Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Nguyên tắc không can thiệp vào việc nội bộ của các nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.99 KB, 28 trang )

NGUYÊN TẮC KHÔNG CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ
CỦA CÁC QUỐC GIA KHÁC


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC KHÔNG CAN THIỆP
VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA CÁC QUỐC GIA KHÁC........................2
1.1. Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc................................................2
1.2. Vai trò của nguyên tắc................................................................................2
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ VIỆC ÁP
DỤNG NGUYÊN TẮC KHÔNG CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ
CỦA CÁC QUỐC GIA KHÁC.........................................................................3
2.1. Nội dung của các nguyên tắc......................................................................3
2.2. Những ngoại lệ của nguyên tắc..................................................................5
2.3. Áp dụng thực tiễn của các nguyên tắc trong từng vụ việc..........................6
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGUYÊN TẮC....11
3.1. Những điểm tích cực của nguyên tắc.......................................................11
3.2. Những điểm hạn chế của nguyên tắc........................................................12
3.3. Bài học cho Việt Nam..............................................................................14
KẾT LUẬN........................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................17



DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AL
ASEAN
EU
HRW


ICC
ICTY
IDC
HĐBA
LHQ
LQT
NATO
UNPROFO
R
WTO

Viết đầy đủ bằng Tiếng
Anh
League of Arab States
Association of South East
Asian Nations
European Union
Human Rights Watch
International Criminal Court
International Criminal
Tribunal for the former
Yugoslavia
International Data
Corporation
United Nations Security
Council
United Nations
International Laws
North Atlantic Treaty
Organization

United Nations Protection
Force
World Trade Organization

Viết đầy đủ bằng
Tiếng Việt
Liên đồn Arab
Hiệp hội các Quốc gia
Đơng Nam Á
Liên minh Châu Âu
Tổ chức theo dõi Nhân
quyền
Tịa án hình sự Quốc tế
Tịa hình sự Quốc tế vè
Liên bang Nam Tư cũ
Trung tâm Nghiên cứu
và Lưu giữ tài liệu
Hội đồng Bảo an Liên
Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc
Luật Quốc Tế
Tổ chức Hiệp ước Bắc
Đại Tây Dương
Lực lượng Bảo vệ Liên
Hợp Quốc
Tổ chức Thương mại Thế
giới


MỞ ĐẦU

Gần cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XXI, tình hình trật tự thế giới
có nhiều sự thay đổi. Sự cạnh tranh về các mặt quân sự, khoa học kỹ
thuật lẫn công nghệ của nhiều quốc gia đã dẫn đến một thời kì cách
mạng làm nên những đổi mới to lớn trong lịch sử toàn cầu. Thế
nhưng đi kèm với sự phát triển ấy là những mối lo về một tương lai
không bền vững trước các mối đe dọa như nạn đói, bệnh dịch, các
vấn đề mơi trường hay giá trị của con người không được bảo vệ.
Trong số đó, đặc biệt nhất là những cuộc chiến tranh triền miên bắt
nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham
vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh
chấp quốc tế. Một số xung đột vẫn còn gắn liền với những yếu tố lịch
sử, ngộ nhận và hiểu lầm. Chính vì những lý do kể trên mà Luật quốc
tế đã ra đời nhằm phòng ngừa những nguy cơ đang và sẽ diễn ra ở
hiện tại và tương lai. Và một trong những nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế góp phần quan trọng trong việc giữ gìn hịa bình, an
ninh thế giới không thể không nhắc đến nguyên tắc Không can
thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
Xuất phát từ thực tiễn muốn biết rõ hơn về nguyên tắc này
cùng những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam chúng ta có thể học
hỏi nhằm xây dựng đường lối chính sách ngoại giao của mình trong
các mối quan hệ quốc tế, đồng thời nghiên cứu những đề xuất trên
phạm vi khu vực. Nhận thấy đây là một đề tài hấp dẫn và được sự
đồng ý của cô giáo Trần Thị Ngọc Sương, nhóm chúng em mạnh dạn
chọn đề tài “Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ
của các quốc gia khác” làm bài tiểu luận của nhóm. Bài tiểu luận
này được trình bày một cách chi tiết, đầy đủ theo một q trình nhất
định. Tồn bộ những sự kiện giới thiệu được tập hợp từ nhiều nguồn
tư liệu đã chọn lọc, mang tính khoa học cao. Ngoài phần mở đầu, kết

