Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hướng tới cơ cấu giống chín rải vụ nhằm phát triển cây ăn quả có múi đáp ứng nhu cầu thị trường potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.44 KB, 6 trang )

Hướng tới cơ cấu giống chín rải vụ nhằm phát triển cây ăn quả có múi đáp
ứng nhu cầu thị trường
Nghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên đất và điều kiện sinh thái để
phát triển các loại cây ăn quả nói chung, cây ăn quả có múi nói riêng. Thực tế sản
xuất trong nửa thế kỷ qua đã cho thấy một trong những cây trồng mũi nhọn nổi
tiếng của kinh tế hàng hoá vùng Phủ Quỳ là trồng cam quýt tập trung, chuyên canh
với sản lượng riêng cây cam trong nhiều năm đạt trên 6.000-7.000 tấn cho dù gặp
điều kiện bất thuận. Để khai thác hiệu quả hơn nữa lợi thế tự nhiên của vùng, phát
triển cây ăn quả có múi, đáp ứng nhu cầu thị trường, việc hướng tới một cơ cấu
giống chín rải vụ là rất cần thiết.
Nghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên đất và điều kiện sinh thái để
phát triển các loại cây ăn quả nói chung, cây ăn quả có múi nói riêng. Thực tế sản
xuất trong nửa thế kỷ qua đã cho thấy một trong những cây trồng mũi nhọn nổi
tiếng của kinh tế hàng hoá vùng Phủ Quỳ là trồng cam quýt tập trung, chuyên canh
với sản lượng riêng cây cam trong nhiều năm đạt trên 6.000-7.000 tấn cho dù gặp
điều kiện bất thuận. Để khai thác hiệu quả hơn nữa lợi thế tự nhiên của vùng, phát
triển cây ăn quả có múi, đáp ứng nhu cầu thị trường, việc hướng tới một cơ cấu
giống chín rải vụ là rất cần thiết.
Hiện nay, cam Phủ Quỳ với một số giống truyền thống chỉ chín tập trung một
vụ (tháng 10 đến cuối tháng 12) nên chuyện được mùa rớt giá thường xảy ra. Cứ
sau mùa cam ta, các loại cam quýt từ khắp nơi trong Nam ngoài Bắc và cả của
Trung Quốc lại chiếm chỗ thị trường đến tận những chợ quê vốn là lãnh địa của
vùng cam. Nguyên nhân trước hết là do chủng loại cam của ta quá ít, chỉ có 3
giống là Vân Du, Xã Đoài, Sông Con mà chất lượng thì còn tồn tại một số nhược
điểm như nhiều xơ bã, nhiều hạt, thường bị nhiễm bệnh, nhất là greening. Về mặt
tổ chức sản xuất, cam ta thường chín vào mùa mưa, phải tập trung thu hoạch. Với
kinh doanh thì chỉ 2 tháng có thu, còn 10 tháng còn lại là phải chi. Ngoài ra do sản
phẩm là quả tươi nên rất ảnh hưởng đến sức tiêu thụ.
Vấn đề xây dựng một cơ cấu giống cam quýt chín rải vụ tuy đã được đặt ra từ
những năm 80 của thế kỷ trước nhưng chưa thành công do nguồn quỹ gen của ta
còn rất hạn chế mà sản xuất thì vẫn quen nếp lấy các giống truyền thống làm chủ


đạo, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học về giống chưa được chú trọng. Thực hiện
chương trình hợp tác Việt Nam - Cuba về giống cây ăn quả có múi, ngay từ năm
1976, một tập đoàn giống cam, chanh, quýt, bưởi đã được nhập từ Cuba về khảo
nghiệm tại Nông trường 26/3 - Thanh Hoá gồm các giống cam Hamlin, Olinda
Valencia, Camben Valencia, Victoria; các giống chanh Persa, Eureka; quýt Dancy;
bưởi Jiabarito. Đầu năm 1980, các giống trên được đưa vào khảo nghiệm tại các
nông trường Phủ Quỳ là Tây Hiếu, Đông Hiếu, 19-5, Cờ Đỏ, Sông Con, An Ngãi.
Sau 5 năm theo dõi đã có sự đánh giá, chủ yếu là 2 giống cam Hamlin và Valencia.
Cam Hamlin có nguồn gốc từ Mỹ được nhập vào Cuba năm 1968, là giống chín
sớm, cây sinh trưởng khoẻ, chiều cao và bề rộng tán tương đương với cam ta, khi
phân tích quả ở thời kỳ chín vào tháng 9, trước cam ta 1 tháng đã cho thấy 2/10
chỉ số E/A đã đạt 8,4 hàm lượng đường tổng số 8% tính từ khi ra hoa đến thu
hoạch là 8 tháng, quả có hương vị đặc biệt, vỏ mỏng nhất trong các giống cam, rất
ít bã, ít hạt (dưới 4 hạt/quả), thịt quả đẹp, nhiều nước nhưng có nhược điểm là quả
nhỏ (khoảng 150g/quả). Ở tuổi thứ 5, mỗi cây đã cho 100-200 quả. Tuy nhiên, do
diện tích khảo nghiệm nhỏ ở mỗi điểm, sản lượng chưa thành hàng hoá lớn, quả lại
chín sớm khó bảo vệ nên cũng chỉ dừng lại sau mấy năm trồng thử.
Cam Valencia vốn là dòng thực sinh địa phương của Cuba, năm 1968 Cuba
nhập giống thuần từ Mỹ. Cả hai giống Olinda và Camben Valencia khảo nghiệm
tại Phủ Quỳ sinh trưởng không kém các giống cam của địa phương. Trong đó,
Olinda Valencia có ưu thế hơn, tán rộng, lá to, tiềm năng năng suất cao, quy luật
ra hoa kết quả, thời kỳ rụng quả sinh lý cũng không khác cam ta, riêng thời kỳ
chín là rất muộn (từ tháng 12 đến tháng 2, có thể đến tháng 3 năm sau). Theo kết
quả phân tích, đến 30/11 hàng năm (tức là cuối vụ thu hoạch cam ta), chỉ số chín
của cam Valencia mới đạt 7,4-7,6, chưa đến độ chín (8,5). Khi so sánh giữa các
giống cam chín sớm, trung bình, muộn tại Phủ Quỳ thì thấy rõ sự chênh lệch về
thời kỳ chín qua một số chỉ tiêu sinh hoá.


