Tải bản đầy đủ (.pdf) (254 trang)

Luận án tiến sĩ chuỗi giá trị du lịch asean và sự tham gia của ngành du lịch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 254 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ HỒNG NGỌC

CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH ASEAN
VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

HÀ NỘI - 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ HỒNG NGỌC

CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH ASEAN
VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS. TS. NGUYỄN VIỆT KHÔI
HÀ NỘI - 2023



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.
Các tài liệu tham khảo và số liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng
và khách quan, được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Các kết quả nghiên cứu được
trình bày trong Luận án là trung thực và đảm bảo tính khoa học. Tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm về tính xác thực và kết quả nghiên cứu của Luận án.
Tác giả luận án

Lê Hồng Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Hà Nội. Trong q trình thực hiện Luận án, tơi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ
Nhà trường, Thầy Cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Đầu tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo và Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong q trình học tập
tại Trường và Khoa.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến PGS. TS. Nguyễn Việt Khơi đã
kiên trì và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tơi trong q trình thực hiện
Luận án.
Đồng thời, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các nhà khoa học đã
đóng góp ý kiến quý báu và chia sẻ thơng tin hữu ích có liên quan đến Luận án.
Cuối cùng, tôi dành tất cả sự biết ơn cho gia đình tơi, đồng nghiệp và bạn bè
đã ln ln quan tâm và chăm sóc, ủng hộ và hỗ trợ để tơi khơng ngừng cố gắng.
Luận án đã hồn thành, tuy nhiên không tránh khỏi hạn chế. Tôi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp để nghiên cứu được hồn thiện hơn nữa.
Xin cảm ơn!
Nghiên cứu sinh


Lê Hồng Ngọc


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu ....................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 5
5. Đóng góp mới của Luận án .............................................................................. 7
6. Cấu trúc của Luận án ....................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH
ASEAN VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM .................. 9
1.1. Các kết quả nghiên cứu chính có liên quan ................................................... 9
1.1.1. Nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du
lịch quốc gia .................................................................................................... 9
1.1.2. Nghiên cứu trường hợp của du lịch ASEAN và ngành du lịch Việt Nam27
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ........................ 30
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 33
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH KHU VỰC
VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH QUỐC GIA .............................. 34
2.1. Chuỗi giá trị du lịch khu vực ....................................................................... 34
2.1.1. Các khái niệm có liên quan .................................................................. 34
2.1.2. Quy trình phân tích chuỗi giá trị du lịch khu vực ................................. 39
2.2. Sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia ......... 43

2.2.1. Bản chất của sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch
quốc gia ......................................................................................................... 43


2.2.2. Lợi ích và điều kiện tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du
lịch quốc gia .................................................................................................. 45
2.2.3. Quy trình phân tích sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành
du lịch quốc gia ............................................................................................. 49
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực
của ngành du lịch quốc gia ............................................................................ 53
2.3. Khung phân tích của Luận án ...................................................................... 58
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................. 59
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH ASEAN .................... 60
3.1. Lập bản đồ chuỗi giá trị du lịch ASEAN ..................................................... 60
3.1.1. Sản phẩm, thị trường và khách du lịch ................................................. 60
3.1.2. Các chủ thể và các công đoạn ở cấp vi mô ........................................... 66
3.1.3. Chủ thể và công đoạn ở cấp trung ........................................................ 70
3.1.4. Chủ thể và hoạt động ở cấp vĩ mô ........................................................ 73
3.1.5. Bản đồ chuỗi giá trị du lịch ASEAN ..................................................... 80
3.2. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN ............................................ 82
3.2.1. Xác định giá trị gia tăng của các công đoạn ........................................ 82
3.2.2. Đánh giá nhanh năng lực cạnh tranh của chuỗi ................................... 88
3.3. Nhận xét về chuỗi giá trị du lịch ASEAN.................................................... 92
3.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................. 92
3.2.2. Một số vấn đề đặt ra ............................................................................ 95
Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 104
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH SỰ THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH
ASEAN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM ................................................ 105
4.1. Xác định thực trạng tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch
Việt Nam ......................................................................................................... 105

4.1.1. Sản phẩm du lịch, thị trường và khách du lịch tại Việt Nam ............... 105
4.1.2. Sự tham gia ở cấp vi mô ..................................................................... 109
4.1.3. Sự tham gia ở cấp trung ..................................................................... 117