1



luận, danh mục tài liệu tham khảo; tiểu luận có kết cấu gồm 3
chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về nguyên tắc.
Chương II: Nội dung và thực tiễn của nguyên tắc.
Chương III: Những phương hướng phát triển của nguyên tắc.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC KHÔNG
CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA CÁC QUỐC
GIA KHÁC
1.1. Sự hình thành và phát triển của ngun tắc
Ngun tắc khơng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc
gia khác xuất hiện trong thời kì cách mạng tư sản ở cuối thể kỷ XVIII
và được một số nước tư bản ghi nhận. Trong số đó, Hiến pháp của
Cộng hịa Pháp năm 1973 đã tuyên bố rằng: “nước Pháp, dân tộc
Pháp không cam chịu để các dân tộc khác can thiệp vào cơng việc
nội bộ của mình” (Ngơ Hữu Phước, 2010, tr.151). Tuy nhiên xét tại
thời điểm đó, thì ngun tắc còn vấp phải nhiều hạn chế do chịu sự
ảnh hưởng của những nước lớn – các quốc gia áp dụng nguyên tắc
vũ lực “ Chân lý thuộc về kẻ mạnh” và cho mình cái quyền can thiệp
vào cơng việc nội bộ của các quốc gia khác (Trường Đại học Luật Hà
Nội, 2019, tr.48).
Kể từ khi tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) ra đời, nguyên tắc đã có
sự thay đổi và được giải thích cụ thể hơn ở trong Hiến chương của tổ
chức này. Dựa theo khoản 7 Điều 2 “Tổ chức Liên hợp quốc khơng có
quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ
của bất kì quốc gia nào”. Đồng thời, nó cũng được ghi nhận trong
các văn bản pháp lý quốc tế khác như Định ước Henxinki ngày 1-8-


2


1975, Tuyên bố Kulalămpua năm 1971 (Trường Đại học Luật Hà Nội,
2019, tr.48-49)…

1.2. Vai trị của ngun tắc
Ngun tắc đóng vai trị rất quan trọng trong việc giữ gìn và
phát triển đất nước vì nó là cơ sở để mọi quốc gia tôn trọng lãnh thổ
của nhau về vùng trời, vùng đất và vùng biển. Là cách để mọi quốc
gia đạt ra mục tiêu cho giới hạn đất nước của mình. Nhờ có ngun
tắc nên các nước nhỏ sẽ khơng bị các nước lớn mạnh hơn hăm he,
đe dọa, nguyên tắc gồm 4 nội dung cơ bản sau (Hồng Yến & Anh
Đào, 2020, tr.101):
1. Cơ sở xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế.
2. Cơ sở để xây dựng, duy trì trật tự pháp lý quốc tế.
3. Cơng cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể,
nhất là các quốc gia đang phát triển khi tham gia quan hệ
pháp lý quốc tế.
4. Cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế và đấu tranh chống
các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ
VIỆC ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC KHÔNG CAN THIỆP VÀO
CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA CÁC QUỐC GIA KHÁC
2.1. Nội dung của các nguyên tắc
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nhưng không
kém phần quan trọng để đảm bảo giữ gìn an ninh quốc gia, an ninh
thế giới, đồng thời nó cịn thể hiện sự tơn trọng giữa các quốc gia về

quyền tự quyết của các dân tộc trong khu vực mà không bị các chủ
thể khác chi phối, kiểm soát dựa trên cơ sở cam kết thực hiện và đã

3


được ghi nhận trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng từ xưa đến
nay.
Đầu tiên để có thể hiểu rõ về nguyên tắc không can thiệp vào
công việc nội bộ, ta phải hiểu rõ được những công việc nào được coi
là việc nội bộ. Xét về phương diện pháp lý quốc tế, theo Ths. Ngô
Hữu Phước (2010, tr.151) cho rằng “công việc nội bộ trong nguyên
tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được
hiểu là mọi công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của một quốc
gia, không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế”. Tuy nhiên,
ở thời điểm hiện nay, trong hệ thống cơng pháp quốc tế chưa quy
định và giải thích cụ thể công việc nội bộ là như thế nào. Nghĩa là để
xác định được được công việc nào mà được coi là thuộc nội bộ của
một quốc gia thì cần phải nghiên cứu và đánh giá một cách phù hợp
dựa trên pháp luật của quốc gia sở tại cũng như các quy định của
luật quốc tế, mà đặc biệt là các quy phạm mệnh lệnh mang tính bắt
buộc chung Jus Cogens (Hồng Yến & Anh Đào, 2020, tr.121).
Và cũng theo Hồng Yến và Anh Đào (2020, tr.121) đã giải thích
rằng “công việc nội bộ là tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền của
các quốc gia trên cơ sở chủ quyền, ngoại trừ các nghĩa vụ quốc tế
mà quốc gia cam kết”; cụ thể là về lĩnh vực nhân quyền, nhân đạo,
kinh tế quốc tế, mơi trường. Có thể hiểu, cơng việc nội bộ của quốc
gia chính là cơng việc đối nội lẫn đối ngoại, gắn liền với hai chức
năng cơ bản của nhà nước:
 Việc lựa chọn và tiến hành đường lối chính trị và các

chính sách kinh tế - văn hóa - xã hội để phát triển đất
nước.
 Việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của nhà
nước và thiết lập quan hệ hợp tác với các chủ thể luật
quốc tế

