Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Kết quả đánh giá tuyển chọn một số giống lúa năng suất, chất lượng cao mới cho Nghệ An doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.91 KB, 12 trang )

Kết quả đánh giá tuyển chọn một số giống lúa năng suất, chất lượng cao mới
cho Nghệ An
Nghệ An là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực
tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4-8) và gió mùa Đông Bắc lạnh,
ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), điều kiện khí hậu khá thuận lợi (cường
độ và thời gian chiếu sáng cao, nhiệt độ ôn hòa ) nên năng suất lúa ở đây thuộc
diện cao nhất nước. Điều kiện khí hậu và vị trí địa lý thuận lợi cho phép Nghệ An
có thể sản xuất lượng gạo hàng hóa lớn. Tuy nhiên, hiện tại việc sản xuất lúa gạo
chất lượng cao của tỉnh vẫn còn hạn chế, diện tích chỉ khoảng 4.000ha (chiếm 2-
3%, tổng diện tích trồng lúa của tỉnh là 196.000ha), diện tích lúa lai và lúa thuần
vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất (số liệu
I. Đặt vấn đề
Nghệ An là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động
trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4-8) và gió mùa Đông Bắc
lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), điều kiện khí hậu khá thuận lợi
(cường độ và thời gian chiếu sáng cao, nhiệt độ ôn hòa ) nên năng suất lúa ở đây
thuộc diện cao nhất nước. Điều kiện khí hậu và vị trí địa lý thuận lợi cho phép
Nghệ An có thể sản xuất lượng gạo hàng hóa lớn. Tuy nhiên, hiện tại việc sản xuất
lúa gạo chất lượng cao của tỉnh vẫn còn hạn chế, diện tích chỉ khoảng 4.000ha
(chiếm 2-3%, tổng diện tích trồng lúa của tỉnh là 196.000ha), diện tích lúa lai và
lúa thuần vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất (số liệu điều tra năm 2009).
Bên cạnh đó, hiện nay nguồn giống và bộ giống lúa chất lượng cao thích hợp với
điều kiện sinh thái Nghệ An còn chưa chủ động được. Giống lúa thơm chất lượng
cao được gieo cấy chủ yếu tại đây là HT1, BT7 thường gặp phải rủi ro, hay mắc
nhiều sâu bệnh hại như bệnh bạc lá, rầy nâu. Giống lúa AC5 cho năng suất cao
nhưng thời gian sinh trưởng dài, chỉ cấy được 1 vụ xuân trong năm.
Trước tình hình đó, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm kết hợp với Sở
NN&PTNT Nghệ An đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu phát triển lúa gạo hàng
hoá chất lượng cao tại Nghệ An” thuộc dự án “Khoa học công nghệ nông nghiệp
vốn vay ADB” nhằm xác định một số giống lúa chất lượng cao thích hợp với điều
kiện của địa phương; xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cho năng suất cao,


chất lượng gạo tốt để phát triển lúa gạo chất lượng cao tại Nghệ An. Bài viết này
trình bày một phần nội dung nghiên cứu của đề tài.
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đánh giá đặc điểm nông học, khả năng sinh trưởng, phát triển và chống
chịu sâu bệnh của giống lúa chất lượng cao tham gia thí nghiệm
8 giống lúa thơm chất lượng cao mới bao gồm 3 giống lúa lai (HYT83, HYT92,
HYT100) và 5 giống lúa thuần (HT6, HT9, N46, PC6, TL6) được tiến hành theo
dõi trong 4 vụ, từ vụ xuân 2009 đến vụ hè thu 2010 tại 3 địa điểm Đô Lương, Yên
Thành, Diễn Châu. Giống BT 7 được chọn làm đối chứng. Kết quả đánh giá đặc
điểm nông học, khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu sâu bệnh của các
giống lúa này được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1: Khả năng chống chịu sâu bệnh và 1 số đặc điểm nông học
của giống lúa chất lượng cao tham gia thí nghiệm
Sâu (điểm) Bệnh (điểm)


