Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Một số bài học rút ra từ chương trình “sở hữu trí tuệ và cuộc sống” trên Đài truyền hình Nghệ An potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.41 KB, 8 trang )

Một số bài học rút ra từ chương trình “sở hữu trí tuệ và cuộc sống” trên
Đài truyền hình Nghệ An
Thực hiện chủ trương của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), năm 2010, Sở
KH&CN Nghệ An đã phối hợp với Đài Truyền hình (TH) Nghệ An thực hiện dự
án truyền thông về Sở hữu trí tuệ: “Xây dựng và phát sóng chương trình “Sở hữu
trí tuệ và Cuộc sống” trên Đài truyền hình Nghệ An”. Chương trình nhằm hướng
tới các mục tiêu chính, như: Nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng và doanh
nghiệp Nghệ An về Luật Sở hữu trí tuệ và thực thi Luật Sở hữu trí tuệ; Góp phần
thúc đẩy doanh nghiệp Nghệ An đăng ký bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ; Góp
phần bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; Góp phần nâng cao vai trò quản lý nhà nước
của chính quyền và các cơ quan hữu quan về sở hữu trí tuệ. Sau một năm thực
hiện,
Thực hiện chủ trương của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), năm 2010,
Sở KH&CN Nghệ An đã phối hợp với Đài Truyền hình (TH) Nghệ An thực hiện
dự án truyền thông về Sở hữu trí tuệ: “Xây dựng và phát sóng chương trình “Sở
hữu trí tuệ và Cuộc sống” trên Đài truyền hình Nghệ An”. Chương trình nhằm
hướng tới các mục tiêu chính, như: Nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng và
doanh nghiệp Nghệ An về Luật Sở hữu trí tuệ và thực thi Luật Sở hữu trí tuệ; Góp
phần thúc đẩy doanh nghiệp Nghệ An đăng ký bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ;
Góp phần bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; Góp phần nâng cao vai trò quản lý nhà
nước của chính quyền và các cơ quan hữu quan về sở hữu trí tuệ. Sau một năm
thực hiện, dự án đã sản xuất và phát sóng 44 số, mỗi tuần một số vào tối thứ bảy,
với thời lượng 18 phút (chương trình thường) và 25 phút (chương trình đặc biệt)
với tên gọi “Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” (SHTT&CS).
I. Nội dung chương trình SHTT&CS
Chương trình SHTT&CS có các chuyên mục chính:
1. Bản tin
Bản tin trong chương trình SHTT&CS chủ yếu là những phóng sự ngắn, có
thời lượng trung bình 5 phút. Chương trình đã sản xuất 40 bản tin với hai tên
gọi: Bản tin thương hiệu và Bản tin sáng tạo với nội dung tương ứng.
- Bản tin thương hiệu: Có 6 bản tin với nội dung phản ánh những thông tin


