Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ bản quản lý dự án thuộc sở giáo dục và đào tạo tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.01 MB, 112 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

*
TRUONG

ĐẠI HỌC

KHOA ĐÀO TẠO
SAU ĐẠI HỌC

[xAy DUNG

(7

XÂY DUNG

ig

THU VIEN

| =

Í TRƯỜNG ĐẠI HỌC
XAY DUNG

Lương Quang Hiếu

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU


TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH CỦA BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠCS
`
.

oe

/TMV VIÊN
bSN

›,

‹4

Ngành : Quản lý xây dựng
Chuyên ngành: Quản lý dự án xây dựng

Mã số: 60580302-2

ca, TH SSSA [asm
XAyig ung
2 res!
4r
Fe

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Tân


Hà Nội— 2015

oe


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả.
ai cơng bố
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
trong bat ky cơng trình nào.
Hà Nội, ngày 16 thang 1 nam 2015
Tác giả luận văn

Lương Quang Hiếu

_


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới các
thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, trường đại học Xây dựng đã
truyền đạt cho em kiến thức trong suốt quá trình học cao học tại nhà trường. Ngoài
ra tác giả cảm ơn lãnh đạo Ban Quản lý dự án thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả tìm hiểu số liệu phục vụ cho việc làm

đề tài luận văn. Đặc biệt, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo

PGS.TS Trần Văn Tắn, người thầy đã cho tác giả nhiều kinh nghiệm. kiến thức quý
báu và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.


Thời gian làm luận văn 4 tháng chưa phải là nhiều, bản thân kinh nghiệm của

tác giả còn hạn chế nên chắc hẳn luận văn khó tránh khỏi sự thiếu sót. Tác giả rất
giúp đỡ quý báu dé tác giả cố gắng hoàn thiện hơn nữa trong quá trình nghiên cứu

um

và cơng tác sau này.

us

mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cơ giáo và đồng nghiệp. Đó là sự

Trân trong cam on !


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu

ii

Danh mục các hình vẽ. biểu đồ

iil

Mở đầu

Chương 1: Lý luận chung về Quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng của dự án

+

1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình

>>

1.1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơng trình

+Đ>

1.1.1.2. u cầu cơ bản của đối với dự án đầu tư xây dựng cơng trình

1.1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
1.1.2.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây đựng cơng trình
1.1.2.2.Q trình quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình

NI

1.1.1.4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình

on

1.1.1.3.Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơng trình

DU

quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình


Cứ:

1.1. Những vấn đề lý luận chung về dự án đầu tư xây dựng công trình và

1.1.2.3.Nguyên tắc, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây đựng cơng
trình
1.1.2.4. Các chủ thể liên quan quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2. Chi phí đầu tư và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình

12

1.2.1. Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình

12

1.2.1.1. Khái niệm chỉ phí đầu tư xây dựng cơng trình

12

1.2.1.2. Các chỉ tiêu phản ảnh chỉ phí đầu tư trong q trình đầu tư xây dựng
cơng trình

13

1.2.2. Quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng cơng trình

17

1.2.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng cơng trình


l7


1.2.2.2. Nguyên tắc quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng cơng trình

18

1.2.2.3. Các nội dung của hoạt động quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng cơng
trình

1.3. Cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư và quản lý chỉ phí đầu tư xây
dựng cơng trình
1.3.1. Các văn bản luật
1.3.2. Nghị định
1.3.3. Thông tư và các văn bản khác có liên quan
1.4. Tham khảo kinh nghiệm quan ly chi phi đầu tư xây dựng cơng trình của
một số quốc gia trên thế giới
1.4.1. Kinh nghiệm quan ly chi phi 6 Trung Quốc
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý chi phí ở Anh
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý chi phí ở Mỹ, Canada va một số nước khác
1.4.4. Nhận xét chung

18

23
23
23
24
24
24

25
25
26

Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý chi phi đầu tư xây dựng cơng
trình của Ban QLDA thuộc Sở Giáo dục — Đào tạo tỉnh Thái Nguyên

28

2.1. Khái quát về sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên

28

2.1.1.Khái quát chung về Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên

28

2.1.2.Mục tiêu Giáo dục — Đào tạo của ngành

28

2.1.2.1.Mục tiêu tổng quát

28

2.1.2.2.Các mục tiêu cụ thể

28

2.1.3.Chức năng nhiệm vụ của Sở giáo dục và đào tạo của tỉnh Thái Nguyên


29

2.1.3.1. VỊ trí, chức năng

30

2.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

30

2.1.3.3. Cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo

34

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án Sở GD - ĐT tỉnh Thái Nguyên