Tên
giống
Đục Cuốn Rầy Đạo Bạc
Dảnh hữu
hiệu/khóm
TGST (ngày)


thân lá nâu ôn lá
Xuân


thu

Xuân


thu


HT6 3 3 1-3 1 3 7,9 7,5 132 105

HT9 1-3 3 1 1 1-3 8,4 7,8 130 105

N46 3 3-5 1-3 1-3 1 8,1 7,4 128 103

PC6 3 3 3-5 1-3 3 7,1 6,4 120 85

TL6 1-3 3 1-3 1 3 8,0 7,5 131 105

HYT83 3 3-5 3 1-3 5 11,2 9,4 135 100

HYT92 3-5 5 3-5 1-3 5-7 10,8 9,2 140 110

HYT100

1-3 3-5 3-5 3 5 11,7 10,4 145 115

BT7
(đ/c)
3 5 3-5 1-3 5-7 7,5 6,8 135 110

Chú thích: Số liệu được tính bình quân qua theo dõi từng vụ, của 3 địa điểm: 1-
3 ít nhiễm, 3-5 nhiễm trung bình, 5-7 nhiễm khá, 7-9 nhiễm nặng.

Thang điểm 1-9 theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá lúa của Viện lúa Quốc tế
(IRRI, 1996).
Kết quả theo dõi sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại trên địa bàn tỉnh Nghệ
An cho thấy: bệnh bạc lá, sâu cuốn lá và rầy nâu là đối tượng gây hại nặng nề ảnh
hưởng đến sản lượng lúa gạo của toàn tỉnh. Tuy nhiên, các giống lúa chất lượng
mới đã thể hiện khả năng chống chịu với sâu bệnh, cụ thể, giống lúa HT9 (1 điểm),
giống HT6, N46, TL6 (1-3 điểm) ít nhiễm với rầy nâu hơn giống đối chứng BT7
(3-5 điểm). Khả năng chống chịu với sâu cuốn lá ở mức độ khá, hầu hết các giống
chất lượng cao mới từ 3-5 điểm kháng cao hơn so với giống đối chứng BT7 (5
điểm). Hầu hết các giống kháng với bệnh bạc lá, cụ thể, giống N46 (1 điểm) cao
nhất so với các giống còn lại, tiếp đến là các giống HT9, HT6, PC6, TL6 (1-3
điểm), còn các giống lúa lai HYT 92, HYT83, HYT100 và giống đối chứng BT7
có khả năng kháng bệnh thấp hơn (5-7 điểm).
Số dảnh hữu hiệu/khóm là chỉ tiêu đánh giá sức sống của giống và tiềm năng
năng suất. Qua theo dõi, các giống lúa chất lượng cao mới có số dảnh hữu hiệu cao
hơn so với giống đối chứng BT7 trong cả 2 vụ xuân và hè thu, trong đó, giống lúa
lai cho số dảnh hữu hiệu cao nhất và cao hơn các giống khác cùng tham gia thí
nghiệm 2-4 dảnh, thấp nhất là giống PC6, số dảnh hữu hiệu đạt 7,1 trong vụ xuân
và 6,4 trong vụ hè thu.
Thời gian sinh trưởng (TGST) là một yếu tố quan trọng cho bố trí thời vụ thích
hợp, kết quả theo dõi cho thấy: Các giống HT9, HT6, N46, TL6 và HYT83 có thời
gian sinh trưởng 128-135 ngày trong vụ xuân, tương đương với đối chứng và 100-
105 ngày trong vụ mùa, ngắn hơn đối chứng. Các giống còn lại có thời gian sinh
trưởng 140-145 ngày trong vụ xuân, dài hơn giống đối chứng và 110-115 ngày
trong vụ mùa, tương đương và dài hơn đối chứng. Giống có thời gian sinh trưởng
ngắn nhất là PC6, đạt 120 ngày trong vụ xuân và 85 ngày trong vụ hè thu. Giống
này có thể bố trí trong cơ cấu xuân muộn và làm giống dự phòng cho những năm
có điều kiện thời tiết bất lợi.
2. Đánh giá yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng gạo của
giống tham gia thí nghiệm

