Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vai trò của công nhân trong Xô Viết Nghệ Tĩnh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.61 KB, 5 trang )

Vai trò của công nhân trong Xô Viết Nghệ Tĩnh
Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3-2-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết
lời đề tựa cho Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh: "Năm 1930 - 1931, khi Đảng ta mới ra
đời, một phong trào lớn mạnh đã dâng lên trong cả nước, mà đỉnh cao nhất là Xô
viết Nghệ Tĩnh…"(1). Xô viết Nghệ Tĩnh là một trong những sự kiện lịch sử oanh
liệt của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Để làm nên sự kiện lịch sử oanh
liệt ấy, giai cấp công nhân Nghệ An với tư cách vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là
đội quân chủ lực đã có vai trò to lớn đi đầu trong các cuộc biểu tình, đấu tranh
chống đế quốc phong kiến, lập nên Chính quyền Xô Viết công nông đầu tiên ở các
xã, huyện trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Khẳng định vai trò của
Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3-2-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết lời đề tựa cho Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh: "Năm 1930 - 1931, khi Đảng ta
mới ra đời, một phong trào lớn mạnh đã dâng lên trong cả nước, mà đỉnh cao
nhất là Xô viết Nghệ Tĩnh…"(1). Xô viết Nghệ Tĩnh là một trong những sự kiện
lịch sử oanh liệt của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Để làm nên sự kiện
lịch sử oanh liệt ấy, giai cấp công nhân Nghệ An với tư cách vừa là giai cấp lãnh
đạo, vừa là đội quân chủ lực đã có vai trò to lớn đi đầu trong các cuộc biểu tình,
đấu tranh chống đế quốc phong kiến, lập nên Chính quyền Xô Viết công nông đầu
tiên ở các xã, huyện trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Khẳng định vai trò của
công nhân, báo Vô sản lúc bấy giờ viết: "Công nhân Bến Thủy đã mở đầu cao trào
đấu tranh nhưng nông dân Thanh Chương, Nam Đàn đã lập Xô Viết"(2).
Ngay sau khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã phát động phong trào đấu
tranh rộng lớn trong toàn quốc. Ở Nghệ An, từ tháng 3 đến cuối tháng 4-1930,
dưới sự lãnh đạo của các chi bộ và Công hội đỏ, công nhân đã tổ chức 5 cuộc bãi
công lớn; điển hình là các cuộc bãi công của công nhân Nhà máy cưa Thái Hợp
(13-3-1930), công nhân Nhà máy Diêm (16-3-1930). Các cuộc bãi công đã tập
trung đòi giới chủ tăng lương, giảm giờ làm, không được đuổi việc công nhân bãi
công.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5-1930, Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam phát động phong trào đấu tranh để kỷ niệm ngày Quốc tế lao động
lần đầu tiên tại Việt Nam. Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Đảng, công


