quyền với nội dung ủy
quyền đã thỏa thuận. Như vậy, trường hợp Luật sư thực hiện việc Đại diện theo
ủy quyền cho bên A để yêu cầu Công ty cổ phần C hoàn trả khoản tiền đặt cọc và
các khoản phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận tại Hợp
đồng mua bán số 1611 ký ngày 16/11/2021 giữa Công ty TNHH Thương mại A
và Công ty cổ phần C cần thực hiện ký kết hợp đồng ủy quyền theo quy định.

- Công việc 4: Đại diện theo uỷ quyền của bên A hoặc tham gia với tư cách
luật sư để làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khơng bao gồm các
cơ quan tiến hành tố tụng), và các bên thứ ba khác có liên quan để u cầu Cơng
6


ty C hoàn trả khoản tiền đặt cọc và các khoản phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường
thiệt hại theo HĐ mua bán số 1611 thuộc phạm vi công việc Đại diện ngoài tố
tụng cho khách hàng để thực hiện các cơng việc có liên quan đến pháp luật
theo khoản 4 Điều 22 Luật Luật sư;
- Công việc 5: Soạn thảo các văn bản, tài liệu cần thiết để gửi tới các bên
có liên quan trong q trình thực hiện các công việc nêu trên thuộc phạm vi công
việc Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định tại Khoản 5 Điều 22 Luật
Luật sư.
Như vậy, có thể thấy, phạm vi công việc của Công ty Luật TNHH B tại
Hợp đồng là phù hợp theo quy định về phạm vi công việc hành nghề luật sư tại
Điều 4 và Điều 22, Luật Luật sư 2006. Tuy nhiên, các công việc liên quan tới Đại
diện ngoài tố tụng cho khách hàng cần quy định cụ thể hơn để đảm bảo tính chặt
chẽ về phạm vi cơng việc.
2.4. Về nội dung liên quan tới Phương thức tính và mức thù lao cụ thể
Theo Điều 54, Luật Luật sư 2006 quy định khách hàng phải trả thù lao khi
sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Việc nhận thù lao được thực hiện theo quy
định của Luật Luật sư 2006 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Căn cứ tính thù lao luật sư theo khoản 1, Điều 55 Luật Luật sư 2006, cụ thể
như sau:
“Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý.
Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý.
Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.”
Căn cứ theo Điều 22 Luật Luật sư 2006 thì các cơng việc mà khách hàng
yêu cầu Luật sư thực hiện bao gồm: Thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố

tụng và các dịch vụ pháp lý khác.
Tại Hợp đồng đã đưa ra quy định về mức phí dịch vụ và các chi phí khác
đối với Dịch vụ pháp lý do Cơng ty Luật TNHH B cung cấp. Nhóm 04 đưa ra một
số ý kiến đánh giá như sau đối với nội dung mức phí dịch vụ và các chi phí khác
tại Hợp đồng:

7


2.4.1.Mức phí dịch vụ
Tại Hợp đồng quy định: “Mức phí dịch vụ tư vấn để bên B thực hiện các
công việc nêu tại Điều 2 Hợp đồng là: 500.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm trăm
triệu đồng). Quy định này của Hợp đồng dẫn tới hai cách hiểu:
Thứ nhất, Cách hiểu Mức phí dịch vụ được áp dụng với các cơng việc
nêu tại Điều 2 Hợp đồng, với Điều 2 Hợp đồng là một điều khoản khác tại Hợp
đồng quy định về công việc. Tuy nhiên, Hợp đồng chưa nêu ra nội dung quy định
tại Điều 2 để làm căn cứ dẫn chiếu do đó chưa thể xác định được mức thù lao Phí
Dịch vụ đang được thỏa thuận cho những cơng việc nào. Vì vậy, việc dẫn chiếu
có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng, gây khó khăn cho khách hàng trong việc xác
định giá trị phí dịch vụ tư vấn nêu tại Hợp đồng áp dụng với hạng mục công việc
tương ứng.
 Thứ hai, Cách hiểu Mức phí dịch vụ được áp dụng với các công việc nêu
tại Điều 2 Hợp đồng, với Điều 2 Hợp đồng được hiểu là “2. Cung cấp ý kiến tư
vấn pháp lý và giải pháp/đề xuất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên A
trong vụ việc nói trên” tại nội dung về Dịch vụ pháp lý được thống nhất thực hiện.
Trong trường hợp này, tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý, các Bên chỉ đưa ra Phí Dịch
vụ áp dụng cho một hạng mục công việc (Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý và giải
pháp/đề xuất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên A trong vụ việc nói
trên) mà chưa đưa ra mức phí/thù lao đối với dịch vụ, phương thức tính phí/thù
lao áp dụng đối với hạng mục công việc số 1, 3,4,5 tại nội dung về Dịch vụ pháp