Số bông hữu hiệu/m
2
phản ánh năng suất của quần thể giống lúa có sự khác
nhau giữa các giống. Giống lúa chất lượng cao HT9, HT6, TL6 và N46 có số
bông hữu hiệu tương đương nhau và đều cao hơn giống đối chứng BT7 từ 19-
24 bông/m
2
. Giống lúa lai có bông hữu hiệu cao hơn giống đối chứng từ 40-50
bông/m
2
và cao hơn giống lúa thuần 30-55 bông/m
2
. Giống lúa thuần chất
lượng cao mới có số bông hữu hiệu 355-370 bông/m
2
, cao hơn đối chứng từ 5-
20 bông/m
2
. Về số hạt chắc/bông, giống HT9 và T10 có số hạt cao nhất là 103
hạt, cao hơn các giống tham gia thí nghiệm và giống đối chứng. Các giống lúa
lai có số hạt tương đương nhau từ 82-85 hạt, thấp hơn so với giống đối chứng.
Giống HT9 có tỷ lệ lép thấp nhất.


Bảng 2: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các giống lúa chất lượng cao tham gia thí nghiệm

G
iống
HT6


HT9

N46
PC
6
TL6

HY
T 83

HY
T 92

HY
T
100
BT7
(Đ/c
Chỉ tiêu )
Bông hữu
hiệu/m
2

363 369 365 340

366 395 388 392 345
KL 1000
hạt (g)
22,3 22,4 21,3

20,
8
22,1 24,8 25,6 24,6 18,9
Hạt
chắc/bông
102,
5
104,
8
102,
7
99,
6
102,
2
91,2 88,4 92,4
103,
5
Tỷ lệ lép
(%)
10,5 8,3 11,5
12,
3
9,5 17,3 18,5 18,9 13,2
NSLT (tạ/
ha)
82,9
7
85,8
0

79,8
4
70,
44
82,6
7
89,3
4
87,8
1
89,1
0
71,4
0
NS thựcthu
(tạ/ha)
62,7 64,5 62,6
53,
5
63,6 71,3 69,7 72,9 54,3
NS so với
đ/c (%)
115,
47
118,
78
115,
29
98,
53

117,
13
131,
31
128,
36
134,
25
100,
00

NSTT CV: 6,7%, LSD ( 0,05): 4,25
Chú thích: Số liệu được tính bình quân qua theo dõi từng vụ tại 3 địa điểm


Khối lượng 1.000 hạt là đặc điểm di truyền của giống, ít chịu sự tác động của
điều kiện bên ngoài, tuy nhiên khối lượng 1.000 hạt có sự khác nhau giữa thời vụ
và chế độ canh tác.
Số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt lép là chỉ tiêu đánh giá khả năng tích lũy dinh
dưỡng của từng giống qua tác động của chế độ chăm sóc. Kết quả theo dõi cho
thấy: giống HT9 có số hạt chắc/bông là 104,8 hạt, nhiều hơn so với các giống khác
và tỷ lệ hạt lép là 8,3%, thấp hơn so với các giống còn lại. Giống HT6, TL6 và
N46 có số hạt chắc tương đương với giống đối chứng BT7. Tuy nhiên, tỷ lệ hạt lép
thấp hơn giống đối chứng. Các giống lúa lai có số hạt chắc/bông thấp hơn so với
giống đối chứng (dao động 88-93 hạt) và tỷ lệ hạt lép cao (dao động 17-19%), có
thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật để thay đổi tỷ lệ hạt lép.
Năng suất lý thuyết (tạ/ha) (NSLT) là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng năng suất của
giống có thể đạt được. Kết quả bảng 2 cho thấy: Các giống lúa chất lượng cao mới
HT9, HT6, TL6 và N46 đều đạt xấp xỉ và trên 80 tạ/ha, vượt trội so với giống đối
chứng BT7 (71,4 tạ/ha); Giống lúa lai HYT83, HYT92 và HYT100 có NSLT cao