và hoạt động chung về thực thi Luật SHTT hoặc hoạt động của các cơ quan
chức năng như Quản lý thị trường, Sở KH&CN, Công an…; 26 bản tin về hoạt
động SHTT của các doanh nghiệp, làng nghề, qua đó giới thiệu một số doanh
nghiệp và sản phẩm có uy tín của Nghệ An.
- Bản tin sáng tạo: Có 1 bản
tin về thực thi quyền tác giả ở Nghệ An; 5 bản tin về các công trình đạt giải
thưởng sáng tạo KH&CN Nghệ An; 2 bản tin về một số giống cây trồng mới.
Có thể nói các bản tin được sản xuất đã bám sát thực tiễn về thực thi Luật
SHTT trên địa bàn Nghệ An, đồng thời cũng phát hiện, nêu lên những yếu kém
và bất cập trong việc thực thi Luật SHTT, gợi mở một số ý kiến mới.
2. Phóng sự chuyên đề
Dự án đã xây dựng 4 phóng sự chuyên đề về SHTT với thời lượng 10-12
phút/phóng sự, nội dung tập trung khai thác những vấn đề về xây dựng, bảo hộ
và phát triển thương hiệu của các sản phẩm và doanh nghiệp. Qua đó, phân tích
sâu những kinh nghiệm, bí quyết của doanh nghiệp trong xây dựng và phát
triển thương hiệu, về đấu tranh chống những hành vi xâm phạm nhãn hiệu, bảo
vệ uy tín, lợi ích của doanh nghiệp; đồng thời phản ánh những khó khăn, những
vấn đề đang đặt ra của doanh nghiệp cần được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ
quan nhà nước.
3. Ý kiến chuyên gia
Với hình thức người dẫn chương trình đặt câu hỏi, chuyên gia trả lời, 38 tiết
mục “Ý kiến chuyên gia” đã tập trung vào một số vấn đề quan trọng về phổ
biến kiến thức SHTT và thực thi Luật SHTT. Trong đó, ngoài những câu hỏi
chung về Luật SHTT, chuyên mục đã có khơi gợi để chuyên gia phân tích sâu
thêm những vấn đề thường gặp phải trong thực tiễn ở Nghệ An.
4. Tọa đàm truyền hình
Dự án đã tổ chức hai cuộc tọa đàm truyền hình là “Doanh nghiệp Nghệ An
với SHTT” và “Quản lý nhà nước về SHTT ở Nghệ An”. Nhìn chung hai cuộc
tọa đàm đã được tổ chức nghiêm túc, có nội dung khá sâu sắc. Các khách mời
đều là những nhà chuyên môn, nhà quản lý nắm vững pháp luật, có kinh

nghiệm trong quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được mời cũng
là những nhà doanh nghiệp khá dày dạn trên thương trường, có kinh nghiệm và
đã trải nghiệm qua thực tiễn về thực thi quyền SHTT.
5. Tiểu phẩm tình huống
Ngoài việc khai thác, lựa chọn và sử dụng một số tiểu phẩm tình huống của
chương trình “Chắp cánh thương hiệu” trên Đài TH Việt Nam, dự án đã xây
dựng 12 tiểu phẩm tình huống. Dù đây chỉ là những tiểu phẩm tình huống ngắn
(3-4 phút) nhưng đã được xây dựng như những tác phẩm hoàn chỉnh, có tính
hài hước. Trong đó có câu chuyện dựa theo các tình huống có thật, phản ánh
những hành vi vi phạm hoặc không vi phạm luật SHTT, sau đó đan cài các câu
hỏi để khán giả tham gia trả lời các tình huống đó là vi phạm hay không vi
phạm pháp luật.
6. Về tổ chức tương tác với khán giả
Chương trình đã tổ chức tương tác với khán giả qua nhắn tin giải đáp các
tình huống của 41 chương trình. Theo con số thống kê, toàn bộ chương trình đã
có trên 4.000 lượt khán giả tham gia. Ban tổ chức đã tổ chức trao giải và gặp gỡ
khán giả trúng thưởng ba lần, với 40 giải nhất, 80 giải khuyến khích. Có thể nói,
chương trình tạo nên một số lượng khán giả khá ổn định, trong đó có tỷ lệ cao
là thanh thiếu niên, học sinh và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, với tư cách một chương trình truyền thông về Luật SHTT trên đài
truyền hình, việc thực hiện dự án vẫn có một số vấn đề chưa tốt, cần phải tiếp
tục điều chỉnh, nâng cao, như: chất lượng các bản tin chưa thật phong phú,
chưa khai thác được nhiều vấn đề về SHTT; một số chương trình chưa thật hấp
dẫn, giữa các chuyên mục chưa thật gắn bó, hỗ trợ cho nhau; số lượng khán giả
tham gia tương tác chưa nhiều, thành phần cũng chỉ bó hẹp trong thanh thiếu
niên, học sinh, sinh viên.
II. Một số kết luận và bài học kinh nghiệm
Qua quá trình tổ chức thực hiện dự án “Xây dựng và phát sóng chương trình
“Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” trên Đài truyền hình Nghệ An”, với những kết
quả đạt được và những tồn tại hạn chế, có thể rút ra một số kết luận và bài học