4.1.4. Sự tham gia ở cấp vĩ mô ..................................................................... 119
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của
ngành du lịch Việt Nam ................................................................................... 128
4.2.1. Các nhân tố thuộc về ngành du lịch Việt Nam .................................... 128
4.2.2. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô của ASEAN ........................... 138
4.3. Nhận xét về sự tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch
Việt Nam ......................................................................................................... 146
4.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................ 146
4.3.2. Điểm mạnh và điểm yếu ..................................................................... 153
4.3.3. Một số vấn đề đặt ra .......................................................................... 157
Tiểu kết Chương 4 ........................................................................................... 163
CHƢƠNG 5. BỐI CẢNH CHUNG VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO
NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM........................................................................ 164
5.1. Bối cảnh và triển vọng, định hướng chiến lược, cơ hội và thách thức đối với
ngành du lịch Việt Nam trong ASEAN ............................................................ 164
5.1.1. Bối cảnh và triển vọng ....................................................................... 164
5.1.2. Định hướng chiến lược....................................................................... 170
5.1.3. Cơ hội và thách thức .......................................................................... 173
5.2. Một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam .............................. 177
Tiểu kết Chương 5 ........................................................................................... 183
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 184
1. Các kết quả nghiên cứu chính của Luận án .................................................. 184
2. Hạn chế của Luận án và hướng phát triển nghiên cứu .................................. 185
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN CỦA
TÁC GIẢ LUẬN ÁN .......................................................................................... 187

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 189
PHỤ LỤC..................................................................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa tiếng Anh
Asian Development Bank

Nguyên nghĩa tiếng Việt

1

ADB

2

ASEAN

3

CGTDL

chuỗi giá trị du lịch

4


COVID-19 Coronavirus disease 2019

dịch bệnh vi-rút Corona 2019

5

FTA

free trade agreement

hiệp định thương mại tự do

6

GDP

gross domestic product

tổng sản phẩm nội địa

7

GTGT

8

GVC

9


LTSS

10

MICE

11

NRCA

12

RCA

13

RVC

14

TMQT

15

TTCI

16

UNWTO


17

USD

United States Dollar

đồng đô-la Mỹ

18

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

19

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Association

Ngân hàng Phát triển Châu Á

Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông


of

Asian Nations

Nam Á

giá trị gia tăng
global value chain

chuỗi giá trị toàn cầu
lợi thế so sánh
incentives, hội thảo, khen thưởng, hội

meetings,

conferences and exhibition
new

revealed

comparative

advantage
revealed

comparative

advantage
regional value chain


nghị và triển lãm
lợi thế so sánh hiện hữu mới
lợi thế so sánh hiện hữu
chuỗi giá trị khu vực
thương mại quốc tế

travel

tourism chỉ số năng lực cạnh tranh lữ

and

competitiveness index
United

Nations

hành và du lịch
World

Tourism Organization

i

Tổ chức Du lịch Thế giới


Ký hiệu viết tắt tên các quốc gia
TT


Tên đầy đủ

Ký hiệu

Tên gọi ngắn

1

BRU

Bru-nây Đa-rút-xa-lam

Brunei

2

CAM

Vương quốc Cam-pu-chia

Campuchia

3

INO

Cộng hịa In-đơ-nê-xi-a

Indonesia


4

LAO

Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào

Lào

5

MAL

Ma-lay-xi-a

Malaysia

6

MYA

Cộng hịa liên bang Mi-an-ma

Myanmar

7

PHI

Cộng hịa Phi-líp-pin


Philippines

8

SIN

Cộng hòa Xinh-ga-po

Singapore

9

THA

Vương quốc Thái Lan

Thái Lan

10

VIE

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Việt Nam

Ký hiệu viết tắt các ngành kinh tế
TT
1
2


Chữ viết tắt
DVCCXHCN
DVHTHĐVT và
HĐĐLLH

Tên đầy đủ

Ký hiệu
c34
c26

Dịch vụ công cộng - xã hội - cá nhân
Dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải và hoạt động
đại lý lữ hành

3

KSNH

c22

Khách sạn và nhà hàng

4

VTĐHK

c25


Vận tải đường hàng không

ii


DANH MỤC BẢNG
TT

Bảng

1

Bảng 1

2

Bảng 1.1

3

Bảng 3.1

4

Bảng 3.2

Nội dung
Thiết kế nghiên cứu tổng thể của Luận án
Tổng hợp tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch
và sự tham gia chuỗi giá trị du lịch

Các nguồn tài nguyên và trải nghiệm du lịch quan
trọng của các nước thành viên ASEAN
Một số chỉ tiêu năng lực cạnh tranh lữ hành và du
lịch của ASEAN 2007, 2019 và 2021

iii

Trang
6
31
60-61
89


DANH MỤC HÌNH
TT

Hình

Nội dung
Chuỗi giá trị du lịch MICE

Trang

1

Hình 1.1

2


Hình 1.2

3

Hình 1.3

Chuỗi giá trị du lịch nơng thơn tại Việt Nam

15

4

Hình 1.4

Chuỗi giá trị du lịch tồn cầu tại Nhật Bản

16

5

Hình 1.5

Mơ hình chuỗi giá trị du lịch giản đơn

17

6

Hình 1.6


Mơ hình chuỗi giá trị du lịch mở rộng

18

7

Hình 1.7

Chuỗi cung ứng du lịch

21

8

Hình 2.1

Bản đồ chuỗi giá trị du lịch khu vực

42

9

Hình 2.2

Phân tách xuất khẩu theo giá trị gia tăng

51

10


Hình 2.3

Khung phân tích của Luận án

58

11

Hình 3.1

Trang thơng tin chính thức của du lịch ASEAN

62

12

Hình 3.2

Số lượt khách đến ASEAN 2007 - 2022

63

13

Hình 3.3

14

Hình 3.4


15

Hình 3.5

16

Hình 3.6

17

Hình 3.7

18

Hình 3.8

Chuỗi giá trị du lịch sinh thái của Công ty Dịch vụ
Lữ hành Saigontourist tại Vườn quốc gia Ba Bể