nông Nghệ Tĩnh đã tổ chức cuộc đấu tranh rộng lớn tại Vinh - Bến Thủy. Rạng
sáng ngày 30-4, công nhân đọc truyền đơn rải trước các nhà máy do các hội viên
Công hội đỏ rải trước đó. Truyền đơn viết: "Hỡi anh em thợ thuyền, dân cày, binh
lính, thanh niên, học sinh! Hỡi tất cả anh em, chị em bị bóc lột dã man! Ngày 1-5
đã gần đến rồi. Trước đây 41 năm, vô sản giai cấp thế giới đã quyết định lấy ngày
1-5 làm ngày Quốc tế lao động. Ngày 1-5 năm nay, vô sản giai cấp Việt Nam cùng
với vô sản các nước bị bóc lột đè nén thị uy để phản kháng lại cường hào, đế
quốc"(3).
Sáng sớm ngày 1-5-1930, hàng ngàn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nghi
Lộc tổ chức tuần hành kéo về Bến Thủy, cùng với công nhân các nhà máy ở
Vinh - Bến Thủy kỷ niệm ngày Quốc tế lao động. Đoàn biểu tình được sự hỗ trợ
của công nhân ở ngoài các nhà máy, tiến về Nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi,
hô vang khẩu hiệu: Ngày làm 8 giờ, tăng tiền lương, tự do bãi công. Lính, mật
thám, cảnh sát đã dùng vũ khí đàn áp, đoàn biểu tình vẫn siết chặt hàng ngũ và tiếp
tục hô vang khẩu hiệu. Khí thế hiên ngang của đoàn biểu tình đã lôi cuốn nông dân
một số xã ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tham gia. Không ngăn được đoàn biểu tình, đế
quốc Pháp buộc phải dùng vũ khí đàn áp, cuộc xung đột giữa những người biểu
tình tay không với binh lính có vũ khí đã diễn ra. Bọn lính đã dùng súng bắn xả
vào đoàn biểu tình làm 6 người chết, 10 người bị thương. Không lùi bước, đoàn
người vẫn xông lên, kẻ thù vây bắt hơn 100 người khác. Cuộc biểu tình ngày 1-5-
1930 đã mở đầu cho cao trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao nhất là Xô viết
Nghệ Tĩnh.
Cuộc biểu tình đã thể hiện tính tiên phong của giai cấp công nhân, sức mạnh
tập hợp và lôi kéo giai cấp nông dân tham gia phong trào đấu tranh. "Công nhân
Vinh - Bến Thủy đã mở đường đấu tranh, cờ đỏ phấp phới khắp Nghệ An, các tỉnh
khác đang sôi nổi. Thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến"(4).
Cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930 ở Vinh - Bến Thủy đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần
đấu tranh của công nhân và nông dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngay sau khi
cuộc biểu tình ở Vinh - Bến Thủy bị đàn áp, hàng chục cuộc đấu tranh của công
nông Nghệ Tĩnh lại diễn ra. Điển hình là các cuộc đấu tranh của công nhân Nhà

máy diêm, Nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi, Nhà máy cưa Thái Hợp; nông
dân các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên (Nghệ An), Can Lộc (Hà Tĩnh).
Theo thống kê “từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8-1930, toàn quốc có 27 cuộc đấu
tranh dưới hình thức bãi công, đình công, biểu tình thì Nghệ Tĩnh chiếm 17
cuộc”(5).
Phong trào đấu tranh của công nhân đã tác động mạnh mẽ đến nông dân. Nông
dân được giác ngộ về ý thức và phương pháp đấu tranh thông qua sự tuyên truyền
của các đảng viên cộng sản, các hội viên nông hội và trực tiếp tham gia các cuộc
đấu tranh của công nhân. Do vậy, bất chấp những cuộc đàn áp đẫm máu và những
thủ đoạn xảo quyệt của chính quyền thực dân phong kiến, từ đầu tháng 9-1930,
phong trào đấu tranh đã lan ra mạnh mẽ khắp các huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh với những cuộc đấu tranh quy mô lớn, ngày càng quyết liệt.
Ngày 30 tháng 8 năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, 3000 nông dân
huyện Nam Đàn đã tập trung kéo về thị trấn Sa Nam, tràn vào huyện đường, đốt
hồ sơ, phá nhà giam, giải thoát tù nhân. Cuộc đấu tranh đã buộc Tri huyện chấp
nhận yêu sách của đoàn biểu tình. Cuộc biểu tình lịch sử ngày 1-9-1930 của
20.000 nông dân huyện Thanh Chương được coi là mốc mở đầu đánh dấu sự ra
đời của chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh. Tiếp đến là các cuộc biểu tình của hàng
ngàn nông dân các huyện Can Lộc ngày 7-9, Cẩm Xuyên ngày 9-9 (Hà Tĩnh);
ngày 10-9, nông dân và ngư dân huyện Nghi Lộc biểu tình đòi "Xóa bỏ chế độ thu
tiền nhập khẩu và không được hà hiếp dân đánh cá"; cuộc biểu tình của 8000 nông
dân Hưng Nguyên và xã Nam Kim (Nam Đàn) ngày 12-9-1930 bị đế quốc tàn sát
dã man làm 217 người chết, 125 người bị tổn thương và hàng chục người bị bắt
giam đã làm chấn động dư luận trong nước và quốc tế.
Sau vụ đàn áp dã man đoàn người biểu tình của nông dân Hưng Nguyên ngày
12-9, Công hội đỏ đã phát động công nhân các nhà máy, các đồn điền liên tục biểu
tình, đình công phản đối sự đàn áp dã man của đế quốc phong kiến và ủng hộ
phong trào đấu tranh của bà con nông dân các huyện. Tính từ cuộc biểu tình của
công nhân các nhà máy ở Vinh - Bến Thủy ngày 13-9-1930, ủng hộ làn sóng đấu
tranh của nông dân và phản đối đàn áp dã man của đế quốc phong kiến đến tháng

