Khoá luận tốt nghiệp
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
LỜI MỞ ĐẦU
Mỹ là một thị trường rộng lớn và dễ tính, có tiềm năng khoa học kỹ
thuật và công nghệ vào loại bậc nhất trên thế giới, hơn nữa, hiện nay những
thị trường truyền thống của Việt Nam như châu Á, châu Âu, Nga... đã có xu
hướng bão hoà với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nên đây là
một thị trường mới mẻ, tiềm năng và t
ương đối ổn định ở châu Mỹ mà các
doanh nghiệp Việt Nam muốn được hướng tới để làm ăn, đồng thời cũng là
đối tác quan trọng có khả năng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu hội nhập
kinh tế thế giới của mình. Đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại song
phương được ký kết đã mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền thương mại
của hai nước.
Trong vài năm gần đây, cá basa và cá tra Việt Nam được nhập khẩu
vào thị trường Mỹ dưới dạng philê đông lạnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ cá của người dân Mỹ đồng thời thúc đẩy được nghề nuôi loại cá này ở
Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động ngư trại và nhà máy
chế biến thuỷ sản. Phát triển buôn bán cá basa, cá tra giữa Việt Nam và Mỹ
là
nhằm mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
Nhưng thật đáng tiếc, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã sớm lo
lắng cho sự xâm nhập của cá basa và cá tra vào thị trường của họ đến mức
đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá các sản phẩm này vào
thị trường Mỹ.
Như chúng ta đã biết, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang
dần xoá b
ỏ những rào cản thuế quan giữa các thị trường nhưng lại tạo điều
kiện thuận lợi cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phát triển đặc biệt là ở các nước
giầu mạnh. Thương trường Mỹ mở ra những cơ hội đầy triển vọng nhưng nó
lại được điều chỉnh bằng một hệ thống luật pháp và các rào c
ản thương mại
cực kỳ chặt chẽ. Luật thuế Chống bán phá giá hiện nay đang là một công cụ
Khoá luận tốt nghiệp
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
hữu hiệu được sử dụng phổ biến trên thị trường này nhằm bảo hộ nền công
nghiệp trong nước trước cơn lũ hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam.
Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam vào thị trường Mỹ đã cho
thấy những rào cản đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi
tiếp cận thị trường Mỹ. Nh
ưng không vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam
tỏ ra bi quan và e ngại. Chúng ta đã tích cực hầu kiện và đã rút ra được những
bài học kinh nghiệm quý báu.
Chính vì tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề, em xin mạnh dạn
chọn đề tài “Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ
kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ” với mong
muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn diễn biến v
ụ kiện cũng như đề xuất
những giải pháp nhằm góp phần hạn chế ảnh hưởng của Luật thuế Chống bán
phá giá của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị
trường này trong thời gian tới. Đề tài này được viết dựa trên các phương pháp
thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu có liên quan và được chia làm 3 chương :
Chương I : Khái quát chung về Luật ch
ống bán phá giá của Mỹ;
Chương II : Vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và
Mỹ;
Chương III : Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán
phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Ban Giám
hiệu Trường Đại học Ngoại Thương, đến các thầy cô giáo đã dạy dỗ em trong
suốt 5 năm năm học vừa qua. Đồng thời, con xin cám ơn Bố mẹ
, gia đình và
bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ để con có được kết quả như
ngày hôm nay. Đặc biệt em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Bùi Ngọc
Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn em viết đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn.
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
1
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Bán phá giá là việc bán hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu
nước ngoài tại một thị trường xuất khẩu, ví dụ như tại Mỹ, với giá thấp hơn
giá bán của những sản phẩm giống hoặc tương tự mà các nhà sản xuất hoặc
xuất khẩu bán tại thị trường trong nước của họ hoặc xuất tới thị trường của
nước thứ ba, ho
ặc với giá bán hàng hoá thấp hơn chi phí sản xuất sản phẩm.
Theo hiệp định về chống bán phá giá của WTO (Tổ chức Thương mại thế
giới) và Luật pháp Hoa Kỳ, thì thuế chống bán phá giá có thể bị áp dụng nếu
có hai điều kiện được thoả mãn: (1) “Thấp hơn giá trị chuẩn” (Less than fair
value - LTFV) hoặc việc bán phá giá phải được xác định là đang tồn tại; và
(2) việc bán hàng hoá với giá “thấ
p hơn giá bán thông thường” phải đang
gây ra hoặc đang đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp sản
xuất sản phẩm tương tự với hàng hoá nhập khẩu của Mỹ.
Nếu hai điều kiện trên được thoả mãn, lệnh thuế chống bán phá giá được ban
hành áp đặt các mức thuế tương đương với khoản được xác định bởi giá trị
chuẩn (được xác
định khi bán hàng hoá tại thị trường nội địa hoặc tại thị
trường của nước thứ ba, hoặc trên cơ sở giá trị xây dựng) lớn hơn giá xuất
khẩu, khi bán hàng vào thị trường Mỹ.
1. Lịch sử phát triển Luật chống bán phá giá của Mỹ
Luật chống bán phá giá năm 1916 là Luật chống bán phá giá đầu tiên
của Mỹ được ban hành với mục đích cụ thể là chống bán phá giá. Văn bản
luật này quy định các chế tài dân sự và hình sự áp dụng đối với các hành vi
bán hàng nhập khẩu với một giá về cơ bản thấp hơn so với giá trị thực tế trên
thị trường hoặc thấp hơn giá bán buôn, với ý định phá hoại hay gây tổn hại t
ới
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
2
một ngành sản xuất công nghiệp của Mỹ. Luật chống bán phá giá năm 1916
vẫn còn giá trị cho đến ngày nay cho dù nó ít khi được sử dụng một cách
thường xuyên.
Trước năm 1980, các biện pháp quản lý phá giá của Hoa Kỳ đều được
Luật chống bán phá giá năm 1916 điều chỉnh. Luật này được thay thế bởi
Luật Hiệp định thương mại năm 1979, bổ sung thêm mục VII mới vào Luật
thuế quan nă
m 1930 nhằm giải quyết cả hai vấn đề thuế chống bán phá giá và
thuế trợ cấp, và chuyển giao trách nhiệm quản lý luật chống bán phá giá từ Bộ
Tài chính sang Bộ Thương mại. Mục VII sau đó đã được sửa bằng Luật thuế
quan và thương mại ban hành năm 1984, Luật cạnh tranh và thương mại năm
1988 và gần đây nhất là các Hiệp định của vòng đàm phán Uruguay tháng
12/1994 (URAA). Trong đó Mục II của Các hiệ
p định của vòng đàm phán
Uruguay bổ sung thêm các quy định của Hiệp định về thực thi điều VI của
Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) – Hiệp định về chống
bán phá giá của WTO tại vòng đàm phán Uruguay. Ngoài các điều khoản sửa
đổi do Hiệp định vòng đàm phán Uruguay yêu cầu, URAA còn bao gồm một
vài thay đổi hơn nữa trong luật chống bán phá giá như sự sửa đổi của các quy
định v
ề chống lại âm mưu bán phá giá. Các quy định chi tiết về các trình tự và
thủ tục được sử dụng trong quá trình điều tra phá giá đã được ban hành sau
đó.