Tỷ trọng số lượt khách nội khối trong tổng số lượt
khách đến ASEAN 2007 - 2021
Tỷ trọng số lượt khách đến các nước thành viên
trong tổng số lượt khách đến ASEAN 2007 - 2022
Tỷ trọng số lượt khách nội khối đến các nước thành viên
trong tổng số lượt khách nội khối đến ASEAN 2007 - 2021
Sản lượng ngành khách sạn và nhà hàng ASEAN
2007 - 2022
Sản lượng ngành vận tải đường hàng không
ASEAN 2007 - 2022
Sản lượng ngành dịch vụ công cộng - xã hội - cá

nhân ASEAN 2007 - 2022

iv

13
14

64
65
65
67
68
69


TT

Hình

Nội dung
Sản lượng cấp vi mơ của chuỗi giá trị du lịch

Trang

19

Hình 3.9

20


Hình 3.10

21

Hình 3.11

22

Hình 3.12

23

Hình 3.13

Bộ máy quản lý du lịch ASEAN trước năm 2002

74

24

Hình 3.14

Bộ máy quản lý du lịch ASEAN sau năm 2002

75

25

Hình 3.15


Chuỗi giá trị du lịch ASEAN

80

26

Hình 3.16

27

Hình 3.17

28

Hình 3.18

29

Hình 3.19

30

Hình 3.20

31

Hình 3.21

32


Hình 3.22

33

Hình 3.23

ASEAN 2007 - 2022
Sản lượng ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải
và hoạt động đại lý lữ hành ASEAN 2007 - 2022
Sản lượng các cấp độ của chuỗi giá trị du lịch
ASEAN 2007 - 2022
Sản lượng các ngành kinh tế của chuỗi giá trị du
lịch ASEAN 2007 - 2022

Giá trị gia tăng ngành khách sạn và nhà hàng
ASEAN 2007 - 2022
Giá trị gia tăng ngành vận tải đường hàng không
ASEAN 2007 - 2022
Giá trị gia tăng ngành dịch vụ công cộng - xã hội cá nhân ASEAN 2007 - 2022
Giá trị gia tăng cấp vi mô trong chuỗi giá trị du lịch
ASEAN 2007 - 2022
Giá trị gia tăng ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận
tải và hoạt động đại lý lữ hành ASEAN 2007 - 2022
Giá trị gia tăng các cấp độ của chuỗi giá trị du lịch
ASEAN 2007 - 2022
Giá trị gia tăng các ngành kinh tế của chuỗi giá trị
du lịch ASEAN 2007 - 2022
Chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch
ASEAN 2007 - 2021


v

70
71
72
73

82
83
84
85
86
87
87
88


TT

Hình

34

Hình 3.24

35

Hình 4.1

36


Hình 4.2

37

Hình 4.3

38

Hình 4.4

39

Hình 4.5

40

Hình 4.6

Nội dung
Sản lượng và giá trị gia tăng của các ngành kinh tế
trong chuỗi giá trị du lịch ASEAN 2007 - 2022
Số lượt khách đến Việt Nam 1995 - 2022
Tỷ lệ số lượt khách nội khối trong tổng số lượt
khách đến Việt Nam 2007 - 2022
Chi tiêu bình quân của khách quốc tế đến Việt Nam
2009 - 2019
Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày của khách quốc
tế đến Việt Nam 2005 - 2019
Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam theo phương

tiện 2007 - 2022
Xuất khẩu của ngành khách sạn và nhà hàng Việt
Nam sang ASEAN 2007 - 2022

Trang
94
105
106
107
108
109
110

Các chỉ số tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN
41

Hình 4.7

bằng liên kết của ngành khách sạn và nhà hàng Việt

111

Nam 2007 - 2022
Chỉ số mức độ tham gia và chỉ số vị trí trong chuỗi
42

Hình 4.8

giá trị du lịch ASEAN của ngành khách sạn và nhà


111

hàng Việt Nam 2007 - 2022
43

Hình 4.9

Xuất khẩu của ngành vận tải đường hàng không
Việt Nam sang ASEAN 2007 - 2022

112

Các chỉ số tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN
44

Hình 4.10

bằng liên kết của ngành vận tải đường hàng không

113

Việt Nam 2007 - 2022
Chỉ số mức độ tham gia và chỉ số vị trí trong chuỗi
45

Hình 4.11

giá trị du lịch ASEAN của ngành vận tải đường
hàng không Việt Nam 2007 - 2022


vi

114


TT

Hình

46

Hình 4.12

Nội dung
Xuất khẩu của ngành dịch vụ cơng cộng - xã hội cá nhân Việt Nam sang ASEAN 2007 - 2022