kinh nghiệm sau đây:
1. Truyền thông về Luật SHTT cần xuất phát từ nhu cầu của doanh
nghiệp và người tiêu dùng
Mục đích của truyền thông về SHTT là hướng đến người hưởng lợi, trong đó
có hai đối tượng quan trọng nhất là doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính vì
vậy, muốn thu hút sự quan tâm của hai đối tượng này thì chương trình truyền
thông phải xuất phát từ chính nhu cầu của họ. Qua nghiên cứu thực tế, có thể
thấy rằng doanh nghiệp Nghệ An có nhu cầu về kiến thức, kỹ năng đăng ký bảo
hộ và quản lý tài sản SHTT của họ như nhãn hiệu, kiểu dáng, quyền tác giả,
đồng thời cũng có nhu cầu quảng bá sản phẩm và doanh nghiệp mình nhằm hỗ
trợ cho sản xuất kinh doanh. Còn người tiêu dùng, họ có nhu cầu mua được
hàng chính hãng, có chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Chính vì vậy, khi lựa
chọn nội dung truyền thông, các tác giả đã cố gắng tập trung vào những vấn đề
trọng tâm của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Từ những nội dung đó dần dần
mới mở rộng ra các nội dung khác. Nhờ vậy, tuy đề cập đến những phạm trù,
khái niệm mới về SHTT, nhưng nội dung của chương trình vẫn gần gũi, thiết
thực của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mặt khác, chương trình không chỉ
phản ánh, mà bằng sức mạnh của truyền thông đã tạo áp lực dư luận xã hội, phê
phán các hành vi sai trái, nhất là tệ nạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng
nhái, kinh doanh không lành mạnh. Nhờ có thông tin mà người tiêu dùng cũng
được bảo vệ và biết cách tự bảo vệ mình.
2. Nội dung truyền thông về Luật SHTT cần đảm bảo gắn chặt giữa lý
luận (khoa học về SHTT và luật pháp về SHTT) với thực tiễn và kinh nghiệm
thực thi Luật SHTT ở Nghệ An
SHTT là một khái niệm tuy không mới, gắn bó thiết thân với doanh nghiệp
và người dân, nhưng về nhận thức lý luận thì chưa thật sự thông dụng với nhiều
người. Từ phổ thông đến đại học, ngoại trừ một vài trường chuyên ngành, tất cả
các trường đều không đào tạo về vấn đề này. Chính vì vậy, truyền thông về
SHTT không phải là đào tạo lại, là nói thêm cho rõ, mà gần như phải bắt đầu từ
những khái niệm cơ bản, những thuật ngữ, những quy tắc cụ thể. Ngôn ngữ