4


 Việc xây dựng và duy trì hoạt động của bộ máy nhà
nước.
 Việc quản lý và điều hành hoạt động của xã hội tuân
theo quy định của pháp luật quốc gia.
Và theo Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày
24/10/1970, nguyên tắc này bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
1. Các hình thức can thiệp hoặc mưu toan, đe dọa nhằm chống lại
phẩm cách của quốc gia hoặc chống lại cơ sở chính trị, kinh tế
và văn hóa của quốc gia đó sẽ được coi là vi phạm luật pháp
quốc tế
2. Không một quốc gia nào có thể sử dụng hoặc khuyến khích
việc sử dụng các biện pháp kinh tế - chính trị hoặc bất kỳ cách
thức nào khác nhằm cưỡng ép quốc gia khác để từ đó có được
sự lệ thuộc vào việc thực hiện các quyền chủ quyền của mình
và bảo đảm lợi thế của mình dưới bất kỳ hình thức nào. Ngồi
ra, khơng một quốc gia nào có thể tổ chức, trợ giúp, xúi giục,
giúp đỡ tài chính, khuyến khích hoặc ngầm đồng ý các hoạt
động khủng bố, lật đổ hoặc hoạt động quân sự trực tiếp nhằm
lật đổ chế độ hiện hành của một quốc gia khác, hoặc can thiệp
vào cuộc nội chiến của một quốc gia khác.
3. Việc sử dụng vũ lực nhằm loại bỏ bản sắc riêng của các dân tộc

sẽ là sự vi phạm các quyền khơng thể tách rời của các dân tộc
đó và vi phạm ngun tắc khơng can thiệp.
4. Mỗi quốc gia có quyền không thể tách rời trong việc lựa chọn
chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mình mà khơng
có bất kỳ sự can thiệp của các quốc gia khác.
5. Khơng một điều nào được nói đến ở trên sẽ được hiểu là sự
phản ánh những điều khoản có liên quan của Hiến chương LHQ
trong việc giữ gìn hịa bình và an ninh thế giới.

5


Tóm lại, thực hiện nội dung của nguyên tắc này, các quốc gia không
được tiến hành các hành động sau:
1. Can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can
thiệp khác chống lại các quốc gia.
2. Sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác
để buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình.
3. Tổ chức khuyến khích, giúp đỡ các băng đảng, nhóm vũ trang
vào hoạt động phá hoại, khủng bố trên lãnh thổ nước khác
nhằm lật đổ chính quyền nước đó.
4. Can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của các quốc gia khác
5. Đồng thời khẳng định rằng, tất cả các quốc gia trên thế giới
đều có quyền tự do lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội mà khơng có sự can thiệp bên ngoài.

2.2. Những ngoại lệ của nguyên tắc
Về nguyên tắc, can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia là
vi phạm luật quốc tế ngoại trừ can thiệp được thực hiện trong những
trường hợp sau:

Ngoại lệ thứ nhất, trường hợp nếu các cuộc xung đột của nội
bộ quốc gia đạt đến mức độ nghiêm trọng, và có thể gây ra mất ổn
định trong khu vực, đe dọa đến hòa bình và an ninh trên quốc tế, thì
cộng đồng quốc tế - thông qua Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
(HĐBA) – được quyền can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc
xung đột này (Điều 39 – Chương VII, Hiến chương LHQ) bằng các
biện pháp:
 Cấm vận (Điều 41 Hiến chương LHQ)
 Can thiệp quân sự (Điều 42 Hiến chương LHQ)
Ngoại lệ thứ hai, trường hợp nếu có vi phạm nghiệm trọng về
nhân quyền (phân biệt chủng tộc, tội ác chiến tranh, diệt chủng,…)
tại quốc gia nào đó thì HĐBA có quyền can thiệp bằng cách:
6


 Cấm vận (Điều 41 Hiến chương LHQ)
 Can thiệp quân sự (Điều 42 Hiến chương LHQ)
 Thành lập tòa hình sự đặc biệt xét xử cơng dân của
quốc gia đó.
Đặc biệt đối với cả ba trường hợp thì khi HĐBA muốn can thiệp
vào đều cần phải có nghị quyết và các nghị quyết này phải được
thông qua Điều 27 – Khoảng 3.