lý. Dẫn tới:
 Đầu tiên, Hợp đồng chưa quy định đầy đủ giá trị dịch vụ đối với các hạng
mục công việc thuộc Dịch vụ pháp lý, không đáp ứng được đầy đủ quy định của
pháp luật về những nội dung cần phải có của Hợp đồng dịch vụ pháp lý về phương
thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí;
 Theo quy định tại điểm h, khoản 3, Điều 7, Nghị định 82/2020/NĐ-CP
nêu trên, Cơng ty Luật TNHH B có thể chịu mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng do hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản thiếu một trong
các nội dung theo quy định;
 Khơng có căn cứ để yêu cầu Khách hàng trả phí đối với các hạng mục
công việc số 1,3,4,5 tại nội dung về Dịch vụ tư vấn.


2.4.2. Khoản tiền thưởng
Tại Hợp đồng quy định về Khoản tiền thưởng “Bên A sẽ thanh toán cho
bên B một khoản tiền thưởng tương đương với 20% tổng số tiền bên Công ty
8


TNHH Thương mại A nhận được từ Công ty cổ phần C theo Hợp đồng mua bán
số 1611 ký ngày 16/11/2021 giữa Công ty TNHH Thương mại A và Công ty cổ
phần C”.
Tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Luật luật sư 2006 quy định cấm luật sư “nhận,
đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngồi khoản
thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý”.
Theo đó, luật sư chỉ được thu những khoản tiền đã được ghi trong hợp đồng dịch
vụ pháp lý, ngồi ra khơng được thu thêm bất kỳ khoản tiền hoặc chi phí, lợi ích
nào khác ngồi hợp đồng. Do đó, Cơng ty Luật B cần lưu ý quy định nội dung về
thù lao và chi phí tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý một cách rõ ràng, đầy đủ, chặt
chẽ, gắn với tồn bộ nội dung phạm vi cơng việc của luật sư.

Tuy nhiên tại Nội dung về khoản tiền thưởng này tại Hợp đồng chưa được
quy định chặt chẽ gắn với nội dung công việc cụ thể thuộc phạm vi công việc tư
vấn của Công ty Luật B tại Hợp đồng, cũng như chưa đưa ra căn cứ nhận thưởng
đến từ việc hoàn thành hạng mục dịch vụ nào tại Hợp đồng. Do đó, Nhóm đánh
giá nội dung này chưa được xem là thỏa thuận rõ ràng, đầy đủ của các Bên về thù
lao, chi phí đối với hạng mục công việc thuộc Dịch vụ tư vấn tại Hợp đồng pháp
lý. Như vậy,Vì vậy, căn cứ các quy định trên thì nội dung về khoản tiền thưởng
nêu tại Hợp đồng là trái với quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy, nội dung
thỏa thuận về khoản tiền thưởng nói trênnêu trên khơng nênchưa được xem xét
là thỏa thuận đầy đủ của các Bên theovề chí phí, thù lao tại Hợp đồng Dịch vụ
pháp lý, chi phí đối với hạng mục công việc thuộc Dịch vụ tư vấn được các Bên
đồng ý tại Hợp đồng..
Bên cạnh đó, trong Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư tại Việt Nam (Ban hành
kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019) cũng quy định như sau:
-

-

Quy tắc số 9.2 luật sư không được “gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc
lợi ích khác cho luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư”. Như vậy, theo
quy tắc 9.2 này thì luật sư khơng được gợi ý hoặc đặt điều kiện. Vấn đề “đặt điều kiện” ở đây
là vi phạm pháp luật, tương tự như việc hứa thưởng, nó là điều kiện ràng buộc để hợp đồng
dịch vụ pháp lý có hiệu lực, do đó việc luật sư ký hợp đồng có điều khoản hứa thưởng với khách
hàng có thể được xem là hành vi đặt điều kiện để khách hàng tặng, cho tài sản hoặc lợi ích
khác, hành vi này là vi phạm quy định pháp luật.
Quy tắc 9.8 trong Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn
quốc quy định về những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng thì Luật sư
khơng được phép Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài
khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư. Về căn cứ và phương thức tính thù lao, trong các vụ
án dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính thì tuyệt đối tránh việc thỏa thuận lập các văn


