Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Truyền thuyết đình Long Thái và vua Lê Trang Tông docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.1 KB, 5 trang )

Truyền thuyết đình Long Thái và vua Lê Trang Tông
Lê Trang Tông (1515 - 1584), còn gọi là Trang Tông Dụ Hoàng đế, là đế hiệu của
Lê Ninh, hay Lê Huyên, là vua thứ 12 của nhà Lê, là người khởi đầu cho nhà Lê
Trung Hưng hoặc Hậu Lê. Ông là con của vua Lê Chiêu Tông. Khi Chiêu Tông bị
hại, ông được các trung thần đưa sang lánh nạn ở Ai Lao, rồi được Nguyễn Kim
và các trung thần phò lên làm vua vào năm Quý Tỵ (1533) tại sách Thuý Thuần,
đặt Hành tại ở Sầm Hạ. Vua về Nghệ An dấy nghĩa, được nhiều người theo, trong
đó có các nhân vật nổi tiếng xứ Nghệ phò tá như Nguyễn Cảnh Hoan, Phan Công
Tích nên đã lấy lại được đất Thanh Hoá, Nghệ An (gồm cả Hà Tĩnh) và Quảng
Bình, Quảng Trị. Nhà vua cho đặt Hành tại ở sách Vạn Lại (nay thuộc đất xã Vạn
Lại
Truyền thuyết về vua Lê Trang Tông được lưu truyền trong dân gian và được
ghi vào thần tích đình Long Thái khá đầy đủ sinh động. Long Thái là tên làng có
từ triều Nguyễn, còn trước nữa có tên là Vĩnh Thái. Đình làng ở đây được gọi tên
gắn với tên làng Long Thái, nay thuộc xã Thái Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ
An. Theo truyền thuyết, làng Vĩnh Long là mảnh đất sinh ra Lê Ninh (tức vua Lê
Trang Tông). Truyền thuyết ghi:
Vào đầu thế kỷ XVI, nhà Lê Sơ suy vong. Đến thời vua Quang Thiệu đã có
những sai lầm dẫn đến việc Mạc Đăng Dung lấn từng bước, rồi nổi lên chiếm
ngôi vua, lập nên nhà Mạc. Các trung thần, quốc thích triều Lê di tản khắp nơi,
mai danh ẩn tích, bởi những ai tỏ ra chống đối đều bị nhà Mạc giết hại hoặc giam
cầm.
Lúc bấy giờ có vị quan coi ngục là Bùi Hữu, quê ở làng Bỉnh Trung, xã Diêm
Tràng, phủ Anh Đô (nay là thị trấn Yên Sơn, huyện Đô Lương) thấy tôn thất nhà
Lê có nguy cơ bị diệt vong nên đã mưu kế bố trí cho con gái mình là Bùi Thị
Ngọc Thụy đưa cơm vào ngục chăm sóc cho vua Quang Thiệu đang bị Mạc
Đăng Dung giáng làm Hà Dương Vương và giam vào ngục kín. Đến khi biết
chắc con gái đã có thai với nhà vua, Bùi Hữu cho con gái về quê để giữ gìn giọt
máu của nhà Lê. Khi về quê ở, dân làng không hiểu sự tình nên nhiều bà con đã
xa lánh, thậm chí có người còn mắng mỏ, coi thường Ngọc Thụy nên nàng phải
bỏ làng đi lang thang.