2.3. Áp dụng thực tiễn của các nguyên tắc trong từng vụ
việc
Điển hình cho việc mỗi quốc gia đều tự do lựa chọn cho mình
chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà khơng có sự can thiệp
bên ngồi có thể kể đến thực tiễn quốc tế về vi phạm nguyên tắc
không can thiệp công việc nội bộ của các quốc gia của tổ chức
Human Rights Watch (HRW) có trụ sở chính đặt tại Mỹ để chứng

minh cho nội dung cơ bản của nguyên tắc được đề cập trong luật
pháp quốc tế.
Minh chứng: Tổ chức HRW được thành lập năm 1988 với mục
đích ban đầu là theo dõi và thu thập các tin tình báo về Liên Xô cũng
như cổ vũ và bảo vệ cho các hoạt động nhân quyền. Tuy nhiên, khi
đề cập tới vấn đề phát triển nhân quyền, nhìn vào những hoạt động
của tổ chức này người ta khơng khó để nhận ra những hành động
mập mờ và những “lời nói khơng đi đơi với việc làm”, và thậm chí đi
ngược với tơn chỉ, mục đích mà tổ chức này theo đuổi (Phùng Kim
Lân, 2020).
Tổ chức này thường lợi dụng mục đích nhân quyền để can
thiệp và xâm phạm vào công việc nội bộ của các nước. Nhiều quốc
gia trên thế giới đã cáo buộc tổ chức này, hoạt động không đúng tôn
chỉ, mục đích ban đầu đề ra. Chẳng hạn Liên bang Nga đã nhiều lần
chỉ trích HRW về những động thái tuyên truyền, xuyên tạc, kích
7


động tạo cớ can thiệp vào những vấn đề nội bộ của nước này. Tương
tự, do có những hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế
và các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, cũng như can thiệp vào
các vấn đề nội bộ của Trung Quốc nên chính phủ nước này đã áp
dụng các biện pháp trừng phạt đối với HRW. Không phải ngẫu nhiên
mà trang web của HRW lại bị cấm hoạt động tại Thái Lan. Chính phủ
nước này buộc phải làm điều ấy là vì thơng qua trang web này tổ
chức HRW thường xun đội lốt "theo dõi nhân quyền" để tuyên
truyền xuyên tạc, tán phát những thơng tin sai lệch, kích động, vi
phạm các quy định về an ninh quốc gia của họ. Ngồi ra HRW cịn bị
nhiều quốc gia, như: Đức, Cuba, Sri Lanka, Triều Tiên, Ethiopia,
Syria... chỉ trích, phản đối với những nội dung và mức độ khác nhau

vì đã can thiệp làm phức tạp tình hình, gây khó khăn cho việc bảo
đảm nhân quyền ở các nước này (Phùng Kim Lân, 2020).
Không là ngoại lệ, HRW đã nhiều lần đưa ra những thơng tin
thiếu khách quan, khơng chính xác, mang tính xun tạc, phủ nhận
thành quả, bơi nhọ bức tranh nhân quyền Việt Nam. Những việc làm
mang dụng ý xấu của HRW ít nhiều khiến cộng đồng quốc tế hiểu
chưa đúng về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Có thể thấy HRW đã
lộ nguyên hình là "con rối" đội lốt "thúc đẩy nhân quyền" phục vụ
cho mục tiêu chính trị của các thế lực thù địch.
Từ những bằng chứng trên, cho thấy hành động của tổ chức
này đã và đang vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế về cấm can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Quy định này đã được
đề cập trong điều ước quốc tế. Mà minh chứng rõ ràng nhất là đã
được xuất hiện trong Hiến chương LHQ năm 1945, quy định ở Điều
2: “Hiến chương này hồn tồn khơng cho phép LHQ được can thiệp
vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ
quốc gia nào, và khơng địi hỏi các thành viên của LHQ phải đưa
những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến
8


chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi
hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương VII” cũng như là làm
trái với Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng LHQ ngày
24/10/1970 về nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác.
Và cơ sở pháp lý của nguyên tắc được thực hiện dựa trên
những cam kết của các quốc gia, các tổ chức quốc tế phải có nghĩa
vụ tơn trọng chủ quyền lãnh thổ và tồn vẹn chính trị của một quốc
gia. Nội dung chính của nguyên tắc theo Nghị quyết 2625 là: “Khơng