35

2.1.4.1. Lịch sử hình thành Ban quản lý dự án

35

2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất của Ban quản lý dự án

37

2.1.5.Một số dự án tiêu biểu mà Ban quản lý dự án đã thực hiện

39



2.2. Thực trạng hoạt động quản lý chỉ phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình
tại Ban QLDA thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên

4]

2.2.1. Sơ đồ quy trình quản lý chi phí tại Ban quản lý dự án thuộc Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên

41

2.2.2. Quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng cơng trình trong giai đoạn chuẩn bị
đầu tư
2.2.2.1. Trong việc xác định tổng mức đầu tư
2.2.2.2. Trong việc xác định dự tốn cơng trình

2.2.2.3. Thiết lập ngân sách
2.2.2.4. Trong việc đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

2.2.2.5. Kiểm sốt chỉ phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

43
43
47
50
52
55

2.2.3. Quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng cơng trình trong giai đoạn thực hiện


và kết thúc dự án

58

2.2.3.1. Quản lý chỉ phí trong thanh toán hợp đồng và quyết toán vốn đầu tư
xây dựng

58

2.2.3.2. Cơng tác kiểm sốt thanh tốn hợp đồng

60

2.2.3.3. Cơng tác nghiệm thu và hồn cơng cơng trình xây dựng

63

2.2.3.4. Kiểm tốn, quyết tốn dự án hồn thành

64

2.2.3.5. Trong việc đấu thầu và lựa chọn nhà thầu

67

2.2.3.6. Nhân lực Ban quản lý dự án

67


2.3.Tóm lược những hạn chế, yếu kém chủ yếu trong cơng tác quản lý chỉ
phí của Ban Quản lý dự án thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên
trong thời gian qua

70

2.4. Phân tích nguyên nhân dẫn tới thực trạng của sự hạn chế trong cơng tác
quản lý chi phí tại Ban quản lý dự án thuộc Sở Giáo dục va Dao tao tinh

Thái Ngun

70

Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chỉ phí đầu tư xây
dựng cơng trình của Ban QLDA thuộc Sở GD - ĐT tỉnh Thái Nguyên

73


3.1. Chiến lược đầu tư phát triển của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2015-2020

73

3.2. Các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây
dựng cơng trình tại Ban quản lý dự án thuộc Sở GD —- ĐT tỉnh Thái Nguyên

74

3.2.1. Các giải pháp nâng cao năng lực bộ máy quản lý quản lý của Ban

QLDA thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên

75

3.2.1.1.Nâng cao nhận thức của cán bộ. nhân viên về luật pháp trong quản

lý đầu tư

75

3.2.1.2. Bồi đưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên Ban quản lý
dự án

7S

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ

78

3.2.1.4. Đề xuất thành lập bộ phận thâm định dự án

79

3.2.2. Hồn thiện cơng tác tuyển chọn đơn vị tư vấn chuyên nghiệp trong
quá trình đầu tư dự án xây dựng cơng trình

79

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng tư vấn lập, thấm định chi phí đầu tư trong các
giai đoạn của q trình đầu tư xây dựng cơng trình


79

3.2.2.2. Hồn thiện phương pháp tính dự tốn chi phí

81

3.2.3. Đề xuất các giải pháp quản lý chỉ phí trong quá trình thực hiện các
giai đoạn của đầu tư dự án

83

3.2.3.1. Quản lý chỉ phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án

83

3.2.3.2. Quản lý chỉ phí trong giai đoạn thực hiện dự án

91

3.2.3.3. Quản lý chi phí trong giai đoạn kết thúc dự án

96

3.2.4. Bổ sung chi phí thuê, mua phần mềm có bản quyền vào chỉ phí quản

lý dự án khi lập tổng mức đầu tư

97


Kết luận

98

Danh mục tài liệu tham khảo

99


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

QLDA

Quản lý dự án

XDCT

Xây dựng cơng trình

CDT

Chủ đầu tư

cP

Chính phủ


UBND

Ủy ban nhân dân

GD-ĐT

Giáo dục và Đào tạo

DTNT

Dân tộc nội trú


ii

DANH MUC CAC BANG BIEU
Bảng 2.1

Các chỉ tiêu phát triển giáo dục

Bảng 2.2

Tỷ lệ các dự án bị vượt tổng mức đầu tư trong những năm

29

44

vừa qua do Ban QLDA quản lý

Bảng 2.3

Bảng so sánh Tổng mức đầu tư trước và sau khi điều chỉnh
của dự án cải tạo mở rộng THPH