Trang
115

Các chỉ số tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN
47

Hình 4.13

bằng liên kết ngành dịch vụ cơng cộng - xã hội - cá

116

nhân Việt Nam 2007
Chỉ số mức độ tham gia và chỉ số vị trí trong chuỗi

48

Hình 4.14

giá trị du lịch ASEAN của ngành dịch vụ công cộng

116

- xã hội - cá nhân Việt Nam 2007 - 2022
Xuất khẩu của ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận
49

Hình 4.15

tải và hoạt động đại lý lữ hành Việt Nam sang

117

ASEAN 2007 - 2021
Các chỉ số tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN bằng
50

Hình 4.16

liên kết của ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải và

118

hoạt động đại lý lữ hành Việt Nam 2007 - 2021
Chỉ số mức độ tham gia và chỉ số vị trí trong chuỗi

51

Hình 4.17

giá trị du lịch ASEAN của ngành dịch vụ hỗ trợ
hoạt động vận tải và hoạt động đại lý lữ hành Việt

119

Nam 2007 - 2022
Sản lượng và các chỉ số đo lường mức độ tham gia
52

Hình 4.18

chuỗi giá trị du lịch ASEAN bằng các liên kết của
ngành các ngành kinh tế bộ phận của du lịch Việt

129

Nam 2007 - 2022
53

Hình 4.19

Một số chỉ tiêu năng lực cạnh tranh lữ hành và du
lịch của Việt Nam và ASEAN 2009 - 2021

130-132


Sản lượng và các chỉ số đo lường mức độ tham gia
54

Hình 4.20

chuỗi giá trị du lịch ASEAN bằng các liên kết của
ngành các ngành kinh tế bộ phận của du lịch Việt
Nam 2007 - 2022

vii

133-134


TT

Hình

Nội dung

Trang

Chỉ số đo lường tính hiệu quả của chính phủ và các
55

Hình 4.21

chỉ số đo lường mức độ tham gia chuỗi giá trị du
lịch ASEAN bằng các liên kết của ngành các ngành


135-136

kinh tế bộ phận của du lịch Việt Nam 2007 - 2021
Chỉ số đo lường chất lượng của cơ quan quản lý nhà
nước và các chỉ số đo lường mức độ tham gia chuỗi
56

Hình 4.22

giá trị du lịch ASEAN bằng các liên kết của ngành

137

các ngành kinh tế bộ phận của du lịch Việt Nam
2007 - 2021
GDP Việt Nam và các chỉ số đo lường mức độ tham
57

Hình 4.23

gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN bằng các liên kết
của ngành các ngành kinh tế bộ phận của du lịch

138

Việt Nam 2007 - 2022
Số lượt khách đến ASEAN và các chỉ số đo lường
58

Hình 4.24


mức độ tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN bằng
các liên kết của ngành các ngành kinh tế bộ phận

143

của du lịch Việt Nam 2007 - 2022
59

Hình 4.25

Sản lượng và giá trị gia tăng của các ngành kinh tế Việt
Nam trong chuỗi giá trị du lịch ASEAN 2007 - 2022

147

Chỉ số mức độ tham gia chuỗi giá trị du lịch
60

Hình 4.26

ASEAN và chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành

149

kinh tế bộ phận của du lịch Việt Nam 2007 - 2022
61

Hình 4.27


Giá trị gia tăng gián tiếp của các ngành kinh tế bộ
phận của du lịch Việt Nam 2007 - 2022

151

Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu mới các ngành kinh
62

Hình 4.28

tế bộ phận của du lịch Việt Nam tại thị trường
ASEAN và thế giới 2007 - 2022

viii

152


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Là trọng tâm của quá trình tái cấu trúc các hoạt động sản xuất và tiêu dùng,
trên quy mơ tồn cầu, chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain - GVC) đã trở thành
một đặc tính quan trọng của nền kinh tế hiện đại. Sự tham gia GVC cho phép các
quốc gia thúc đẩy thương mại và đầu tư để thâm nhập thị trường trong bối cảnh tồn
cầu hóa và hội nhập. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nền kinh tế
mới nổi, việc tham gia GVC là một lộ trình phát triển kinh tế cho phép tối ưu hóa
lợi ích một cách bền vững. Tuy nhiên, các dòng chảy thương mại và đầu tư quốc tế
trong bối cảnh hiện nay với những tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay
đại dịch COVID-19... đã tạo ra sự chuyển dịch kinh tế thế giới theo khu vực địa lý,
qua đó tái cấu trúc GVC theo xu hướng phân mảnh và trở thành chuỗi giá trị khu