9


bản về hứa thưởng. Luật sư nên xác lập lợi ích của mình ngay trong hợp đồng (hoặc phụ lục
hợp đồng), có thể xác định thù lao Luật sư theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá
trị hợp đồng, giá trị dự án…

Như vậy, căn cứ các quy định trên thì nội dung về khoản tiền thưởng nêu
tại Hợp đồng là trái với quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy, nội dung nói
trên khơng nên được xem xét là thỏa thuận của các Bên theo Hợp đồng, chi phí
đối với hạng mục cơng việc thuộc Dịch vụ tư vấn được các Bên đồng ý tại Hợp
đồng.
Trường hợp này, nếu Công ty Luật TNHH B hoàn thành toàn bộ dịch vụ tại
Hợp đồng và yêu cầu Công ty TNHH Thương mại A trả khoản tiền thưởng, Cơng
ty Luật TNHH B có thể chịu mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng theo điểm a, khoản 4, Điều 7, Nghị định 82/2020/NĐ-CP nêu trên do đã địi
hỏi một khoản tiền hoặc lợi ích khác ngồi khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận
trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Để nội dung về khoản tiền thưởng tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý được chặt
chẽ hơn, rõ ràng hơn, Nhóm đề xuất sửa đổi nội dung quy định về khoản tiền
thưởng theo hướng gắn với kết quả hồn thành cơng việc của Cơng ty Luật B (tức
Phí Thành Cơng). Chi tiết nội dung đề xuất sửa đổi, Quý Thầy/Cô vui long xem
tại mục 3.2 Phần 3 tại Bài luận văn này.
3. Một số vấn đề rút ra từ nội dung Hợp đồng và đề xuất
3.1. Một số vấn đề rút ra từ Tình huống 02
(i) Nội dung Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa Luật sư và khách hàng cần
được lập thành văn bản và có đầy đủ nội dung theo quy định của Điều 26, Luật
Luật sư 2006;
(ii) Phạm vi công việc thuộc dịch vụ pháp lý tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý

phải thuộc phạm vi hành nghề luật sư quy định tại Điều 22, Luật Luật sư 2006;
(iii) Nội dung Phạm vi công việc thuộc dịch vụ pháp lý tại Hợp đồng dịch vụ
pháp lý cần rõ ràng, dẫn chiếu cụ thể dễ hiểu, chính xác, ngơn ngữ Hợp đồng rõ
ràng, đơn nghĩa, trình bày bố cục hợp đồng khoa học;
(iv) Quy định cụ thể về mức phí Dịch vụ pháp lý tại Hợp đồng dịch vụ pháp
lý:
Nếu phạm vi Dịch vụ pháp lý bao gồm nhiều công việc, mỗi công
việc được trả một mức thù lao khác nhau thì cần quy định cụ thể mức thù lao gắn
với công việc tương ứng tại Điều khoản quy định về giá trị Dịch vụ tại Hợp đồng;
10


Đối với dịch vụ Pháp lý trọn gói, cần nêu rõ giá trị Dịch vụ tại Hợp
đồng dịch vụ pháp lý là giá trị tính cho tồn bộ phạm vi công việc tại Hợp đồng;
Đối với các Dịch vụ pháp lý có thỏa thuận về tiền thưởng khi luật sư
hồn thành cơng việc, cần quy định rõ: Mức phí dịch vụ cố định đối với các Công
việc được Luật sư thực hiện và thỏa thuận về tiền thưởng gắn với mức độ hồn
thành cơng việc cụ thể của Luật sư thuộc phạm vi công việc tại Dịch vụ được nêu
tại Hợp đồng để làm căn cứ yêu cầu khách hàng thanh tốn phí Dịch vụ, thù lao,
tiền thưởng.
(v) Trường hợp Hợp đồng dịch vụ pháp lý thiếu một trong các nội dung phải
có theo quy định của pháp luật, Tổ chức hành nghề luật sư và luật sư cần yêu cầu
khách hàng ký kết Phụ lục sửa đổi, bổ sung các nội dung cần phải có tại hợp đồng
dịch vụ pháp lý. Trường hợp Hợp đồng dịch vụ pháp lý khơng có đầy đủ nội dung
theo quy định của pháp luật, Tổ chức hành nghề luật sư hoặc Luật sư sẽ phải chịu
chế tài theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
3.2. Đề xuất khắc phục
Từ tình huống trên, Nhóm 04 xin đề xuất sửa đổi nội dung Hợp đồng dịch
vụ pháp lý giữa Công ty Luật TNHH B và Công ty TNHH Thương mại A như
sau:

“Điều 2. Phạm vi công việc thuộc Dịch vụ pháp lý:
Công ty Luật TNHH B cung cấp dịch vụ pháp lý (sau đây gọi tắt là “Dịch
vụ”) cho Công ty TNHH Thương mại A, với nội dung Dịch vụ bao gồm những
công việc sau đây:
2.1. Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc;
2.2. Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý và giải pháp/đề xuất để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của Công ty TNHH Thương mại A trong vụ việc nói trên.
2.3. Đại diện theo uỷ quyền cho Công ty TNHH Thương mại A hoặc tham gia với
tư cách luật sư theo quy định của pháp luật hiện hành, để làm việc với Công
ty cổ phần C và/hoặc người đại diện hợp pháp của họ để yêu cầu Cơng ty cổ
phần C hồn trả khoản tiền đặt cọc và các khoản phạt vi phạm hợp đồng, bồi
thường thiệt hại theo thoả thuận tại Hợp đồng mua bán số 1611 ký ngày
16/11/2021 giữa Công ty TNHH Thương mại A và Công ty cổ phần C.
2.4. Đại diện theo uỷ quyền cho Công ty TNHH Thương mại A hoặc tham gia với
tư cách luật sư để làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khơng
11


bao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng), và các bên thứ ba khác có liên quan
để yêu cầu Cơng ty C hồn trả khoản tiền đặt cọc và các khoản phạt vi phạm
hợp đồng, bồi thường thiệt hại theo HĐ mua bán số 1611.
2.5. Soạn thảo các văn bản, tài liệu cần thiết để gửi tới các bên có liên quan trong
q trình thực hiện các cơng việc nêu trên.
Điều 3. Thù lao, chi phí và phương thức thanh toán
3.1. Mức thù lao
Mức thù lao Bên A trả cho bên B để bên B thực hiện các công việc nêu tại
Điều 2 Hợp đồng là: 500.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm trăm triệu đồng).
Mức thù lao trên đây chưa bao gồm Phí thành cơng nêu tại khoản 3.2 Điều
3 này.Đợt 1: 50% (năm mươi phần trăm) thù lao sẽ được Bên A trả cho Bên B
ngay sau khi hai Bên ký Hợp đồng

Đợt 2: 50% (năm mươi phần trăm) còn lại sẽ được Bên A trả trong vòng
05 ngày làm việc, kể từ khi Bên B hoàn tất các cơng việc theo Hợp đồng.
3.2. Phí thành cơng
Bên A đồng ý thanh cho bên B một khoản tiền tương đương với 20% tổng số
tiền bên Công ty TNHH Thương mại A nhận được từ Công ty cổ phần C theo hợp
đồng mua bán số 1611 ký ngày 16/11/2021 giữa Công ty TNHH Thương mại A
và Công ty cổ phần C trong vòng 05 ngày làm việc, trong các trường hợp sau:
a) Cơng ty A đã nhận được khoản tiền hồn trả khoản tiền đặt cọc và các khoản
phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại từ Công ty cổ phẩn C theo thoả
thuận tại Hợp đồng mua bán số 1611 ký ngày 16/11/2021 giữa Công ty TNHH
Thương mại A và Công ty cổ phần C theo yêu cầu của Công ty luật B theo
khoản 2.3 Điều 2 Hợp đồng này; hoặc
b) Công ty A đã nhận được khoản tiền hoàn trả khoản tiền đặt cọc và các khoản
phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại từ Công ty cổ phần C theo HĐ
mua bán số 1611 ký ngày 16/11/2021 giữa Công ty TNHH Thương mại A và
Công ty cổ phần C theo yêu cầu, kết quả làm việc của Công ty luật B với các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khơng bao gồm các cơ quan tiến hành tố
tụng), và các bên thứ ba khác có liên quan theo khoản 2.4 Điều 2 Hợp đồng
này.”
12


