Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 33 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC
  

TIỂU LUẬN
BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI
TIN GIẢ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN
THÔNG XÃ HỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giảng viên bộ môn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
MSSV:

TS. Văn Công Nghĩa
Huỳnh Nguyễn Anh Quân
20CNQTH02
416200164

Đà Nẵng - 11/2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 1
3. Bố cục tiểu luận ..................................................................................... 2
NỘI DUNG ................................................................................................... 3


CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM TIN GIẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN. 3
1.1. Khái niệm tin thật ........................................................................... 3
1.2. Khái niệm tin giả ............................................................................. 3
1.3. Khái niệm và vai trò của phương tiện truyền thông xã hội .......... 4
1.3.1. Khái niệm về phương tiện truyền thông xã hội ............................ 5
1.3.2. Phương tiện truyền thông xã hội và mạng xã hội ......................... 6
1.3.3. Vai trò của phương tiện truyền thông xã hội ................................ 6
1.4. Nhận diện tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội ........ 7
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TIN GIẢ TRÊN CÁC
PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI ........................................ 9
2.1. Thực trạng về vấn đề tin giả trên các phương tiện truyền thông
xã hội ....................................................................................................... 9
2.1.1. Đối với thế giới ......................................................................... 10
2.2.1. Đối với Việt Nam ...................................................................... 14
2.2. Nguyên nhân lan truyền nhanh chóng tin giả trên các phương
tiện truyền thông xã hội ....................................................................... 19


Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 23
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TIN GIẢ HIỆN
NAY TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI........ 24
3.1. Đối với nhà báo .............................................................................. 24
3.2. Đối với người sử dụng các phương tiện truyền thơng xã hội ...... 24
3.3. Đối với chính quyền của các quốc gia........................................... 25
3.4. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông xã hội ................ 26
Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 27
KẾT LUẬN ................................................................................................. 28
1. Kết luận................................................................................................ 28
2. Hướng phát triển và triển vọng của đề tài ......................................... 28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 29


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, đất nước ta đẩy
mạnh hịa nhập với xu hướng tồn cầu hóa thế giới. Tất cả mọi lĩnh vực,
ngành nghề trong đời sống đều đang có sự thay đổi để thích nghi hơn với
cơng nghệ 4.0 hiện đại. Báo chí Việt Nam cũng theo đà phát triển, từ loại
hình báo in, báo giấy truyền thống, giờ đây đã xuất hiện những loại hình mới
mẻ, đa dạng hơn, đặc biệt là sự bùng nổ của báo điện tử và các phương tiện
truyền thông xã hội đã cung cấp cho người dân những thông tin một cách
nhanh chóng và thuận tiện. Nhưng đi kèm theo đó, là những tin tức giả tràn
lan trên các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là mạng xã hội của các
đối tượng xấu với mục đích dẫn dắt hoặc làm hoang mang dư luận để phục
vụ cho những lợi ích bất chính của mình. Nhận thấy đây là một trong những
vấn đề nhức nhối và có sức ảnh hưởng lớn tới xã hội về nhiều mặt như chính
trị, an ninh, kinh tế, đời sống con người,... Em xin chọn đề tài tiểu luận: "Tin
giả trên các phương tiện truyền thông xã hội: Thực trạng và giải pháp"
nhằm giúp mọi người có thể phân biệt đâu là tin tức giả, tin tức thật cũng
như chỉ rõ mức độ nguy hiểm mà những thông tin sai lệch này mang đến,
đồng thời đưa các giải pháp thiết thực để ngăn chặn kịp thời vấn nạn tin giả
đang ngày càng gia tăng khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở nhiều quốc gia trên
thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nêu rõ khái niệm, đặc điểm của tin giả và phương tiện truyền thơng

xã hội.
- Phân tích thực trạng vấn đề tin giả hiện nay trên các phương tiện
truyền thông xã hội và tìm kiếm nguyên nhân cũng như biện pháp giải

quyết đối với từng cá nhân, tổ chức.

Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

1


- Nâng cao hiểu biết, nhận thức của chính bản thân và người đọc về
cách tiếp nhận, xử lý thông tin cũng như tác hại của việc lan truyền
những thông tin sai lệch.
- Tìm kiếm những khía cạnh khác của vấn đề để từ đó có thể khám
phá và nghiên cứu các vấn đề khác có liên quan.
3. Bố cục tiểu luận
Nội dung gồm ba chương chính:
 Chương 1: Khái niệm tin giả và những vấn đề cơ bản
 Chương 2: Thực trạng về vấn đề tin giả trên các phương tiện truyền
thông xã hội
 Chương 3: Giải pháp giải quyết vấn đề tin giả hiện nay trên các phương
tiện truyền thông xã hội

Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM TIN GIẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.1. Khái niệm tin thật

Tin thật (tiếng Anh: Real News) theo định nghĩa của thư viện Campus 1là
những tin tức mang tính xác thực, khách quan và có độ tin cậy cao. Tin thật
có những đặc trưng sau đây:


Nó báo cáo các sự kiện một cách rõ ràng, khách quan và không thiên
vị.



Được viết bởi các nhà báo chun nghiệp, tn thủ đạo đức nghề
nghiệp.



Thơng tin của nó đã được kiểm chứng và xác thực.



Được lấy từ những nguồn chính thống và có độ tin cậy cao.