Phổ Yên, huyện Phổ Yên

tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.4

Bảng so sánh Tổng mức đầu tư trước và sau khi điều chỉnh
của dự án cải tạo mở rộng cơ sở vật chất trường PTDTNT

46

tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.5

Bảng tổng hợp dự toán của dự án Cải tạo nâng cấp cơ sở
vật chất trường PTDTNT Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 2.6

48

Bảng tổng hợp dự tốn phần hồn thiện của dự án Cải tạo
nâng cấp trường THPT dân tộc nội trú Định Hóa tỉnh Thái
49

Nguyên


Bảng 2.7

Tình hình triển khai kế hoạch đấu thầu các gói thầu đấu
thầu rộng rãi của một số dự án tiêu biểu

Bảng 2.8

Bảng tổng hợp giá trị thanh toán, quyết tốn dự án cơng
trình cải tạo nâng cấp PTTH

Điềm Thụy, xã Điềm Thụy,

huyện Phú Bình giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Bảng 2.9

Bảng 2.11

56

Thống kê số gói thầu xây lắp thuộc dự án có giá trị quyết
tốn vượt giá trị ký kết trong những năm vừa qua

Bảng 2.10

53

59

Bảng so sánh giá trị hợp đồng và giá trị hợp đồng sau điều

chỉnh

61

Bộ phận thực hiện cơng tác quản lý chỉ phí tại 2 dự án

68


ili

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỊ THỊ
Hinh 1.1

Các chủ thể liên quan quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng
trình

Hinh 1.2

Q trình hình thành chi phí đầu tư xây dựng

14

Hinh 1.3

Các thành phần chi phí thuộc tổng mức đầu tư

15

Hinh 1.4


Các thành phần chỉ phí thuộc dự tốn xây dựng cơng trình

16

Hinh 1.5

Nội dung quản lý chi phi đầu tư xây dựng cơng trình

20

Hinh 2.1

Một số hình ảnh cơng trình đo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh

Thái Nguyên làm CĐT
Hinh 2.2

30

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thái
Ngun

Hinh 2.3

Mơ hình quản lý tại Ban QLDA

34
thuộc Sở giáo dục và đào


tạo tỉnh Thái Ngun
Hinh 2.4

37

Sơ đồ quy trình quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng cơng trình
tại Ban QLDA thuộc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên

42


1

MO DAU
1.

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Các yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công hay thất bại của một dự án là: Chi

phi, chat lượng, tiến độ, vận hành khai thác sử dụng. Hiệu quả của dự án phụ thuộc

rất nhiều vào hiệu quả của công tác quản lý chỉ phí trong các giai đoạn đầu tư xây
dựng.
Quản lý chỉ phí trong các giai đoạn đầu tư xây dựng để dự tốn chỉ phí, xác
lập kế hoạch vốn, kiểm sốt chỉ phí trong q trình thực hiện tránh những rủi ro có
thé xảy ra lam tang chi phí đầu tư và góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án.
Nhằm nâng cao chất lượng, tiến độ, kiểm soát nguồn vốn đạt hiệu quả cho các
cơng trình về Giáo dục - Đào tạo cho tồn tỉnh Thái Nguyên, Sở Giáo dục - Đào tạo

tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban quản lý dự án để thực hiện đầu tư xây dựng

cơng trình do Sở làm Chủ đầu tư. Trong những năm qua Ban quản lý dự án của Sở
đã hoạt động tích cực và đạt được nhiều kết quả tot, tuy nhién van ton tai những

khiếm khuyết cần phải khắc phục đặc biệt là công tác Quản lý chỉ phí dự án đầu tư
xây dựng cơng trình mà Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Ngun làm Chủ đầu tư.
Vì vậy, tơi chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng cơng
trình của Ban quản lý dự án thuộc Sở Giáo dục — Đào tạo tỉnh Thái Nguyên”
nhằm mục đích tiết kiệm chỉ phí, tránh những rủi ro có thé lam tang chi phí trong
q trình thực hiện dự án đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư.
2.

