Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học "Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế xã hội của Nghệ An " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.46 KB, 9 trang )

Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế -
xã hội của Nghệ An
Ngày 18/5/2011 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các cán bộ
khoa học tiêu biểu có những đóng góp quan trọng trong các hoạt động nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
Đây là một hoạt động ý nghĩa nhằm ghi nhận và tôn vinh đóng góp của những cán
bộ làm khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Tại buổi lễ, TS Hồ
Đức Phớc - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND Tỉnh đã tổng kết, đánh giá về
hoạt động KH&CN của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra các định hướng
phát triển cho ngành KH&CN Nghệ An trong thời gian tới.
Ngày 18/5/2011 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các cán bộ
khoa học tiêu biểu có những đóng góp quan trọng trong các hoạt động nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
Đây là một hoạt động ý nghĩa nhằm ghi nhận và tôn vinh đóng góp của những cán
bộ làm khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Tại buổi lễ, TS Hồ
Đức Phớc - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND Tỉnh đã tổng kết, đánh giá về
hoạt động KH&CN của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra các định hướng
phát triển cho ngành KH&CN Nghệ An trong thời gian tới.
I. Hướng tới phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh,
những năm vừa qua khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được triển khai đồng bộ
và đạt được những kết quả tích cực. Đội ngũ trí thức KH&CN đã có những đóng
góp quan trọng cho sự phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó, nổi bật là:
1. Tham mưu, tư vấn, phản biện xây dựng những chủ trương, quyết sách
chiến lược của tỉnh về KT-XH
Quy hoạch phát triển KT-XH dài hạn; Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ; Chiến
lược phát triển trên một số lĩnh vực: kinh tế miền Tây, kinh tế biển, quy hoạch phát
triển đô thị; Quy hoạch nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ; chiến lược cán
bộ… Bên cạnh đó, đội ngũ trí thức cũng đề xuất, tham gia đóng góp, phản biện
nhiều vấn đề quan trọng về chính sách phát triển, nhất là về nông nghiệp, công
nghiệp, thương mại, chính sách đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao…
Có thể nói, những thay đổi trong nhận thức của lãnh đạo tỉnh về tiềm năng, lợi thế,


về đường hướng phát triển của tỉnh gần đây đều mang dấu ấn quan trọng sự tham
mưu, tư vấn, phản biện của đội ngũ trí thức KH&CN.
2. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng một số đề tài - dự án có chất lượng và
hiệu quả tốt
Trên cơ sở các chương trình KH&CN trọng điểm của tỉnh, ngành KH&CN đã
tập trung cho các đề tài - dự án hướng tới mục tiêu tạo ra sản phẩm hàng hoá. Theo
hướng này, một số đề tài - dự án (đặc biệt là trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản) đã
cho kết quả tốt: các đề tài, dự án về sản xuất giống (tôm sú, cá rô phi đơn tính, cá rô
phi cho vùng nước lợ) đã đảm bảo cung cấp giống có chất lượng cao và tạo thế chủ
động cho sản xuất; các dự án về khảo nghiệm, xác định bộ giống lúa, giống lạc,
giống mía, giống dứa… đã lựa chọn được nhiều giống cây trồng cho năng suất cao,
chất lượng tốt, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương. Một số sản phẩm
hàng hoá có chất lượng và số lượng khá ở Nghệ An hiện nay là có sự đóng góp quan
trọng của KH&CN, như: cam, bò thịt, chè, hải sản, đường, bột đá trắng siêu mịn, xi
măng, phân vi sinh
3. Hoạt động khoa học xã hội và nhân văn được đẩy mạnh
Hoạt động này đã góp phần xây dựng các luận cứ khoa học cho các chiến lược và
chính sách phát triển của tỉnh. Đồng thời, góp phần làm sáng tỏ, lưu giữ và phát huy
các giá trị về văn hoá và con người xứ Nghệ. Năm 2007, tỉnh đã thành lập Trung tâm
Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Sở KH&CN. Hiện Trung tâm này đang thực
hiện hai dự án nghiên cứu lớn đó là Lịch sử Nghệ An và Địa chí Nghệ An (Nghệ An
toàn chí).
4. Công tác thông tin KH&CN có chuyển biến tốt
Những năm gần đây, công tác thông tin KH&CN đã được coi trọng và có
chuyển biến tốt. Tạp chí Thông tin KH&CN Nghệ An được đánh giá là một ấn
phẩm khá chững chạc. Bên cạnh đó, Nghệ An cũng đã tăng cường đưa thông tin
KH&CN về tận phường, xã, cung cấp thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Đến nay, tất cả các UBND huyện trong tỉnh đều được trang bị thư viện điện tử đủ
sức giải đáp hầu hết các vấn đề về KH&CN trên nhiều lĩnh vực.
5. Quản lý nhà nước về KH&CN có nhiều đổi mới và sáng tạo

