Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.72 KB, 2 trang )
VĂN HOÁ XÃ HỘI
Linh Sơn Cổ tự một di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng (04/11/2009)
Linh Sơn Tự còn được gọi là chùa Phật Bốn Tay, một trong những ngôi chùa danh tiếng của tỉnh An
Giang. Chùa toạ lạc trên gò đất cao trong khuôn viên rộng 10.000m2. Cặp triền núi Ba Thê về hướng
Đông-Nam, cách chợ Thị Trấn Óc Eo 2km và cách Trung tâm hành chánh huyện Thoại sơn 14km.
Dọc theo lối đi và trong khu vực chùa là những cây đại thụ hàng trăm năm tuổi rợp bóng mát quanh
năm. Theo nhận định của các nhà chuyên môn khu vực Chùa Linh Sơn có khả năng là trung tâm của di chỉ
Văn hoá Óc Eo, trong lòng đất còn ẩn chứa những điều kỳ bí chưa được khám phá.
Tương truyền vào năm 1913 khi người pháp cho xe ủi đất làm lộ và xây bót Ba Thê, nhân dân tình
cờ phát hiện được một Pho tượng bằng đá có bốn tay cao 1m70 còn nguyên vẹn nằm sâu dưới mặt đất
khoảng 2m. Những người Khơme quanh vùng tập hợp thanh niên trai tráng khoẻ mạnh đến khiêng về núi
để thờ vì cho đó là tượng Neata Phrom tức Thần núi (theo tín ngưỡng Niết-Tà của người Campuchia).
Nhưng dù cố gắng cũng không dịch chuyển được; Đến khi những người kinh lớn tuổi đứng ra lập bàn
hương án khấn vái thì pho tượng được khiêng đi rất nhẹ nhàng; Kỳ lạ hơn là tượng được đặt vào giữa hai
bia đá cổ mà nhân dân phát hiện trước đó ít lâu thì rất khích khao. Từ đó dân chúng cùng nhau dựng lên
ngôi chùa đặt tên là Linh Sơn nhằm tôn thờ tượng Phật và giữ gìn hai bia đá cổ, pho tượng được gọi là
tượng Phật bốn tay. Qua nhiều lần trùng tu tôn tạo Linh Sơn Tự mới có dáng vẻ như ngày nay.
Về kiến trúc Chùa Linh Sơn có phần đơn giản như những ngôi chùa cổ ở Nam bộ theo phái Nam
tông. Phía trước là tượng Quan âm lộ thiên, cửa ra vào được bố trí hai bên mặt chính của chùa, không gian
bên trong chùa chia thành hai khu vực: Chánh điện và hậu điện. (Khác chùa Bắc tông thường đủ 4 khu vực:
Chánh điện, tiền đường, nhà hành lang và nhà tổ).
Trong ngôi chánh điện tượng Phật Bốn tay được đặt trang trọng trên bệ thờ giữa 2 bia đá, tư thế ngồi
kiết già, tay phải trên nắm sâu chuỗi, tay phải dưới cầm trái châu, tay trái trên cầm ấn A di đà, tay trái dưới
cầm cái lĩnh. Ngoài ra bệ thờ còn được bố trí một số tượng khác như: Tượng Phật A di đà, tượng Đại Thế
Chí bồ tát, Quan Thế Âm bồ tát, Thích ca mâu ni, Hộ pháp, Thổ địa và Thánh tăng… Theo báo cáo tham
luận tại các kỳ hội thảo khoa học về di chỉ văn hoá Óc Eo thì tượng Phật Bốn tay thuộc mô típ mỹ thuật Bà
la môn giáo có nguồn gốc Ấn độ cùng dạng với tượng Bà Chúa xứ núi Sam Châu Đốc nơi đã tạo nên lễ hội
văn hoá cấp Quốc gia hàng năm thu hút trên 3 triệu lượt khách hành hương. Cũng theo nhận định trên
tượng Phật bốn tay thực chất là tượng thần Visnu-Ananta có rắn thần Naga 7 đầu tạo thành tán che phía
sau. Nguyên thuỷ tượng có màu đen của loại đá cổ quý hiếm trên 2000 năm tuổi được tạc theo tư thế đứng
nhưng khi dựng tượng người ta đã đắp thêm phần chân theo tư thế ngồi và được sơn phết nhiều màu sắc