quốc gia nào hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp
hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do gì vào cơng việc đối nội và đối ngoại
của bất kỳ quốc gia nào khác”. Theo đó: “Can thiệp vũ trang và tất
cả các hình thức can thiệp hay đe dọa chống lại tư cách của quốc gia
hay chống lại các đặc trưng chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc
gia đó, đều là vi phạm luật pháp quốc tế”; “khơng quốc gia nào có
thể sử dụng hay khuyến khích sử dụng các biện pháp cưỡng ép bằng
kinh tế, chính trị hay các hình thức khác nhằm buộc quốc gia khác
phải phụ thuộc mình khi thực hiện các quyền chủ quyền và nhằm
bảo đảm các lợi thế ở bất kỳ hình thức nào”. Ngồi ra Nghị quyết
2625 cịn đề cập cụ thể: Khơng quốc gia nào được tổ chức, hỗ trợ,
khuyến khích, tài trợ, kích động hay dung thứ cho hành vi lật đổ,
khủng bố hay các hoạt động vũ trang trực tiếp nhằm lật đổ bằng bạo
lực thể chế của quốc gia khác, hoặc can thiệp vào các cuộc bạo
động dân sự ở quốc gia khác”;... Theo Nghị quyết 2625, việc sử dụng
bất cứ hình thức nào nhằm ngăn cản các dân tộc có bản sắc quốc
gia cấu thành hành vi vi phạm các quyền không thể tách rời của các
dân tộc đó và vi phạm nguyên tắc không can thiệp…
Đối với Việt Nam, trong nhiều văn bản pháp luật Nhà nước Việt
Nam cũng quy định rõ các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh
sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và
9


thành viên của những cơ quan đó phải: Tơn trọng pháp luật và
phong tục, tập quán của Việt Nam; không can thiệp vào công việc
nội bộ của Việt Nam;..
Bên cạnh thực tiễn quốc tế về vụ việc vi phạm nguyên tắc
không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác thì
ngun tắc này cịn được áp dụng ở nhiều văn kiện và công ước

quốc tế khác mà điển hình nhất có thể nói đến là Hiến chương của
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN mà cụ thể nguyên tắc
này được nhắc đến trong điểm e khoản 2 Điều 2: “Không can thiệp
vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN”. Và Việt
Nam, một trong những quốc gia thành viên ASEAN đã thực hiện
những nguyên tắc được đề ra một cách tích cực và mang tính xây
dựng nhất trong khu vực. Nguyên tắc trên đã được Việt Nam áp
dụng và làm tôn chỉ cho các đường lối chính sách đối ngoại và ngoại
giao trong khu vực quốc tế và được thể hiện rõ ràng qua Hiệp ước
biên giới đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc (ký ngày 30-12-1999),
Hiệp định quy chế biên giới Quốc gia giữa Việt Nam - Lào 1990 và
các văn bản quan trọng khác…
Từ những ví dụ về thực tiễn kể trên, có thể nhận định rằng bất
kì biện pháp hay cách thức nào mà các quốc gia hay tổ chức quốc tế
sử dụng để cản trở chủ thể của luật quốc tế giải quyết những công
việc thuộc thẩm quyền nội bộ của mình đều bị coi là vi phạm pháp
luật quốc tế. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ được
thừa nhận can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác bởi
các chủ thể luật quốc tế:
Đối với trường hợp nếu các cuộc xung đột của nội bộ quốc gia
đạt đến mức độ nghiêm trọng, và có thể gây ra mất ổn định trong
khu vực, đe dọa đến hịa bình và an ninh trên quốc tế thì phải nói
đến cuộc nội chiến Libya – cuộc xung đột vũ trang bắt nguồn từ các
cuộc biểu tình chống Chính phủ từ ngày 15/2/2011. Bất ổn này đã
10


lây lan từ các sự kiện ở các nước láng giềng Ai Cập và Tunisia, góp
phần vào một loạt các cuộc biểu tình tại thế giới Ả Rập.
Cụ thể vào đêm ngày 15 tháng 2, một nhóm khoảng 200 người

bắt đầu biểu tình trước cửa các đồn cảnh sát tại Benghazi ngay sau
khi nhà hoạt động nhân quyền Fathi Terbil bị bắt. Tuy nhiên, thay vì
chọn cách giải quyết một cách ơn hịa thì chính quyền đã ra lệnh cho
cảnh sát đàn áp dã man người biểu tình và đã khiến tình hình trở
nên ngày càng tội tệ hơn (Jon, 2011). Ngày 18 tháng 2, những người
tham gia biểu tình đã tập hợp và kiểm soát được hầu hết thành phố
lớn thứ hai của Lybia là Benghazi, với một số hỗ trợ từ cảnh sát và
các đơn vị quân đội đào ngũ. Chính phủ đã phản ứng lại bằng cách
gửi đến đây các đơn vị quân đội tinh nhuệ và lính đánh thuê nhưng
đã bị người dân ở Benghazi và các đơn vị quân đội đảo ngũ chống
lại. Cho đến ngày 20 tháng 2, hơn 200 người đã bị chết ở Benghazi
(Libya: Anti-Gaddafi protests spread to Tripoli, n.d.) . Điều này lại tiếp tục cho

