Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kinh Tế Học Cuối Kỳ Mht- D21Vh097.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.42 KB, 3 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TRUYỀN THƠNG

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN
KINH TẾ HỌC VĂN HÓA

Sinh viên thực hiện: MÃ HOÀI TÂM
MSSV: D21VH097
Lớp: 21DTT2
GVHD: LƯU THU HUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022


Học thuyết Kinh tế chính trị của Mác-Lênin giải thích thuật ngữ "Khủng
hoảng kinh tế" là tình trạng suy thối đột ngột của nền kinh tế. Hiện tượng suy thoái
này thường diễn biến trầm trọng làm sụt giảm về tất cả các hoạt động kinh tế và có xu
hướng kéo dài.
Theo quan điểm kinh tế học, nền kinh tế sau khủng hoảng có thể phục hồi
bằng những cách sau:
 Thắt chặt chi tiêu: Cắt giảm chi tiêu và giữ lại nhiều nhất có thể là cách mà hầu
hết người tiêu dùng áp dụng khi nền kinh tế xảy ra biến động. Việc giảm chi tiêu
không chỉ giúp tăng tiết kiệm cho người tiêu dùng mà khiến lượng cầu giảm kéo
theo cung giảm (trở về trạng thái cân bằng và kiểm sốt lạm phát). Nhưng chi tiêu
thấp hơn thì dẫn đến thu nhập ít hơn, điều này dẫn đến thất nghiệp và lãi suất cao
hơn. Giải pháp này dẫn đến tình trạng giảm phát.
 Cơ cấu nợ: Cơ cấu nợ là một khoản nợ được bên vay và bên cho vay thỏa thuận
phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán nợ của bên vay nợ. Tái cơ cấu nợ
được thực hiện bởi các cơng ty có rủi ro phá sản, cá nhân đang trên bờ vực mất
khả năng thanh toán, hoặc bởi các quốc gia đang có xu hướng vỡ nợ quốc gia.


Cách này giúp bên vay cải thiện cơ hội thực hiện nghĩa vụ trả nợ và bên cho vay sẽ
nhận được nhiều hơn so với thực hiện thủ tục phá sản. Cơ cấu nợ có thể gây nên
tình trạng giảm phát.
 In thêm tiền: Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu để Ngân hàng Nhà nước in thêm
tiền và đến tay người tiêu dùng thông qua các chương trình kích thích tiêu dùng,
hỗ trợ thất nghiệp. In thêm tiền giúp người tiêu dùng có tiền chi trả sau khủng
hoảng kinh tế, đồng thời là cách kích thích nền kinh tế. Đẩy tiền vào lưu thơng
kích thích chi tiêu, mua bán, trao đổi, lao động, sản xuất, từ đó nền kinh tế dần đi
lên và phục hồi. Tuy nhiên, việc này làm tăng khoản nợ của chính phủ, nguồn tiền
được gia tăng nhưng bản chất của cải, hàng hóa sản suất khơng tương ứng sẽ gây
ra tình trạng lạm phát nếu chính phủ khơng kiểm sốt chặt chẽ.
 Lấy của người giàu chia cho người nghèo: Đây có thể hiểu là cách chính phủ áp
dụng tăng thuế với người có thu nhập cao, tạo điều kiện phân phối của cải cho
người nghèo thông qua các khoản trợ cấp. Cách làm này có thể làm giảm giá trị tài
sản khi người giàu làm ra càng nhiều thì đóng thuế càng cao, kéo theo năng suất


lao động khơng hiệu quả. Bên cạnh đó, giải pháp này có thể gây tranh cãi, bất ổn
xã hội và giảm phát.
Các giải pháp này có thể phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng nhưng cần
được sử dụng một cách cân bằng và được kiểm soát chặt chẽ bởi Nhà nước và chính
phủ.



×