truyền thông cũng không như ngôn ngữ sư phạm mà phải có tính đại chúng cao,
dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo, lại có thể gây ấn tượng, tác động đến nhiều người,
gây hiệu ứng xã hội. Chính vì vậy, ngoài việc lựa chọn nội dung thích hợp, thì
cũng phải tìm ra phương pháp và ngôn ngữ truyền thông thích hợp. Một vấn đề
quan trọng có thể rút ra ở đây là phải kết hợp giữa phân tích lý luận (khoa học
và pháp luật về SHTT) với lấy thực tiễn để minh họa. Người xem sẽ khó có thể
hiểu và phân biệt được khái niệm nhãn hiệu và nhãn hàng hóa, nếu không đưa
một cái chai nước khoáng ra để minh họa. Tương tự những khái niệm khó như
sáng chế, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý, nếu không có dẫn chứng thực tế
sinh động, hiệu quả truyền thông sẽ không cao. Quan điểm nhất thể hóa giữa lý
luận và thực tiễn đã chi phối toàn bộ chương trình từ kịch bản tổng thể, kịch
bản chi tiết mỗi số phát sóng, hay đơn giản là trong một tiết mục nhỏ “Ý kiến
chuyên gia”. Bao giờ cũng có sự lồng ghép, đan cài giữa phần nói về lý luận và
phần phản ánh thực tiễn. Những nội dung gây được hiệu quả truyền thông cao
là những “Phóng sự chuyên đề” và “Ý kiến chuyên gia” trong đó dùng lý luận
để phân tích, mổ xẻ thực tiễn của doanh nghiệp, sản phẩm. Đôi khi nhờ vậy mà
phát hiện ra những vấn đề mà người trong cuộc cũng chưa nghĩ tới. Hiệu quả sẽ
là cao hơn nếu chúng ta biết xuất phát từ những vấn đề thiết thân của doanh
nghiệp và sản phẩm của Nghệ An để đặt vấn đề và giải quyết. Khi đó khán giả
sẽ thấy SHTT không chỉ quan trọng với các sản phẩm nổi tiếng, với các nền
kinh tế lớn, mà càng quan trọng hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các
làng nghề và các sản phẩm nói chung.
3. Cần “mềm hóa” các hình thức và nghệ thuật tuyên truyền về Luật
SHTT
Như trên đã nói, truyền thông không phải là dạy học với những quy chuẩn sư
phạm nghiêm ngặt. Nhưng, trong khuôn khổ khắt khe của thời lượng, của lịch
trình phát sóng, phải lựa chọn được hình thức, nghệ thuật phù hợp với nội dung
cần truyền thông, mà cụ thể trong trường hợp này là về SHTT. Từ suy nghĩ đó,
trong quá trình thực hiện, chương trình đã luôn tìm cách “mềm” hóa, sinh động
hóa hình thức và nghệ thuật tuyên truyền. Nhờ đó, những vấn đề rất khó về

khoa học, về pháp luật đã được kéo lại gần hơn với cuộc sống và diễn đạt theo
ngôn ngữ đại chúng. Những sự kiện, con người và việc làm bình thường được
phân tích, bình luận để làm sáng tỏ những khái niệm, những nguyên tắc mang
tính chất học thuật. Nhờ vậy mà những vấn đề khó trở nên dễ hiểu hơn, vấn đề
khô khan trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Đặc biệt, việc tuyên truyền về Luật
SHTT dưới hình thức các tiểu phẩm tình huống là một cố gắng lớn để chuyển
tải các nội dung nghiêm túc, khó hiểu, khó nhớ đến với khán giả một cách nhẹ
nhàng, dí dỏm, dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Các tiểu phẩm đã khai thác các mô típ
chuyện dân gian, các thủ pháp hài hước dân gian và hiện đại để mang đến
những tiếng cười dí dỏm, mà không kém sâu sắc cho khán giả. Qua tiếng cười
và sau tiếng cười là những thông điệp cần chuyển tải về khoa học và pháp luật.
Tuy nhiên, một điều không kém phần quan trọng được rút ra đó là cần phải tiết
chế sự hài hước trong một giới hạn nhất định, vừa phải, nếu không sẽ gây phản
cảm hoặc thậm chí phản tác dụng truyền thông.
4. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên gia về SHTT với các phóng
viên, biên tập viên truyền hình
Kịch bản dù có chi tiết đến đâu thì cũng không thể chỉ dẫn đến mức chi tiết
cho người ghi hình hay biên tập, viết lời bình. Chính vì vậy, suốt quá trình sản
xuất chương trình, từ bản tin đến các chuyên mục khác, trong các khâu của quá
trình này cần phải có sự phối hợp, cộng tác giữa chuyên gia về SHTT và người
làm phim. Ý đồ của chuyên gia phải được chuyển đến người làm phim một
cách chính xác, đầy đủ. Trên cơ sở đó người làm phim sẽ tìm cách thể hiện nó
bằng ngôn ngữ truyền hình, mà trong đó quan trọng nhất là hình ảnh. Cũng ghi
hình một bao gạo, một chai tương, nhưng nếu muốn nó mang được thông điệp
về SHTT thì không thể không đặc tả nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, kiểu dáng bao
bì. Tương tự nội dung phỏng vấn các nhân vật nếu không có kiến thức về SHTT
thì cũng không thể biết cách khai thác sâu về lĩnh vực này được. Điều này
không chỉ đòi hỏi người làm truyền hình phải có hiểu biết ít nhiều về SHTT,
mà ngược lại nhà chuyên môn cũng phải biết được những đặc trưng cơ bản của
ngôn ngữ truyền hình. Có như vậy sự phối hợp mới chặt chẽ, ăn ý đem lại hiệu