vực (regional value chain - RVC) nhằm tận dụng cơ hội phát triển từ những liên kết
kinh tế khu vực và các hiệp định thương mại tự do (free trade agreement - FTA). Vì
vậy, các quốc gia cần phải hiểu được bản chất, động thái và xu hướng của không chỉ
GVC mà còn cả RVC để định vị RVC trong mối quan hệ với GVC, tận dụng sự
tham gia RVC làm cơ sở thúc đẩy sự tham gia GVC.
Trong bối cảnh đó, ngành du lịch nắm giữ khơng chỉ vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy sự tăng trưởng của các quốc gia mà cịn có chuỗi giá trị kinh tế rộng
lớn nhất. Tính tổng hợp của ngành du lịch đã tạo ra các liên kết liên ngành và liên
vùng nhằm bù đắp sự thiếu hụt về điều kiện phát triển. Qua đó, chuỗi giá trị du lịch
(CGTDL) được hình thành với sự tham gia của nhiều chủ thể trong nhiều công đoạn
và các liên kết phức tạp để tạo ra giá trị cho ngành du lịch. Hiện nay, việc thúc đẩy
CGTDL và tăng cường tham gia CGTDL là một chiến lược tận dụng hiệu quả lợi
thế kinh tế theo quy mơ và các tiềm năng sẵn có để cạnh tranh và gia tăng giá trị.
Quy mô liên kết và độ bao phủ của CGTDL càng rộng thì giá trị được tạo ra trong
CGTDL càng lớn, đặc biệt khi có sự kết hợp các điểm du lịch và sản phẩm du lịch
của các nước láng giềng để tạo thành CGTDL khu vực, qua đó nâng cao tính cạnh

1


tranh để thu hút khách du lịch và tạo ra giá trị lớn hơn cho toàn bộ khu vực. Do đó,
việc nghiên cứu CGTDL nói chung và CGTDL khu vực nói riêng là điều cần thiết
để cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách tận dụng CGTDL để
phát triển du lịch nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung cho các quốc gia.
Cụ thể trong trường hợp của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (Association of Southeast Asian Nations - ASEAN), khu vực này đã trở
thành một trong những trung tâm GVC quan trọng nhất trong những thập kỷ gần
đây nhờ vào chiến lược tham gia GVC để tăng trưởng kinh tế của các nước thành
viên. ASEAN là một cơ chế chung cho một khu vực địa lý của 10 nước thành viên
có tính kết nối cao dựa trên các quan hệ nội khối, qua đó tạo dựng sự hiện diện

mạnh mẽ của khu vực trước khi mở rộng và trở thành các chủ thể toàn cầu. Việc
tham gia GVC cho phép các nước thành viên tận dụng hiệu quả các điều kiện và lợi
thế sẵn có để phát triển. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế thế giới hiện đại và đặc biệt là
đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các nền kinh tế thành viên hướng tới việc hình
thành và tham gia RVC sâu rộng hơn. Trong những năm gần đây, hoạt động thương
mại và đầu tư thông qua RVC đã trở nên quan trọng hơn đối với ASEAN do sự cải
thiện về năng lực sản xuất và tính kết nối của các nước thành viên đã góp phần khu
vực hóa GVC, qua đó hình thành RVC trong ASEAN như một xu hướng tất yếu và
khách quan.
Đặc biệt đối với du lịch, ASEAN đặt ra mục tiêu trở thành một điểm đến du
lịch duy nhất có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Du lịch là một trong
các lĩnh vực tạo ra cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho các nước thành viên khi tham
gia CGTDL trong khuôn khổ hội nhập và tự do hóa thương mại dịch vụ của
ASEAN, qua đó góp phần đáng kể vào thành tựu tăng trưởng du lịch ấn tượng của
khu vực. Trong bối cảnh du lịch quốc tế chịu thiệt hại “chưa từng có” do tác động
của đại dịch COVID-19, RVC đóng vai trò “bước đệm” khởi động lại các nền kinh
tế thành viên sau cú sốc và việc tăng cường tham gia CGTDL khu vực là giải pháp
chiến lược để thúc đẩy du lịch bền vững và bao trùm tại ASEAN. Nhận thức được
điều này, Việt Nam cũng như các nước thành viên khác đều tham gia CGTDL

2


ASEAN để tranh thủ các cơ hội tăng trưởng và phục hồi tương ứng với các giai
đoạn trước và sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, du lịch là lĩnh vực mà Việt Nam
không chỉ cần tăng cường hợp tác mà còn phải cạnh tranh gay gắt đối với các nước
thành viên, đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam vừa phải hài hòa để hợp tác phát triển
du lịch khu vực vừa phải khác biệt để cạnh tranh phát triển du lịch quốc gia trong
q trình tham gia CGTDL ASEAN.
Có thể thấy rằng về mặt lý luận, mặc dù GVC và sự tham gia GVC của các