2. Các cơ quan có thẩm quyền thi hành
Vụ quản lý thương mại quốc tế (ITA) thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ là
“cơ quan nhà nước có thẩm quyền” với chức năng cơ bản là thi hành Luật
chống bán phá giá và chức năng cụ thể là xác định xem hàng hoá được điều
tra có đang được bán phá giá hay không sau khi đã tiến hành điều tra.
Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC), một cơ quan liên bang độc lập, sẽ
xác định xem liệ
u ngành công nghiệp Hoa Kỳ sản xuất sản phẩm cùng loại đó
bị thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại do hàng hoá nhập khẩu gây nên hay
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
3
không. Hai cơ quan này thực thi nhiệm vụ của mình một cách đồng bộ và
thông báo cho nhau về bất cứ quyết định nào. Một quyết định cuối cùng phủ
định việc bán phá giá của một trong hai cơ quan này hoặc quyết định sơ bộ
của Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) là không gây thiệt hại thì vụ việc sẽ
được chấm dứt điều tra. Tất cả các quyết định cầ
n phải được đăng công báo,
trong đó phải đưa ra các đánh giá về dữ kiện và kết luận của pháp luật.
II. NỘI DUNG LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ
1. Phạm vi điều chỉnh
Luật chống bán phá giá của Mỹ cho phép chính quyền Mỹ thu thuế
nhập khẩu đặc biệt (được gọi là thuế chống bán phá giá) để bù lại phần thiệt
hại do việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp ở mức “không công bằng”. Để áp
dụng thuế chống bán phá giá, Bộ Thương mại Mỹ (Department of Commerce)
và Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (US International Trade Commission)
phải xác định được hàng hoá nhập khẩu nào đ
ang được bán ở mức thấp hơn
giá trị bình thường và gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho một ngành
sản xuất trong nước.
Nếu hai hoặc nhiều hơn nữa các nước bị khiếu nại về trách nhiệm
chống phá giá, theo quy định của luật, các bên có quyền yêu cầu Ủy ban
Thương mại quốc tế đánh giá số lượng và ảnh hưởng của các hàng nhập khẩ
u
tương tự từ các nước đã nêu trên nếu chúng cạnh tranh với nhau và với sản
phẩm tương tự trên thị trường Mỹ. Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bị
điều tra được coi là không đáng kể (thường được xác định là nhỏ hơn 3% tổng
giá trị nhập khẩu của sản phẩm bị điều tra) thì việc điều tra nước đ
ó sẽ dừng
lại. Luật này cũng quy định các trường hợp được hưởng miễn trừ ví dụ như
đối với Ixraen.
Luật chống bán phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp của Mỹ
được nộp đơn khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba. Ngành công
nghiệp Mỹ có thể đệ trình một đơn khiếu nại, trong đó phải giải thích tại sao
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
4
việc bán phá giá lại gây thiệt hại cho các công ty của Mỹ lên văn phòng Đại
diện Thương mại Mỹ, yêu cầu cơ quan này bảo vệ những quyền lợi của Mỹ
theo quy định của WTO. Nếu Đại diện Thương mại Mỹ xác định là có đủ cơ
sở để điều tra, họ sẽ đưa yêu cầu lên các cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ
ba yêu cầu họ
phải thay Mỹ tiến hành việc chống bán phá giá.
Tương tự, theo Hiệp định Chống bán phá giá, trong khuôn khổ Vòng đàm
phán Uruguay, Chính phủ một nước thành viên WTO có thể nộp đơn khiếu
nại tới Đại diện Thương mại Mỹ yêu cầu họ mở một cuộc điều tra chống bán
phá giá của một sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ một nước thức ba.
Việ
c huỷ bỏ lệnh chống bán phá giá hoặc đình chỉ việc điều tra có thể
xảy ra nếu Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ xác định là việc huỷ bỏ hoặc đình
chỉ sẽ không dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành động phá giá.
Các bên không đồng ý với đánh giá cuối cùng của Bộ Thương mại và
Uỷ ban Thương mại quốc tế v
ề các vụ chống bán phá giá có thể nộp đơn yêu
cầu xử lại lên Toà án Thương mại quốc tế của Mỹ ở New York. Nếu hàng hoá
từ Canada hoặc Mêhico, các bên có thể yêu cầu ban hội thẩm lưỡng quốc
thuộc NAFTA (North America Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do
Bắc Mỹ) kiểm tra hoặc có thể kháng cáo lên Toà án Thương mại Quốc tế.
2. Điều kiện để khởi xuất một vụ kiện bán phá giá
Muốn được khởi kiện, nguyên đơn phải là một cá nhân, tổ chức có liên
quan, ví dụ như là nhà sản xuất hay một tổ chức, hiệp hội nằm trong một khu
vực, ngành sản xuất mà có hàng hoá đang phải cạnh tranh với hàng hoá nhập
khẩu. Để có sự ủng hộ của số đông các thành viên trong khu vực, ngành sản
xuất, Luật đòi hỏi nguyên đơn phải có thẩm quyền đại diện, ít nh
ất là phải có
trên 25% tổng số sản phẩm của loại hàng đang cạnh tranh.
3. Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ
Trình tự một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ gồm 6 giai đoạn:
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
5
Giai đoạn 1: Khởi sự điều tra để áp đặt thuế chống bán phá giá (thông thường
là 20 ngày sau khi có đơn khiếu nại yêu cầu áp đặt thuế chống phá giá của các
doanh nghiệp hoặc hiệp hội trong nước).
Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ về thiệt
hại (thông thường là 45 ngày sau khi có đơn khiếu nại)
Giai đoạn 3:
Xác định sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (140 ngày sau khi
bắt đầu điều tra, tối đa là 190 ngày đối với những trường hợp phức tạp).
Giai đoạn 4: Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (215 ngày
sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 275 ngày).
Giai đoạn 5: Quyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại quốc t
ế Hoa Kỳ
về thiệt hại (260 ngày sau khi bắt đầu điều tra)
Giai đoạn 6: Lệnh áp đặt thuế chống phá giá (khoảng một tuần sau khi có
quyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ).
Tổng thống có thể huỷ bỏ lệnh của Uỷ ban Thương mại quốc tế tròng
vòng 60 ngày vì “những lý do chính trị”.
Hàng năm vào chính ngày lệnh thuế chống bán phá giá đượ
c ban hành,
các bên có cơ hội đưa ra yêu cầu xem xét lại theo thủ tục hành chính về biên
độ phá giá cho một khoảng thời gian một năm kế tiếp đó.
4. Bắt đầu điều tra
Các cuộc điều tra chống bán phá giá được bắt đầu trên cơ sở một đơn
khiếu kiện yêu cầu điều tra do một hoặc các bên có quyền và lợi ích liên quan
đệ trình. Những đơn kiện phải được gửi đồng thời đến cả Bộ Thương mại và
Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ. Các bên có quyền và lợi ích có liên
quan có thể gồm:
1/ Doanh nghiệp sản xuất, chế bi
ến hoặc người bán buôn hàng hoá tương tự
của Hoa Kỳ.