quả cao.
5. Cần huy động được sự tham gia của doanh nghiệp với tư cách vừa là
người hưởng lợi vừa là chủ thể của chương trình truyền thông
Chương trình SHTT&CS nhằm hướng đến doanh nghiệp là chủ yếu, lấy
doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa doanh
nghiệp chỉ là đối tượng chịu sự phản ánh và hưởng lợi một cách thụ động.
Doanh nghiệp cần và nên là một chủ thể trong hoạt động truyền thông này.
Kinh nghiệm cho thấy, nếu doanh nghiệp không nhiệt tình cộng tác và hỗ trợ
thì chương trình không thể thành công. Vì vậy, trong quá trình xây dựng
chương trình có liên quan đến doanh nghiệp, nhóm sản xuất chương trình cần
trao đổi kỹ với chủ doanh nghiệp về mục đích, nội dung, cách thức thực hiện, ý
định với doanh nghiệp. Qua trao đổi, một mặt để doanh nghiệp hiểu về chương
trình, mặt khác cũng giúp người làm chương trình tìm hiểu thêm về doanh
nghiệp. Đề cương hay kịch bản nội dung truyền thông về doanh nghiệp cũng
cần có sự trao đổi, tranh thủ ý kiến của chủ doanh nghiệp. Một mặt, tôn trọng ý
kiến của chủ doanh nghiệp, cố gắng khai thác nội dung về SHTT để quảng bá
cho sản phẩm hoặc hình ảnh của doanh nghiệp, mặt khác, khéo léo đan cài ý
kiến của doanh nghiệp để thực hiện yêu cầu truyền thông về SHTT. Ngay cả về
kinh phí, khi truyền thông đương nhiên doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi, do
vậy cũng phải yêu cầu doanh nghiệp hỗ trợ một phần kinh phí nhất định. Kinh
nghiệm cho thấy, khi đóng góp kinh phí, bản thân doanh nghiệp cũng quan tâm,
có trách nhiệm hơn với sản phẩm truyền thông được tạo ra.
Từ những thành công và chưa hành công của chương trình truyền thông SHTT&CS
trên Đài TH Nghệ An, có thể nhận thấy rằng: việc tiếp tục truyền thông một cách định kỳ,
đều đặn, lâu dài về SHTT trên Đài TH Nghệ An là rất cần thiết. Có như vậy mới tạo được
dấu ấn trong trí nhớ khán giả. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, chúng ta không thể kéo dài dự án
truyền thông SHTT&CS trên Đài TH Nghệ An hết năm này sang năm khác. Trong lúc đó,
hàng tháng trên Đài TH Nghệ An vẫn có chuyên mục chuyên đề truyền hình KH&CN,
chủ yếu về các tiến bộ KH&CN được ứng dụng trên địa bàn. Chính vì vậy, xin đề xuất
lồng ghép hai nội dung về KH&CN và SHTT thành một chương trình trên Đài TH Nghệ

An. Chương trình này có thể gọi là “Tạp chí truyền hình KH&CN Nghệ An”. Nội dung
của chương trình bao gồm những chuyên mục chính như: Bản tin; Phóng sự chuyên đề; Ý
kiến chuyên gia; Tiểu phẩm tình huống. Đây cũng là cách hợp lý nhất để tiếp tục phát
huy hiệu quả của chương trình SHTT&CS./.

×