Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lời cáo phó cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy tạ thế của tòa soạn báo Thần Chung ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.55 KB, 3 trang )

Lời cáo phó cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy tạ thế
của tòa soạn báo Thần Chung
Cụ Nguyễn Sinh Huy (còn có tên là Sắc) sinh năm Nhâm Tuất (1862), quê xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ đậu
Cử nhân khoa Giáp Ngọ, đậu Phó bảng khoa Tân Sửu niên hiệu Thành Thái 13
(1901) lúc đã 40 tuổi. Nguyễn Sinh Huy mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được cụ Hoàng
Xuân Đường ở làng Hoàng Trù nuôi ăn học và gả con gái là Hoàng Thị Loan. Sau
khi đậu cử nhân, Nguyễn Sinh Huy về quê dạy học và kết giao với các sĩ phu yêu
nước trong vùng. Năm 1906, cụ được bổ chức Hành tẩu bộ Lễ, sau thăng Tri
huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Trong thời gian làm Tri huyện, cụ thường chống
đối viên Công sứ Pháp ở Bình Định, có lần đã thả cả những người tham gia phong
trào chống
Cụ Nguyễn Sinh Huy (còn có tên là Sắc) sinh năm Nhâm Tuất (1862), quê xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ
đậu Cử nhân khoa Giáp Ngọ, đậu Phó bảng khoa Tân Sửu niên hiệu Thành Thái
13 (1901) lúc đã 40 tuổi. Nguyễn Sinh Huy mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được cụ Hoàng
Xuân Đường ở làng Hoàng Trù nuôi ăn học và gả con gái là Hoàng Thị Loan. Sau
khi đậu cử nhân, Nguyễn Sinh Huy về quê dạy học và kết giao với các sĩ phu yêu
nước trong vùng. Năm 1906, cụ được bổ chức Hành tẩu bộ Lễ, sau thăng Tri
huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Trong thời gian làm Tri huyện, cụ thường chống
đối viên Công sứ Pháp ở Bình Định, có lần đã thả cả những người tham gia phong
trào chống thuế năm 1908 và còn xử phạt nghiêm khắc bọn cường hào nhũng
nhiễu, ức hiếp nhân dân nên bị cách chức, buộc phải định cư vĩnh viễn ở Nam Kỳ.
Ở Sài Gòn, cụ làm nghề Đông y chữa bệnh cứu người và viết câu đối thuê để
sinh sống. Thời gian sau, cụ bị thực dân Pháp theo dõi và bị cưỡng bức lưu trú tại
Cao Lãnh (Đồng Tháp). Tại đây cụ vẫn tiếp tục hành nghề Đông y và thường liên
lạc với các chí sỹ yêu nước đang bị thực dân “an trí” ở địa phương như Dương Bá
Trạc ở Long Xuyên, Võ Hoành ở Sa Đéc, Trương Gia Mô ở Rạch Giá…
Cụ Nguyễn Sinh Huy qua đời năm 1929 tại Cao Lãnh, hưởng thọ 67 tuổi. Mộ
cụ táng gần chùa Hòa Long, nay đã được tôn tạo thành khu di tích tưởng niệm,
nhân dân địa phương thường gọi là lăng cụ Phó bảng.


Mới đây chúng tôi tình cờ đọc được lời Cáo phó Cụ Phó bảng Huy tạ thế của
Tòa soạn báo Thần chung Sài Gòn số 287 (22 và 23/12/1929) do nhà phê bình văn
học Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn trong cuốn Phan Khôi (tác phẩm đăng
báo 1929). Xin giới thiệu toàn văn lời Cáo phó để bạn đọc thấy được sự đánh giá
khách quan của người đương thời đối với một nhân cách sĩ phu đáng nể trọng,
người đã sinh ra một nhân tài kiệt xuất - lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh của dân tộc
Việt Nam.

Cụ Phó Bảng Huy tạ thế
Cụ Phó bảng Huy, ở Sài Gòn đây chẳng mấy người là không biết. Cụ mới mất ở
Cao Lãnh.
Cụ Phó bảng Huy nguyên làm quan ở Huế, gần hai mươi năm nay, Cụ bỏ quan
mà vào Nam Kỳ, rồi ở luôn trong nầy.
Ở đất nầy hai mươi năm, Cụ chỉ làm thuốc bắc mà cũng không phải làm như
các nhà nghề, vì Cụ không có ý kiếm tiền. Thường thấy Cụ ăn mặc rất đơn sơ,
thung dung đi bộ trong các đường phố Sài Gòn, ra cách khoan thai tự đắc lắm.
Biết bao nhiêu người quen với Cụ mà đối với ai Cụ cũng tử tế, song tưởng chẳng
mấy ai biết thật Cụ là người gì.
Cụ là người gì mà thình lình bỏ quan không làm, ra thân đi trôi nổi như vậy?
Là người gì mà lại không bỏ lún một cái gia đình, cha đi đằng cha, con trai đi
đằng con trai, con gái đi đằng con gái?
Là người gì mà chẳng tham tiền, chẳng thích ăn mặc sung sướng, hễ mấy nhà
phú quý mời về ở được một vài bữa rồi cũng bỏ mà đi?
Là người gì mà trong khi gia đình tan hoang, con cái đi hết, một thân già lưu lạc
đất khách quê người mà vẫn coi như không, chẳng hề buồn, cũng chẳng hề than thở
với ai một lời?
Cụ Phó bảng Huy là người gì?
Mấy lâu nay Cụ xưng mình theo đạo Phật, song nhắm lại Cụ chẳng phải là một
vị thầy tu. Có người lại nói Cụ điên, hay là có tánh khùng khùng. Ừ, điên khùng
với họ.

Cụ thiệt là một người dân
… Cụ chết đi thiệt là mất một cái tiêu biểu làm dân.
Chúng tôi xin có câu đối viếng, Cụ có linh thì nhận cho:
“Bần tiện một đời, mương rãnh há quên lòng chí sĩ
Âu ca bốn mặt, bờ sông còn vắng tiếng hành ngâm”./.

×