Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Điều kiện lịch sử và đặc điểm của đạo đức Hồ Chí Minh" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.64 KB, 9 trang )

Điều kiện lịch sử và đặc điểm của
đạo đức Hồ Chí Minh
Cho đến khi từ biệt thế giới này, Bác Hồ còn để lại cho hậu thế một di sản tinh
thần mang giá trị văn hoá phổ biến toàn nhân loại: Đó là đạo đức làm người gắn
liền với chủ nghĩa nhân đạo hiện thực.
Để quán triệt đạo đức làm người của Bác, cần phải chú ý tới điều kiện lịch sử
đã dẫn tới sự ra đời của loại hình đạo đức đó. Ở lĩnh vực này, không chỉ nghĩ tới
một nguồn nào đó trong kho tàng đạo đức và triết học Đông - Tây. Bởi vì đạo đức
Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc Việt Nam nhưng đồng thời cũng là sản
phẩm của nhân loại trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội,
cũng tức là thời kỳ quá độ từ kỷ nguyên mà nói theo Dante - nhà thơ vĩ đại thời
Phục Hưng là trong đó “một số người trị vì còn những người khác thì đau khổ”
sang kỷ nguyên mà Mác và Ăng-Ghen đã khẳng định trong Tuyên ngôn cộng sản:
“Trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do
của mọi người”. Ra đời trong điều kiện lịch sử như thế cho nên: Xét từ phương
diện dân tộc, đạo đức Hồ Chí Minh là sự thể hiện của quyết tâm hi sinh tất cả để
“giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại” và “thà hi sinh tất cả
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
(2)
; Xét từ
phương diện nhân loại, đạo đức Hồ Chí Minh tiêu biểu cho ý chí lớn lao của nhân
loại trong quá trình vươn tới tự do, “tất cả mọi người đều được phát triển hết khả
năng của mình”
(3)
.
Nhưng mặt khác - và đây chính là vấn đề quan trọng ta đang xét - đạo đức Hồ
Chí Minh vừa có tính lịch sử của một thời đại nhất định, vừa có tính phổ biến toàn
nhân loại. Ở đây, cần chú ý là ngôn ngữ triết học của Hồ Chí Minh khi nói về đạo
đức và thực hành đạo đức thường rất quen thuộc với tâm hồn và trí tuệ Việt Nam.
Nhưng ngay trong lời nói rất mực bình dị của Người đã có cả một chiều sâu nhân
văn thăm thẳm xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai của các thế hệ trong quá


trình xây dựng và hoàn thiện những giá trị văn hoá của con người trên hành tinh
này từ Đông sang Tây, từ xưa tới nay.
Văn hoá là cái chất người thuần tuý nhất nhưng lại biểu hiện một cách tự nhiên
nhất, giản dị nhất trong đời sống hàng ngày, từ đời sống đích thực của con người.
Ở Hồ Chí Minh, nội dung đạo đức cũng là nội dung văn hoá của con người và đạo
đức đã trở thành một lối sống
(4)
văn hoá, hơn nữa là một nhu cầu văn hoá. Cho nên,
mỗi việc làm của Người, mỗi hành vi của Người đều khiến ta cảm thấy thung dung
và bình dị như cuộc sống sinh ra, không thể nào khác được.
Vấn đề này rất quan trọng và đó là nhu cầu nối giữa chất anh hùng và chất văn
hoá trong toàn bộ sự nghiệp Hồ Chí Minh. Ở Hồ Chí Minh, tầm anh hùng đã được
nâng lên tầm văn hoá đối với dân tộc và đối với loài người, đó là điều hiếm thấy ở
những vĩ nhân anh hùng của dân tộc Việt Nam cũng như của các dân tộc khác.
Trong quan niệm Hồ Chí Minh, anh hùng không phải là khác với đồng loại
(thậm chí tách khỏi đồng loại) phải là sự thể hiện của đạo đức làm người. Anh
hùng không phải là cứu cánh mà là phương tiện thực hiện đạo đức, hơn nữa là
hoàn thiện đạo đức. Như thế, ở Hồ Chí Minh, chất anh hùng đã chuyển thành chất
văn hoá, chất nhân bản của con người: Người anh hùng cũng là người văn hoá,
hơn nữa là danh nhân văn hoá. Năm 1942-1943, giữa lúc hành tinh chúng ta đang
sôi động vì thế chiến II, thì một con người đang thực hiện cả một phương án xoay
chuyển lại lịch sử đã đánh bạn với trăng ở một nhà ngục Quảng Tây
(5)
. Và rồi 6
năm sau (1948), khi đã trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở thành người lãnh đạo
của cả một dân tộc đang kháng chiến, thì trăng lại càng thân quen với con người
ấy, tới mức hé cả cửa sổ mà hỏi: “Nào thơ xong chưa nào? Thi thành vị?
(6)
. Trong
những tình tiết lịch sử ấy, đâu là chất anh hùng, đâu là chất văn hoá, chất nhân