1.2. Khái niệm tin giả
Tin giả đã xuất hiện và tồn tại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chưa có
một định nghĩa nào thật sự chính xác về tin giả. Về cách gọi, thuật ngữ này
bắt nguồn từ thuật ngữ “fake news” của báo chí Âu, Mỹ và đang được sử
dụng phổ biến trong mơi trường báo chí truyền thơng tồn cầu. Trong thời
đại phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông xã hội ngày nay,
thuật ngữ “tin giả” xuất hiện với tần suất ngày càng lớn. Cụ thể, năm 2016,
tin giả là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, trở thành “từ của năm” trên từ
điển Oxford và là “từ của năm” 2017 trong từ điển Collins. Theo từ điển

Collins 2 , định nghĩa tin tức giả là “false and sometimes sensationalist
information presented as fact and published and spread on the internet”, có

1

/>
2

Definition of fake news | New Word Suggestion | Collins Dictionary

Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

3


nghĩa là “những thông tin sai, thường là giật gân, được phát tán dưới vỏ bọc
tin tức”. Ngoài ra, theo Allcott và Gentzkow (2017) của Tạp chí Quan điểm
Kinh tế (tiếng Anh: Journal of Economic Perspectives) định nghĩa “fake
news as news stories that have no factual basis but are presented as facts”,
điều này có nghĩa là “tin giả là tin mà khơng có cơ sở thực tế nhưng được
trình bài là tin thật”.
Ở Việt Nam, tin giả được các báo điện tử uy tín như Tuổi trẻ Online (báo
điện tử thuộc Thành đồn Thành phố Hồ Chí Minh), VTV News (báo điện
tử của Đài truyền hình Việt Nam), VietNamNet (báo điện tử thuộc bộ Thông
tin và Truyền thông), Nhân dân điện tử (thuộc cơ quan Trung ương của Đảng
Cộng sản Việt Nam),... gọi với nhiều cái tên khác nhau như là: tin giả, tin vịt
hay tin tức giả mạo. Theo định nghĩa của Báo Quân đội nhân dân - cơ quan
báo chí trực thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phịng, tin giả là tin khơng
bao giờ đúng với thực tế, nó được đưa ra để nhằm đánh lừa, làm cho người

tiếp nhận hiểu sai lệch về những vấn đề hay sự kiện nào đó.
Tuy nhiên, trên thực tế tin giả được hiểu theo hai nghĩa "misinformation"
hoặc "disinformation".Cả hai từ này dịch sang tiếng Việt đều có thể hiểu là
"thơng tin sai lệch". Nhưng "misinformation" là chỉ thông tin sai lệch một
cách tự nhiên, có thể do người nói hoặc người đọc hiểu sai vấn đề. Ngược lại
"disinformation" để chỉ hành vi cố ý làm người khác hiểu sai.
Như vậy, có thể hiểu tin giả là những thơng tin khơng chính xác, dễ gây
hiểu lầm, và nó được truyền đi một cách cách vơ tình hoặc có chủ ý dùng
vào việc che giấu, lấp liếm thông tin nhằm đánh lừa hoặc gây hiểu lầm cho
công chúng để đạt được mục đích nào đó của các đối tượng phát tán tin tức.
Nó được lan truyền trên khơng gian mạng và các phương tiện truyền thông,
bao gồm cả truyền thông xã hội.
1.3. Khái niệm và vai trị của phương tiện truyền thơng xã hội

Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

4


1.3.1. Khái niệm về phương tiện truyền thông xã hội
Theo thầy Văn Công Nghĩa3, giảng viên trường Đại học Ngoại ngữ Đà
Nẵng cho rằng: “Khái niệm phương tiện truyền thông xã hội (social media) là
một loại hình phương tiện truyền thông mới, ra đời từ một vài thập kỷ trước với
sự xuất hiện của mạng internet và hệ thống tin nhắn BBS (Bulletin Board
System). Tuy nhiên cho đến khi nền tảng Web 2.0 ra đời - công nghệ giúp người
dùng tự xây dựng nội dung và kết nối với nhau thì kỷ ngun của truyền thơng
xã hội mới thực sự bùng nổ. Khái niệm truyền thông xã hội hiện nay được hiểu
là các nền tảng (platform) cung cấp cho người sử dụng internet dựa trên cơng
nghệ web 2.0”.

Ngồi ra phương tiện truyền thơng xã hội cịn có nghĩa khác được đề cập
bởi tác giả Andreas Kaplan và Michael Haenlein viết trên Tạp chí Business
horizons, truyền thơng xã hội là “những ứng dụng internet xây dựng trên nền
tảng công nghệ và lý tưởng của web. 2.0 mà tạo điều kiện cho việc kiến tạo và
trao đổi thông tin của người dùng”4.
Theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP 5về việc quản lý, cung cấp, sử dụng
dịch vụ Internet và thông tin trên mạng của Chính phủ nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các phương tiện truyền thông xã hội là "hệ thống thông
tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp,
sử dụng, tìm kiếm chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo
trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum) trò chuyện (chat) trực tuyến,
chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”.
Từ những định nghĩa trên, tóm lại các phương tiện truyền thơng xã hội là
những chương trình, các cơng nghệ thông qua mạng internet trên các thiết bị

3

Văn Công Nghĩa. Giáo trình Báo chí truyền thơng đại cương
Kaplan, Andreas M., and Michael Haenlein: “User of the world, unite! The challenges and opportunities of
Social Media”, Tạp chí Business horizons 53.1: 59-68
5
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin
điện tử trên mạng, Số 72/2013/NĐ-CP
4

Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

5



kết nối internet dùng để trao đổi thông tin và tương tác trên mạng của cộng
đồng người sử dụng hệ thống mạng này.
1.3.2. Phương tiện truyền thông xã hội và mạng xã hội
Phương tiện truyền thông xã hội (social media) và mạng xã hội (social
network) về mặt bản chất được hiểu như nhau. Cả hai đều là những website dựa
trên nền tảng web 2.0 để giúp người sử dụng có thể tạo lập và truyền tải thông
tin. Tuy vậy, thuật ngữ phương tiện truyền thơng xã hội có nghĩa rộng hơn, bao
hàm cả phương tiện lẫn nội dung truyền thông, trong khi mạng xã hội nhấn
mạnh chủ yếu đến nền tảng cơng nghệ tạo ra nó. Trong bài viết này, phương
tiện truyền thông xã hội được đề cập chủ yếu là mạng xã hội.
1.3.3. Vai trò của phương tiện truyền thông xã hội
Thế kỷ 21 đã chứng kiến sự lan tỏa nhanh chóng của các phương tiện truyền
thơng xã hội khác nhau (ví dụ: Twitter, Instagram, Facebook,...), được coi là
nhóm các ứng dụng xây dựng dựa trên nền tảng Internet, nhằm tạo điều kiện
cho việc tạo mới hoặc chia sẻ thông tin, ý tưởng và các nội dung khác thông
qua các thiết bị cơng nghệ và mạng máy tính. Vai trị và sức ảnh hưởng của các
phương tiện truyền thơng xã hội là khơng thể phủ nhận. Từ khi nó xuất hiện đã
thu hút được rất nhiều đối tượng, đặc biệt là giới trẻ, những người hiểu biết về
công nghệ tham gia vào. Các phương tiện truyền thông xã hội đã mang đến một
sự thay đổi lớn, nó giúp mọi người liên lạc và trao đổi thông tin một cách dễ
dàng hơn thời kì mà mạng internet chưa xuất hiện. Bên cạnh đó, con người có
thể bày tỏ những suy nghĩ, ý tưởng, quan điểm của mình trước cơng chúng.
Khơng những thế, các phương tiện truyền thơng xã hội cịn góp phần trong việc
thúc đẩy kinh tế qua việc quảng cáo, quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp,
công ty kinh doanh khác. Đối với chính phủ của từng quốc gia, các phương tiện
truyền thông xã hội giúp người dân nắm bắt và cập nhật nhanh chóng các thay
đổi chính sách và thể hiện ý kiến của mình trước tình hình đất nước. Tuy nhiên,
các phương tiện truyền thơng xã hội là một “con dao hai lưỡi”, nếu như không
Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02

MSSV: 416200164

6


được sử dụng đúng cách, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng
khơng chỉ dưới góc độ cá nhân mỗi người mà còn lan rộng ra xã hội, quốc gia.
Chính vì vậy, việc đánh giá đúng đắn vai trị của các phương tiện truyền thơng
xã hội và sự nghiêm trọng của vấn đề tin giả trên các phương tiện truyền thơng
xã hội sẽ giúp con người có thể ngăn chặn và phòng chống, tránh bị dẫn dắt bởi
những thông tin không đúng sự thật làm hoang mang dư luận và gây thiệt hại
về các mặt: an ninh, chính trị, kinh tế, đời sống cá nhân,…
1.4. Nhận diện tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội
Tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội là những thơng tin khơng
chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung,
được phát tán trên không gian mạng và các phương truyền thông xã hội khác.
Đây là một thách thức chung hiện nay mà các quốc gia trên thế giới đang phải
đối mặt. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mạng xã hội (Facebook, Google,
Zalo…) trở thành nền tảng lan truyền tin giả phổ biến nhất. Tin giả xuất hiện
trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…Có rất nhiều cách để nhận
biết tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội:


Một là, kiểm tra xem xét nguồn tin

Hiện nay, có rất nhiều kênh để tiếp nhận thơng tin, từ truyền hình, radio,
các trang báo online, trang thơng tin điện tử, cổng thông tin của các cơ quan
nhà nước… Nguồn tin cịn đến từ mạng xã hội, các hội nhóm hay bạn bè, những
người sống xung quanh. Tất nhiên, trong hàng trăm, hàng ngàn tin tiếp nhận
mỗi ngày, có tin chính xác, có tin khơng chính xác.

Để nhận được những thơng tin chính xác, người đọc nên theo dõi tin tức
trên truyền hình hoặc những trang báo uy tín. Các trang website của báo chính
thống thường có tên miền .vn và có thơng tin đầy đủ của cơ quan báo chí tại
chân trang. Tin tức được truyền tải trên những kênh này đã qua nhiều vòng
kiểm duyệt.
Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

7




Hai là, kiểm chứng nguồn tin

Với mỗi thông tin đăng tải trên báo chí hay trên mạng xã hội, cần kiểm
chứng xem thơng tin chính xác khơng bằng cách: đọc và tìm hiểu nguồn tin đó
có được cung cấp bởi người có thẩm quyền, đúng chức năng, được phép phát
ngơn cung cấp thông tin hay không. Những thông tin trong bài viết có nêu rõ
tên người, địa phương, thời gian… không. Với những tin chung chung, không
rõ tên nhân vật, địa danh… cụ thể, người tiếp nhận thông tin cần phải kiểm
chứng lại.
Tin giả thường không được chú trọng về cấu trúc ngữ pháp, thể thức văn
bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp, khơng thống nhất.
Về các luận cứ, luận chứng trong bài viết, thông thường các tin giả được
tạo ra được dựa trên một câu chuyện, tình tiết có thực nhưng được làm giả ở
những nội dung quan trọng nhất.
Ngoài ra, cần đọc kỹ nội dung xem thơng tin đó là tin tức thật, hay trị đùa
của người đăng.