Hamlin Sông Con Vân Du Valencia

Thời
điểm

ớc
(%)

Đư
ờng
(%)

Aci
d
(%)


ớc
(%
)
Đườ
ng
(%)
Aci
d
(%)


ớc
(%
)
Đườ

ng
(%)
Aci
d
(%)

Nướ
c
(%)
Đư
ờn
g
(%
)
Aci
d
(%)

Cuối
tháng
9
93,
5
9,2
0,8
7

Đầu
tháng
10

91 9,5 0,8
Cuối
tháng
10
91 8,2 1,03


Cuối
tháng
11
79,7 7 1,04

Cam Valencia quả đều, trọng lượng trung bình chỉ 200g/quả là giống chất lượng
cao, vỏ quả mịn, nhiều nước, ít hạt đến không hạt, ít xơ bã, mã quả đẹp rất được
thị trường ưa chuộng. Tại vùng Phủ Quỳ, qua nhiều năm, Valencia vẫn tồn tại
chung sống với các loại cam ta trong các vườn cam ở một số nông trường. Mấy
năm gần đây, tại Công ty nông nghiệp Xuân Thành, bên cạnh việc bảo vệ thành
công chỉ dẫn địa lý cam Vinh thì đồng thời phát triển cam Valencia. Chính nhờ ưu
thế chín muộn của giống cùng với chất lượng cao của quả mà hiệu quả kinh tế đã
tăng lên gấp bội. Nếu cam chính vụ năng suất 20-25 tấn/ha với giá 17.000đ/kg như
vừa qua, mỗi ha thu khoảng 340-400 triệu đồng, còn với cam Valencia chỉ tính
năng suất 15tấn/ha nhưng với giá bán từ 35.000-40.000 đồng/kg thì sẽ cho thu trên
500 triệu đồng/ha. Cũng tại Xuân Thành, giống cam V2 của Viện di truyền nông
nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống Quốc
gia đang được khảo nghiệm có đặc tính chín muộn đến tháng 2, 3 năm sau (tương
tự như Valencia) là giống có tiềm năng để mở rộng diện tích sản xuất cho vùng
Phủ Quỳ.
Một giống địa phương của tỉnh Tiền Giang có tên dân dã là Bưởi Long năm
1992 được thu thập vào tập đoàn cây ăn quả của Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả,
cây công nghiệp Phủ Quỳ được mang tên là quýt PQ (do đặc điểm quả thiên về

quýt nhiều hơn) tuy không phải là giống có chất lượng cao bởi mẫu mã, màu sắc,
số hạt cũng như chất lượng nước quả, nhưng do chín muộn như các giống muộn
khác, có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt nên đang được khảo nghiệm trên
nhiều vùng của Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung Bộ và được thị trường địa phương
chấp nhận. Tại Phủ Quỳ, năng suất bình quân của quýt PQ đạt 25-30 tấn/ha ở vụ
kinh doanh thứ 2, giá bán là 17.000-20.000 đồng/kg cho thu nhập trên dưới 400
triệu đồng/ha.
Nghiên cứu một cơ cấu giống cam chín rải vụ hướng tới một thị trường quả kéo
dài thời gian mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghề trồng cam ở Nghệ An là rất
cần thiết nhưng trước hết đây là vấn đề của khoa học công nghệ, hy vọng một
tương lai gần (bởi đây đã là một thực tế của sản xuất) mùa cam của Nghệ An
không chỉ ở 2 tháng mà sẽ là 6 tháng trong năm./.

Lê Đình Định

×