hơn giống lúa chất lượng cao mới từ 2-10 tạ/ha; Giống chất lượng cao PC6 có
tiềm năng năng suất tương đương với giống đối chứng BT7.
Năng suất thực thu (tạ/ha) (NSTT) là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá toàn bộ
quá trình sinh trưởng và phát triển của giống. Nhóm giống lúa lai có NSTT cao
nhất (đạt ≥ 70 tạ/ha), cao hơn các giống lúa chất lượng cao. NSTT của giống lúa
HT9, HT6, TL6 và N46 đạt 62,0-65,0 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng BT7 từ 8-
10 tạ/ha. Giống PC6 có NSTT tương đương với giống BT7 nhưng thời gian sinh
trưởng ngắn hơn 15 ngày trong vụ xuân và 20-25 ngày trong vụ hè thu.

Bảng 3: Đặc điểm chất lượng gạo của các giống lúa chất lượng cao
tham gia thí nghiệm

Giống
Chỉ tiêu
HT
6
HT
9
N4
6
PC
6
TL
6
HYT
83
HY
T
92
HY

T
100

BT
7
(Đ/
c)
Tỷ lệ gạo
xát (%)
70,
2
70,
9
69,
8
68,
7
71,
8
66,8
65,
5
66,
6
67,
7
Độ bạc
bụng (%)
3,1 3,5 4,6


2,6 2,2 9,5 9,7 9,9 4,5
Hàm
lượng
Protein
(%)
8,2 8,4 8,0

8,1 8,2 7,2 7,3 7,3 7,9
Hàm
lượng
17, 16, 19, 16, 18,
22,4
23, 22, 18,
amylose
(%)
6 5 2 6 8 3 1 7
Mùi thơm
thơ
m
nhẹ

thơ
m
thơ
m
nh

thơ
m
nhẹ


thơ
m
không t
hơm
khô
ng
thơ
m
khô
ng
thơ
m
Th
ơm
Nhiệt độ
hồ hóa
Thấ
p
Thấ
p
Th
ấp
Thấ
p
Thấ
p
Cao
Cao


Cao

Thấ
p
Màu sắc
hạt gạo
Trắ
ng
tro
ng
Trắ
ng
tro
ng
Đụ
c
Trắ
ng
tro
ng
Tro
ng

Trắng
đục
Trắ
ng
đục

Trắ

ng
đục

Tro
ng
Nguồn: Bộ môn Sinh lý, Sinh hóa và Chất lượng nông sản (Viện CLT-CTP)
Chú thích: Số liệu phân tích bình quân qua từng vụ của 3 địa điểm
Theo kết quả bảng 3, giống lúa TL6, HT9 và HT6 có tỷ lệ gạo xát lớn hơn 70%,
giống TL6 có tỷ lệ gạo xát cao nhất là 71,8%, cao hơn giống đối chứng BT7
(67,7%). Nhóm giống lúa lai HYT 83, HYT92 và HYT100 có tỷ lệ gạo xát thấp
nhất so với giống đối chứng (1-2%).
Độ bạc bụng liên quan đến độ cảm quan của hạt gạo, độ bạc bụng cao ảnh
hưởng đến giá trị thương phẩm cũng như tiêu dùng. Hầu hết các giống lúa chất
lượng được theo dõi có tỷ lệ bạc bụng thấp, giống TL6 và PC6 có tỷ lệ bạc bụng
2,2 và 2,6%, giống HT9, HT6 và N46 có tỷ lệ bạc bụng trên 3% nhưng thấp hơn
so với giống đối chứng BT7 (4,5%). Nhóm giống lúa lai có tỷ lệ bạc bụng cao
hơn giống đối chứng từ 5,0-5,4%.
Hàm lượng protein trong gạo của giống lúa chất lượng cao HT9, HT6, TL6,
PC6 và N46 đều cao hơn 8% và cao hơn giống đối chứng BT7 từ 0,1-0,5%. Nhóm
giống lúa lai hàm lượng protein thấp (7,2-7,3%), thấp hơn giống đối chứng BT7 từ
0,6-0,7%.
Hàm lượng amylose trong gạo là chỉ tiêu chất lượng quan trọng liên quan đến độ
dẻo, mềm của cơm. Nếu hàm lượng amylose trong gạo thấp hơn 21%, cơm thường có
độ dẻo. Kết quả phân tích cho thấy các giống lúa thuần chất lượng cao có hàm lượng
amylose nhỏ hơn 21% và tương đương với giống BT7. Nhóm giống lúa lai có hàm
lượng amylose cao vượt quá 21% và cao hơn giống đối chứng.
Độ thơm hạt gạo và cơm của từng giống có sự khác nhau: giống có mùi thơm là
BT7, HT9 và TL6, giống có mùi thơm nhẹ là HT6, PC6 và N46, nhóm giống
không có mùi thơm là HYT83, HYT92 và HYT100.
Màu sắc hạt gạo là chỉ tiêu đánh giá cảm quan của giống liên quan đến chất