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
6
2/ Một tổ chức công đoàn hoặc một nhóm người lao động có chứng nhận hoặc
được công nhận đại diện cho một ngành công nghiệp liên quan đến việc sản
xuất, chế biến hoặc bán buôn hàng hoá tương tự tại Hoa Kỳ.
3/ Hiệp hội kinh doanh hoặc hiệp hội thương mại, đại đa số những thành viên
của nhà sản xuất, chế biến hoặc nhà bán buôn sản phẩm tương t
ự của Hoa Kỳ.
Bộ Thương mại có trách nhiệm tiến hành điều tra khi một đơn kiện
được đệ trình “bởi ngành công nghiệp trong nước hoặc bởi đại diện của nó”
và trong đơn đưa ra những yếu tố cần thiết để yêu cầu áp đặt một mức thuế
chống bán phá giá, cũng như bao gồm tất cả những thông tin hợp lý sẵn có
của người đệ đơ
n. Trước khi URAA ra đời, tập quán Hoa Kỳ thừa nhận đơn
kiện được đệ trình đại diện cho một ngành công nghiệp nội địa trừ khi đại đa
số các công ty trong nước quả quyết phản đối nội dung của đơn kiện.
Bộ Thương mại sẽ xác định mức độ phản đối này chỉ sau khi phản đối được
nêu ra. Theo đúng các quy định hiện hành của Hiệp định ch
ống bán phá giá
WTO và URAA, đơn kiện được xem là được đệ trình “bởi ngành công nghiệp
nội địa hoặc đại diện của ngành công nghiệp” chỉ khi nó được sự ủng hộ bởi
các nhà sản xuất trong nước hoặc nhóm những người lao động được tính toán
là tạo ra:
1/ tối thiểu 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự trong nước; và
2/ hơn 50% tổng sản phẩm tương tự trong nước đượ
c sản xuất bởi các nhà sản
xuất đã bày tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn kiện đó.
Trong trường hợp đơn khiếu kiện không chứng minh được sự ủng hộ
của những nhà sản xuất trong nước hay nhóm những người lao động trong
nước được tính toán là tạo ra hơn 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự
trong nước, Bộ Thương mạ
i thông thường sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu
trong ngành để xác định liệu bên khiếu kiện có đủ tư cách hay không.
Theo luật pháp Hoa Kỳ, người lao động có tiếng nói bình đẳng với giới
quản lý, nếu ban quản lý của một công ty trực tiếp bày tỏ phản đối quan điểm
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
7
của những người lao động, thì việc sản xuất được tính toán là tạo ra tối thiểu
25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự trong nước của công ty đó sẽ được coi
là không ủng hộ cũng như không phản đối lại đơn khiếu kiện.
Lập trường quan điểm của các công ty Hoa Kỳ là những nhà nhập khẩu
hàng hoá đang bị xem xét sẽ không được tính đến trong việ
c xác định sự ủng
hộ. Tương tự như vậy, quan điểm của các công ty Hoa Kỳ có liên quan đến
các công ty nước ngoài cũng không được xem xét đến trừ phi các công ty này
có thể chứng minh được rằng lợi ích của họ với tư cách là các công ty trong
nước sẽ bị tác động bất lợi trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Các
quy định của luật bắt buộc cả Bộ Thương mại và Uỷ ban Thươ
ng mại quốc tế
Hoa Kỳ đều phải cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho các doanh
nghiệp nhỏ trong việc chuẩn bị đơn kiện nếu được yêu cầu như vậy.
Văn phòng Hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại (TRAO) của ITC
được thành lập để cung cấp cho công chúng những thông tin chung về các văn
bản pháp luật thương mại cụ thể của Hoa Kỳ và h
ỗ trợ kỹ thuật chuyên môn
cho các doanh nghiệp nhỏ cần sự giúp đỡ pháp lý trong các quy định của pháp
luật thương mại.
5. Chứng cứ để kết luận hàng hoá có bán phá giá hay không
5.1. Bảng câu hỏi
Việc thu thập những thông tin cần thiết để xác định liệu có tồn tại việc
bán phá giá hay không và phá giá với mức độ nào sẽ được thực hiện bằng
cách Bộ Thương mại Mỹ gửi cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu những mặt
hàng đang được điều tra những bản yêu cầu cung cấp thông tin (Requests for
information - RFI) hoặc bảng câu hỏi. Do cơ cấu kinh doanh đã trở nên phức
tạp hơ
n và những yêu cầu từ các hiệp định liên quan của WTO cũng ngày
càng phức tạp rắc rối, bảng câu hỏi này theo thời gian cũng trở nên chi tiết và
phức tạp hơn. Bảng câu hỏi thông thường phải được trả lời trong thời hạn 30
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
8
ngày, tuy nhiên trong những trường hợp nhất định, thời hạn trả lời có thể
được gia hạn thêm một thời gian ngắn.
Bộ Thương mại Mỹ thường chỉ kiểm tra doanh số bán hàng chiếm
khoảng từ 60% đến 85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ từ một
nước đối tượng cụ thể. Do vậy, những nhà sản xuất hoặc người xuất khẩu nhỏ
có thể sẽ không nhận được bảng câu hỏi.
Nếu việc trả lời bảng câu hỏi không đầy đủ, thoả đáng, thì bên trả lời sẽ
được nhanh chóng thông báo về sự không đầy đủ, thoả đáng này, đồng thời
được tạo cơ hội để sửa chữa hoặc giải thích sự không đầy đủ này. Bộ Thương
mại có thể sẽ phải xem xét đến các thông tin phản hồi
được đệ trình trong thời
gian gia hạn nếu bên trả lời đã “cố gắng hết khả năng của mình” để cung cấp
các thông tin được yêu cầu.
Cũng như Bộ Thương mại, ITC sử dụng bảng câu hỏi như những
phương thức cơ bản trong việc thu thập thông tin. Bảng câu hỏi được gửi đến
cho các nhà sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng và xuất khẩu trong nước. Bảng
câu hỏi nói chung sẽ xem xét tới một khoảng thời gian 3 năm và yêu cầu
những thông tin liên quan đến đủ các loại chỉ số kinh tế khác nhau như chỉ số
sản xuất, năng lực tiêu dùng, vận tải, xuất khẩu, bán hàng, lao động, chi phí
vốn và chỉ số giá cả.
Thông thường bảng câu hỏi chia làm hai loại, loại điều tra và loại thủ
tục hành chính, đối tượng của bảng câu hỏi cũng chia làm hai loạ
i, loại kinh tế
thị trường và loại theo kinh tế nhà nước. Bảng câu hỏi nhằm tìm hiểu những
thông tin cụ thể sau:
Phần A hỏi các thông tin tổng quát về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của công ty tham dự điều tra, số lượng và trị giá của sản phẩm trên tất cả
thị trường sản phẩm mà công ty có mặt.
Phần B hỏ
i các thông tin về dịch vụ bán hàng, dùng để thẩm định giá trị
“thông thường” của sản phẩm nhập khẩu. Phần này sẽ hỏi tất cả các thông tin
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
9
của tất cả các đơn vị kinh doanh mặt hàng đang tham dự điều tra trong thời
gian điều tra tại thị trường của nước xuất khẩu, hoặc nếu hàng không có thị
trường bản xứ, các thông tin của một thị trường thứ ba, nơi có bán sản phẩm
đó.