Ba là, kiểm tra lại thơng tin, hình ảnh minh họa

Tin giả khơng chỉ là những dịng chữ viết, mà đơi khi, cịn là các hình ảnh.
Người dùng mạng xã hội ln nghĩ, hình ảnh là minh chứng rõ ràng nhất, và
tin ngay những thơng tin trong hình ảnh đó. Nhưng thực sự, những hình ảnh có
thể bị làm giả, bị cắt ghép, chỉnh sửa theo từng dụng ý khác nhau của người
đăng tải thơng tin.
Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh trên mạng hoặc được chỉnh
sửa cho phù hợp với nội dung nguồn tin. Cần kiểm tra xem ảnh có tồn tại trên
khơng gian mạng thơng qua tính năng “Search Google for image”.


Bốn là, hỏi ý kiến chuyên gia và các cơ quan chức năng đáng

tin cậy
Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

8


Bản thân người dùng các phương tiện truyền thông xã hội nếu nhận thấy
nguồn tin đó khơng đáng tin cậy, khó kiểm chứng thì có thể hỏi ý kiến những
chun gia, những người có kinh nghiệm trong việc xác thực tin giả, tin sai sự
thật trên không gian mạng. Hoặc có thể gửi thơng tin mà bản thân cảm thấy
nghi ngờ vào các trang website, mạng xã hội của các cơ quan chức năng, đặc
biệt là Cơ quan Công an.
Tiểu kết chương 1
Tin giả không phải là một vấn nạn xuất hiện gần đây mà là một vấn đề đã

tồn tại rất lâu trong xã hội. Dưới sự bùng nổ mạnh mẽ của truyền thơng xã hội,
nó đã được con người chú ý đến. Về mặt ý nghĩa, tin giả không chỉ là những
loại thông tin không đúng sự thật, và dễ gây hiểu lầm; nó cịn là những loại
thơng tin tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn tác động tới đời sống cá nhân và xã
hội. Do đó, việc hiểu rõ và nhận diện được những thông tin giả trên các phương
tiện truyền thông là một điều vô cùng cần thiết để ngăn chặn, giảm thiểu những
nguy hại cho đời sống con người mà tin giả gây ra. Phần tiếp theo - Chương 2:
Thực trạng về vấn đề tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội sẽ đi
vào phân tích cụ thể, đồng thời giải thích rõ những nguyên nhân tại sao tin giả
là vấn nạn chung của cả thế giới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TIN GIẢ TRÊN CÁC
PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI
2.1. Thực trạng về vấn đề tin giả trên các phương tiện truyền thông xã
hội
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư với sự phát triển bùng nổ của cơng
nghệ mang tính đột phá đã và đang làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả
về chất và lượng, mang lại những lợi ích chưa từng có cho xã hội lồi người.
Tuy nhiên, khơng gian mạng với đặc tính nặc danh, lan truyền nhanh đã trở
thành môi trường thuận lợi cho hoạt động tán phát tin giả, tin sai sự thật thông

Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

9


qua các phương tiện truyền thông xã hội. Theo Báo cáo “Digital 2020”6, đến
năm 2020, số người dùng Internet trên toàn thế giới là 4,54 tỷ người (chiếm
59% dân số thế giới), người dùng mạng xã hội là 3,8 tỷ (chiếm 49% dân số thế
giới). Sáu mạng xã hội có trên 1 tỷ người dùng gồm Facebook (2.449.000.000

người), YouTube (2.000.000.000 người), WhatsApp (1.600.000.000 người),
Facebook Messenger (1.300.000.000 người), Wechat (1.151.000.000 người);
Instagram (1.000.000.000 người). Riêng tại Việt Nam, tính đến tháng 1.2020
số người dùng Internet là 68,17 triệu (chiếm 70% dân số), số tài khoản tham
gia mạng xã hội là 65 triệu (chiếm 67% dân số). Trung bình một ngày thời gian
sử dụng Internet trên tất cả các thiết bị của người Việt Nam là 6 giờ 30 phút,
thời gian truy cập mạng xã hội trung bình tính trên tất cả các thiết bị là 2 giờ 22
phút, thời gian xem ti vi hoặc video là 2 giờ 09 phút, thời gian trung bình để
nghe nhạc là 1 giờ 1 phút, chơi game là 1 giờ. Hai mạng xã hội có tỷ lệ người
sử dụng nhiều thời gian nhất trong ngày là YouTube (11 phút, 44 giây),
Facebook (17 phút, 48 giây). Do sự quản lý lỏng lẻo của các mạng xã hội, tin
giả xuất hiện ngày càng nhiều và đang trở thành một vấn nạn khơng chỉ của
Việt Nam mà cịn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
2.1.1. Đối với thế giới
Theo một cuộc khảo sát vào năm 2016 của Trung tâm nghiên cứu Pew
(tiếng Anh: Pew Research Center), hầu hết người Mỹ cho rằng những tin tức
giả trên các phương tiện truyền thơng xã hội có tác động rất lớn đến đời sống
của họ. Khoảng hai phần ba người Mỹ trưởng thành (64%) nói rằng những câu
chuyện tin tức bịa đặt khiến cho họ bối rối trong vấn đề xử lý và tiếp nhận thông
tin. Những kết quả này đến từ một cuộc khảo sát với 1.002 người trưởng thành
ở Hoa Kỳ được thực hiện từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 12 năm 2016.

6

/>
Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

10



Hình 1: Mức độ phản ánh sự bối rối với tin tức giả của người Mỹ

Mặc dù họ cảm thấy các tin giả xuất hiện tràn lan trên các phương tiện
truyền thông xã hội, nhưng người Mỹ vẫn bày tỏ sự tự tin khá lớn vào khả năng
phát hiện tin giả của mình, với 84% người tự tin rằng họ có thể nhận ra tin bịa
đặt, 16% cịn lại khơng tin bản thân mình có thể nhận biết được tin thật. Bên
cạnh đó, có khoảng một phần ba (32%) người Mỹ nói rằng họ thường xem các
bản tin chính trị trên các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là mạng xã
hội.

Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

11


Hình 2: Biểu đồ phản ánh mức độ sự tự tin của người Mỹ trong việc nhận biết thông tin giả

Rất khó để đo lường mức độ chính xác liệu bao nhiêu người có thể thực sự
phát hiện được tin giả, tuy nhiên những số liệu thống kê này cho thấy được
người Mỹ rất tự tin về khả năng nhận biết tin giả. Nhưng trái ngược lại với sự
tự tin của họ, thì vấn nạn tin giả vẫn tiếp tục là một trong những mối lo
ngại đáng quan tâm nhất đối với chính quyền Mỹ và người dân. Nước Mỹ là
một trong những quốc gia mà có số lượng các công ty truyền thông và lượng
người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất trên thế giới nên họ phải đối mặt với
những vấn đề tin giả và giải quyết hậu quả nó gây ra là một điều khó tránh
khỏi.
Những thơng tin gây sai lệch và hiểu lầm nghiêm trọng có thể dẫn đến các
thảm kịch trong đời sống dễ dàng lan truyền với tốc độ chóng mặt từ người này

sang người khác thông qua các phần mềm chat hoặc các mạng xã hội

Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

12


Vào năm 2016, thuyết âm mưu “Pizzagate” 7 ám chỉ một nhà hàng Pizza
nổi tiếng có tên Comet Ping Pong ở bang Washington, D.C, nước Mỹ đang che
giấu một đường dây bắt cóc trẻ em liên quan tới một chính trị gia nổi tiếng
Hillary Clinton được chia sẻ và lan truyền rộng rãi trên các nền tảng mạng xã
hội. Đây là một thông tin bịa đặt được chia sẻ và trở thành một chủ đề “hot” bởi
sự tò mò và tính hiếu kì của những người dùng mạng xã hội. Tuy nhiên, câu
chuyện tưởng như đùa mà có thật, tin đồn “Pizzagate” đã khiến một người đàn
ông từ bang North Carolina phóng xe tới tận nhà hàng này với một khẩu súng
trường đề tự điều tra vụ việc. Điều này đã làm cho người dân Mỹ hết sức lo
lắng về tình trạng tin giả đang được lan truyền ngày càng gia tăng. Nhà chức
trách cho biết khi trả lời thẩm vấn, người đàn ông cho hay anh ta đang thực
hiện cuộc điều tra để xác minh tin nhà hàng có “nhóm lạm dụng trẻ em do cựu
ứng viên tổng thống Hillary Clinton và trợ lý chiến dịch của bà dẫn đầu”. Tin
đồn này được đăng tải trên mạng internet bởi các phương tiện truyền thông xã
hội nổi tiếng như: Facebook, Tiktok,... với lượng người xem đạt tới 82 triệu
người.
Bên cạnh vụ việc “Pizzagate” kể trên, nước Mỹ cũng phải hứng chịu nhiều
tổn thất nặng nề trong thời gian xảy ra dịch bệnh COVID -19 vào năm 2019 do
vấn đề tin giả. Người dân Mỹ tìm kiếm những thơng tin về vaccine trên mạng
xã hội Facebook và những nội dung gợi ý hiển thị đầu tiên khi tìm kiếm về
vaccine sẽ là những từ khóa “vaccine và tự kỷ” hay “antivaccine”. Khi bấm vào
những từ này, kết quả tìm kiếm sẽ đưa đến các trang Facebook lan truyền thông

tin sai lệch về vaccine. Không chỉ mạng xã hội Facebook đưa thông tin sai sự
thật, một nền tảng mạng xã hội là Instagram cũng có những hành động tương
tự. Khi tìm kiếm theo hashtag8 trên Instagram, kết quả hàng đầu là #vaccineskill,
7

/>8

Hashtag, được giới thiệu bằng ký hiệu số hoặc ký hiệu băm, #, là một loại thẻ siêu dữ liệu được sử dụng trên các mạng
xã hội như Twitter và các dịch vụ blog khác. Nó cho phép người dùng áp dụng tính năng gắn thẻ do người dùng tạo, giúp
người dùng khác dễ dàng tìm thấy bài viết/thư có chủ đề hoặc nội dung cụ thể.

Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

13


có nghĩa là vaccine gây chết người, với hơn 17.000 bài viết. Hậu quả là khiến
cho nhiều bậc phụ huynh trở nên hoang mang và hồi nghi, thậm chí từ chối
phương thức phòng bệnh này cho con và khiến Mỹ rơi vào dịch sởi tồi tệ nhất
trong nhiều năm trở lại đây.
Và những vụ việc tương tự như vậy không chỉ tồn tại ở một quốc gia phát
triển như Mỹ, vấn đề tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội đã trở
thành vấn đề chung cho toàn thế giới hiện nay. Ở Ấn Độ, chỉ vì những tin đồn
vô căn cứ ở Whatsapp, mà 20 mạng người bị đánh hội đồng đến chết do người
dân cho rằng họ là băng đảng bắt cóc trẻ con. Tại Ấn Độ, có hơn 1 tỷ chiếc
điện thoại được kết nối mạng, nhưng đa phần trong số đó lại là cơng cụ làm lan
truyền tin giả, tin sai sự thật. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng tại những
vùng sâu vùng xa của Ấn Độ, nơi người dân thường khơng có thói quen xác
thực thơng tin. Chính vì vậy, những tin đồn như bắt cóc trẻ em có thể dễ dàng