quốc gia không phải là một chủ đề nghiên cứu mới, việc nghiên cứu RVC vẫn chưa
được chú trọng do các cơng trình hiện có thường bỏ qua bản chất địa lý của GVC.
Đồng thời, đặc tính khơng gian của hoạt động du lịch cũng là một khía cạnh quan
trọng được phản ánh trong CGTDL nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ trong
trường hợp của một loạt các quốc gia hoặc của một khu vực địa lý. Hai vấn đề này
đều đã cho thấy rõ khoảng trống trong nghiên cứu về CGTDL khu vực nhằm xác
lập cơ sở tham gia và tối ưu hóa lợi ích thu được của các ngành du lịch quốc gia đặt
trong bối cảnh hội nhập và phát triển du lịch tại các khu vực. Bên cạnh đó về mặt
thực tiễn, việc nghiên cứu CGTDL ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt
Nam là điều cần thiết trong bối cảnh chung hiện nay nhưng chưa có cơng trình đề
cập và tiếp cận các đối tượng nghiên cứu này. Do vậy, đề tài “Chuỗi giá trị du lịch
ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam” đã được lựa chọn để thực hiện
nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích CGTDL ASEAN và sự tham gia của ngành du
lịch Việt Nam nhằm rút ra một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CGTDL khu vực và sự tham gia của ngành du
lịch quốc gia.
- Lập bản đồ và phân tích kinh tế CGTDL ASEAN.
- Xác định thực trạng tham gia CGTDL ASEAN của ngành du lịch Việt Nam.
- Rút ra một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam.

3


Câu hỏi nghiên cứu:
- Các vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu CGTDL khu vực và sự tham
gia của ngành du lịch quốc gia nào cần thiết để phân tích CGTDL ASEAN và sự
tham gia của ngành du lịch Việt Nam?

- CGTDL ASEAN bao gồm các thành phần nào? Các thành phần trong
CGTDL ASEAN có giá trị kinh tế bao nhiêu? CGTDL ASEAN trong giai đoạn
nghiên cứu có những vấn đề gì?
- Ngành du lịch Việt Nam tham gia các thành phần nào của CGTDL ASEAN?
Các chỉ số đo lường mức độ tham gia CGTDL ASEAN của ngành du lịch Việt Nam
có giá trị bao nhiêu? Ngành du lịch Việt Nam đã có những hành động thực tiễn
tham gia CGTDL ASEAN nào? Sự tham gia CGTDL ASEAN của ngành du lịch
Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu có những vấn đề gì?
- Kết quả phân tích CGTDL ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt
Nam có những hàm ý chính sách nào cho ngành du lịch Việt Nam?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: CGTDL ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung:
+ Các nội dung phân tích có liên quan đến “du lịch” được giới hạn trong phạm
vi “du lịch truyền thống” (hoạt động có sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư
trú thường xuyên) không bao gồm “du lịch thực tế ảo” (hoạt động khơng có sự di
chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên) để có sự tương thích với các
khái niệm, phương pháp và số liệu được sử dụng trong Luận án.
+ Việc phân tích CGTDL ASEAN được giới hạn trong phạm vi lập bản đồ
CGTDL (xác định các thành phần được làm rõ trong cơ sở lý luận về CGTDL khu
vực trong Chương 2) và phân tích kinh tế (xác định giá trị kinh tế và đánh giá nhanh
năng lực cạnh tranh) CGTDL ASEAN theo mơ hình CGTDL giản đơn (chỉ bao gồm
các thành phần thuộc về ngành du lịch).

4


+ Việc phân tích sự tham gia CGTDL ASEAN của ngành du lịch Việt Nam

được giới hạn trong phạm vi xác định giá trị của các chỉ số đo lường (chỉ số tham
gia bằng liên kết ngược, chỉ số tham gia bằng liên kết xuôi, chỉ số mức độ tham gia
và chỉ số vị trí) và hành động thực tiễn của ngành du lịch Việt Nam trong khuôn
khổ thể chế hợp tác phát triển du lịch ASEAN.
- Phạm vi không gian: Các nước thành viên ASEAN.
- Phạm vi thời gian: 2007 - 2022 (2007 là mốc thời gian Việt Nam chính thức
tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới với các cam kết mở cửa thị trường trong ba
phân ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch được tự động áp dụng cho các nước
thành viên ASEAN và 2022 là mốc thời gian có số liệu được cập nhật mới nhất tính
đến thời điểm hồn thành Luận án).
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các cách tiếp cận:
- Cách tiếp cận hệ thống bao gồm góc độ diễn dịch từ các kết quả nghiên cứu
hiện có và các vấn đề lý luận về CGTDL khu vực và sự tham gia của ngành du lịch
quốc gia để phân tích CGTDL ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam
và góc độ quy nạp từ các kết quả nghiên cứu của Luận án để bổ sung các vấn đề cần
được hoàn thiện làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phù hợp với
đặc thù của du lịch ASEAN và ngành du lịch Việt Nam.
- Cách tiếp cận lịch sử - logic trong phân tích CGTDL ASEAN và sự tham gia
của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2022 để làm rõ động thái và xu
hướng của CGTDL ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam.
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng quan tình hình nghiên cứu có liên
quan đến CGTDL ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam, qua đó làm
rõ các kết quả nghiên cứu đã đạt được và khoảng trống nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa để hình thành cơ sở lý luận nghiên cứu CGTDL khu
vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia, bao gồm các vấn đề lý thuyết và
phương pháp phù hợp có liên quan.