Phần C hỏi về con số thống kê các dịch vụ bán hàng ở Mỹ trong thời gian
điề
u tra để thẩm định giá xuất khẩu và giá xuất hình thành của sản phẩm.
Phần D yêu cầu các thông tin về chi phí sản xuất. Phần này tập trung về
khía cạnh sản xuất thay vì khía cạnh tiếp thị. Trong trường hợp có sự liên hệ
đến nền kinh tế nhà nước, phần này là rất quan trọng, đòi hỏi công ty được hỏi
phải trả lời chi tiết mọi ảnh hưởng đến sản xu
ất để cơ quan điều tra có thể
định lượng được các yếu tố sản xuất đưa đến giá đang áp dụng. Thông thường
cơ quan điều tra cần nghiên cứu thông tin nhận được từ phần A trước khi
thẩm định được là công ty được hỏi là thuộc dạng kinh tế thị trường hay là
kinh tế nhà nước.
Phần E hỏi về các giá trị gia tăng cho mặt hàng sau khi đã nh
ập vào lãnh
thổ Hoa Kỳ như lắp ráp, đóng gói,…nếu có trước khi chuyển qua cho các bạn
hàng không liên kết. Phần này thường được thẩm định sau khi nghiên cứu
phần A để biết về mô hình hoạt động của công ty xuất khẩu.
Theo một điều khoản do URAA bổ sung năm 1994, Bộ Thương mại và
ITC phải tạo cho các hiệp hội người tiêu dùng và các hiệp hội ngành cơ hội đệ
trình các thông tin liên quan phục vụ cho công việ
c xem xét. Cả Bộ Thương
mại lẫn ITC cũng phải tính đến những khó khăn mà các bên, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển gặp
phải trong quá trình cung cấp các thông tin theo yêu cầu. Hai cơ quan có thẩm
quyền sẽ cung cấp sự hỗ trợ như vậy, nếu xét thấy có thể, để tránh tạo ra các
gánh nặng vô lý cho bên trả lời.
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
10
5.2. Các dữ kiện thực tế sẵn có (Những thông tin tốt nhất sẵn có)
Nếu một bên được hỏi không có khả năng hoặc không sẵn sàng cung
cấp những thông tin do Bộ Thương mại và ITC yêu cầu trong thời hạn quy
định và theo hình thức được yêu cầu, thì các cơ quan này có thể dựa trên các
“dữ kiện thực tế sẵn có”, kể cả những lý lẽ viện dẫn trong đơn khiếu kiện và
những nhận định trước đó để đưa ra quyết định. Nếu bên được hỏ
i từ chối hợp
tác, nhìn chung Bộ Thương mại sẽ đưa ra kết luận bất lợi và áp đặt mức thuế
suất cao nhất có thể.
Bộ Thương mại và ITC có thể sẽ xem xét đến những hoàn cảnh cụ thể
của doanh nghiệp khi cung cấp những thông tin được yêu cầu, bao gồm
(nhưng không giới hạn): quy mô, hệ thống kế toán, năng lực máy tính của
doanh nghiệp cũng như s
ự thành công trước đó của cùng một công ty hay của
các công ty tương tự khác. Theo đúng Hiệp định Chống bán phá giá, “nếu các
dữ kiện thực tế sẵn có” được sử dụng làm căn cứ, các thông tin này cần phải
được chứng thực khi có thể bằng cách sử dụng các nguồn thông tin độc lập.
5.3. Thẩm tra
Bộ Thương mại phải thẩm tra tất cả các thông tin mà Bộ Thương mại
căn cứ vào đó để đưa ra quyết định cuối cùng về việc tiến hành hay hủy bỏ
quá trình điều tra đầu tiên. Trong mỗi lần xem xét lại quyết định hàng năm,
việc thẩm tra sẽ được tiến hành nếu bên có quyền và lợi ích trong nước yêu
cầu và nếu không có cuộc thẩm tra nào trong suốt hai đợt xem xét lại liên ti
ếp
liền ngay trước đó. Ngoài hai trường hợp trên việc thẩm tra là tuỳ ý.
Bộ Thương mại buộc phải nhận được sự đồng ý của bên nước ngoài có
liên quan biết về quá trình thẩm tra này. Nếu bên bị thẩm tra hay chính phủ
nước ngoài phản đối việc thẩm tra, Bộ Thương mại sẽ không tiến hành thẩm
tra mà thay vào đó Bộ Thương mại sẽ sử dụng các “dữ kiện thực t
ế sẵn có” để
đưa ra quyết định của mình. Bộ Thương mại viết báo cáo theo tiến trình thẩm
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
11
tra và đồng thời tạo cơ hội cho bên khiếu kiện và bên bị kiện đệ trình biện hộ
và giải thích.
5.4. Xử lý thông tin
Những thông tin được các bên gửi đến Bộ Thương mại hoặc ITC được
xem là công khai trừ phi nó được định rõ là “thông tin thuộc sở hữu độc
quyền”. Các bên khẳng định sở hữu độc quyền đối với những thông tin trong
bản đệ trình của mình sẽ phải chứng minh cho Bộ Thương mại hoặc ITC tại
sao mỗi một phần thông tin lại không được phép tiết lộ công khai. Sơ lược các
thông tin thuộc sở
hữu độc quyền cần bảo mật phải được gửi đến đồng thời
cùng với bản đệ trình. Nếu được chấp nhận là thông tin thuộc sở hữu độc
quyền, tài liệu được định rõ như vậy có thể được trao cho những cá nhân cụ
thể nhất định theo một trình tự bảo mật hành chính (APO).
Các luật sư hoặc những đại diện khác nhau của bên có quyền và l
ợi ích
liên quan có thể tiếp cận được các bản đệ trình thuộc sở hữu độc quyền của
các bị đơn nếu họ chứng minh được nhu cầu tiếp cận thông tin thích đáng của
mình và có thể bảo mật thoả đáng hiện trạng của sở hữu độc quyền trong tài
liệu. Hành vi vi phạm các trình tự bảo mật hành chính có thể dẫn đến các hình
phạt hoặc thậm chí dẫn
đến việc khai trừ hành nghề luật sư trước những cơ
quan được nói ở trên.
Những thông báo về các quyết định bắt đầu và đình chỉ, các quyết định
sơ bộ và cuối cùng, và về những lần xem xét lại (kể cả những dữ kiện thực tế
sẵn có và những kết luận chứng minh cho các quyết định trên) phải được công
bố công khai trên Công báo liên bang.
5.5. Sản phẩm tương tự và các Quyết định về phạm vi
Các vấn đề đôi khi phát sinh chẳng hạn như liệu một sản phẩm cá biệt
nào đó có thuộc phạm vi điều tra chống bán phá giá hay không. Trong những
trường hợp như vậy Bộ Thương mại có thể ban hành “những quyết định về
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
12
phạm vi” mà những quyết định này sẽ làm rõ phạm vi của một lệnh về một
hàng hoá cụ thể.