bản? Thật khó phân biệt.
Thì ra ở Hồ Chí Minh, chất anh hùng, chất người và chất văn hoá là thống nhất
trong nội dung đạo đức cao cả “làm cho nước nào, dân nào cũng hạnh phúc”.
Xưa nay, đạo đức và luân lý Đông - Tây đều quan tâm nhiều tới giá trị của con
người. Nhưng ai mà đo được giá trị của con người, lấy gì làm chuẩn mực cho giá
trị của con người cũng như của văn hoá, của văn minh? Đối với những vấn đề ấy,
M.Gooc-ki có đưa ra hai nhận xét có tính chất cảm thán: “Con người, hai tiếng ấy
vang dội làm sao”; “cao sang thay cái chức vụ làm người trên trái đất”. Như thế,
giá trị của con người tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thành “chức vụ làm người”, nói
cách khác, giá trị con người cũng là giá trị làm người. Đối với Hồ Chí Minh, “mọi
việc đều do con người làm ra cả”, từ đó đặt vấn đề đòi hỏi con người (trong đó có
chính bản thân) rất cao và niềm tin ở con người cũng rất lớn. Và giá trị con người
trước hết biểu hiện ở giá trị đạo đức, do đó đạo đức cũng chính là thước đo giá trị
làm người. Điểm xuất phát và đích cuối cùng của đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết
là đòi hỏi con người không được tách khỏi đồng loại, đòi hỏi xác lập mối quan hệ
giữa con người cụ thể với đồng loại của mình. Không thể quan niệm nổi một con
người có thể quay lưng với tha nhân (autrui), với đồng loại. Trong đạo đức Hồ Chí
Minh, con người tạo ra giá trị của mình ở chính ngay trong quan hệ với đồng loại.
Giá trị của con người, giá trị làm người cũng chính là và chỉ có thể là giá trị nhân
bản nơi con người. Và đó mới là giá trị văn hoá cao nhất mà nhân loại có trách
nhiệm đòi hỏi ở tất cả mọi nền văn minh. Ở đây, có sự gặp gỡ của đạo đức với
công lý và công bằng xã hội xét theo ý nghĩa toàn nhân loại.
Sự phát triển của khoa học mở đầu từ Ga-li-lê (1564-1642) đến cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật lần thứ nhất, sự xuất hiện phong trào Phục Hưng rồi những cuộc
cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ…, tất cả đã tạo nên một nền văn minh.
Nhưng gắn liền với nền văn minh đó là sự biến dạng của cán cân công lý
(7)
và hiện
tượng phủ định giá trị làm người của hàng trăm triệu người trên trái đất. Ròng rã
hàng chục năm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Hồ Chí Minh đã

xác định rõ bản chất của hiện tượng đó là đã “hạ thấp con người xuống hàng con
vật và làm ô nhục cho cái thế giới gọi là văn minh này”
(8)
. Vào năm 1924, Hồ Chí
Minh đã đặt một câu hỏi lớn vang vọng suốt thế kỷ XX tới tận ngày nay trước
lương tri của loài người: “Văn minh là như vậy đó sao?”.
“Văn minh là như vậy sao?”. Và Hồ Chí Minh đã coi việc chiến đấu, xoá bỏ
hiện tượng đó là một tiêu chuẩn, một yêu cầu đạo đức thực của nhiều thế hệ, “đời
này làm chưa xong, đời sau nối theo làm thì phải xong”
(9)
. Và suốt đời, Hồ Chí
Minh đã nêu một tấm gương đạo đức cao cả chiến đấu cho sự khôi phục giá trị làm
người của hàng trăm triệu người bị chủ nghĩa thực dân gạt ra khỏi bước tiến của
lịch sử. Đó chính là một cống hiến lớn của Hồ Chí Minh vào quá trình tiến hoá của
nhân loại, góp phần hoàn thiện các giá trị văn hoá và văn minh mà nhân loại đã đạt
tới trong thế kỷ XX này.
Thử hỏi văn hoá thế giới sẽ ra sao và văn minh nhân loại sẽ thế nào nếu trên trái
đất này vẫn cứ tồn tại chế độ thực dân, “chế độ tư bản xứ” đã biến con người thành
“phân bón của văn minh”? Cho nên thế giới càng phát triển, nhân loại càng tiến hoá
thì, khi nhìn lại quá trình lịch sử vừa trải qua với những “bất hạnh đẫm máu đối với
nhân loại”
(10)
, con người càng thấy hết tầm ý nghĩa của sự nghiệp Hồ Chí Minh ở
những phương diện ấy.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức là biết sống vì đồng bào, đồng
loại, tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của đồng bào, đồng loại, trực tiếp và
cụ thể, tức là hạnh phúc của nhân dân. Đạo đức có hoàn toàn phù hợp với bản chất
của con người như C.Mác quan niệm, “bản chất con người phải được cấu tạo sao
cho chỉ khi con người làm việc nhằm hoàn thiện cả những người cùng thời vì lợi ích
của họ thì mới đạt tới sự hoàn thiện bản thân”. Cho nên, trong đạo đức Hồ Chí Minh,

