Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.76 KB, 2 trang )
Kinh nghiệm ủ phân hữu cơ bổ sung men vi sinh TRICHODERMA
Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp, phân hữu cơ được sử dụng rất phổ biến vì
ưu điểm làm đất tơi xốp, cây trồng dễ hấp thụ, an toàn khi sử dụng, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường do hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nguồn cung cấp
phân hữu cơ là các loại phân có gốc động vật như: phân gia súc, phân xanh… Tuy
nhiên để đạt hiệu quả kinh tế cao, phân hữu cơ trước khi sử dụng phải được ủ hoai,
nếu không sẽ có tác dụng ngược lại vì phân tươi còn có những vi sinh vật gây hại
làm xót cây, bỏng rễ, gây bệnh cho cây. Để tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong
phân và giảm thiểu vi sinh vật có hại trong đất, khi ủ phân cần bổ sung men vi sinh
Trichoderma.
Trichoderma có tác dụng: Ngăn ngừa rất tốt các bệnh thối rễ, lở cổ rễ, thối
thân… cho tất cả các loại cây trồng; Hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các loại
bệnh do tuyến trùng hại rễ; Tăng cường các vi sinh vật có ích và giảm thiểu các
vi sinh vật gây hại như nấm: Rhizoctonia, Fusarium, Phytophtora…; Phân hủy
nhanh các chất xơ thành các chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng và tăng cường đề
kháng cho cây trồng.
Xin giới thiệu kinh nghiệm ủ phân hữu cơ có bổ sung men vi sinh
Trichoderma như sau:
1. Quy trình ủ phân
- Số lượng: 1 tấn phân thành phẩm.
- Nguyên liệu: Phân chuồng (phân heo, bò, gà, trâu…): 400-500kg; Xơ dừa,
vỏ trấu, vỏ đậu hay các chất bã thực vật gồm: rơm rạ, lá cây, tốt nhất là các cây
họ đậu, bèo, lục bình: 500-600kg, băm nhuyễn dài 2-3cm; Super lân: 30kg;
Nước: 150-200 lít (tùy chất độn khô hạn); Men vi sinh Trichoderma: 3-5kg
(lượng men càng nhiều, phân càng nhanh phân hủy); Bạt phủ.
2. Kỹ thuật ủ phân
- Tất cả các thành phần: phân chuồng + men vi sinh Trichoderma + nước trộn
đều đảm bảo hỗn hợp ủ đạt đủ độ ẩm 50-60% (dùng tay bốc lên, nắm chặt thấy
nước rỉ ra là được).
- Đánh thành luống hình than cao khoảng 1,2-1,5m.