Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách sử dụng máy vi tính pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.19 KB, 3 trang )

Cách sử dụng máy vi
tính
Sử dụng máy vi tính thực chất là sử dụng những chương trình,
phần mềm ứng dụng được cài đặt trên máy vi tính để thực hiện
một hay nhiều công việc cụ thể nào đó như đánh văn bản, vẽ
hình, chơi trò chơi, xem phim, nghe nhạc
Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sử dụng máy vi tính theo đúng
nghĩa của nó, có nghĩa là bạn sẽ biết phải bắt đầu làm gì với cái
máy vi tính theo trình tự các bước sau:
Bật các thiết bị vi tính
Bật máy vi tính
 Thao tác này cũng giống như khi mở các thiết bị điện, điện
tử khác vậy. Hãy nhấn vào nút có ghi chữ Power hoặc
On/Off trên thùng máy (Case, CPU) đây là nút lớn nhất
thường nằm ở phía trước, chỉ cần nhấn vào và bỏ tay ra liền
không nhấn quá mạnh và giữ lâu. Khi máy vi tính hoạt
động thì đèn báo màu xanh sẽ sáng.
Bật màn hình
 Nhấn vào nút Power hoặc On/Off phía trước màn hình
(Monitor) nếu màn hình chưa được mở. Đèn báo nguồn của
màn hình lúc đầu thường sẽ có màu vàng và chuyển sang
màu xanh khi có tín hiệu từ CPU.
Bật các thiết bị khác
 Mở công tắc cho các thiết bị còn lại nếu muốn sử dụng
như: loa, thiết bi truy cập internet (Modem, Router), nếu
không nhìn thấy công tắc phía trước thì có thể nó được đặt
nằm phía sau của thiết bị. Thông thường khi thiết bị được
mở sẽ có đèn báo sáng.
Một số máy vi tính có nhiều thiết bị được cắm chung vào một ổ
cắm có công tắc, cần phải mở công tắc này trước và sau khi mở
công tắc thì có thể một số thiết bị như màn hình, loa, sẽ được


cấp điện hoạt động.
Khởi động Hệ điều hành
 Khác với các thiết bị điện tử, máy vi tính gồm có phần
cứng là những thiết bị, bộ phận có thể chạm vào được và
phần mềm là chương trình điều khiển các hoạt động của
phần cứng, chương trình ứng dụng Trong đó có một
chương trình đặc biệt giúp quản lý và điều hành mọi hoạt
động của máy vi tính là phần mềm hệ thống hay còn gọi là
Hệ điều hành. Mỗi máy vi tính bắt buộc phải có ít nhất một
Hệ điều hành, Windows, Linus, Mac OS, là tên gọi của
những Hệ điều hành thông dụng.
 Sau khi được cấp nguồn, máy vi tính sẽ tự kiểm tra và hiển
thị các thông số trên màn hình, nếu không có vấn đề gì thì
Hệ điều hành sẽ được khởi động, lúc này đèn màu đỏ sẽ
sáng hoặc nhấp nháy để báo hiệu ỗ dĩa cứng đang hoạt
động, đèn này chỉ sáng khi nào có sự truy xuất dữ liệu chứa
trong ỗ dĩa cứng. Công việc duy nhất cần phải làm lúc này
là chờ khoảng vài phút hoặc lâu hơn tùy theo tốc độ của bộ
vi xử lý trong máy vi tính.
 Sau khi Hệ điều hành khởi động hoàn tất, màn hình chính
(Desktop) của Hệ điều hành xuất hiện, trên màn hình sẽ có
các biểu tượng của chương trình và một biểu tượng hình
mũi tên có thể di chuyển được, đó là con trỏ chuột cho biết
có thể sử dụng chuột để thao tác. Lúc này đèn đỏ báo hiệu
ổ dĩa cứng đang hoạt động sẽ tắt.
Sử dụng chương trình, phần mềm ứng dụng
 Trước hết người sử dụng cần phải nắm được một số thao
tác cơ bản của Hệ điều hành để quản lý các tài nguyên như
ổ dĩa, dữ liệu, chương trình, mỗi hệ điều hành có thể sẽ
có cách quản lý khác nhau nhưng hầu hết đều có giao diện

đồ họa trực quan nên rất thuận tiện cho người sử dụng.
 Tiếp theo là tìm hiểu xem những chương trình phần mềm
ứng dụng nào đã được cài đặt, chúng hoạt động như thế nào
và mục đích dùng để làm gì. Các biểu tượng (Icon) với
hình ảnh có dấu mũi tên (góc dước bên trái) và dòng chữ
phía dưới được hiển thị trên màn hình (Desktop) là các đại
diện (Shortcut) cho chương trình. Khi muốn mở, chạy
chương trình nào thì nhấn đúp chuột vào biểu tượng đó
(Xem thêm bài Cách sử dụng chuột của máy vi tính) hoặc
dùng chuột chọn biểu tượng và nhấn nút Enter trên bàn
phím

×