5



- Phương pháp nghiên cứu định tính để lập bản đồ và phân tích kinh tế
CGTDL ASEAN, xác định thực trạng tham gia CGTDL của ngành du lịch Việt
Nam, qua đó rút ra một số hàm ý chính sách đặt trong bối cảnh chung đối với ngành
du lịch Việt Nam trong ASEAN.
Bảng 1. Thiết kế nghiên cứu tổng thể của Luận án
Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý
luận về CGTDL khu vực
và sự tham gia của
ngành du lịch quốc gia

Dữ liệu
Các kết quả nghiên cứu đã có,
các khái niệm, lý thuyết và
phương pháp có liên quan

Phƣơng pháp
Nghiên

cứu

tài

liệu, phân tích, so
sánh, tổng hợp và
kế thừa

Cơ sở lý thuyết về CGTDL khu

vực, số liệu xuất khẩu GTGT và
Lập bản đồ và phân tích giá trị đầu vào - đầu ra đa vùng
kinh tế CGTDL ASEAN

của các ngành kinh tế bộ phận
của du lịch đối với các nước

Kế thừa, phân tích
định tính, so sánh
và tổng hợp

thành viên ASEAN
Cơ sở lý thuyết về sự tham gia
Xác định thực trạng CGTDL khu vực của ngành du
tham

gia

CGTDL lịch quốc gia, số liệu xuất khẩu

ASEAN của ngành du GTGT và giá trị đầu vào - đầu ra
lịch Việt Nam

đa vùng của các ngành kinh tế

Kế thừa, phân tích
định tính, so sánh
và tổng hợp

bộ phận của du lịch Việt Nam

Rút ra một số hàm ý Các kết quả phân tích CGTDL
chính sách cho ngành du ASEAN và sự tham gia của
lịch Việt Nam

ngành du lịch Việt Nam

Kế thừa, phân tích
và tổng hợp

Nguồn: Tác giả luận án (2023)
Số liệu chính được sử dụng trong Luận án được chọn lọc và trích xuất từ cơ sở
dữ liệu của Ban Thư ký ASEAN, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic
Forum - WEF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank - ADB),

6


Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB), Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổng cục
Thống kê Việt Nam... Số liệu đi kèm với đơn vị tiền tệ được biểu thị ở mức giá cơ
bản dưới hình thức giá hiện hành nhằm phản ánh gần nhất quyết định của người sản
xuất và giá trị thị trường của sản phẩm tại thời điểm thống kê, đồng thời cũng tương
thích với phương pháp luận của các cơ sở dữ liệu nêu trên.
5. Đóng góp mới của Luận án
Về lý luận, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về CGTDL khu vực và sự
tham gia của ngành du lịch quốc gia. Đặc biệt, Luận án đã đưa ra định nghĩa về
CGTDL khu vực và sự tham gia CGTDL khu vực của ngành du lịch quốc gia, bước
đầu thiết lập bản đồ CGTDL khu vực và làm rõ phương pháp xác định mức độ tham
gia CGTDL khu vực của ngành du lịch quốc gia bằng các chỉ số đo lường mức độ.
Về thực tiễn, Luận án đã phân tích CGTDL ASEAN và sự tham gia của ngành
du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2022. Đặc biệt, Luận án đã lập bản đồ và

phân tích kinh tế CGTDL ASEAN, xác định sự tham gia của các thành phần khách
sạn và và nhà hàng, vận tải đường hàng không, dịch vụ công cộng - xã hội - cá nhân
ở cấp vi mô, dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải và hoạt động đại lý lữ hành ở cấp
trung và thể chế hợp tác phát triển du lịch ASEAN ở cấp vĩ mơ của của ngành du
lịch Việt Nam. Qua đó, Luận án đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng, điểm mạnh và
điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành du lịch Việt Nam khi tham gia CGTDL
du lịch ASEAN, qua đó rút ra một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam
tương ứng với bối cảnh và triển vọng, định hướng chiến lược, cơ hội và thách thức
đối với ngành du lịch Việt Nam trong ASEAN.
6. Cấu trúc của Luận án
Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, Luận án được cấu trúc thành các chương
tương ứng với các nội dung chính:
Chương 1 - Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia
của ngành du lịch Việt Nam
Chương 2 - Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của
ngành du lịch quốc gia

7


Chương 3 - Phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN
Chương 4 - Phân tích sự tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du
lịch Việt Nam
Chương 5 - Bối cảnh chung và một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch
Việt Nam