Sở KH&CN đã tư vấn cho UBND tỉnh ban hành kịp thời các văn bản quản lý
nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng; quản lý
công nghệ; quản lý sở hữu trí tuệ; quản lý an toàn bức xạ; khuyến khích doanh
nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Các hoạt động KH&CN ở cả cấp ngành và cấp huyện đều đã và đang đi vào nề
nếp, mang lại hiệu quả bước đầu. Những kinh nghiệm quản lý này đã được nhiều
địa phương chia sẻ, học hỏi.
Bằng nhiều hoạt động tích cực và thực hiện khá bài bản trong quản lý nhà nước
trên các lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ, đã từng bước
tạo được sự chuyển biến về mặt nhận thức và quan tâm của xã hội (đặc biệt là các
doanh nghiệp) đối với các lĩnh vực này. Nhờ đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp trên
địa bàn đã quan tâm nhiều hơn đến công tác sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường
chất lượng, đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường.
6. Coi trọng việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KH&CN
Những năm qua, tỉnh đã có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao,
đồng thời khuyến khích cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ. Đặc biệt, tỉnh
luôn coi trọng và tích cực huy động sự tham gia đóng góp của đội ngũ cán bộ khoa
học thuộc các trung tâm KH&CN đóng trên địa bàn tỉnh như: Trường Đại học Vinh,
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc
Trung Bộ…
II. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng so với tiềm năng và
nhu cầu phát triển, hoạt động KH&CN của Nghệ An vẫn còn một số tồn tại, đang
đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết như:
1. Thiếu những đề tài - dự án lớn nhằm tập trung giải quyết những vấn đề mang tính
then chốt của kinh tế - xã hội
Mặc dù tỉnh đã tổ chức được nhiều đề tài - dự án KH&CN hướng vào giải
quyết những vấn đề cụ thể, nhưng vẫn còn thiếu những đề tài - dự án lớn nhằm tập
trung giải quyết những vấn đề mang tính then chốt của KT-XH. Các vấn đề hệ
trọng về kinh tế, kỹ thuật và xã hội của tỉnh vẫn thiếu sự tư vấn, phản biện của