lượng, hạt gạo trong thường có khả năng tiêu thụ cao hơn. Qua phân tích, giống
HT9, TL6, PC6 và HT6 có hạt trong như giống BT7 (đ/c). Giống N46 hạt gạo có
màu trắng, đục. Hầu hết giống lúa lai có hạt gạo màu trắng đục.
III. Kết luận và kiến nghị
Kết quả theo dõi và phân tích cho thấy 4 giống lúa chất lượng cao HT9,
HT6, N46, TL6 cho năng suất cao, ổn định từ 62,0-65,0 tạ/ha, khả năng đẻ
nhánh khá, có TGST thích hợp gieo cấy được trong 2 vụ xuân và hè thu, giống
HT9 chống chịu rầy nâu, N46 kháng bệnh bạc lá tốt. Các giống trên đều có
chất lượng gạo tốt, có giá trị thương phẩm, thương mại cao.
Giống PC6 có TGST ngắn, vụ xuân 120 ngày, vụ hè thu 85 ngày, năng suất
khá bình quân 53,5 tạ/ha, chất lượng gạo tương đương với giống BT7 đang phổ
biến trong sản xuất.
Với những ưu điểm đó, kiến nghị đưa các giống lúa chất lượng cao HT9, HT6,
TL6 và N46 phục vụ sản xuất nông nghiệp cho tỉnh Nghệ An. Đặc biệt giống PC6 là
giống chất lượng cao, ngắn ngày, có thể bố trí trong vụ xuân muộn, hè thu sớm hoặc
sử dụng làm giống dự phòng trong điều kiện gặp những yếu tố thời tiết bất lợi./.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Tấn Hinh và cộng sự, 2007, Ảnh hưởng của phân bón tới sinh
trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng gạo của một số giống lúa ở vùng đồng
bằng sông Hồng, Kết quả nghiên cứu cây lương thực và cây thực phẩm (2001-
2005), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.225-236.
2. Phạm Quang Duy và cộng sự 2008, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài
"Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm bằng chỉ thị phân tử và công nghệ đơn bội"
tới tháng 6/2008, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, tr.1-45.
3. Nguyễn Văn Trường và cộng sự, 2003, Ảnh hưởng của phân bón tới chất
lượng nông sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.122-138.
4. Lại Văn Nhự và cộng sự, 2007, Nghiên cứu đặc tính sinh lý, sinh hóa của
một số giống lúa mới trên các nền thâm canh khác nhau tại vùng đồng bằng sông
Hồng, Kết quả nghiên cứu khoa học 2007, tr.1-36.
■ Nguyễn Quang Thịnh - Viện cây lương thực, Cây thực phẩm;

Từ Trọng Kim - Sở NN&PTNT Nghệ An

×