Những quy định trên nhằm đảm bảo chắc chắn hàng hoá nhập khẩu có
thể so sánh được với hàng hoá cùng loại được sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc “hàng
hóa tương tự”. Một “sản phẩm tương tự” được xác định bởi Luật thuế năm
1930 là “một sản ph
ẩm giống hoặc không giống nhưng có những đặc điểm và
cách sử dụng gần giống nhất với sản phẩm thuộc đối tượng điều tra”.
Thông thường Bộ Thương mại sẽ xem xét các tiêu chí sau để xác định
sản phẩm tương tự: đặc tính vật lý chung; mục đích sử dụng của những người
mua hàng cuối cùng; các kênh thương mại mà ở đó hàng hoá được bán; cách
th
ức mà theo đó hàng hoá được bán và trưng bày; mục đích sử dụng cơ bản
của hàng hoá. Không có yếu tố đơn lẻ nào có tính chất quyết định và các nhân
tố khác có thể được xét đến. Khi không có việc bán hàng hoá giống hệt ở thị
trường nội địa để so sánh với việc bán hàng của Mỹ, việc bán hàng của Mỹ
được đem so sánh với sản phẩm tương tự gần giống nhất của n
ước ngoài trên
cơ sở các đặc điểm được liệt kê trong bảng câu hỏi điều tra chống bán phá giá
và những bản chỉ dẫn.
Trong khi mà ITC và Bộ Thương mại thường sử dụng quyết định giống
nhau về sản phẩm tương tự, thì ITC lại không bị ràng buộc bởi quyết định của
Bộ Thương mại. ITC có thể xác định sản phẩm tương tự trong nước
ở một
mức độ rộng hơn chủng loại hay loại hàng hoá nhập khẩu do Bộ Thương mại
xác định, hoặc ITC có thể tìm ra hai hoặc nhiều hơn các sản phẩm tương tự
trong nước tương ứng với chủng loại hay hàng hoá nhập khẩu.
Trong việc xác định sản phẩm tương tự trong nước cho mục đích các
định thiệt hại thị trường trong nước, ITC đặc biệ
t quan tâm đến các yếu tố
sau: hình dáng vật lý bên ngoài; người sử dụng cuối cùng; nhận thức của
người tiêu dùng; những điều kiện sản xuất thông thường, quy trình sản xuất
và nhân công; các kênh thương mại; tính có thể hoán đổi cho nhau của sản
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
13
phẩm và giá cả nếu thích hợp. Không có yếu tố đơn lẻ nào có tính chất quyết
định và các yếu tố khác cũng cần phải được xem xét.
6. Xác định việc bán phá giá
Bộ Thương mại xác định biên độ bán phá giá bằng việc so sánh giá cả
của các sản phẩm đối tượng được bán tại Hoa Kỳ (giá xuất khẩu) với “giá trị
chuẩn” của hàng hoá đó. “Giá trị chuẩn” được xác định là giá, mà tại một thời
điểm tương ứng hợp lý với thời điểm bán hàng hoá với giá đó, được sử dụng
để xác định giá xuất khẩu hoặc giá xu
ất khẩu xây dựng, hoặc là giá “tại một
thời điểm mà sản phẩm nước ngoài được bán đầu tiên cho một người mua
không có quan hệ chi phối để tiêu thụ tại nước xuất khẩu, với số lượng thương
mại thường xuyên và trong quá trình buôn bán trao đổi thông thường và trong
phạm vi có thể thực hiện được, cùng một mức độ thương mại với giá xuất
khẩu hoặc giá xuất khẩu c
ấu thành”.
Để xác định ngày bán của hàng hoá đang được xem xét hoặc sản phẩm
tương tự của nước ngoài, thông thường Bộ Thương mại sẽ sử dụng ngày của
hoá đơn, do được ghi chép trong sổ sách của người xuất khẩu hoặc nhà sản
xuất. Tuy nhiên, một ngày khác có thể sẽ được sử dụng nếu Bộ Thương mại
cảm thấy nó phản ánh đúng hơn ngày được ấn đị
nh trong các điều khoản quan
trọng của hợp đồng, bao gồm cả giá và số lượng. Việc xác định ngày bán
hàng chính xác của hàng hoá có ảnh hưởng lớn đến việc chuyển đổi ngoại tệ
và sự so sánh giá cả đặc biệt là trong trường hợp lạm phát lớn hay các thị
trường có giá cả thất thường.
Với những cuộc điều tra áp dụng cho nền kinh tế thị trường, Bộ
Th
ương mại thường xem xét thông tin giá cả trong 4 quý tài chính gần nhất
tính từ tháng trước tháng mà đơn kiện được đệ trình (có nghĩa là thời gian
điều tra). Tuy nhiên, Bộ Thương mại cũng có thể xem xét bất cứ giai đoạn bổ
sung hay thay thế nào nếu thấy hợp lý.
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
14
6.1. Giá trị chuẩn
6.1.1. Điều chỉnh giá trị chuẩn
Để đảm bảo việc so sánh được thoả đáng, giá trị chuẩn (NV) và giá
xuất khẩu (EP) được so sánh trên cơ sở giá xuất xưởng thông thường tại nhà
máy, cùng với những điều chỉnh đối với mọi khác biệt trong các điều khoản
hoặc hoàn cảnh bán hàng tại hai thị trường. Bên bị đơn có trách nhiệm cung
cấp các chứng cứ chứng minh và lý luận c
ần thiết để chứng minh sự điều
chỉnh này.
Giá trị chuẩn được xây dựng dựa trên cơ sở giá xuất xưởng bán cho các
khách hàng không có quan hệ chi phối và giá bán cho các khách hàng có quan
hệ chi phối khi việc bán hàng đã được thực hiện phù hợp nhất có thể với
thông lệ buôn bán thông thường (giá bán ra đủ bù đắp chi phí và lợi nhuận
hợp lý). Tuỳ theo trường hợp thích hợp, giá ban đầu (đơn giá tổng) bị trừ đi:
Chi phí bao bì đóng gói tại thị trường trong nước (hay thị trường nước thứ
ba) và các chi phí kho tàng. Việc khấu trừ được thực hiện khi những chi phí
này đã được bao gồm trong giá;
Chi phí giao hàng hoặc cước phí vận chuyển nội địa (các chi phí di
chuyển hàng hoá). Nếu giá cả tại nước xuất khẩu phản ánh những chi phí giao
hàng tận nơi, giá trị chuẩn bị trừ đi khoản phí bảo hiểm và cước phí vận
chuyển nội địa ở nước ngoài;
Thuế gián thu (ví dụ thuế giá trị gia tăng). Giá trị chuẩn bị giảm trừ đi
khoản thuế gián thu đánh vào hàng hoá được tiêu dùng trong nước khi mà
những thuế này đã bao gồm trong giá của hàng hoá tương tự và không đánh
vào hàng hoá bán cho người nhập khẩu điều này có nghĩa là khi xuất khẩu
được hỗ trợ về thuế do được miễn, miễn giảm hoặc
được hoàn thuế;
Các khoản chiết khấu và giảm giá được hưởng do trả bằng tiền mặt hoặc
mua số lượng lớn hoặc thanh toán sớm hoặc quan hệ lâu dài. Bộ Thương mại
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
15
sẽ trừ đi những khoản chiết khấu, giảm giá như vậy nếu chúng được cấp và
được thực hiện ở nước xuất khẩu.