Những nghiên cứu trước liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài
Do tầm quan trọng của việc quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng như đã nêu trên

nên đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Kết quả của những nghiên cứu này trước
hết gắn liền với mục tiêu và có ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn trong
phạm vi xác định của từng đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ nghiên
cứu tập trung chủ yếu trong việc quản lý chi phí của các dự án đầu tư xây dựng vốn
Ngân sách nhà nước và vốn nhà nước nói chung. Cũng có một vài nghiên cứu của

các tác giả về quản lý chỉ phí của các dự án vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp


2
nhưng hầu hết các nghiên cứu này đều dừng lại ở các giải pháp quản lý nhà nước
mà chưa đi vào các giải pháp mang tính chất quản lý và nghiệp vụ cụ thé.
Luận văn “Nghiên cứu hồn thiện cơng tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây

dựng tại công ty cô phần đầu tư Hùng Vương” của Ngơ Thị Vân Nhạn CH KTXD
2010.

Luận văn “Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng
trình của cơng ty cỗ phần đầu tư xây dựng cơng đồn BIDV” của Phùng Minh Tú
CH KTXD 2010.
Đề tài “Hồn thiện cơng tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng cơng trình của
Ban quản lý dự án thuộc Sở Giáo dục — Đào tạo tỉnh Thái Nguyên” chưa có tác giả
nào nghiên cứu.

3.

Mục đích của đề tài
Hồn thiện cơng tác quản lý chi phí cho các dự án đầu tư xây dựng cơng trình

tại Ban quản lý dự án thuộc Sở Giáo dục — Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.
4.

Mục tiêu
- Hệ thống lý luận về quản lý chỉ phí trong các dự án đầu tư xây dựng cơng

trình qua các giai đoạn đầu tư.
- Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý chi phí cho các dự án đầu tư xây dựng
cơng trình tại Ban quản lý dự án thuộc Sở Giáo dục — Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơng tác quản lý chi phí cho các dự án
đầu tư xây dựng cơng trình tại Ban quản lý dự án thuộc Sở Giáo dục — Đào tạo tỉnh

Thái Nguyên. Đảm bảo sử dụng vốn đầu tư hiệu quả và định hướng, hoạch định
công tác quản lý đầu tư trong tương lai.
5. _ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý chỉ phí dự án đầu tư xây dựng.
- Phạm vi nghiên cứu:

Các dự án đầu tư xây dựng nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho ngành Giáo
duc — Dao tao mà Ban quản lý dự án thuộc Sở Giáo dục — Đào tạo tỉnh Thái Nguyên

làm Chủ đầu tư.
Thời gian thu thập số liệu từ năm 2009 đến năm 2014.


6.

Phương pháp nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Vận dụng lý luận của các môn học kinh tế - quản lý xây
dựng như: quản lý nhà nước về xây đựng, quản lý chỉ phí dự án, quản lý dự án nâng
cao... và các mơn học khác có liên quan đến đề tài.
- Về mặt phương pháp nghiên cứu: Phương pháp sử dụng cho luận văn là
phương pháp duy vật biện chứng; các phương pháp nghiên cứu như phương pháp
nghiên cứu lý thuyết, phân tích tổng hợp, phương pháp đánh giá, phương pháp phân
tích so sánh và tổng hợp, phương pháp chuyên gia. phương pháp phân tích hệ thống
được vận dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể của luận văn.

7.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cở sở khoa học của đề tài: Dựa vào nghiên cứu các lý thuyết về lập và quản

ly chi phí đầu tư xây dựng cơng trình, quản lý dự án, quan trị dự án và các văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng cơng trình.

|


- Cơ sở thực tiễn của đề tài: Dựa trên thực tiễn về công tác quản lý chi phi các
dự án đầu tư xây dựng cơng trình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các địa phương
khác.
8.

Kết quả đạt được của luận văn

Nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chỉ phí đầu
tư xây dựng tại Việt Nam. Lược khảo được những kinh nghiệm quản lý chi phí trên

thế giới.
Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của
Ban quản lý dự án thuộc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên. Qua đó để phân
tích rõ những tồn tại trong cơng tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng và nguyên
nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải
pháp hồn thiện cơng tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng tại Ban QLDA.
Trên cơ sở lý luận khoa học về công tác lập quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng
cùng với những phân tích, đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất những giải pháp
hồn thiện cơng tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban QLDA trong thời gian
toi.