việc leo thang của cuộc biểu tình. Đến ngày 21 tháng 2, máy bay
chiến đấu của khơng qn Lybia đã tấn cơng vào nhóm người biểu
tình tại Tripoli gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong công luận
quốc tế. The New York Times đưa tin "vụ đàn áp ở Lybia đã chứng
minh sự đẫm máu nhất của các hành động gần đây của chính phủ.”
Hành động của Gaddafi và Chính phủ của ơng đã vi phạm
nghiêm trọng về Hiến chương LHQ. Đầu tiên về vấn đề cuộc xung
đột vũ trang nội bộ đã lan rộng ra khắp các nước láng giềng Ai Cập
và Tunisia, góp phần vào một loạt các cuộc biểu tình tại thế giới Ả
Rập. Quy định về việc giải quyết hịa bình các vụ tranh chấp của
Chương VI trong Hiến chương LHQ năm 1945 đã quy định ở Điều 3 –
Khoản 1.
Thứ hai, về vấn đề nhân quyền Chính phủ Lybia đã dùng vũ lực
sát thương chống lại những người dân biểu tình. Lực lượng an ninh
và các đội lính đánh th đã bắn đạn thật vào đám đơng biểu tình.
11



Những người biểu tình cũng bị tấn cơng bằng xe tăng và pháo binh
và từ trên không bằng máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang.
Điều này đã làm vi phạm đến mục đích ban đầu của LHQ đã đề ra ở
Chương 1 – Điều 1 – Khoản 3.
Chính những lý do trên buộc HĐBA dựa trên những ngoại lệ của
Chương VII thông qua Nghị quyết 1973 cho phép thiết lập vùng cấm
bay và sử dụng vũ lực đối với chính quyền của Muammar Gaddafi
(Roth, 2011). Tiếp đến HĐBA nhất trí thơng qua một biện pháp bao
gồm các biện pháp trừng phạt chính xác đối với chế độ Gaddafi, áp
đặt lệnh cấm đi lại và cấm vận vũ khí, đồng thời đóng băng tài sản
của gia đình Qaddafi. Biện pháp này cũng đưa tình hình ở Libya lên
Tịa án Hình sự Quốc tế (ICC). Các Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU)
và một số quốc gia khác cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt. Vào
ngày 28 tháng 2, Hoa Kỳ thơng báo rằng họ đã đóng băng ít nhất 30
tỷ đô la tài sản của Libya.
Qua vụ việc cuộc cuộc nội chiến Libya (2011) đã thể hiện rõ ra
ý nghĩa hết sức quan trọng khi những vấn đề mà được xem xét về
mặt bản chất thuộc thẩm quyền và được đánh giá là công việc nội
bộ của quốc gia nhưng khi những quốc gia đó đã có sự cam kết thực
hiện những vấn đề này theo thỏa thuận quốc tế thì những vấn đề đó
sẽ khơng cịn được coi là là công việc nội bộ của quốc gia đó, bất kể
đó là cơng việc đối nội hay đối ngoại nếu xét thấy đây là hành vi có
tính đe dọa hịa bình và phá hoại hịa bình cũng như hành vi xâm
lược
Tiếp theo, đối với ngoại lệ thứ hai, về vấn đề vi phạm nhân
quyền có thể đề cập đến vụ Chiến tranh Bosnia hay Chiến tranh ở
Bosna và Hercegovina là một cuộc xung đột vũ trang quốc tế xảy ra
ở Bosna và Hercegovina trong khoảng thời gian giữa tháng 4 năm
1992 và tháng 12 năm 1995 (Hussain, 2010). Cuộc xung đột đã lôi

