Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giáo trình kỹ thuật sửa chữa màn hình (nghề kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 90 trang )

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI

GIÁO TRÌNH

MƠ ĐUN: KỸ THUẬT SỬA CHỮA MÀN HÌNH

NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH

TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ-CĐCG ngày … tháng.... năm……
của Trường cao đẳng Cơ giới

Quảng Ngãi, năm 2022

(Lưu hành nội bộ)

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU


Hiện nay, các trang thiết bị điện tử đang trở thành một thành phần quan trọng
trong cuộc sống hiện đại. Nhắc tới điện tử, người ta có thể hình dung tới những trang
thiết bị thiết yếu của cuộc sống hàng ngày như Máy vi tính, ti vi...cho đến các sản
phẩm có hàm lượng chất xám cao trong đó như các hệ thống máy vi tính, các hệ thống
vệ tinh, các thiết bị điều khiển từ xa qua mạng máy tính ,... Có thể nói, điện tử đã dần
chiếm lĩnh gần như toàn bộ các lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên có một điều cơ bản
mà tất cả các trang thiết bị điện tử đều dựa trên sự phát triển từ những linh kiện nhất
như điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điốt, transitor, và các dạng mạch điện tử cơ bản... Đó
chính là nền tảng phát triển của lĩnh vực điện tử, tin học hiện nay cũng như các trang
thiết bị hiện đại.
Chính vì vậy trong giáo trình này, sẽ đề cập tới các kiến thức cơ bản nhất về sửa
chữa màn hình máy tính. bao gồm các phương pháp phân tích nguyên lý hoạt động của
từng khối trong màn hình máy tính, kiểm tra sửa chữa màn hình khi bị các hiện tượng
hư hỏng và cách khắc phục các hư hỏng đó.
Mặc dù đã có cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn cuốn giáo trình
này khơng thể khơng có thiếu sót. Tác giả rất mong sự góp ý của các bạn đọc. Thư góp
ý xin gửi về: Trường Cao Đẳng nghề kỹ thuật công nghệ.
Chúng tôi xin cảm ơn!
Quảng Ngãi, ngày .... tháng .... năm 20.....
Tham gia biên soạn
1. Đoàn Ngọc Nghĩa

Chủ biên

2. …………..............
3. ……….............….

3



MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................................................3
MỤC LỤC ...........................................................................................................................................4
BÀI 1: PHẦN CUNG CẤP NGUỒN .........................................................................................11
1.Tổng quát .........................................................................................................................................12
2.Nguồn AC........................................................................................................................................14
3.Nguồn DC........................................................................................................................................15
4.Mạch tạo xung ................................................................................................................................15
5.Mạch ổn áp:.....................................................................................................................................15
6.Mạch điều khiển: ...........................................................................................................................16
7.Mạch công suất nguồn: ................................................................................................................17
BÀI 2 PHẦN QUÉT DỌC ............................................................................................................29
1. Mạch dao động dọc ......................................................................................................................30
2. Mạch khuếch đại dọc (Buffer) ..................................................................................................30
3. Mạch khuếch đại công suất dọc ...............................................................................................30
4. Cuộn dây lái dọc (Vert. Yoke) ..................................................................................................33
BÀI 3: PHẦN QUÉT NGANG ....................................................................................................37
1. Mạch dao động ngang .................................................................................................................38
2. Mạch khuếch đại ngang (Buffer) .............................................................................................38
3. Mạch khuếch đại công suất ngang ...........................................................................................39
4. dây lái ngang (Hor. Yoke) .........................................................................................................39
BÀI 4 PHẦN ĐỒNG BỘ ..............................................................................................................59
1. Mạch tách xung đồng bộ ............................................................................................................60
2. Mạch đồng bộ dọc ........................................................................................................................61
3. Mạch đồng bộ ngang ...................................................................................................................62
BÀI 5: PHẦN KHUẾCH ĐẠI VIDEO......................................................................................65

1. Mạch khuếch đại Video ..............................................................................................................66
2. Mạch giải mã .................................................................................................................................69
3. khuếch đại công suất Video .......................................................................................................70
BÀI 6: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CÁC MÁY ....................................................76
1. Phân tích phần nguồn ..................................................................................................................77
2. Phân tích phần quét dọc ..............................................................................................................79
3. Phân tích phần quét ......................................................................................................................80
4. Phân tích mạch đồng bộ .............................................................................................................83
5. Phân tích mạch khuếch đại Video............................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................90
4