'


4

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN
1.1. NHUNG VAN DE LY LUAN CHUNG VE DU AN DAU TU XAY DUNG

CONG TRINH VA QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG CONG TRINH
1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình
1.1.1.1. Khai niém du an đầu tư xây dựng cơng trình
Trong tài liệu và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hiện hành, khái

niệm dự án đầu tư XDCT được trình bày có sự khác nhau ít nhiều, cụ thể:
Theo Luật Đầu tư cơng ban hành năm 2014 thì: Dự án dau tư công là dự án
đầu tư sử dụng tồn bộ hoặc một phần vốn đầu tư cơng. [9]
Theo Luật Xây dựng 2014: Dự án đầu tr xây dựng cơng trình: là tập hợp
các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn đề xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo

những cơng trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng
cơng trình hoặc sản phẩm. dịch vụ trong một thời hạn và chỉ phí nhất định. Ở giai
đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cao nghiên cứu

tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo
cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. [10]
Qua những nội dung nêu trên, có thể đưa ra một số điểm chung trong khái
niệm về dự án đầu tư xây dựng cơng trình như sau:

Dự án đầu tư xây dựng cơng trình được hình thành từ các cơng trình xây
dựng có mối liên hệ đồng bộ, thống nhất. Cơng trình xây dựng là sản phẩm được tạo
bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình,

được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần dưới mặt
nước và phần trên mặt nước, được xây dựng thiết kế. Cơng trình xât dựng bao gồm
cơng trình xây dựng cơng cộng, nhà ở, cơng trình cơng nghiệp, giao thơng thủy lợi.
năng lượng và các cơng trình khác. [10]



5
1.1.1.2. Yêu cầu cơ bản đỗi với dự án đầu tư xây dựng cơng trình:
Điều 36 Luật xây dựng có quy định :
a. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau
đây:
Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển

-

ngành và quy hoạch xây dựng;
-_ Có phương án thiết kế và phương án cơng nghệ phù hợp:
- _ An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác. sử dụng cơng trình, an tồn

phịng. chống cháy, nỗ và bảo vệ môi trường;
-

Bao dam hiéu quả kinh tế - xã hội của dự án. [10]

b. Đối với những cơng trình xây dựng có quy mơ lớn, trước khi lập dự án chủ
đầu tư xây dựng cơng trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng cơng trình để trình cấp
có thầm quyền cho phép đầu tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm sự cần
thiết đầu tư, dự kiến quy mơ đầu tư, hình thức đầu tư; phân tích, lựa chọn sơ bộ về

công nghệ, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn,
khả năng hồn vốn và trả nợ: tính tốn sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tẾ - xã hội

của dự án. [10]
c. Đối với dự án đầu tư xây dựng cơng trình có sử dụng vốn nhà nước, ngồi
việc phải bảo đảm các u cầu nói trên, việc xác định chi phí xây dựng phải phù

hợp với các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền về xây dựng ban hành và hướng dẫn áp dụng. Đối với dự án đầu tư xây

dựng cơng trình có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì phải bảo

đảm kịp thời vốn đối ứng. [10]
1.1.1.3. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Dự án xây dựng là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm
các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ chức thi
công ... được giải quyết. Các dự án đầu tư xây dựng có một số đặc điểm sau:


6
a. Du án có tính thay đổi: Dự án xây dựng không tồn tại một cách ổn định

cứng, hàng loạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều
nguyên nhân, chăng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực, tài chính,
các hoạt động sản xuất... và bên ngồi như mơi trường chính trị. kinh tẾ, cơng nghệ,

kỹ thuật ... và thậm chí cả điều kiện kinh tế xã hội.
b. Dự án có tính duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt lại được
thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về

địa điểm,

không gian, thời

gian và mơi trường ln thay đổi.
c. Du án có hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đều có điểm khởi


đầu và kết thúc rõ ràng và thường có một số kỳ hạn có liên quan. Có thể ngày hoàn
thành được ấn định một cách tuỳ ý, nhưng nó cũng trở thành điểm trọng tâm của dự
án, điểm trọng tâm đó có thể là một trong những mục tiêu của người đầu tư. Mỗi dự

án đều được khống chế bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó trong q
trình triển khai thực hiện, nó là cơ sở để phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý và có
hiệu quả nhất. Sự thành cơng của Quản lý dự án ( QLDA

) thường được đánh giá

bằng khả năng có đạt được đúng thời điểm kết thúc đã được định trước hay không?
Quy mô của mỗi dự án là khác nhau và được thể hiện một cách rõ ràng trong

mỗi dự án vì điều đó quyết định đến việc phân loại dự án và xác định chỉ phí của dự
án.

d. Du án có liên quan đến nhiều nguôn lực khác nhau: Triển khai dự án là
một quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục đích cụ thể nhất

định, chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải huy động nhiều nguồn lực
khác nhau, việc kết hợp hài hoà các nguồn lực đó trong q trình triển khai là một
trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả dự án.
1.1.1.4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Việc phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình được nêu cụ thể, chỉ tiết tại Phụ

lục I nghị định số 12/2009/NĐ-CP

của Chính phủ và Luật Xây dựng năm 2014

được quốc hội thông qua, được phân loại như sau:


a. Theo quy mô:


- _ Dự án quan trọng quốc gia
-_

Dựán nhóm A

-_

Dự án nhóm B

-

Dự ánnhóm C

b. Theo ngành và lĩnh vực:
-

Dy án đầu tư xây dựng cơng trình cơng nghiệp.

-

Dv dn dau tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

- _ Dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng.
-

Du dn dau tư xây dựng cơng trình nơng nghiệp và phát triển nông thôn.


- _ Dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng.
-_

Dự án đầu tư xây dựng cơng trình an ninh quốc phịng.
c.

-_

Theo nguồn vốn đầu tư:
Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

- _ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước:
-

Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

-_

Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều
nguồn vốn;

1.1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
1.1.2.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những tác động của các chủ thé
quan lý đến tồn bộ q trình đầu tư xây dựng kể từ bước xác định dự án đầu tư xây
dựng đến khi thực hiện dự án tạo ra cơng trình bàn giao đưa vào sử dụng để đạt
. được mục tiêu đầu tư đã xác định.


Quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình là một quá
trình từ việc lập kế hoạch điều phối

thời gian và nguồn lực, tổ chức, giám sát quá

trình thực hiện nhằm bảo đảm dự án hoàn thành đúng thời hạn và tiến độ trong
phạm vi ngân sách được duyệt để đảm bảo các yêu cầu đã định về chất lượng sản


§

phẩm dịch vụ bằng những phương pháp tốt nhất cho phép, bàn giao đưa cơng trình
vào sử dụng.
1.1.2.2.Q trình quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình

Q trình quản lý dự án là việc tiến hành các hoạt động quản lý trong suốt quá trình
đầu tư, gồm

3 giai đoạn:

- Chuẩn bị đầu tư: Được xác định từ việc thông qua chủ trương đầu tư cho
đến lập. thấm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình.

- Triển khai, thực hiện đầu tư xây dựng bao gồm: Tổ chức bộ máy quản lý dự
án, khảo sát, thiết kế. ..đến tổ chức thi công xây dựng.
-

Kết thúc đầu tư xây dựng: Đánh giá kết quả thực hiện, nghiệm thu, bàn


giao cơng trình xây dựng đưa vào khai thác sử dụng.
1.1.2.3.Nguyên tắc, yêu cầu, nhiệm vu quan lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình

Ngun

tắc: Tn thủ luật pháp; Bảo đảm thống nhất, phân công, phân

nhiệm rõ ràng: Kiểm sốt chặt chẽ; Thơng tin nhanh nhạy, đầy đủ.
u cầu: Tổ chức bộ máy gọn nhẹ; Cơ chế đơn .giản, rõ ràng bảo đảm hiệu

lực (nhanh, thống nhất), hiệu quả (tiết kiệm).
Nhiệm vụ: Bảo đảm tiến độ: Bảo đảm chất lượng; Bảo đảm trong giới hạn
chỉ phí và tiết kiệm; Bảo đảm an tồn và mơi trường.
1.1.2.4. Các chủ thể liên quan quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Q trình quản lý đầu tư và xây dựng của một dự án có sự tham gia của
nhiều chủ thể khác nhau. Khái qt mơ hình các chủ thể liên quan quản lý dự án đầu
tư như sau:


CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
N

Người có thâm quyền quyết định đầu tư



Nhà thầu tư vấn TK

CHỦ


DAU TU

3

A

|
r

Nhà thầu xây lắp

|,

Nhà thầu cung cấp
vật tư, thiệt bị.

|,

Nhà thầu tư vấn
giám sát

Hình 1.1: Các chủ thể liên quan quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
( Ngn : Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 )

Trong cơ chế điều hành, quản lý dự án đầu tư và xây dựng nêu trên, mỗi cơ
quan, tổ chức có nhiệm vụ. quyền hạn và trách nhiệm được quy định cụ thể trong
Luật xây dựng Việt nam.

a..


Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình
Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình thực hiện các chức

năng chung về quản lý nhà nước, gồm một số nhiệm vụ chính sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách

về đầu tư phát triển.
- Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về đầu tư.
- Kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố

cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư.
- Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư.