kéo vài bên tham chiến. Cuộc chiến diễn ra như là kết quả của sự
12


tan rã liên bang Nam Tư. Những cuộc chiến được triển khai hết sức
tàn bạo khi vào năm 1992 khi Chiến dịch tiêu diệt sắc tộc ở Đông
Bonsia được triển khai. Theo tài liệu của chính quyền Serb từ
Prijedor, đã có tổng cộng 3.334 người bị giam giữ trong trại từ ngày
27 tháng 5 đến 16 tháng 8 năm 1992 - 3.197 trong số họ là người
Bosniak (Hồi giáo Bosnia), 125 là người Croat. Trại Trnoplje được lập
tại làng Trnoplje ngày 24/5/1992 (Bosnia War, n.d.). Và hệ quả của
cuộc xung đột này là đã buộc hơn 2,2 triệu người để chạy trốn khỏi
nhà của họ (Hussain, 2010). Nỗi ám ảnh và đau khổ tiếp tục cho đến
ngày nay đối với nhiều người.
Từ những con số thiết thực đó cho thấy được LHQ áp dụng
ngoại lệ của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác vào tình huống này là một việc hồn tồn cần thiết
bởi Chính phủ Bosnia đã vi phạm vào nguyên tắc của Hiến chương
LHQ đã đề ra ở chương VII. Để làm được việc này HĐBA đã thông
qua các nghị quyết về việc triển khai lực lượng giữ gìn hịa bình của
LHQ với nhiệm vụ giám sát việc phi quân sự hóa các vùng được LHQ
bảo vệ, cấm kinh tế toàn diện đối với Serbia, cấm các phương tiện
hàng không hoạt động. Ngày 25/05/1993, HĐBA thơng qua NQ 827
thành lập Tịa hình sự quốc tế về Liên bang Nam Tư cũ (ICTY) xét xử
các cá nhân vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền thực hiện trên
lãnh thổ của Liên bang Nam Tư cũ từ năm 1991. Và một số những
biện pháp của LHQ áp dụng trong Liên bang Nam Tư cũ.
Đầu năm 2008, Toà án Quốc tế về tội ác ở Nam Tư cũ đã kết
án 45 người Serb, 12 người Croat và 4 người Bosniak phạm tội ác
chiến tranh liên quan đến chiến tranh Bosnia. Nghiên cứu gần đây

khám phá ra con số người chết vào khoảng 100.000–110.000 và con
số người mất nhà cửa là hơn 2,2 triệu, khiến cho đây trở thành cuộc
xung đột tàn phá nhất châu Âu kể từ khi kết thúc Thế chiến II
(Bosnia War).
13


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
NGUYÊN TẮC
3.1. Những điểm tích cực của nguyên tắc
Nguyên tắc được rất nhiều nước trên thế giới ủng hộ và áp
dụng. Nguyên tắc không can thiệp cũng như nội dung của nó từng
bước được phát triển sâu sắc và tồn diện trong q trình hoạt động
của LHQ.
Theo Điều 19 Hiến chương của tổ chức các quốc gia châu Mỹ
thì “khơng một quốc gia nào có quyền áp dụng hoặc thúc đẩy những
biện pháp cưỡng chế về kinh tế hoặc văn hóa để nhằm làm ảnh
hưởng đến ý chí chủ quyền của quốc gia khác và từ đó mang lại điều
có lợi cho riêng mình”. Bên cạnh đó, các nước châu Á cũng thực hiện
tốt. Mà điển hình có thể kể đến là Hiệp hội các quốc gia ĐNA trong
điểm e khoản 2 Điều 2 Hiến chương ASEAN quy định: “Không can
thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN.” Cả
ASEAN và LHQ đều có ngun tắc khơng can thiệp vào nội bộ của
các quốc gia trong hiến chương của mình. Ngoài ra, cộng đồng quốc
tế đã thực hiện tốt các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc không
can thiệp vào cơng việc nội bộ của các quốc gia.
Ví dụ: Nam Phi cũ việc thiết lập chủ nghĩa phân biệt – đây là
công việc nội bộ của Nam Phi. Tuy nhiên, việc phân biệt “chủng tộc
Apacthai hiện chính sách phân biệt chủng tộc, thực hiện tội ác diệt
chủng là vô cùng dã Cộng đồng quốc” man, vi phạm nghiêm trọng

pháp luật quốc tế về quyền con người tế đã lên tiếng và áp dụng
các biện pháp cần thiết để “can thiệp” phù hợp và ngăn cản chính
sách này của Nam Phi và có sự thỏa thuận của các bên liên quan.
Hoặc sự can thiệp của LHQ vào việc làm dịu tình hình và chấm dứt
xung đột vũ trang ở Nam Tư cũ từ 1991 đến năm 1994. Dẫu rằng
còn nhiều thiếu sót trong qua trình thực hiện, việc này đã thể hiện
14


vai trị quan trọng của LHQ, mà thiếu nó thì số lượng nạn nhân thiệt
hại cịn có thể tăng thêm rất nhiều.