Những điều chỉnh giá trị chuẩn được thực hiện trong trường hợp có
sự chênh lệch về giá cả mà nguyên nhân của sự chênh lệch về giá là do:
- Sự chênh lệch về số lượng hàng hoá bán ra: số lượng hàng hoá bán ra
tại thị
trường trong nước và tại thị trường Hoa Kỳ khác nhau có thể sẽ dẫn
đến sự chênh lệch về giá cả. Bộ Thương mại sẽ đưa ra sự điều chỉnh về số
lượng nếu bị đơn có thể chứng minh được rằng những chênh lệch về số lượng
hàng hoá bán ra có thể ít nhất một phần tạo ra sự_chênh lệch vW giá.
- Sự khác biệt vật chấ
t của sản phẩm bán ra tạiíthị trường trong nước và
dành cho mục đích xuất khẩu. Bộ Thương mại sẽ xem xét giảm trừ vì sự khác
nhau về chất lượng vật chất của hàng hoá dựa trên sự khác nhau trong những
chi phí biến động của sản xuất. Bộ Thương mại sẽ không xem xét đến sự khác
nhau trong chi phí sản xuất khi hàng hoá được so sánh giống hệt mhau về
c™c đặc tính vật lý.
- Sự khác nhau v
ề điều ki³n bán hàng. NhữngíƯiều chỉnh sẽ được tính
đến cho những khác biệt về cácùchi phí bán hàng giữa việc bán hàng ở thị
trường trong nước và bán hàng xuất khẩu. Đối với các chi phí bán hàng liên
quan trực tiếp, Bộ Thương mại sẽ thực hiện những điều chỉnh trong phạm vi
các chi phí mà nhà sản xuất phải trả (hoặc phải chịu) thay mặt cho người nhập
khẩu, ví dụ như
tiền hoa hồng; các khoản tín dụng; bảo hành; hỗ trợ kỹ thuật;
dịch vụ và chi phí quảng cáo sản phẩm cụ thể. Vì vậy, các chi phí bán hàng
trực tiếp tại Hoa Kỳ được cộng thêm vào giá trị chuẩn. Khi giá trị chuẩn được
đem so sánh với giá xuất khẩu xây dựng chứ không phải với giá xuất khẩu,
các chi phí gián tiếp cho bán hàng trong nước sẽ bị khấu trừ khỏi giá trị chuẩn
và khoản chi phí b
ị trừ này tối đa bằng (không vượt quá) tổng các chi phí bán
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
16
hàng gián tiếp phải trả khi bán những hàng hóa tương tự tại thị trường Hoa
Kỳ.
- Các khoản tín dụng. Những điều chỉnh thường tính đến sự khác biệt
trong các chi phí tín dụng giữa thị trường trong nước xuất khẩu và thị trường
Hoa Kỳ. Việc điều chỉnh này là cần thiết vì thường xuyên tồn tại một khoảng
thời gian giữa ngày gửi hàng cho khách hàng và ngày được thanh toán tiền
hàng. Việ
c điều chỉnh do chi phí tín dụng quy kết được thực hiện cho dù trên
thực tế nhà xuất khẩu không phải vay tiền để trả các khoản báo thu. Nếu
không có thông tin về chi phí tín dụng thực tế, Bộ Thương mại sẽ quy kết một
chi phí tín dụng bằng cách xác định số ngày chưa được thanh toán tiền hàng
và lãi suất mà công ty đã trả hoặc sẽ phải trả nếu như họ đã phải vay một
khoản tiền tương ứng (có nghĩa là một khoản tiền tương đương và cùng một
loại tiền tệ) để trả cho các khoản báo thu của công ty. Các chi phí tín dụng
quy kết được tính toán bằng việc chia số ngày giữa ngày gửi hàng và ngày
thanh toán cho 365 ngày, sau đó nhân với lãi suất và đơn giá.
- Sự khác biệt về các cấp bán hàng. Bộ Thương mại so sánh giá trị
chuẩn với những giá xuất khẩu ở cùng một cấp bán hàng, khi có thể. Ví dụ
,
nếu một sản phẩm được bán theo hai cấp bán hàng tại thị trường trong nước
(bán cho nhà phân phối và rồi tới người tiêu dùng cuối cùng) và tất cả hàng
bán tại Hoa Kỳ là bán cho người tiêu dùng cuối cùng, thì chỉ có việc bán hàng
trên thị trường trong nước tới người tiêu dùng cuối cùng mới được xem xét
cho mục đích so sánh này. Nếu không có cấp bán hàng tương đương tại thị
trường nội địa, sự sửa đổi giá trị chuẩn th
ường được tính toán dựa trên tỷ lệ
phần trăm (%) chênh lệch giữa các giá bình quân gia quyền tại mỗi cấp trong
hai cấp bán hàng được sử dụng.
Để yêu cầu một sự điều chỉnh, các nhà sản xuất nước ngoài phải chứng
minh hai hiệu quả của các hoạt động bán hàng khác nhau và một trường hợp
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
17
mẫu của những chênh lệch giá phù hợp khi bán cùng một hàng hoá cho các
cấp độ bán hàng khác nhau ở thị trường nước ngoài.
Để xác định hành vi bán phá giá từ một nước có nền kinh tế phi thị
trường, thông thường Bộ Thương mại sẽ tính giá trị chuẩn bằng cách định giá
các yếu tố sản xuất của các nhà sản xuất ở các nước kinh tế phi thị trường
trong điều kiện một nước có nề
n kinh tế thị trường gần giống nhất với nước
kinh tế phi thị trường đó.
6.1.2. Trường hợp bán hàng thấp hơn chi phí sản xuất trong tiến
trình thương mại thông thường
Bộ Thương mại sẽ loại trừ việc bán hàng với giá thấp hơn chi phí sản
xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm khỏi sự tính toán giá trị chuẩn, khi việc bán
hàng được thực hiện v
ới số lượng đáng kể và không cho phép bù đắp mọi chi
phí trong một khoảng thời gian hợp lý. Việc bán hàng như vậy bị loại trừ vì
chúng bị coi như trái với “tiến trình thương mại thông thường”. Cụm từ
“những số lượng đáng kể” được hiểu theo nguyên tắc 80%. Nếu doanh số
hàng bán với giá thấp hơn chi phí sản xuất chiếm ít hơn 20% tổng doanh số
bán ra (có nghĩa là doanh số hàng bán với giá cao h
ơn chi phí sản xuất chiếm
hơn 80% tổng doanh số bán ra), thì tổng doanh số bán hàng trong nước, kể cả
doanh số hàng bán với những giá thấp hơn chi phí sản xuất, sẽ được xét đến
khi tính toán giá trị chuẩn. Khi có nhiều hơn 20% tổng doanh số bán ra
(ngưỡng đặt ra của Vòng đàm phán Uruguay trước là 10%) được bán với giá
thấp hơn chi phí sản xuất (có nghĩa là doanh số hàng bán với giá cao hơn chi
phí sản xuất chiếm ít hơn 80% tổ
ng doanh số), thì doanh số hàng bán với giá
thấp hơn chi phí sản xuất sẽ bị loại trừ và doanh số hàng bán với giá cao hơn
chi phí sản xuất vẫn được sử dụng để xác định giá trị chuẩn.