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: KỸ THUẬT SỬA CHỮA MÀN HÌNH
Mã mơ đun: MĐ22
Vị trí, ý nghĩa, vai trị mơ đun:

- Vị trí:
 Mơ đun được bố trí sau các môn học cơ sở ngành..
 Học song song các mơn học/ mơ đun đào tạo chun ngành
- Tính chất:
 Là mô đun chuyên ngành.
 Là mô đun bắt buộc
- Ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
+ Là mơ đun quan trọng để học sinh, sinh viên sửa chữa màn hình trong nghề
Sửa chữa, lắp ráp máy tính.
Mục tiêu của mô đun:
-Kiến thức :
A1 : Phân biệt được các loại màn hình

A2 : Trình bày được các nguyên tắc hoạt động màn hình
-Kĩ Năng :
B1 : Sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của màn hình
B2 : Điều chỉnh màn hình làm việc ở chế độ tốt nhất
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
C1. Chủ động, nghiêm túc trong học tập và cơng việc.
C2. Giữ gìn vệ sinh cơng nghiệp, đảm bảo an tồn cho người và thiết bị.
1. Chương trình khung


MH/MĐ
I
MH01
MH02

Tên mơn học, mơ đun
Các mơn nhọc chung/
đạicương
Chính trị
Pháp luật

Số
tín
chỉ
12
2
1

Thời gian học tập (giờ)
Thực hành/thực

Tổng

tập/ thí nghiệm/
số
thuyế
bài tập
t
255
94
148
30
15

15
9

13
5

Kiểm
tra
13
2
1
5


MH03
MH04
MH05

MH 06
II
MH 07
MĐ 08
MĐ 09
MH 10
MH 11
MH 12
MH 13
MH 14
MH 15
MH 16
MĐ 17
MĐ 18
MĐ 19
MĐ 20
MĐ 21
MĐ 22
MĐ 23
MH 24
MĐ 25
MĐ 26
MĐ 27
MĐ 28

Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng và an
ninh
Tin học
Ngoại ngữ

Các môn học, mô đun
chuyên môn nghành, nghề
Anh văn chuyên ngành
Tin học đại cương
Tin học văn phòng
Internet
An tồn vệ sinh CN
Kỹ thuật đo lường
Kỹ thuật điện tử
Ngơn ngữ lập trình C
Kiến trúc máy tính
Mạng máy tính
Kỹ thuật xung số
Thiết kế mạch in
Lắp ráp và cài đặt máy tính
Sửa chữa máy tính
Sửa chữa bộ nguồn
Kỹ thuật sửa chữa màn hình
SC máy in và thiết bị ngoại
vi
Thực tập tốt nghiệp
Cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị CSDL
Quản trị mạng
Chuyên đề tự chọn
Tổng cộng

1

30


4

24

2

2
2
4
77

45
45
90
1.645

21
15
30
594

21
29
56
967

3
1
4

84

3
5
5
2
2
2
2
3
4
4
2
2
4
6
3
6
3

60
75
120
45
30
30
30
60
90
90

30
30
105
135
60
125
60

30
40
40
15
20
23
18
20
45
45
20
10
30
45
24
45
16

25
30
73
28

8
5
10
36
40
39
8
18
70
85
30
74
41

5
5
7
2
2
2
2
4
5
6
2
2
5
5
6
6

3

6
4
3
2
4
89

215
60
60
45
90
1.900

40
26
15
30
691

215
15
30
28
56
1.112

5

4
2
4
97

2. Chương trình chi tiết mơ đun
Số
TT

Tên các bài trong môđun

Tổng số

Thời gian

Thực
thuyết
hành

Kiểm tra

6


1

2

3


4

5

6

Phần cung cấp nguồn
1.Tổng quát.
2 Nguồn AC.
3.Nguồn DC.
4.Mạch tạo xung.
5.Mạch ổn áp.
6.Mạch điều khiển.
7.Mạch công suất nguồn
Phần quét dọc
1.Mạch dao động dọc.
2.Mạch khuếch đại dọc (Buffer) .
3.Mạch khuếch đại công suất dọc.
4.Cuộn dây lái dọc (Vert.Yoke)
Phần quét ngang
1.Mạch dao động ngang.
2.Mạch khuếch đại ngang (Buffer) .
3.Mạch khuếch đại công suất ngang.
4.Cuộn dây lái ngang (Hor.Yoke)
Phần đồng bộ
1. Mạch tách xung đồng bộ.
2. Mạch đồng bộ dọc.
3. Mạch đồng bộ ngang
Phần khuếch đại Video
1. Mạch khuếch đại Video.