3.2. Những điểm hạn chế của nguyên tắc
Trong thực tế, có nhiều quốc gia tham gia và thực hiện rất
nghiêm

chỉnh

ngun tắc khơng can thiệp, tuy nhiên cũng có quốc gia lại có nhiều
hành động trái với nguyên tắc này. Các nước này lấy danh nghĩa
“Can thiệp nhân đạo” để can thiệp sâu vào nội bộ của một quốc gia
nào đó. Xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII ở châu Âu, khái niệm “can
thiệp nhân đạo” ra đời dưới dạng học thuyết và được gắn với luật tự
nhiên và chủ nghĩa tự do. Ngay từ lúc ra đời, nội dung của “can thiệp
nhân đạo” đã gây ra nhiều tranh cãi giữa các trường phái lý luận
khác nhau. “Can thiệp nhân đạo” không chỉ được thực hiện thông
qua sử dụng vũ lực, mà còn bao gồm cả các hoạt động can thiệp
khơng sử dụng vũ lực, như: chính trị, ngoại giao, kinh tế... Trong
Hiến chương LHQ, tại Khoản 4, Điều 2 ghi nhận: “Tất cả các quốc gia
thành viên kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ

lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc
gia khác khơng phù hợp với mục đích của LHQ”. Tại khóa họp lần thứ
XX (năm 1965) của Đại hội đồng LHQ đã thông qua Tuyên bố về việc
cấm một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia can thiệp vào công
việc nội bộ của nước khác với bất cứ lý do gì. Điều khoản đầu tiên
của tuyên bố này đã trở thành cơ sở quy định về chống can thiệp
của luật pháp quốc tế hiện nay: “Khơng một quốc gia nào có quyền
can thiệp trực tiếp hay gián tiếp và vì bất kỳ lý do nào vào cơng việc
của quốc gia khác. Vì vậy, tất cả các hành vi can thiệp vũ trang và
tất cả các hành vi can thiệp khác hoặc đe dọa can thiệp chống lại cơ
sở kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia khác đều bị lên án”. Đến
nay, LHQ chưa có bất kỳ một cơ chế giám sát việc hạn chế hành vi

15


“can thiệp nhân đạo”, do đó dễ bị Mỹ và các nước phương Tây lợi
dụng để phục vụ ý đồ riêng của họ.
Thực tế cho thấy, “can thiệp nhân đạo” đã được Mỹ và đồng
minh áp dụng với nhiều quốc gia có chủ quyền trên thế giới. Điển
hình là tại Nam Tư, với chiêu bài nhằm bảo vệ “người Albania bị
người Xéc-bi-a thanh lọc sắc tộc ở Cosovo”, năm 1999, Mỹ và NATO
đã mở cuộc chiến tranh với quy mô lớn vào quốc gia này. Với lập
luận “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, Mỹ cho rằng việc vi phạm
chủ quyền của một quốc gia với mục đích nhân đạo hoặc “ngăn
chặn tệ nạn diệt chủng” là có thể biện minh được. Sau cuộc chiến
tranh này, học thuyết “can thiệp nhân đạo” được chính thức đưa vào
nội dung chiến lược mới của NATO và được thông qua tại dịp kỷ niệm
50 năm thành lập tổ chức này. Năm 2001, sau sự kiện ngày 11/9, Mỹ
đã phát động cuộc chiến tranh “toàn cầu chống khủng bố” nhằm

vào Áp-ga-ni-xtan, một quốc gia bị Mỹ và NATO cho là nơi chứa chấp
những tên khủng bố đã gây ra sự kiện 11/9. Đến cuộc chiến tại Nam
Ossetia, xung đột được mở đầu bằng đòn tiến công ồ ạt của quân
đội Grudia dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, NATO nhằm vào dân thường
tại thủ phủ Tskhinvali và lực lượng gìn giữ hịa bình Nga, hậu quả là
người dân thường Nga đã phải chịu tổn thất rất lớn về sinh mạng.
Hành động này đã được cựu Tổng thống Nga D.Medvedev gọi là
“diệt chủng”...
Để biện minh cho hoạt động can thiệp, Mỹ và đồng minh cho
rằng, trong trường hợp một quốc gia bị rơi vào nội chiến hoặc khi
chính quyền sở tại áp bức người dân của chính nước họ thì các quốc
gia khác khơng thể coi các nguyên tắc cơ bản của pháp lý quốc tế
về tôn trọng chủ quyền và không can thiệp là bất khả xâm phạm.
Với việc pháp điển hóa nhân quyền trong luật quốc tế, Mỹ đã đẩy
khái niệm chủ quyền quốc gia xuống hàng thứ yếu. Để đảm bảo

16



×