KH&CN (như vấn đề phát triển thủy điện, khai thác mỏ đảm bảo hiệu quả về kinh
tế và bảo vệ được môi trường, hay việc tái định cư cho đồng bào dân tộc ít người
một cách phù hợp, việc sử dụng đất ở các huyện phía Tây của tỉnh, nhất là vùng
đất đỏ bazan một cách khoa học và kinh tế, việc nghiên cứu, lý giải các nguyên
nhân về môi trường và xã hội đang cản trở sự phát triển của tỉnh).
2. Phần lớn các đề tài - dự án đều thành công nhưng chủ yếu đang dừng lại
ở mô hình, số kết quả được nhân rộng sau khi đề tài - dự án kết thúc chưa
nhiều
Đây là tình trạng của không ít địa phương, tuy nhiên cũng đặt ra cho ngành
KH&CN Nghệ An phải đánh giá lại một cách nghiêm túc và bài bản hơn nữa hiệu
quả ứng dụng, nhất là về hiệu quả KT-XH của các đề tài - dự án.
3. Chưa xây dựng được thị trường công nghệ
Hoạt động ứng dụng và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Nghệ An
chưa sôi động, giao dịch công nghệ cũng chưa nhiều. Công tác thông tin KH&CN
phục vụ người dân và doanh nghiệp chưa sâu sát.
4. Năng lực thiết bị, công nghệ, con người còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng
yêu cầu đặt ra
Là một tỉnh xa các cực tăng trưởng, Nghệ An đang gặp nhiều khó khăn trong
việc đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Cơ sở vật chất và trang
thiết bị của các đơn vị làm khoa học còn bất cập và manh mún. Ngay cả các cơ sở
trực thuộc Sở KH&CN cũng còn rất hạn chế về năng lực, trang thiết bị. Chưa kể,
bắt đầu có sự hẫng hụt về đội ngũ cán bộ, kể cả cán bộ quản lý và cán bộ nghiên
cứu (khi thế hệ những cán bộ được đào tạo tốt ở nước ngoài, giỏi chuyên môn và
ngoại ngữ nghỉ hưu). Đây là điểm đáng lo ngại nhất, đặc biệt là đối với các trung
tâm chuyển đổi theo Nghị định 115.
III. Hiện nay, Nghệ An đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới cho sự
phát triển. Tỉnh đã xác định mục tiêu thoát khỏi diện các tỉnh nghèo và kém phát
triển, vươn lên trở thành một trong những tỉnh khá trong những năm tới. Hướng tới
mục tiêu đó, KH&CN phải đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Một mặt, KH&CN
phải gắn với sản xuất kinh doanh, góp phần trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá, mặt

khác phải khai thác tối đa và hợp lý các tiềm năng và lợi thế cũng như hoá giải các
thách thức và trở ngại nhằm phát triển KT-XH của tỉnh một cách bền vững. Từ
những kết quả và kinh nghiệm đã đạt được, trước bối cảnh và yêu cầu mới, Nghệ
An cần phải tiếp tục bổ sung, điều chỉnh các chương trình KH&CN trọng điểm,
trong đó chuyển mạnh theo những định hướng sau:
1. Tập trung nguồn lực nghiên cứu những đề tài - dự án lớn, góp phần tạo ra
sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh
Trong thời gian tới, ngành KH&CN vẫn phải tổ chức các đề tài - dự án nhỏ,
nhằm giải quyết các yêu cầu thiết thực, bức xúc mới phát sinh trong đời sống
KT-XH ở các cơ sở và các ngành. Nhưng các đề tài - dự án này chủ yếu nên
được phân cấp cho các ngành và cấp huyện. Tỉnh phải tập trung nguồn lực
KH&CN, tài chính để nghiên cứu ứng dụng những đề tài - dự án lớn có khả năng
tạo ra sản phẩm hàng hoá mới hoặc nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm
hàng hoá đã có.
2. Cần nghiên cứu cơ chế và giải pháp để tổ chức tư vấn, phản biện khoa học
cho lãnh đạo tỉnh đối với những quyết sách, chủ trương lớn về KT-XH
Đây là một vấn đề khá bức xúc hiện nay. Do đó, Sở KH&CN phải là cơ quan
phát hiện, đề xuất và chủ trì các vấn đề cần tư vấn và phản biện khoa học cho
UBND tỉnh. Sở cũng cần phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
tỉnh để tổ chức phản biện xã hội đối với những vấn đề cần thiết.
Riêng về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh việc phát huy các thế mạnh về
văn hoá và lịch sử, cần phải chuyển mạnh sang nghiên cứu và giải quyết các vấn đề
cốt yếu đang đặt ra trong đời sống KT-XH của tỉnh, như: đánh giá thực chất tiềm
năng và định hướng phát triển; môi trường đầu tư và giải pháp phát huy nguồn lực
con người… Tổ chức điều tra, đánh giá dư luận xã hội trước các kỳ họp Hội đồng
nhân dân tỉnh hoặc trước các sự kiện chính trị lớn. Đồng thời, tổ chức điều tra
nghiên cứu những biến đổi về cơ cấu xã hội và sự phân hoá giàu nghèo ở địa
phương. Qua đó, cung cấp cho lãnh đạo tỉnh những thông tin chính xác và khách
quan về bức tranh xã hội, cũng như dư luận xã hội và tâm tư của các tầng lớp nhân
dân về những chủ trương, chính sách của tỉnh.