quan hệ với nhân dân là một tiêu chuẩn rất quan trọng của đạo đức. Ở đây, có hai
phương diện gắn bó với nhau. Thứ nhất, lợi ích của nhân dân là mục đích tối cao
của mọi việc làm, mọi chính sách. “Điều gì có lợi cho dân, phải hết sức làm, điều gì
có hại cho dân, phải hết sức tránh”, nói cách khác, nhân dân là đối tượng phục vụ
của con người ở bất cứ cương vị xã hội nào. Do đó, ở phương diện này, đạo đức
Hồ Chí Minh đòi hỏi phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, phải cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư. Thứ hai, mọi chính sách chủ trương đều do nhân dân thực
hiện, nói cách khác, nhân dân là kẻ thực hiện của chủ trương chính sách. Do đó, ở
phương diện này, đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi phải hết sức dân chủ với nhân dân.
“Nếu ai nói chúng ta không dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta tự
xét cho kỹ, thì thật có như thế”
(11)
. Ở đây, cần chú ý rằng, trong đạo đức Hồ Chí
Minh, có hai phương diện toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân và “thực hành dân
chủ” với nhân dân hoàn toàn không phải là những biện pháp chính trị hấp dẫn nào
đó, mà ở đây, có chiều sâu nhân văn của chủ nghĩa nhân đạo đối với con người và
chủ nghĩa dân chủ. Không hiểu biết và chủ nghĩa nhân đạo hiện thực đối với con
người và chủ nghĩa dân chủ thì không thể hiểu được, hơn nữa không thể áp dụng
và phát triển cả hai phương diện đó của đạo đức Hồ Chí Minh
(12)
.
Trong quan niệm đạo đức Hồ Chí Minh, không có con người trừu tượng, do đó
cũng không có đạo đức trừu tượng, không có nhân dân trừu tượng. Nhân dân là
nhân dân cụ thể, con người là con người cụ thể. Con người cụ thể trong đạo đức
Hồ Chí Minh phải được tự do, phải được bình đẳng và đối với nhau thì phải bác ái,
coi nhau như anh em. Nhưng muốn thực sự đạt được những điều đó thì con người
trước hết phải là con người của một nước độc lập đã. Do đó Hồ Chí Minh đã
không ngần ngại bổ sung hai tiếng độc lập vào bộ ba danh từ của khẩu hiệu: “Tự
do - Bình đẳng - Bác ái” xuất hiện từ thời cách mạng tư sản Pháp 1789. Hơn thế
nữa, có chuyển hoá được “Tự do, bình đẳng, bác ái, độc lập” từ phương diện chính