3.3. Thù lao, phí trên đây khơng chưa bao gồm: Thuế Giá trị gia tăng theo quy
định của pháp luật, và Các phụ phí phát sinh bao gồm nhưng khơng giới hạn:
án phí, lệ phí Tịa án và các chi phí phát sinh khác (như: xem xét thẩm định tại
chỗ, định giá, phí giám định, cơng chứng…) mà Bên A phải nộp cho cơ quan
nhà nước, các chi phí đi lại, lưu trú, ăn uống,... trong trường hợp thực hiện
công việc ngoài phạm vi nội thành Hà Nội của Bên B do Bên A chi trả. Bên B
sẽ thay mặt bên A trả Các phụ phí phát sinh và sẽ u cầu Bên A hồn lại tồn
bộ chi phí nói trên thông qua việc Phát hành Giấy đề nghị thanh tốn và gửi

lại cho bên A tồn bộ các tài liệu chứng minh Các phụ phí. Bên A có trách
nhiệm hồn lại cho Bên B Các phụ phí trong vịng 05 (năm) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được yêu cầu của Bên A.
3.4. Phương thức thanh tốn:
Cơng ty A sẽ thanh tốn thù lao, phí thành cơng cho Cơng ty Luật B theo
tiến độ như sau:
Đợt 1: 50% (năm mươi phần trăm) thù lao sẽ được Bên A trả cho Bên B
ngay sau khi hai Bên ký Hợp đồng;
Đợt 2: 50% (năm mươi phần trăm) còn lại sẽ được Bên A trả trong vòng
05 ngày làm việc, kể từ khi Bên B hồn tất các cơng việc theo Điều 2 Hợp đồng.
Phí Thành Cơng tại khoản 3.2 Điều 3 sẽ đươc Cơng ty A thanh tốn cho Cơng ty
Luật B trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Cơng ty A đã nhận được
khoản tiền hồn trả khoản tiền đặt cọc và các khoản phạt vi phạm hợp đồng, bồi
thường thiệt hại từ Công ty cổ phẩn C theo thoả thuận tại Hợp đồng mua bán số
1611 ký ngày 16/11/2021 giữa Công ty TNHH Thương mại A và Cơng ty cổ phần
C.
Thù lao, phí nêu trên sẽ được Cơng ty A thanh tốn cho Cơng ty Luật B
bằng qua hình thức chuyển khoản, tới đơn vịtài khoản thụ hưởng của Công ty
Luật B theo thông tin như sau:
- Số tài khoản:….
- Ngân hàng XThương mại cổ phần quân đội – Chi nhánh Thăng Long;
- Tên đơn vị thụ hưởng: Công ty Luật TNHH B;
- Nội dung: HĐ DVPL số <Số HĐ> đợt <>;

13


Trên đây là tồn bộ nội dung phân tích, nhận xét và một số bài học rút
ra cùng đề xuất khắc phục đối với tình huống số 02 của Nhóm 04. Trong khn
khổ giới hạn về thời gian, nhóm 04 kính mong nhận được sự hướng dẫn và góp

ý từ Q thầy, cơ để bài làm của nhóm có thể hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn Q Thầy, Cơ!

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012);
2. Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp;
hơn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác
xã;
3. Nghị định số 123/2013/NĐ-CP, ngày 14/10/2013 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật Sư;
4. Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP, ngày 14/10/2013 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Luật Sư;
5. Giáo trình “Luật sư và Nghề luật sư” – Học viện Tư pháp - NXB Tư pháp
năm 2020: Chương 1 (từ trang 11 đến trang 61);
6. “Sổ tay Luật sư” (Tập 1) – Liên đoàn Luật sư Việt Nam - NXB Chính trị
Quốc gia Sự thật. Năm 2017: Chương 1 - 2 (từ trang 19 đến trang 48);
7. Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng Luật sư
toàn quốc về việc ban hành Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
Luật sư Việt Nam.

15




×