10
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng cơng trình, cơ quan quản lý nhà nước còn
thực hiện các nhiệm vụ quản lý ngành, cụ thé la:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây
dựng.
- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
- Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ cơng trình xây dựng.
- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
b.. Người có thẩm quyền quyết dinh dau tu.
Là người đại diện pháp luật của tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc các doanh
nghiệp tuỳ theo nguồn vốn đầu tư. Người có thắm quyền quyết định đầu tư ra quyết


định đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự án. Riêng dự án sử dụng vốn tín dụng, tơ
chức cho vay vốn thâm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận
cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra

quyết định đầu tư (được quy định trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP).
c. Chủ đầu tư.
Tuỳ theo đặc điểm tính chất cơng trình, nguồn vốn mà CĐT được quy định

cụ thể như sau: (Trích điều 3 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP).
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì CĐT xây dựng cơng
trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng
cơng trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

- Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì CĐT là một
trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ. cơ quan ngang bộ. cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước.
- Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ. Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các cấp quyết định đầu tư thì CĐT là đơn vị quản lý, sử dụng cơng trình.


11
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng cơng trình hoặc đơn
vị quản lý, sử dụng cơng trình khơng đủ điều kiện làm CĐT thì người quyết định
đầu tư lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện làm CĐT. Trong trường hợp đơn vị quản lý,
sử dụng cơng trình khơng đủ điều kiện làm CĐT, người quyết định đầu tư giao
nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng cơng trình có trách nhiệm cử người tham
gia với CĐT để quản lý đầu tư xây dựng cơng trình và tiếp nhận, quản lý, sử dụng
khi cơng trình hồn thành.

Các dự án sử dụng vốn tín dụng thì người vay von la CDT.

Các dự án sử dụng vốn khác thi CDT 1a cha sở hữu vốn hoặc là người dai
diện theo quy định của pháp luật.
Đối với các dự án sử dụng vốn hỗn hợp thì CĐT do các thành viên góp vốn
thoả thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất.
d.

Tổ chức tư vẫn đầu tư xây dựng.
Là tổ chức nghề nghiệp có tư cách pháp nhân. có đăng ký kinh doanh về tư

vấn đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật. Tổ chức tư vấn chịu sự kiểm
tra thường xuyên của CĐT và cơ quan quản lý nhà nước.
e.

Doanh nghiệp xây dựng (Nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung cấp thiết bị, nhà

thầu tư vẫn giám sát gọi chung là Doanh nghiệp xây dựng)
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký
kinh doanh về xây dựng. Doanh nghiệp xây dựng có mối quan hệ với rất nhiều đối
tác khác nhau nhưng trực tiếp nhất là CĐT. Doanh nghiệp chịu sự kiểm tra giám sát
thường xun về chất lượng cơng trình xây dựng của CĐT, tổ chức thiết kế, cơ
quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý.
£

Mối quan hệ của CĐT dỗi với các chủ thể liên quan.
CĐT là chủ thể chịu trách nhiệm xuyên suốt trong quá trình hình thành và

quản lý dự án đầu tư xây dựng, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tổ chức
tham gia quản lý và chịu sự quản lý của nhiều Bộ, ngành, các cơ quan liên quan mà

trực tiếp là người quyết định đầu tư:


12
- Đối với Bộ quản lý ngành: Bộ quản lý ngành quyết định CĐT và quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và chỉ đạo CĐT trong quá trình quản lý. CĐT có trách nhiệm
báo cáo với Bộ quản lý ngành về hoạt động của mình;

- Đối với tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng: Ngoài việc tuân thủ các quy
định, quy chuẩn, tiêu chuẩn của chuyên ngành, lĩnh vực mà mình đang thực hiện, tư
vấn cịn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vu ma CDT giao thong qua hợp đồng:

- Đối với doanh nghiệp xây dựng: Đây là mối quan hệ CĐT điều hành quản
lý, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện các nội dung trong hợp đồng đã ký kết;
- Đối với các cơ quan quản lý cấp phát vốn: CĐT chịu sự quản lý giám sát
về việc cấp phát theo kế hoạch;

1.2. CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG

TRÌNH
1.2.1. Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình
1.2.1.1. Khái niệm chỉ phí đầu tư xây dựng cơng trình
Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình là tồn bộ giá trị các nguồn lực cần thiết