gieo rắc nỗi sợ hãi, gây tâm lý hoảng loạn và thôi thúc người ta có những hành
vi cực đoan, gây ra hậu quả khơng thể cứu vãn với nạn nhân. Cịn tại quốc gia
khác như Indonesia, tin giả đã gây ra cả một sự hỗn loạn ngay trong thời điểm
nước này đang phải khắc phục hậu quả của thảm họa kép động đất-sóng thần.
Vào năm 2018, trên mạng bắt đầu lan truyền những tin giả như sắp có trận động
đất mạnh hơn hay vỡ đập. Mục đích nhằm khiến người dân lo lắng , bỏ đi sơ
tán để những kẻ lan truyền tin giả có thể trộm đồ. Khơng dừng lại ở đó, một số
kẻ xấu đã dùng hình ảnh và video giả mạo để làm tăng độ nghiêm trọng của sự
việc. Tin giả kiểu này đánh trúng vào tâm lý người dân khi vừa phải gồng mình
để tái thiết cuộc sống, vừa hoang mang trước nguy cơ một thảm họa tương tự
có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Chính quyền Indonesia ngay sau đó đã phải lên
tiếng bác bỏ những thông tin trên để trấn an người dân.
2.2.1. Đối với Việt Nam
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và truyền thơng, thời gian gần đây tình
trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật trên các phương tiện truyền thông xã hội
Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

14


đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh và cơng tác
phịng chống dịch COVID-19 vừa qua, việc phát tán tin giả đã gây khó khăn
cho các cơ quan địa phương trong cơng tác, phịng chống dịch bệnh. Chỉ trong
năm 2020, cơ quan chức năng đã xác định khoảng 100 hội nhóm trên các
phương tiện truyền thơng xã hội, điển hình là các trang mạng xã hội với hơn
14.000 trang Facebook; hơn 80 kênh YouTube chống phá với tần suất cao,
khoảng trên 54.000 video vi phạm thường xuyên tán phát tin giả có ảnh hưởng
tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Trong đó, xử phạt hành chính hơn
1.000 đối tượng có hoạt động đăng tải thơng tin chưa chính xác về dịch COVID199. Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, trên khơng gian mạng Việt Nam đã có

hơn 900.000 thơng tin liên quan đến tình hình dịch bệnh. Theo Viện Kiểm sát
Nhân dân Tối cao, chỉ sau hơn hai tháng, công an các đơn vị, địa phương cả
nước đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật; đã có
hơn 300 đối tượng trong nước tung tin giả về dịch Covid-19 trên không gian
mạng bị cơ quan chức năng xử lý. Điều đó cho thấy, tin giả lan truyền trên các
phương tiện truyền thông xã hội là vấn đề rất phức tạp hiện nay. Trên thực tế,
Việt Nam cũng đã gặp khơng ít khó khăn khi phải giải quyết một lượng lớn tin
giả xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng xã hội. Điển hình là tin “Bác sĩ Khoa
rút ống thở của mẹ ruột để cứu sản phụ”10 đã gây xôn xao dư luận trong thời
gian vừa qua. Nhiều người dùng mạng xã hội đã tích cực chia sẻ thơng tin mặc
dù chưa kiểm chứng thơng tin đó có xác thực hay khơng. Việc này đã gây ra
những cuộc tranh cãi trên mạng xã hội, và một số ý kiến trái chiều khơng đồng
tình với hành vi của bác sĩ Khoa. Vụ việc đã khiến đội ngũ y bác sĩ, lực lượng
tuyến đầu phòng chống dịch bức xúc vì cho rằng thơng tin đưa ra là hư cấu,
khơng đúng một số vấn đề, trong đó có y đức. Vì khơng ai có quyền cắt nguồn

9

/>
10

/>
Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

15


oxy nếu bố mẹ đang được điều trị, kể cả bác sĩ là con đẻ. Việc rút ống thở hay
không là tùy thuộc vào các chỉ số sinh tồn của người bệnh và phải thông qua

hội chẩn, nếu không sẽ có nguy cơ dẫn đến vơ tình giết người và vi phạm các
quy tắc nghề nghiệp. Trước thông tin sai lệch và ảnh hưởng lớn tới ngành y, Sở
Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức vào cuộc kiểm tra, xác minh và
khẳng định câu chuyện “rút ống thở người nhà nhường cho sản phụ” là hư cấu,
bịa đặt vào ngày 8/8/2021. Đồng thời vào ngày 9/8, Thanh tra Sở Thơng tin và
truyền thơng Thành Phố Hồ Chí Minh cũng có quyết định xử phạt hành chính
đối với hai nhà báo vi phạm là Nguyễn Đức Hiển và Hồng Ngun Vũ vì đã
chia sẻ thơng tin khơng có thật vụ “Bác sĩ Khoa” theo quy định tại điểm a,
khoản 1 Điều 101 Nghị định số 12/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ
thông tin và giao dịch điện tử. Hai nhà báo trên đã thừa nhận hành vi của mình
là do vơ ý vì thiếu kiểm chứng, tuy nhiên sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Vào
ngày 25/4/2022, Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh, đã xác định Nguyễn Thị
Minh Thy (24 tuổi, ngụ tỉnh Bến Tre) cùng đồng bọn dùng thủ đoạn đăng các
bài viết hư cấu về những câu chuyện cảm động, dựng lên nhân vật "bác sĩ Trần
Khoa" hòng kêu gọi gây quỹ từ thiện, nhận tiền từ những nhà hảo tâm để trục
lợi, Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục thu thập bằng chứng để
khởi tố những đối tượng này với hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Kết quả
là, vụ việc đã khiến cho nhiều người dân dần mất niềm tin vào các tổ chức từ
thiện hiện nay đang hoạt động và danh dự của những người làm báo bị ảnh
hưởng nghiêm trọng do sự sai phạm của một vài cá nhân trong ngành.
Bên cạnh vụ việc “Bác sĩ Khoa” với mục đích trục lợi tiền từ thiện, những
đối tượng xấu còn lợi dụng tâm lý người dân về việc tìm kiếm các sản phẩm có
tác dụng phịng, chống COVID-19. Một số cá nhân sử dụng mạng xã hội và các
phương tiện thông tin đại chúng đăng tải, chia sẻ những thông tin không chính
xác, khơng có căn cứ khoa học, chưa được kiểm chứng về tác dụng hỗ trợ, điều

Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164


16


trị COVID-19 của dược liệu Địa long trong thời gian qua. Mặc dù, Bộ Y tế đã
khẳng định: Đến nay, Bộ Y tế chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ sản phẩm có
thành phần Địa long nào có tác dụng hỗ trợ, điều trị COVID-19, cũng chưa
nhận được bất kỳ báo cáo khoa học nào chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị
COVID-19 của Địa long, nhưng vẫn có một số người vẫn tiếp tục chia sẻ thông
tin này đến cho người khác, đặc biệt là có sự tiếp tay của một nữ diễn viên khá
nổi tiếng và có sức ảnh hưởng ở Việt Nam - Lê Ngọc Phương Trinh (nữ diễn
viên Angela Phương Trinh) . Cụ thể, cô đã có chia sẻ một bài viết về thơng tin
Địa long có thể giúp chữa trị bệnh COVID-19 trên trang Facebook cá nhân của
mình, mặc dù đã có những bình luận của những người sử dụng mạng Facebook
giải thích cho cơ những thơng tin đó khơng đúng sự thật và yêu cầu cô phải gỡ
bỏ bài viết, thế nhưng nữ diễn viên này vẫn cố chấp và tiếp tục đăng tin và chia
sẻ những thơng tin sai lệch và có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe cộng đồng.
Vụ việc đã dừng lại, khi ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh Thanh tra Sở TTTT
TP.HCM đã ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nữ
diễn viên về hành vi cung cấp thông tin trên mạng xã hội có nội dung sai sự
thật về việc chữa trị COVID-19 bằng giun đất (Địa long). Theo đó, ca sĩ – diễn
viên Angela Phương Trinh bị xử phạt theo điểm a khoản 1 điều 101 Nghị định
15/2020/NĐ-CP với số tiền là 7,5 triệu đồng. Nữ diễn viên sau đó đã nhận sai,
nhưng một khoảng thời gian sau lại tiếp tục hành vi của mình, cơ đã cho đăng
tải bài viết với tiêu đề "Ung thư đầu mặt nhỏ dần nhờ dùng Địa long tươi và lạy
Phật sám hối". Khơng chỉ có nhà báo mắc sai phạm như vụ “Bác sĩ Khoa”, ngay
cả những người nổi tiếng cũng có thể tiếp tay cho những hành động lan truyền
tin giả.

Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164


17


Hình 3: Báo Thanh niên đưa tin nữ diễn viên Phương Trinh bị xử lý vi phạm hành chính
hành vi cung cấp thơng tin sai sự thật

Có thể thấy, tin giả xuất hiện tràn lan trên các phương tiện truyền thông xã
hội, và dễ dàng tiếp cận tới người đọc. Song song với những vụ việc đăng tin
sai sự thật trong tình hình dịch bệnh COVID-19. Việt Nam cịn phải đối mặt
với những tin tức giả từ những thành phần phản động chống phá nhà nước hay
những trang báo điện tử giả mạo khác trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Những trang web báo điện tử giả mạo hay các tạp chí điện tử này “núp bóng”
những trang web báo điện tử có uy tín khác với những cái tên giống nhau gây
nhầm lẫn, làm cho nhiều người dân tin tưởng và vơ tình tạo ra những hệ lụy
khơng thể lường trước được.

Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

18


Hình 4: Website gây nhầm lẫn với website chính thống của báo Tuổi
trẻ để đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19.

2.2. Nguyên nhân lan truyền nhanh chóng tin giả trên các phương tiện
truyền thơng xã hội
Hiện nay, các tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội xuất hiện
ngày càng nhiều. Những thông tin này khơng chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển,

hình thành nhân cách, đạo đức xã hội, xâm phạm đến danh dự, uy tín, lợi ích
kinh tế của cá nhân, tổ chức mà nó cịn gây nên những tác động tiêu cực trong
dư luận xã hội, gia tăng tội phạm, mất trật tự an ninh xã hội. Trước tiên, phải
thừa nhận rằng ngăn chặn tin giả là một nhiệm vụ bất khả thi, bởi đặc tính lan
truyền thơng tin mạnh mẽ trên các nền tảng số hay mạng xã hội. Việt Nam là
một trong những quốc gia có lượng người sử dụng các phương tiện truyền thông
Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