Khi đi đến làng Vĩnh Long, Ngọc Thụy bị động thai. Nàng đã dựa lưng
vào hòn đá để nghỉ lấy lại sức. Hòn đá ấy sau này được dân gọi là hòn Đá Yên và
dựng đền thờ, gọi là đền Đá Yên. Đủ 9 tháng 10 ngày, Ngọc Thụy đã ngả lưng
vào một gò đất bằng phẳng ở phía Tây làng và sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn
tú. Đứa bé được đặt tên là Lê Ninh, nhưng sợ mọi người biết được tung tích, nên
gọi là Chổm. Gò đất sinh ra Lê Ninh về sau được dân gọi là nền Nghinh Thần
(nơi đón thần), và lập miếu thờ ở đó.
Trong thuở hàn vi, mẹ con Lê Ninh được lũ trẻ chăn trâu làng Vĩnh Long che
chở, chăm sóc. Theo “Cựu Lê sự tích” bằng chữ Hán lưu tại đình Long Thái thì:
Lúc bà Ngọc Thụy sinh Lê Ninh, trên trời xuất hiện ánh hào quang vân lai ngũ
sắc. Mọi người trong thôn trông thấy điều kỳ lạ, nên đã bàn bạc và phân công
nhau đưa mẹ con Ngọc Thụy về chăm sóc. Được hơn một năm, nàng Ngọc Thụy
đưa con về quê tại làng Bỉnh Trung, buôn bán ở chợ, nuôi con khôn lớn.
An Thành hầu Nguyễn Kim - một trung thần của nhà Lê - đã đi tìm được Lê
Ninh, rồi cùng các tướng quân đưa ông sang Ai Lao và tôn lên làm vua. Vua lên
ngôi năm 1533, đặt niên hiệu là Nguyên Hoà. Vua có nhiều chính sách tiến bộ,
nên đã thu hút được nhiều người tài về với mình. Năm Bính Ngọ - Nguyên Hoà
thứ 14 (1546), tức là năm thứ 3 ở Hành điện sách Vạn Lại, vua cho mở khoa thi
tuyển nhân tài và đậu 25 tiến sĩ, trong đó có 10 người Nghệ An, 01 người Hà
Tĩnh, còn lại là người các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị. Đây là khoa
thi chọn tiến sĩ đột xuất, khoa Ngự chế trong buổi giao thời chiến tranh, trận mạc
diễn ra thường xuyên giữa nhà Lê và nhà Mạc (Nam - Bắc triều phân tranh) nên
không được sử sách kịp ghi lại và không có bảng vàng, bia đá Văn miếu Hà Nội
ghi nhận. Khoa thi Bính Ngọ - 1546 có lẽ chỉ quy tụ sĩ tử các tỉnh Bắc miền
Trung và diễn ra ở Hành tại Vạn Lại, Thanh Hoá, tức kinh đô tạm thời của Lê
Trang Tông, nên không được sử sách và văn bia đăng khoa Nhà nước ghi lại,
nhưng các triều vua về sau vẫn có các ghi nhận cho các vị tiến sĩ thi đậu ở khoa
thi này và cũng đã có các tài liệu khoa bảng ở địa phương ghi nhận, lưu lại cho
đến ngày nay. Tiến sĩ Nguyễn Văn Giá làm quan trong triều Huế đã cung cấp
một tài liệu về khoa thi này và giúp họ Dương - Quỳnh Đôi ghi lên bảng treo tại