trị trở thành một giá trị luân lý, giá trị đạo đức của con người thì những khái niệm
chính trị trừu tượng ấy mới trở thành giá trị văn hoá và hành vi văn minh giữa những
con người và giữa những dân tộc biết tôn trọng lẫn nhau trên thế giới này. Xét như thế,
chúng ta có thể hiểu được rằng, tại sao mà cuối tháng 11/1945, trong một bức tranh
thư “Gửi người Việt Nam, người Pháp và người thế giới”, Hồ Chí Minh đã gọi “Tự
do - Bình đẳng - Bác ái - Độc lập” là đạo đức
(13)
thực sự.
Độc lập là điều quyết định trước tiên. Nhưng trong đạo đức Hồ Chí Minh, độc
lập của đất nước nói ở đây là độc lập cụ thể, không tách khỏi sự sống cụ thể của con
người. Con người là điểm xuất phát của mọi giá trị đạo đức và mọi giá trị đạo đức
đều quy về hạnh phúc trần thế của con người. “Ngày nay (Bác viết ngày 17/9/1945),
chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng nếu nước độc
lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”
(14)
.
Rồi ngày 10/1/1946, phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế
hoạch kiến quốc, Người lại khẳng định tiếp: “Chúng ta tranh được tự do độc lập rồi
mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ
giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ”
(15)
. Một phần cuộc đối
thoại giữa Hồ Chí Minh với các nhà báo ngày 10/7/1946 tại Paris đã hé mở cho biết
như sau: “Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi
đã nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác… Còn khi nào thì chủ nghĩa Các Mác thực hiện
thì tôi không thể trả lời được. Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được cần
phải có đất kỹ nghệ, đất nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết
khả năng của mình. Ở nước chúng tôi, những điều kiện ấy chưa có đủ”
(16)
. Phân tích

kỹ sự kiện này, có thể thấy rằng, đối với Hồ Chí Minh, hạnh phúc của con người
cũng như mọi giá trị đạo đức, mọi giá trị văn hoá của con người không phải chỉ
dừng lại ở chỗ “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
(17)
. “Tất cả mọi
người đều được phát triển hết khả năng của mình”, đó mới chính là mục tiêu cuối
cùng trong lý tưởng tự do và lý tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bởi vì độc lập, cơm ăn,
áo mặc, học hành, đó chỉ là điều kiện kiên quyết phải thực hiện cho bằng được trước
đã - dù rất khó khăn - để tiến tới học giải là quan hệ mục đích chứ không phải là
quan hệ phương tiện, nói cách khác, trong quan hệ đó, người này coi người kia là
mục đích sống của mình, chứ không phải là phương tiện của mình dưới bất cứ hình
thức nào. Từ đó, và chỉ từ đó, “tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng
của mình”, tức là tất cả mọi con người cụ thể sống trên hành tinh này đều được giải
phóng hoàn toàn để có thể tự thể hiện giá trị văn hoá, giá trị đạo đức, giá trị nhân
bản của chính mình trong “tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”.
Đó cũng chính là tư tưởng Hồ Chí Minh về một xã hội tốt đẹp nhất mà nhân
loại cần xây dựng, cần đạt tới và có thể đạt tới. Và như vậy là, trong hệ thống tư
tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng xã hội và lý tưởng đạo đức là phù hợp với nhau chứ
không trái ngược nhau, điều thường diễn ra ở con người của các thời đại cũ./.

Chú thích
(1)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, II, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981, tr.180
(2)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.202
(3)
Báo Cứu quốc số ra ngày 15/7/1946, Tài liệu lưu trữ ở Cục lưu trữ Quốc gia,
Hà Nội
(4)
Ở đây, xin phép được lưu ý rằng, hiện nay trên thế giới đang có xu hướng hình

thành một khoa học mới gọi là khoa học về lối sống


(5)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983, tr.242-372
(6)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập V, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985, tr.148
(7)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981, tr.423
(8)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981, tr.423
(9)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981, tr.80
(10)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.259
(11)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.484
(12)
Ở đây, xin phép được lưu ý rằng: Theo sự nghiên cứu của chúng tôi, ở Hồ
Chí Minh, sự phát triển từ tư tưởng yêu nước đến tư tưởng về chủ nghĩa xã hội
không phải là một mạch thẳng tắp mà thông qua chủ nghĩa nhân đạo hiện thực và
chủ nghĩa dân chủ. (Chúng tôi đã cố gắng xác định vấn đề, do đó trong một công
trình nghiên cứu khác, nhan đề “Bác Hồ - danh nhân văn hoá”). Vấn đề này rất
đáng quan tâm vì liên quan trực tiếp tới việc phát triển đạo đức Hồ Chí Minh
trong thực tế cũng như về mặt lý luận.
(13)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.194
(14)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.35
(15)

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.87
(16)
Báo Cứu quốc số ra ngày 15/7/1945, Tài liệu lưu trữ ở Cục Lưu trữ Quốc gia,
Tràng Thi, Hà Nội
(17)
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.100
■ Hoàng Văn Lân

×