5-1931, công nhân đã tổ chức 24 cuộc bãi công, đình công, biểu tình ủng hộ nông
dân và đòi tăng lương, chống khủng bố.
Sau vụ tàn sát dã man những người biểu tình ngày 12-9, nông dân các huyện
Nghệ An, Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, làm cho bộ máy chính quyền
một số huyện, xã rệu rã; chính quyền cách mạng được hình thành tại nhiều thôn xã
ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Ở Nghệ An, các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh
Sơn, các thôn xã đều lập chính quyền Xô Viết. Ở Hà Tĩnh, toàn tỉnh có 170 làng
có Nông hội đỏ trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành, quản lý công việc làng xã.(6)
Từ những sự kiện lịch sử diễn ra trong cao trào cách mạng 1930-1931, khẳng
định: Giai cấp công nhân ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã thể hiện vai trò to lớn, tiên
phong cho phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh. Từ khi mở đầu đến lúc
phong trào tạm thời bị đế quốc Pháp và phong kiến nhấn chìm trong biển máu,
công nhân không chỉ giữ vai trò lãnh đạo, mà còn là đội quân chủ lực, đi đầu trong
cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù. Công nhân không chỉ có khả năng lãnh đạo,
đấu tranh với kẻ thù mà còn thể hiện khả năng tập hợp lực lượng, lôi kéo giai cấp
nông dân và các tầng lớp khác trong xã hội tham gia cách mạng. Đánh giá vai trò,
ý nghĩa to lớn của giai cấp công nhân, của cao trào cách mạng 1930-1931, đồng
chí Lê Duẩn - Nguyên Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: "Thành
quả lớn lao nhất của cao trào cách mạng 1930-1931, thành quả của một cuộc
khủng bố trắng tàn khốc của đế quốc và phong kiến sau đó không thể xóa nổi là ở
chỗ: Nó khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của giai
cấp vô sản, đồng thời đem lại cho đông đảo quần chúng công nông niềm tin sức
mạnh của mình…"(7).
Kỷ niệm 80 năm Xô viết Nghệ Tĩnh 12-9-1930/12-9-2010, trong lúc toàn Đảng,
toàn dân nô nức hướng về đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI, những bài học về vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân
thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cao trào cách mạng
1930-1931 vẫn luôn luôn giữ nguyên giá trị./.

Chú thích:

1. Xô viết Nghệ Tĩnh, Tiểu Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng - Tỉnh ủy Nghệ An,
NXB Nghệ An, năm 2000, trang 3.
2. Báo "Người lao khổ", Cơ quan Tuyên truyền của xứ ủy Trung kỳ, số đặc biệt
ra ngày 2-9 và 5-10 năm 1930, Lưu trữ tại LĐLĐ tỉnh Nghệ An.
3. Lịch sử phong trào công nhân thành phố Vinh, Nguyễn Quốc Hồng, NXB
Nghệ An, năm 2004, trang 67.
4. Những sự kiện lịch sử phong trào công nhân Nghệ Tĩnh, tập 1, Nguyễn Quốc
Hồng - Đặng Thanh Quê, NXB NA; năm 1984, trang 51.
5. Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Nghệ Tĩnh, tập 1 (1885-1945),
LHCĐ Nghệ An, NXB Lao động, năm 1987.
6. Xô viết Nghệ Tĩnh (sđd), tr 90.
7. Xô viết Nghệ Tĩnh (sđd), tr 161.

×