nhà thờ họ Dương vì họ này có cụ tổ Dương Cát Phủ đậu bảng. Bảng ghi có nội
dung như sau:
Cung kính Đệ nhất thế Tiên tổ khoa quan sự trạng.
Lê Trang Tông thần đế tị lập vu Thanh Hoá Hành điện Vạn Lại sách. Đô lập
tam niên thiên hạ hào sĩ đa qui, Ư Bính Ngọ niên, Đế ngự đề tu kỷ dĩ yên bách
tính, phú thủ thiên hạ ư nhân tâm luận thời trúng Thám hoa Nghệ An: Đặng
Sơn, Ngô Trọng Điển; Quỳnh Đôi Dương Cát Phủ, quan chí Hữu thị lang
phụng phong Khiêm mông Kiệt tiết tuyền lực công thần Lại bộ gia hạnh Đại
phu Đốc Trung tử; Chân Lộc Phan Xá Lê Nguyên Trưng; Yên Thành Phan Duy
Thực. Trúng Hoàng giáp: Đông Thành, Đào Hoa Lê Doãn Nguyên; Hà Tĩnh,
Sa Lang, Nguyễn Đình Mỹ. Trúng Tiến sĩ: Nam Đường, Đồng Luân, Trần Đăng
Dụng; Hưng Nguyên, Hương Cái Phan Tiến Thọ; Thanh Chương, Võ Liệt Phan
Nhân Tường; Bích Triều, Lương Trường Bùi Duy Nhượng; Cát Ngạn Nguyễn
Ngọc Dật. Dĩ thượng đẳng viên đăng khoa lục bất tuế vô hữu bi ký cố hậu nhân
vô truyền, cô tồn dĩ bị thế khảo kỳ nguyên bản tại Quốc sử quán. Chí Hoàng
Triều Quý Sửu khoa, Hội thí trúng Tiến sĩ, Đặng Sơn, Tri Lễ Nguyễn Văn Giá
phụng sao tại Kinh biển hồi Dương tộc đạo sao bảng cung lục.
Bảo Đại thập cửu niên, ngũ nguyệt, sơ tứ nhật, thập tam thế tôn Dương
khánh thành trướng cung trang cúng.
Tạm dịch:
“Cung kính!
Sự trạng khoa bảng quan tước của vị Tiên tổ thứ nhất:
Vua Lê Trang Tông khi chiếm được Thanh Hoá, lập Hành điện ở sách Vạn
Lại. Đăng đô được 3 năm, hào sĩ thiên hạ tìm đến rất đông. Năm Bính Ngọ, vua
ra đề thi: Phú "tự sửa mình để yên trăm họ", luận "Về lấy người tài trong thiên
hạ". Trúng Thám hoa: người Nghệ An là Ngô Trọng Điển ở Đặng Sơn; Dương
Cát Phủ ở Quỳnh Đôi, làm quan đến Hữu thị lang được phong lên chức Kiệt
tiết tuyên lực công thần Lại bộ, gia hạnh Đại phu Đốc Trung tử; Lê Nguyên
Trưng ở Phan Xá, Chân Lộc; Phan Duy Thực ở Yên Thành; Nguyễn Đình Mỹ ở
Sa Lang, Hà Tĩnh. Trúng Tiến sĩ (Đệ tam giáp): Trần Đăng Dụng ở Đồng Luân,

Nam Đường; Phan Tiến Thọ ở Hương Cái, Hưng Nguyên; Phan Nhân Tường ở
Võ Liệt, Thanh Chương; Bùi Duy Nhượng ở xã Lương Trường, tổng Bích Triều;
Nguyễn Ngọc Dật ở Cát Ngạn. Vì các quan trên không ghi vào đăng khoa,
không rõ năm và không có bia ký truyền lại cho người sau. May còn một bản để
khảo cứu ở Quốc sử quán. Đến đương triều khoa Quý Sửu, Nguyễn Văn Giá ở
xã Tri Lễ, tổng Đặng Sơn dự thi Hội, trúng Tiến sĩ mới phụng sao ở Kinh (Kinh
đô Huế). Họ Dương chép lại theo bản sao lên bảng lưu giữ.
Bảo Đại năm thứ 19 (1944), tháng 5, ngày mồng 4.
Cháu đời thứ 13 họ Dương, khánh thành trướng cung kính cúng vào nhà
thờ”.
Như vậy, bảng ghi về tiểu sử cụ Dương Cát Phủ ở nhà thờ họ Dương -
Quỳnh Đôi đã ghi lại 11 người xứ Nghệ thi đậu Tiến sĩ khoa thi Bính Ngọ
(1546), trong đó có 10 người Nghệ An, 01 người Hà Tĩnh. Bảng này ghi đủ tên
các tiến sĩ như trong “Đông Yên nhị huyện khoa phổ” và các tài liệu gia phả,
sắc phong các vị thần có tên như trên.
Vua Lê Trang Tông được đông đảo các danh sĩ, tướng tài theo về nên đã
nhanh chóng giải phóng được nhiều vùng đất rộng lớn, tiến tới thu phục trở lại
Thăng Long, hoàn thành sứ mệnh phục hưng triều Lê (sử gọi là thời Lê Trung
Hưng).
Do trải nhiều sương gió, trận mạc, vua mất vào ngày 19, tháng Giêng, năm
Mậu Thân (1548) khi mới 34 tuổi. Sau khi vua mất, truy nguyên sự tích sinh
thành vua tại tổng Bạch Hà, nên dân vùng này được triều đình cho phép làm
dân tạo lễ (mọi phần hộ binh, hiệu binh, sưu sai các việc đều được miễn giảm).
Để tạ ân đức nhà vua, dân làng lập đình miếu thờ, tôn làm thần Thành Hoàng
làng. Sự tích vua được ghi chép lưu lại đến ngày nay tại đình Long Thái./.

×