2. Mạch giải mã.
3. Mạch khuếch đại cơng suất Video
Phân tích sơ đồ tổng quát các máy
1. Phân tích phần nguồn.
2. Phân tích phần quét dọc.
3. Phân tích phần quét ngang.
4. Phân tích mạch đồng bộ.
5. Phân tích mạch khuếch đại Video
Cộng:

25

10

14

1

20

10

19

1

25

10


14

1

15

5

9

1

20

5

14

1

20

5

14

1

125


45

74

6

3. Điều kiện thực hiện mơ đun:
1. Phịng học chun mơn, nhà xưởng
2. Trang thiết bị máy móc
+ Máy chiếu đa phương tiện
+ Máy vi tính
+ máy khị
+ Máy tạo xung
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
* Học liệu:
+ Bộ tranh bằng giấy phim trong dùng để dạy KỸ THUẬT SỬA CHỮA MÀN HÌNH
+ Tài liệu hướng dẫn mơđun KỸ THUẬT SỬA CHỮA MÀN HÌNH
7


+ Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành
* Dụng cụ và trang thiết bị:
+ Mỏ hàn
+ Các thiết bị ngoại vi
+ VOM
+ Dao đông ký
* Vật liệu:
+ Chì hàn
+ BJT các loai
+ IC các loại

+ Chip các loại
+ CPU các loại
4. Các điều kiện khác:
+ Phòng học bộ mơn phần cứng máy tính đủ điều kiện thực hành
4. Nội dung và phương pháp đánh giá :
1. Nội dung:
* Về kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu
sau:
Phân biệt được các loại màn hình
Hiểu được các nguyên tắc hoạt động màn hình
các hư hỏng thường gặp của màn hình
* Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh trong bài thực hành đạt được
các yêu cầu sau:
Sử dụng các cơng cụ chuẩn đốn khắc phục màn hình
Sửa chữa các hư hỏng thường gặp của màn hình
Điều chỉnh màn hình làm việc ở chế độ tốt nhất
* Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Cẩn thận, tự giác.
2. Phương pháp:
- Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.
- Thể hiện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.
4.2.1. Cách đánh giá
- Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số
09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội.
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như
sau:

8



Điểm đánh giá
+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1)
+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)
+ Điểm thi kết thúc mô đun

Trọng số
40%
60%

4.2.2. Phương pháp đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Thường xuyên

Phương pháp
tổ chức
Viết/
Thuyết trình

Định kỳ

Viết và
thực hành

Kết thúc mơ
đun

Vấn đáp và
thực hành


4.2.3. Cách tính điểm

Hình thức
kiểm tra
Tự luận/
Trắc
nghiệm/
Báo cáo
Tự luận/
Trắc
nghiệm/
thực hành
Vấn đáp và
thực hành
trên thiết bị

Chuẩn đầu ra
đánh giá
A1, C1, C2

Số
cột
1

Thời điểm
kiểm tra
Sau 10 giờ.

A2, B1, C1, C2


6

Sau 25 giờ

A1, A2, , B1, B2,
C1, C2

1

Sau 125
giờ

- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc mô đun được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm trịn đến một chữ số thập phân.
- Điểm mơ đun là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của mô đun
nhân với trọng số tương ứng. Điểm mơ đun theo thang điểm 10 làm trịn đến một chữ
số thập phân.
5. Hướng dẫn thực hiện mô đun
1. Phạm vi áp dụng mơ đun
Chương trình mơddun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun
* Đối với giáo viên, giảng viên:
- Hướng dẫn học sinh phân biệt được các loại màn hình
- Nêu các nguyên tắc hoạt động màn hình
* Đối với người học:
Giúp học sinh phân biệt được các loại màn hình
Hiểu được các nguyên tắc hoạt động màn hình
Sửa chữa các hư hỏng thường gặp của màn hình
Điều chỉnh màn hình làm việc ở chế độ tốt nhất
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý

Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
9


6. Tài liệu cần tham khảo
Giáo trình Sửa chữa Monitor của Đỗ Thanh Hải

10


BÀI 1: PHẦN CUNG CẤP NGUỒN
MÃ BÀI : MĐ22-01
*Giới thiệu :
Màn hình máy tính (tiếng Anh: monitor) là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục
đích chính là hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính. Đối với các máy tính cá
nhân (PC), màn hình máy tính là một bộ phận tách rời. Đối với máy tính xách tay màn hình
là một bộ phận gắn chung khơng thể tách rời.
*Mục tiêu:

- Phân tích được sơ đồ mạch phần nguồn
- Khắc phục các sự cố hư hỏng phần nguồn.
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo an tồn tuyệt đối trong cơng việc.
*Phương pháp giảng dạy và học tập bài 1 :
-

Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng,
vấn đáp, dạy học theo vấn đề).

-


Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học

*Điều kiện thực hiện bài học
- Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: Phịng học chun mơn
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, ngun vật liệu: Chương trình mơ đun, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có
Kiểm tra và đánh giá bài học
- Nội dung:
 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng mô đun.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: khơng có
 Kiểm tra định kỳ thực hành: 1 điểm kiểm tra ( hình thức thực hành với thiết
bị )

11


*Nội dung chính:

1. Tổng qt

Khối nguồn ni của Monitor hoạt động theo nguyên lý nguồn xung hay
nguồn Switching.
Sơ đồ khối tổng quát của bộ nguồn

Nguồn Switching ( Nguồn ngắt mở )
Phần nguồn Switching thường sử dụng một trong hai kiểu sau :
-

Nguồn có hồi tiếp từ cao áp

12


Nguyên lý hoạt động :
+ Khi bật công tắc nguồn, trên tụ C1 có 300V DC điện áp này đi qua R1(mồi)
vào cấp nguồn cho chân 7 IC dao động, IC hoạt động và tạo ra dao động ở chân 6 đưa
sang chân G điều khiển Mosfet Q1 đóng mở => tạo thành dòng điện biến thiên chạy
qua cuộn 1-2 biến áp xung, dòng điện này tạo thành từ trường biến thiên cảm ứng lên
cuộn hồi tiếp 3 - 4 và các cuộn thứ cấp .
+ Cầu phân áp R8, VR1, R9 trích lấy một phần điện áp hồi tiếp làm áp lấy mẫu
đưa về chân 2 để điều khiển điện áp ra .
+ Giả sử khi U vào tăng => U ra có xu hướng tăng => áp hồi tiếp cũng tăng =>
điện áp đưa về chân 2 tăng => IC sẽ điều chỉnh cho biên độ dao động ra giảm => kết
quả là điện áp ra giảm về vị trí cũ
+ Nếu ban đầu điện áp U vào giảm thì quá trình ngược lại . => kết quả là điện
áp ra luôn được giữa cố định .
+ Khi cao áp chạy , dòng tiêu thụ tăng cao , điện áp ra có xu hướng sụt áp và
mạch hồi tiếp trên khơng bù lại đủ 100% , vì vậy vịng dây quấn quanh caốp => đi
qua R10, D6, C2 về chân 4 của IC sẽ làm nhiệm vụ giữ cho điện áp ra không bị sụt áp .
13



+ Khi một trong các đường phụ tải bị chập, đèn công suất Q1 hoạt động mạnh,
sụt áp trên R6 tăng lên, sụt áp này đi qua R5 về chân 3 IC để ngắt dao động => sau đó
mạch hồi lại và lại bị bảo vệ => kết quả là điện áp bị tự kích, đèn báo nguồn chớp
chớp .
- Nguồn có hồi tiếp so quang

Bộ nguồn có hồi tiếp so quang tương tự nguồn hồi tiếp cao áp, chỉ thay đổi
mạch hồi tiếp về chân số 2 của IC dao động, điện áp hồi tiếp bắt nguồn từ điện áp B1 (
bên thứ cấp - nguồn cấp cho cao áp) hồi tiếp về thơng qua IC tạo áp dị sai KA431 và
IC so quang .

2. Nguồn AC
Mục tiêu:

- Biết được nguồn AC cung cấp cho màn hình
14


Điện áp đầu vào là áp có thể biến đổi khá rộng từ 150V AC đến 250V AC

3. Nguồn DC
Mục tiêu:

- Biết được nguồn DC của màn hình
Điện áp đầu ra thường cung cấp 5 loại điện áp DC cố định để cung cấp cho
các khối khác trong máy.