để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình (dưới các hình thức khác nhau: xây
dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng cơng trình xây dựng, kể cả trang thiết bị

và các chỉ phí gián tiếp khác).
Chi phi đầu tư xây dựng cơng trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu
tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, dự tốn xây dựng

cơng trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình, giá trị thanh
tốn, quyết tốn vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào khai thác sử
dụng.
Chi phi đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng cơng trình cụ thể, phù
hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng cơng trình, các bước thiết kế và quy định của
Nhà nước.
Việc lập và quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng cơng trình phải đảm bảo mục

tiêu, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây


13

dựng cơng trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế
và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường.
Chủ đầu tư xây dựng cơng trình phải chịu trách nhiệm tồn diện về việc quản

lý chỉ phí đầu tư xây dựng cơng trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc
xây dựng đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng.

1.2.1.2. Các chỉ tiêu phản ảnh chỉ phí đầu tư trong q trình đầu tư xây dựng
cơng trình
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng, đặc điểm của sản xuất xây
dựng và những quy định của Nhà nước, quá trình ĐTXDCT

địi hỏi phải tn thủ

trình tự các bước theo từng giai đoạn. Vi phạm trình tự đầu tư và xây dựng sẽ dẫn
đến lãng phí đầu tư và thất thốt trong xây dựng.
Theo quy định của Chính phủ thì mỗi dự án đầu tư đều phải trải qua 3 giai

đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án và kết thúc đưa vào vận hành. Tại mỗi giai
đoạn, chỉ phí của dự án được biểu thị qua các chỉ tiêu tương ứng, về giá trị các chỉ
tiêu này được xác định ở mức độ chính xác tăng dần so với giá trị thực tế đầu tư.
-_

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chỉ phí xây dựng biểu thị bằng chỉ tiêu Tổng mức

đầu tư;

-

Giai đoạn thực hiện dự án, chi phí xây dựng được biểu thị bằng Tổng dự tốn,
dự tốn;

-

Giai đoạn hồn thành đưa vào sử dụng, chi phí xây dựng được biểu thị bằng

giá trị quyết toán vốn đầu tư.
Dự án đầu tư xây dựng được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với mỗi giai đoạn chỉ

phí đầu tư được thể hiện bằng các chỉ tiêu khác nhau và được xác định theo các cơ
sở khác nhau. như sơ đô nêu ra dưới đây:


14

BẢO CÁO
ĐÀUTƯ
(NCTKT)


|——>

LẬP DỰ AN
DAUTU
XDCT (NCKT)

eis

ine. Tai

Vv

v_

THIET = KE CO


eee



TONG MUC

sử

3

THIET KE BANet
VE

THỊ CƠNG



|

>

»| DU TOAN, TONG DY

DAU TU

TOAN XAY DUNG

DUA DU AN
VÀOSỬ
DUNG

»| lê TY
BẢNVẼƠNG
|

»| QUYET TỐN

VON DAU TU

Hình 1.2: Q trình hình thành chỉ phí đầu tư xây dựng
( Nguồn : Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 )

Giải thích các chỉ tiêu trong sơ đồ:

ø.

+ Sơ bộ tổng mức đầu tu:

Sơ bộ tổng mức đầu tư là một nội dung trong Báo cáo đầu tư đối với các dự
án đầu tư xây dựng phải lập Báo cáo đầu tư (các dự án quan trọng quốc gia, các dự
án nhóm A). Sơ bộ tổng mức đầu tư được ước tính hoặc chi phí các cơng trình
tương tự đã thực hiện và các yếu tố chỉ phí ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư theo độ
dài thời gian xây dựng cơng trình.
h.

+ Tổng mức đầu tư xây dựng cơng trình
Tổng mức đầu tư xây dựng cơng trình là chỉ phí đầu tư xây dựng được xác

định ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình. Tổng mức đầu tư, theo quy
định Nghị định

112/2009/NĐ-CP

ngày

14/12/2009 của Chính phủ bao gồm

các

thành phần chỉ phí sau: (xem sơ đồ).
Tổng mức đầu tư xây dựng cơng trình, tùy theo đặc điểm của dự án, có thé
được xác định theo một trong bốn cách sau:

i)


Tính theo thiết kế cơ sở của dự án;

ii) — Tính theo suất chi phí cho một đơn vị cơng suất hay quy mơ xây

dựng;
1i) — Tính theo cơng trình, hạng mục cơng trình tương tự;
iv) __ Kết hợp các phương pháp nêu trên.


×