8


CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH

ASEAN VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
1.1. Các kết quả nghiên cứu chính có liên quan
1.1.1. Nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch
quốc gia
1.1.1.1. Chuỗi giá trị du lịch khu vực
Do xu hướng chuyển đổi mô hình phát triển tự thân trong thế kỷ XX sang mơ
hình phát triển thơng qua việc tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu trong thế kỷ
XXI (An Thị Thanh Nhàn, 2010), nền kinh tế toàn cầu được tái cấu trúc xung quanh
trọng tâm GVC với cốt lõi là sự phân mảnh sản xuất thành các công đoạn tại các
quốc gia khác nhau (Aslam & các cộng sự, 2017). GVC trở thành cách thức tăng
trưởng của các nền kinh tế dựa trên những lợi thế cụ thể (APEC, 2016) để thúc đẩy
q trình hội nhập kinh tế (Nguyễn Việt Khơi, 2019), đặc biệt được xem như lộ
trình thay thế cho cơng nghiệp hóa đối với các nước đang phát triển (Doherty &
Verghese, 2018). Tuy nhiên, lợi ích được tạo ra chỉ liên quan đến thương mại GVC
mà không phải thương mại truyền thống (Ignatenko & các cộng sự, 2019) và phụ
thuộc vào khả năng cạnh tranh để tạo ra giá trị gia tăng (GTGT) (Võ Trí Thành,
2013), do đó các quốc gia cần tập trung khai thác những công đoạn có tỷ trọng lớn
để tối đa hóa GTGT trong bối cảnh sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt (Nguyễn
Thường Lạng, 2010).
Việc tham gia vào một ngành cơng nghiệp địi hỏi các quốc gia hoặc doanh
nghiệp phải nắm bắt được cách thức hoạt động của ngành đó (Frederick & Daly,
2020), do vậy việc nghiên cứu động thái GVC đóng vai trị quan trọng để khai thác
hiệu quả các cơng đoạn và gia tăng giá trị (Nguyễn Thường Lạng, 2010). Nghiên
cứu GVC cho phép hiểu được cơ chế phân bổ và lan tỏa lợi ích kinh tế (Nguyễn
Việt Khơi, 2019), qua đó cung cấp bức tranh tồn cảnh về thị trường, cách thức
thâm nhập thị trường (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2002) và cơ sở hoạch định chính sách
tham gia GVC nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế (Đỗ Thanh Hải, 2008).

9



GVC không phải là một khái niệm mới và lý thuyết lợi thế so sánh (LTSS) của
David Ricardo đã đặt nền móng cho các lý thuyết GVC (APEC, 2016). GVC đã trở
thành xu thế khách quan trong chính sách thương mại quốc tế (TMQT) (Nguyễn
Thường Lạng, 2014) nhưng tốc độ thay đổi nhanh chóng của những lợi thế này đã
dẫn đến sự phân mảnh GVC (APEC, 2016) và sự chuyển dịch địa điểm của các
công đoạn (Brunner, 2013). Trong thực tế, các dòng chảy TMQT đang dịch chuyển
về mặt địa lý và tạo ra các mơ hình khu vực hóa để tận dụng cơ hội phát triển của
khu vực (Nguyen & các cộng sự, 2022). Dưới tác động của các hiệp định thương
mại tự do ở cấp độ khu vực (Stephenson, 2013), q trình sản xuất tồn cầu được
phân đoạn giữa các nhóm quốc gia láng giềng hoặc các khối thương mại khu vực
(Los & các cộng sự, 2015) khiến GVC mang tính khu vực rõ nét hơn tính tồn cầu
với các hoạt động GVC được tái tổ chức dọc theo các khu vực (Choi, 2020). Đặc
biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, quá trình tái cấu trúc GVC được kích hoạt
theo các quỹ đạo khác nhau, trong đó có xu hướng khu vực hóa làm rút ngắn GVC
trong phạm vi của các khu vực kinh tế và cấu hình lại GVC trở thành RVC (Elia &
các cộng sự, 2021).
Trước các động thái TMQT theo khu vực địa lý làm thay đổi cấu trúc GVC
(Xing, 2016), các quốc gia trong cùng một khu vực đang tận dụng lợi thế chiến lược
về sự đa dạng và bổ sung lẫn nhau của thương mại nội khối để tiếp cận thị trường
(Nguyen & các cộng sự, 2022) cũng như thực hiện một số biện pháp cụ thể để
chuyển đổi GVC thành RVC hoặc chuỗi giá trị trong nước (Elia & các cộng sự,
2021). Tuy nhiên, sự tồn tại và khả năng cạnh tranh của RVC không thể tách rời
GVC và việc giải quyết các vấn đề RVC không tách rời các vấn đề tương tự trong
GVC (WB, 2015), do đó các quốc gia cần có nghiên cứu cơ sở riêng để hiểu rõ hơn
về RVC và định vị trong mối quan hệ giữa RVC và GVC (Munyati & các cộng sự,
2021). Đồng thời, lý luận về RVC cũng có quan hệ chặt chẽ với lý luận về hội nhập
khu vực (Paramoer, 2018) và dựa trên phân tích các khối thương mại khu vực (Fan
& các cộng sự, 2019). Mặc dù vậy, nghiên cứu tác động của GVC đến các nền kinh
tế khu vực vẫn chưa được chú trọng (Bolea & các cộng sự, 2022).


10


×