4. Mạch tạo xung

Mục tiêu:

- Hiểu được cấu tạo, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của mạchtạo xung
Bộ nguồn Monitor thường sử dụng cặp linh kiện là IC tạo dao động kết hợp với
Mosfet đóng mở tạo thành dịng điện xoay chiều tần số cao đưa vào biến áp xung .
IC dao động đa số sử dụng IC - KA3842 đây là IC rất thông dụng và giá thành
rẻ .

KA3842 - IC dao động nguồn trong Monitor Các chân của IC này như sau:
+ Chân 1 : là chân nhận hồi tiếp để điều khiển áp ra, điện áp chân 1 tỷ lệ thuận với
áp ra , nghĩa là nếu áp chân 1 tăng thì điện áp ra tăng+ Chân 2 : ngược với chân 1 tức
là điện áp chân 2 tăng thì điện áp ra giảm .
+ Chân 3 : là chân bảo vệ , khi điện áp chân 3 > 0,6V thì IC sẽ cắt dao động để
bảo vệ đèn công suất nguồn khi bị chập phụ tải .
+ Chân 4 : là chân dao động , khi nguồn đang hoạt động bạn tránh đo vào chân
4 vì phép đo sẽ làm sai tần số dao động gây hỏng sị cơng suất, tần số dao động phụ
thuộc R, C bám vào chân 4
+ Chân 5 : đấu mass
+ Chân 6 : là chân dao động ra, điện áp xung dao động đo được tại chân này
khoảng 2VDC hoặc 4VAC ( VAC là đo bằng thang AC)
+ Chân 7 : là chân cấp nguồn cho IC , chân này phải có 12VDCđến 14VDC thì
IC mới dao động , điện áp chân này được cung cấp từ nguông 300VDC giảm áp qua
trở mồi 47K và có mạch hồi tiếp để ổn định nguồn nuôi .
+ Chân 8 : là chân đi ra điện áp chuẩn 5V cung cấp cho mạch dao động .

5. Mạch ổn ápMục tiêu:
15


- Hiểu được cấu tạo, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của mạch ổn áp


Mạch ổn áp sử dụng IC KA3842, khi có tín hiệu điện áp hồi tiếp đưa về từ biến
áp xung qua mạch gồm đi ốt D5, tụ điện C3, điện trở R8,R9 và biến trở VR1 đưa về
chân 2 của IC KA3842 thì điện áp đầu ra sẽ được ổn định

6. Mạch điều khiểnMục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của mạch điều khiển

16


Nguyên lý hoạt động ổn áp :
Giả sử khi điện áp vào giảm hoặc khi cao áp chạy dòng tiêu thụ tăng
=> Điện áp ra có xu hướng giảm => Điện áp chân 1 IC : KA431 giảm => Dòng
điện đi từ chân 3 qua đèn Q1 qua Dz về chân 2 trong IC : KA431 giảm => Dòng điện
qua Diode D2 trong IC so quang giảm => Dòng điện đi qua đèn Q2 trong IC so
quang giảm => Điện áp về chân số 2 IC : KA3842 giảm => Biên độ dao động ra từ IC
tăng => đèn công suất hoạt động mạnh hơn => Kết quả làm điện áp ra tăng về vị trí
cũ .
Mạch hồi tiếp so quang giữ cho điện áp ra không thay đổi trong cả hai trường
hợp :
+ Điện áp vào thay đổi
+ Dòng tiêu thụ thay đổi
Vì vậy mạch hồi tiếp này khơng cần tới vòng hồi tiếp từ cao áp nữa

7. Mạch công suất nguồnMục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của mạch công suất
nguồn.
Công suất nguồn đi với IC là đèn Mosfet , thông thường sử dụng đèn K... ,
2SK...


17


Mosfet là linh kiện có trở kháng chân G là vơ cùng vì vậy chúng rất nhậy với
các nguồn tín hiệu yếu, ở trong mạch nếu Mosfet bị hở chân thì chúng sẽ bị hỏng ngay
lập tức .Điện áp dao động từ chân 6 IC dao động được đưa vào chân G của Mosfet để
điều khiển cho Mosfet đóng mở, trong các trường hợp IC dao động hư làm cho áp dao
động ra ở dạng một chiều cũng làn hỏng Mosfet .
Các bệnh thường gặp của khối nguồn
Bệnh 1 : Khơng có đèn báo nguồn, khơng có điện áp ra .