3. Tập trung thúc đẩy việc hình thành thị trường công nghệ
Trên cơ sở Đề án xây dựng và phát triển thị trường công nghệ của Chính phủ,
cần nghiên cứu tìm ra những giải pháp và bước đi thích hợp để phát triển thị
trường này ở Nghệ An. Trước hết, phải tăng cường thông tin KH&CN, đồng thời
khuyến khích, hỗ trợ việc ứng dụng và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.
Đây là những giải pháp kích cầu cần thiết để khởi động dần thị trường công nghệ.
Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài và các địa phương đã thực hiện, để lập và
đưa vào hoạt động có hiệu quả Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Nghệ An.
Mặt khác, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 của Chính phủ, cũng như
khuyến khích các doanh nghiệp KH&CN phát triển. Tỉnh chủ trương đầu tư cho
các tổ chức KH&CN công lập có đủ năng lực cần thiết tối thiểu cả về đất đai, cơ
sở vật chất, thiết bị cũng như nhân lực để có thể đối mặt với thị trường, nhưng
cũng đòi hỏi các cơ sở này phải nhanh chóng chuyển mạnh tư duy và hoạt động
hướng ra thị trường.
4. Tăng cường tiềm lực KH&CN và tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về
KH&CN
Tập trung rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực KH&CN trên
các lĩnh vực. Thực hiện đề án đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KH&CN,
trong đó có đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ ở nước ngoài. Đồng thời, có quy hoạch ổn
định và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về KH&CN của Sở
KH&CN cũng như của các ngành và cấp huyện, khắc phục sự hẫng hụt về nhân lực
KH&CN. Đặc biệt, tỉnh cần có cơ chế huy động tối đa sự đóng góp của đội ngũ cán
bộ KH&CN của các trung tâm KH&CN lớn đóng trên địa bàn, coi đây là một trong
những nguồn lực quan trọng của tỉnh.
Về chính sách đối với trí thức KH&CN, phải chú ý cả hai khía cạnh: Thứ nhất, nhà
nước có chính sách đãi ngộ thích đáng với trí thức; Thứ hai là trách nhiệm của trí thức
đối với xã hội. Phải cân bằng hai khía cạnh này.
Hiện nay, tỉnh đã có chính sách thu hút, đào tạo, sử dụng đội ngũ lao động có
chất lượng cao. Trong điều kiện một tỉnh còn nghèonhư Nghệ An, đó là một cố

gắng lớn. Tuy nhiên, chính sách quan trọng nhất, bền vững nhất và sòng phẳng
nhất với trí thức là làm sao cho trí thức có thu nhập cao hoặc xứng đáng từ
chính lao động sáng tạo của mình. Muốn vậy, không có cách nào khác là phải
huy động được nhiều nguồn đầu tư, nhiều đặt hàng cho khoa học. Trong đó, nguồn
ngân sách nhà nước dù quan trọng cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, nguồn đầu tư từ
doanh nghiệp, từ xã hội là quan trọng. Đề xuất một chính sách hợp lý để huy động
được các nguồn đầu tư này là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về
KH&CN./.

×