Giá trị tương đối của doanh số hàng bán với giá cao hơn chi phí sản
xuất có thể rất thấp, nghĩa là lúc này giá trị chuẩn có thể chỉ được căn cứ vào
một số ít doanh số hàng bán ra vớ
i giá cao khác thường. Khi không có doanh
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
18
số hàng nào bán với giá cao hơn chi phí sản xuất, thì giá trị chuẩn sẽ được căn
cứ vào giá trị cấu thành của hàng hoá đang xem xét.
Trong khi mà Luật Hoa Kỳ trước đây đòi hỏi việc bán hàng với giá
thấp hơn chi phí sản xuất phải kéo dài quá một khoảng thời gian (theo giải
thích của Bộ Thương mại là tối thiểu 02 tháng) mới bị loại trừ, thì Hiệp định
của vòng đàm phán Uruguay lại quy
định việc bán hàng hoá như vậy phải
diễn ra “trong vòng” một khoảng thời gian 12 tháng. Do vậy, việc bán hàng
với giá thấp hơn chi phí sản xuất bây giờ có thể không được tính đến cho dù
nó xảy ra trong thời gian một tháng.
Dựa trên những lý lẽ do bên khiếu kiện đưa ra, Bộ Thương mại sẽ tiến
hành điều tra để xác định xem giá bán hàng hoá đó tại thị trường trong nước
có thấp hơn chi phí sản xuất hay không nế
u như họ có cơ sở hợp lý để tin
tưởng hoặc nghi ngờ hàng hoá đó đã được bán với giá thấp hơn chi phí sản
xuất. Các tính toán chi phí sản xuất được dựa trên sổ sách của chính các nhà
sản xuất hoặc nhà xuất khẩu nếu như các sổ sách ấy được thực hiện phù hợp
với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng răi tại nước của nhà xuất
khẩu hoặc nhà sản xuất (GAAP).
Những điều chỉnh đặc biệt tới chi phí sản xuất sẽ được thực hiện và có
tính đến các chi phí liên quan tới các hoạt động khởi đầu trong những trường
hợp liên quan đến các phương tiện sản xuất mới hoặc các sản phẩm mới đòi
hỏi phải có sự đầu tư bổ sung lớn.
Ngoài việc bán hàng hoá thấp hơn chi phí sả
n xuất, thì các hình thức
bán hàng khác cũng có thể bị loại trừ khỏi việc tính toán giá trị chuẩn vì Bộ
Thương mại cho rằng chúng trái với tiến trình thương mại thông thường. Ví
dụ như: việc bán hàng mẫu, hàng kém chất lượng, hàng đã ngừng sản xuất,
bán thử nghiệm và bán với số lượng rất nhỏ.
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
19
6.1.3. Tính khả thi ở thị trường trong nước hoặc doanh số bán hàng
trong nước của nước thứ ba
Giá trị chuẩn được căn cứ vào việc bán hàng tương tự ở thị trường nội
địa của nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu nếu doanh số bán hàng được coi như
là đủ để có thể đưa ra một sự so sánh “khả thi” với giá xuất khẩu và việc bán
hàng là phù hợp với “tiế
n trình thương mại thông thường”. Để được coi là khả
thi, doanh số bán hàng trong nước phải tương đương ít nhất 5% doanh số bán
hàng của hàng hoá đang được xem xét bán cho những người mua không có
quan hệ chi phối ở Hoa Kỳ.
Khi doanh số hàng bán ở thị trường trong nước được xem là không đủ
theo tiêu chuẩn này, hoặc việc bán hàng không phù hợp với tiến trình thương
mại thông thường, giá trị chuẩn có thể sẽ được căn cứ vào việc bán hàng trong
nướ
c ở một thị trường (“nước ngoài”) nước thứ ba. Bộ Thương mại được chỉ
thị chọn ra nước thứ ba mà thị trường của quốc gia này tương đồng nhất về
phương diện tổ chức và trình độ phát triển với quốc gia có doanh số bán hàng
trong nước bị coi là không đủ, và nước thứ ba đó có thể xuất khẩu hàng hoá
giống nhất với những hàng hoá được xuất kh
ẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Bộ
Thương mại sẽ tìm chọn một việc bán hàng nào đó ở Hoa Kỳ phù hợp với
việc bán sản phẩm nước ngoài tương tự giống nhất ở nước thứ ba, được tiến
hành phù hợp với tiến trình thương mại thông thường. Doanh số bán hàng
trong nước ở thị trường nước thứ ba cũng phải đạt được tiêu chuẩn là 5%
doanh số bán hàng cho Hoa K
ỳ.
Bộ Thương mại được phép tuỳ ý không áp dụng ngưỡng 5% trong
những “hoàn cảnh đặc biệt” hay từ chối sử dụng doanh số bán hàng trong
nước của nước thứ ba hoặc doanh số bán hàng ở thị trường nội địa (của nhà
sản xuất hoặc nhà xuất khẩu) nếu như những doanh số như vậy bị coi là
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
20
không đại diện tiêu biểu hoặc nếu tồn tại một “tình hình thị trường đặc biệt”
không cho phép có được một sự so sánh chính xác.
Bản báo cáo công việc hành chính (SAA) của URAA chỉ ra rằng “đặc
biệt” có thể bao gồm các trường hợp mà khi: (1) một việc bán hàng đơn lẻ tại
thị trường nước ngoài tương đương 5% doanh số bán hàng cho Hoa Kỳ; (2)
có những kiểm soát hết sức nhậy cảm của Chính phủ đối v
ới việc định giá tại
một thị trường nước ngoài mà giá cả tại thị trường đó không thể được xem là
tạo cạnh tranh; và (3) có những loại nhu cầu khác nhau giữa thị trường Hoa
Kỳ và một thị trường nước ngoài.
Hơn nữa, theo những trình bày dưới đây, việc bán hàng cho người có
quan hệ chi phối có thể không được sử dụng cho việc tính toán giá trị chuẩn
trong những hoàn cảnh nhất đị
nh. Nếu cả hai việc bán hàng trong nước và bán
hàng trong nước của thị trường nước thứ ba đều bị coi là không thích đáng,
thì giá trị xây dựng sẽ được sử dụng.
6.1.4. Giá trị cấu thành
Khi việc bán hàng trong nước của nước thứ ba không thể được sử dụng
trong việc hình thành giá trị chuẩn bởi vì việc bán hàng đó không phù hợp với
tiến trình thương mại thông thường hoặc không thoả mãn về mặt số l
ượng để
cho phép có được sự so sánh điển hình, thì giá cả hàng hoá bán cho Hoa Kỳ
được so sánh với giá trị cấu thành. Giá trị cấu thành này được tính toán bằng
tổng các chi phí quản lý, bán hàng, chi phí chung, và các khoản lợi nhuận hợp
lý.
Đối với việc tính toán lợi nhuận, Luật trước khi có vòng đàm phán
Uruguay đã yêu cầu Bộ Thương mại phải cộng vào một mức cao hơn lợi
nhuận thực tế hoặc 8% của tổng chi phí cho sản xu
ất và các chi phí chung.