19


xã hội nhiều nhất trên thế giới với khoảng 74,8 triệu người11 sử dụng trong tổng
số 99 triệu dân vào năm 2022. Điều này đã dẫn đến việc, bất kể ai cũng có khả
năng tiếp cận những thơng tin sai sự thật và lan truyền những thơng tin đó một
cách nhanh chóng. Người dùng có thể “ẩn danh” và thoải mái trong việc thể
hiện ý kiến. Do đó, có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho vấn đề tin giả
được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.
Thứ nhất là sự phát triển mạnh mẽ của internet và các phương tiện
truyền thông xã hội, tất cả mọi người đều có khả năng truy cập internet và
sử dụng các trang mạng xã hội. Nếu như thời đầu của internet quay số qua
mạng điện thoại công cộng, số người sử dụng internet chỉ đạt đến 205.000
người, thì 10 năm sau, con số này đạt 17 triệu người. Thế nhưng, so sánh với
con số hơn 31 triệu người dùng internet vào năm 2012 với hơn 50 triệu người
năm 2017 thì mới thấy được sự phát triển như vũ bão của internet ở Việt Nam.
Theo thống kê của Hiệp hội Internet Việt Nam, với hơn 50 triệu người dùng
internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới, Việt
Nam nằm trong tốp những quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ người dùng
internet cao nhất tại châu Á. Từ người nông dân, công nhân đến học sinh, sinh
viên, kỹ sư, bác sĩ đều có thể tìm được những thông tin cần thiết trên các phương

tiện truyền thông xã hội và mạng internet. Vì vậy, có một số đối tượng, đặc biệt
là trẻ em-những người chưa được trang bị hay thiếu kỹ năng hoặc kiến thức
trong việc đánh giá, xem xét thông tin rất dễ bị dẫn dắt và tiếp cận những thơng
tin sai lệch. Ngồi ra, những người sinh sống ở khu vực nông thôn cũng là một
trong những đối tượng mà các kẻ lan truyền tin giả hướng tới, vì những người
này thường chưa có nhiều kinh nghiệm, ít kiến thức về mạng internet hơn so
với những người sống trong các thành phố.

11

/>
Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

20


Hình 5: Số lượng người Việt Nam sử dụng Interner qua các năm12

Nguyên nhân thứ hai là người đọc không ý thức được mức độ nguy hiểm
của việc lan truyền thông tin giả. Các thông tin trên các phương tiện truyền
thơng xã hội như những gói “mì ăn liền”, người đọc không chịu kiểm tra và xác
thực thông tin, đọc một cách hời hợt và khơng suy nghĩ, thích câu view, “dễ
dãi” trong việc tiếp nhận thông tin và không ý thức được mức độ nguy hiểm
của hành vi tung tin hay chia sẻ thông tin xấu độc, giả mạo. Hơn thế nữa, các
nhà báo hay những người có sức ảnh hưởng của công chúng cũng mắc phải sai
phạm trong việc lan truyền những thông tin sai (vụ việc “Bác sĩ Khoa”, “Địa
Long có thể chữa bệnh COVID-19”) là một ví dụ cho sự hời hợt trong việc tiếp
nhận và chia sẻ thơng tin. Hậu quả là có rất nhiều người bị phạt tiền vì đăng
những thơng tin sai lệch gây ảnh hưởng tới xã hội.

Bên cạnh việc không ý thức được mức độ nguy hiểm khi tung tin giả,
người đọc chưa được trang bị nhiều kỹ năng an toàn trên không gian mạng,
12

Từ năm 2023 đến 2025 là dự đoán số người Việt Nam sử dụng mạng Internet trong tương lai

Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

21


họ chưa biết cách để nhận biết đâu là tin thật hay tin giả, hay tìm cách để xác
thực thơng tin từ các nguồn chính thống. Do vậy, việc nhầm lẫn và không phát
hiện được thông tin giả hay thật là một điều khó khăn đối với những đối tượng
kể trên.
Mặt khác, thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội, nhất là
mạng xã hội về các vấn đề “nóng” xuất hiện nhanh hơn các thơng tin chính
chính thống. Trong một vài trường hợp, tin chính thống thường chậm, thiếu
tính thời sự. Tin giả tràn lan nhiều giờ, nhiều ngày thì các cơ quan báo chí mới
cơng bố thơng tin chính thức theo kiểu chữa cháy.
Các thơng tin trên các phương tiện truyền thông xã hội không chỉ xuất
hiện nhanh hơn các thơng tin chính thống mà nó cịn dễ đánh vào tâm lý
người đọc và tạo được sự hứng thú cho họ. Vì là tin bịa đặt, nên tin giả thường
được cường điệu hóa cho ly kỳ, hấp dẫn, dễ đánh vào sự tò mò, hiếu kỳ của
người đọc. Các thơng tin bịa đặt nhưng có nội dung “nóng” và tiêu đề giật tít
thường được các người dùng mạng xã hội quan tâm và chia sẻ hơn những thơng
tin chính thống từ các nhà báo có uy tín trên các trang mạng xã hội.
Nguyên nhân cuối cùng là một số nhà làm báo vì lợi ích cá nhân mà bất
chấp cả đạo đức nghề nghiệp để lan truyền tin giả. Đây là một trong những

vấn đề phổ biến trong xã hội ngày nay khơng riêng gì với ngành báo chí. Ví dụ
điển hình về tình trạng này là bài phóng sự “Cây chổi quét rau” 13. Vụ việc diễn
ra sáng 3/5, VTV3 phát phóng sự Cây chổi quét rau trên chương trình Cà phê
sáng phản ánh hành vi lừa người tiêu dùng của một số người trồng rau. Phóng
sự quay cảnh một người nơng dân dùng chổi qt lên ngọn các luống rau xanh
để giả làm rau bị sâu ăn làm cho người mua tin tưởng đó là rau sạch, nhưng câu
chuyện phía sau đó khơng đúng như những gì kênh VTV3 đưa tin. Thực tế
người nơng dân này thực hiện hành vi của mình là do một nhóm phóng viên
13

/>
Huỳnh Nguyễn Anh Quân-20CNQTH02
MSSV: 416200164

22


×