Nguyên nhân : hiện tượng trên là do một trong 2 nguyên nhân sau :

- Chập đèn Mosfet hoặc IC cơng suất, nổ cầu chì, mất nguồn 300V
-

Cịn 300V trên tụ lọc nguồn chính, mất dao động, đèn cơng suất khơng hoạt

động .
Kiểm tra :
+ Quan sát : Cầu chì ? nếu cầu chì nổ cháy đen là biểu hiện của chập đèn công
suất ( hoặc IC công suất ). Nếu cầu chì khơng đứt là biểu hiện cơng suất không bị
chập, nguồn bị mất dao động .
+ Đo kiểm tra trở kháng :
18


Chú ý trước khi đo cần thoát điện trên tụ để đề phòng điện áp dư làm hỏng
đồng hồ, bạn dùng mỏ hàn để thốt điện, khơng được chập trực tiếp .


-

Chuyển đồng hồ về thang x1Ω đo vào hai đầu tụ lọc nguồn, đảo chiều que
đo hai lần và xem kết quả .

-

Nếu đo thấy trở kháng bình thường .
+ Đo vào hai đầu tụ lọc nguồn, đảo que đo hai chiều, nếu kết quả một chiều đo
kim không lên, một chiều đo kim lên như ở trên là trở kháng bình thường . => Trở
kháng bình thường ( nghĩa là đèn công suất sẽ không hỏng ) => Nếu đèn cơng suất
khơng hỏng thì do một trong các nguyên nhân sau :

- Điện trở mồi đứt
- Đi ốt zener gim ở chân Vcc ( nếu có ) bị chập
- Lỏng chân IC dao động
- Hỏng IC dao động .
Nếu đo thấy trở kháng bị chập .
+ Đó là trường hợp bạn đo vào hai đầu tụ lọc nguồn thấy cả hai chiều đo kim
lên = 0Ω . => Trở kháng chập là do chập Mosfet hoặc IC công suất => Với trường hợp
này thường kéo theo nổ cầu chì và hỏng cầu Diode chỉnh lưu đầu vào, hỏng các điện
trở xung quanh đèn Mosfet
Các bước sửa chữa
a ) Nguồn dùng IC dao động & Mosfet bạn sửa chữa như sau
19


Trường hợp : Đèn công suất không bị chập, nguồn bị mất dao động .
-Tạm thời tháo đèn Mosfet ra ngoài

- Cấp nguồn và kiểm tra các chế độ điện áp sau :

20


Đo trên tụ lọc xem có 300VDC chưa ?
=> Nếu chưa có thì cần xem lại cầu chì, cầu Diode và điện trở sứ hạn

-

Đo chân Vcc cho IC dao động xem có 12V khơng ?

=> Nếu khơng có thì cần xem lại điện trở mồi hoặc mạch cấp nguồn cho
chân Vcc, nếu mạch tốt thì thay IC dao động .

Nếu đã có Vcc12V ở chân 7 thì đo tại chân G xem có dao động khơng ?
=> Nếu đo thấy khoảng 2VDC hoặc 4VAC và kim dao động như hình dưới =>
là nguồn đã có dao động ra .

Nếu khơng thấy dao động ra như trên thì bạn thay IC dao động.
- Chỉ khi nào có dao động ra như trên bạn mới lắp Mosfet vào
21


Chú ý : Khi hàn Mosfet bạn phải thoát hết điện trên tụ, nếu cịn tích điện trên tụ
thì có thể làm hỏng Mosfet trong lúc bạn đang hàn chân => Nếu đã có dao động mà
lắp Mosfet nguồn vẫn khơng chạy thì cần kiểm tra các phụ tải xem có bị chập khơng ?
đo kiểm tra phụ tải bằng thang x1Ω trên các tụ lọc đầu ra .
Trường hợp : Nguồn bị chập cơng suất, nổ cầu chì .
+Ngun nhân hư hỏmg là do :


-

Do lỏng chân đèn công suất

-

Do chập phụ tải

=> Khi nguồn chập công suất thường kéo theo => Nổ cầu chì, chập các Diode
chỉnh lưu, hỏng IC dao động, đứt các điện trở xung quanh Mosfet , vì vậy bạn cần thực
hiện theo các bước sau :

- Tháo Mosfet ra khỏi nguồn
- Thay cầu chì, thay các Diode, R sứ nếu thấy hỏng .
Cấp nguồn và kiểm tra xem có 300VDC trên tụ lọc nguồn chính chưa ? sau
đó nhớ thốt điện tích trên tụ .