Các chi phí bán hàng, quản lý và chi phí chung (SGA) đã được tính toán tối
thiểu bằng 10% chi phí sản xuất, hoặc 10% các chi phí thực tế, tuỳ vào chi phí
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
21
nào cao hơn. Để tính toán giá trị cấu thành, hiện nay Bộ Thương mại sử dụng
chi phí chung thực tế của các công ty và các lợi nhuận dựa trên việc bán sản
phẩm tương tự với giá bán cao hơn chi phí sản xuất.
Khi những thông tin cần thiết không có sẵn để xác định lợi nhuận thực
tế thu được từ việc bán sản phẩm tương tự nước ngoài phù hợp với tiến trình
thương m
ại thông thường, Bộ Thương mại có thể lựa chọn sử dụng 1 trong 3
cách tính SGA thực tế và lợi nhuận như sau:
1/ Tổng số chi phí SGA thực tế và lợi nhuận phải trả và thu được của
nhà sản xuất/nhà xuất khẩu trong việc bán các sản phẩm cùng chung chủng
loại bởi cùng nhà sản xuất; hoặc
2/ Số bình quân gia quyền, tổng số chi phí thực tế phải trả và thu được
củ
a các nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu khác được đưa ra điều tra hoặc xem
xét lại để tính chi phí SGA và lợi nhuận trong việc bán sản phẩm tương tự
phù hợp với tiến trình thương mại thông thường; hoặc
3/ Tổng số chi phí SGA và lợi nhuận được tính toán bằng bất cứ
phương pháp hợp lý khác nhưng không vượt quá tổng số chi phí thường phải
trả và thu được của các nhà sản xuất hoặ
c nhà xuất khẩu khác trong việc bán
sản phẩm cùng chủng loại vơi hàng hoá thuộc đối tượng điều tra.
6.2. Giá xuất khẩu
Giá xuất khẩu là giá mà với giá này hàng hoá thuộc đối tượng điều tra
được bán lần thứ nhất (hoặc được thoả thuận bán) trước ngày nhập khẩu bởi
nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu ngoài Hoa Kỳ cho một người mua không có
quan hệ chi phối hoặc liên kết (unaffiliated purchaser) tại thị trường Hoa Kỳ
hoặc cho một người mua không có quan hệ chi phối hoặc liên kết để xuất
khẩu vào thị trường Hoa K
ỳ.
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
22
6.2.1. Những điều chỉnh
Để tính toán chính xác giá xuất khẩu xưởng, giá ban đầu (đơn giá tổng)
bán cho khách hàng không có quan hệ chi phối hoặc liên kết đầu tiên tại thị
trường Hoa Kỳ sẽ bị khấu trừ đi bất kỳ khoản nào nếu có dưới đây:
- Chi phí vận chuyển phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ
nhà máy tới nơi bán hàng (các chi phí này bao gồm cước vận chuyển nội địa
ở nước ngoài, thuê kho ở nướ
c ngoài, cước vận chuyển nội địa ở Hoa Kỳ,
cước vận chuyển và bảo hiểm đường biển, đường hàng không quốc tế, phí
môi giới ở Mỹ, khi mà những chi phí này đã bao gồm trong giá);
- Bao bì đóng gói đặc biệt để xuất khẩu;
- Thuế nhập khẩu và các loại thuế khác do nước xuất khẩu áp dụng mà
những khoản thuế này đã được giảm trừ hoặc không thu do hoạt độ
ng xuất
khẩu;
- Thuế trợ cấp (chống trợ cấp) do chính quyền Hoa Kỳ áp đặt để bù đắp lại
thiệt hại do chính sách trợ cấp của một Chính phủ nước ngoài gây ra; hoặc
- Các khoản chiết khấu và giảm giá (Bộ Thương mại sẽ trừ những khoản này
nếu chúng được cấp và thực hiện tại thị trường trong nước).
6.2.2. Phương pháp lấy m
ẫu hàng hoá và Tính bình quân
Hiệp định đàm phán Uruguay cho phép Bộ Thương mại được sử dụng
các phương pháp lấy mẫu thống kê hợp lệ và phương pháp tính bình quân để
xác định giá xuất khẩu, giá xuất khẩu xây dựng hoặc giá trị chuẩn nếu có
được một doanh số bán hàng đáng kể hoặc một số lượng hoặc nhiều loại sản
phẩm đáng kể. Bộ Thương mại được tùy ý trong việ
c lựa chọn để sử dụng
những mẫu và các số trung bình nhưng phải tham khảo ý kiến của các nhà sản
xuất và xuất khẩu. Hơn nữa, nếu việc xác định các biên độ bán phá giá bình
quân gia quyền riêng cho từng công ty là không thực hiện được thì Bộ
Thương mại có thể xác định biên độ bán phá giá bình quân gia quyền cho một
Chương I: Khái quát chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ
Phan Thị Tuyết - Pháp 2 - K38E
23
mẫu điển hình trong số các nhà sản xuất và xuất khẩu hoặc trong nhiều loại
sản phẩm được thống kê hợp lệ, hoặc xác định biên độ cho một mẫu điển hình
trong số các nhà sản xuất và xuất khẩu có số lượng hàng hoá đang được xem
xét lớn nhất đối với nước xuất khẩu.
6.2.3. Những người có mối quan hệ chi phối hoặc liên kết (affiliated
Persons)
Bộ Thương mại sửa đổi phương pháp tính toán của mình đối với các
giao dịch được kiểm tra có liên quan đến các bên có quan hệ chi phối hoặc
liên kết với nhau. Bộ Thương mại cho rằng bất kỳ giao dịch buôn bán nào
giữa các bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết đều là cơ sở không tin cậy cho
việc xây dựng giá xuất khẩu hay giá trị chuẩn vì các bên có quan hệ chi phối
hoặc liên kết này có thể định giá ưu đ
ãi cho nhau trong buôn bán, hoặc
chuyển nhượng sản phẩm dựa trên cơ sở giá trị sản phẩm (giá vốn) hoặc giá
vốn cộng với một khoản lợi nhuận cố định. Khi Bộ Thương mại thấy rằng
việc bán hàng giữa các bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết đã không được
giao dịch với một giá mà nhà xuất khẩu bán “hàng hoá đó hoặc hàng hoá
tương tự” cho người mua không có quan hệ chi phối hoặ
c liên kết thì việc bán
hàng này không được xem xét đến. Bên bị kiện có nghĩa vụ chứng mình rằng
việc bán hàng cho một bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết được thực hiện
phù hợp nhất có thể với thông lệ buôn bán thông thường.
Tương tự như vậy, Bộ Thương mại quy định rằng giá chuyển nhượng
của một đầu vào chủ yếu giữa các bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết phải
l
ớn hơn chi phí sản xuất ra đầu vào và Bộ Thương mại cũng yêu cầu bên bị
kiện phải báo cáo các chi phí sản xuất thực tế của nhà cung cấp. Những điều
chỉnh yêu cầu có thể cũng không được phép khi mà giá chuyển nhượng thấp
hơn giá trị trường.
Các bên bị coi là có quan hệ chi phối hoặc liên kết nếu:
- Một bên kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp đối vớ
i bên kia;