-

Kiểm tra và thay các điện trở xung quanh Mosfet như R4, R5,R6 nếu hỏng .

- Thay IC dao động mới KA3842
- Đo tại chân G xem có dao động ra chưa ?

22


- Nếu đo chân G thấy có khoảng 2VDC hoặc 4VAC và kim dao động như trên
làIC đã dao động .


-

Nếu khơng có dao động ra thì bạn cần kiểm tra lại chân Vcc (7) xem có 12V

khơng ?

-

Chỉ khi nào có dao động ra như trên bạn mới lắp Mosfet vào

Chú ý : Khi hàn Mosfet bạn phải thoát hết điện trên tụ, nếu cịn tích điện trên tụ
thì có thể làm hỏng Mosfet trong lúc bạn đang hàn chân => Nếu đã có dao động mà
lắp Mosfet nguồn vẫn khơng chạy thì cần kiểm tra các phụ tải xem có bị chập khơng ?
đo kiểm tra phụ tải bằng thang x1Ω trên các tụ lọc đầu ra .
b ) Các bước sửa chữa với nguồn sử dụng IC công suất

Trường hợp : IC nguồn không chập nhưng nguồn khơng dao động, khơng có
điện áp ra
23


Nguyên nhân hư hỏng :
Trong các trường hợp còn điện áp 300VDC đầu vào nhưng khơng có điện
áp ra thì thông thường IC công suất không hỏng, nguyên nhân thường do mất nguồn
Vcc vào chân cấp nguồn 12V cho mạch dao động, chân này cần có điện áp từ 12V đến
15V .

-


- Hỏng IC so quang làm mất điện áp chân số (4) => mất điện áp ra
-Một số ít trường hợp do hỏng IC .

Kiểm tra & sửa chữa :

(3) Kiểm tra điện áp chân Vcc (3) của IC cơng suất, nếu điện áp chân này <
12V thì bạn cần kiểm tra R mồi (R1) và đặc biệt lưu ý Diode Zener đấu từ chân
24


xuống mass rất hay bị dị .
+Nếu chân Vcc có đủ điện áp thì bạn hãy thay thử IC so quang .
+Vẫn khơng có kết quả thì bạn cần thay IC công suất mới .
Lưu ý : Với các máy sử dụng IC công suất nguồn như Samsung Vina, LG, bạn
lưu ý trường hợp hỏng cao áp cũng làm cho nguồn mất dao động do các máy này sử
dụng chân hồi tiếp (5) để bảo vệ nguồn , vì vậy khi khơng tìm thấy hư hỏng bên sơ cấp
thì bạn cần kiểm tra cao áp.
Trường hợp : Chập IC công suất nguồn, nổ cầu chì .
* Nguyên nhân hư hỏng

- Do mất hồi tiếp so quang
- Do chập phụ tải
- Do điện áp đầu vào quá cao
Các bước sửa chữa :

- Tháo IC bị chập ra ngoài
- Kiểm tra và thay thế cầu chì, cầu Diode, điện trở sứ nếu hỏng sau đó cấpđiện và
kiểm tra điện áp 300VDC

- Kiểm tra kỹ các linh kiện của mạch hồi tiếp so quang ( nếu có )

- Kiểm tra kỹ các phụ tải ra của nguồn xem có phụ tải nào bị chập không ?
- Lắp IC mới vào nguồn .
- Cấp điện , bật công tắc sau 3 giây rồi tắt ngay, quan sát đèn báo nguồn .
=> Nếu có đền báo nguồn là biểu hiện nguồn đã hoạt động => Nếu khơng có
đèn báo thì cần kiểm tra lại tồn bộ xem còn linh kiện nào hư hỏng mà chưa phát
hiện ra .
=> Nếu lại hỏng IC và nổ cầu chì thì bạn cần thay tồn bộ các linh kiện của mạch
hồi tiếp so quang .
Bệnh 2 : Điện áp ra thấp và tự kích, đèn báo nguồn chớp chớp

*Nguyên nhân :
25


×