Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Đảng bộ ý yên (nam định) với công cuộc phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới (1986 2010) luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 88 trang )

Trờng đại học vinh
khoa lch s
=== ===

vũ ngọc dỡng

Khóa luận tốt nghiệp đại học
đảng bộ ý yên (nam định) với công cuộc phát triển
kinh tế trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2010)

chuyên ngành lịch sử đảng


Vinh - 2011

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
===  ===

vị ngäc dìng

Khãa luận tốt nghiệp đại học
đảng bộ ý yên (nam định) với công cuộc phát triển
kinh tế trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2010)

chuyên ngành lịch sử đảng
Lp 48B1 - Sử (2007 - 2011)


Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN KHẮC THẮNG


VINH - 2011

4


LỜI CẢM ƠN
Đề tài " Đảng bộ Ý Yên (Nam Định) với công cuộc phát triển kinh tế
trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2010)” được thực hiện trong một thời gian
ngắn, điều kiện khơng ít khó khăn. Trong q trình thực hiện đề tài, ngồi sự
nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, các
sinh viên Khoa Lịch sử, các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử. Đặc biệt, tôi
nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo và khoa học của thầy giáo hướng
dẫn: ThS. Nguyễn Khắc Thắng. Nhân dịp này tơi xin chân thành bày tỏ lịng
biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn Khắc Thắng, các thầy giáo, cô giáo
và các sinh viên Khoa Lịch sử trường Đại học Vinh cũng như gia đình, bạn bè
đã tạo cho tơi điều kiện hồn thành đề tài này.
Là sinh viên bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học,
chắc chắn khơng tránh khỏi sai sót. Rất mong được thầy cơ và bạn bè, đồng
nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài này hoàn thiện hơn.
Vinh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Vũ Ngọc Dưỡng


MỤC LỤC
Trang
A. DẪN LUẬN......................................................................................................9

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................11
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu...............................................12
5. Đóng góp của đề tài.....................................................................................12
6. Bố cục của đề tài.........................................................................................13
B. NỘI DUNG....................................................................................................14
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN Ý YÊN VÀ THỰC TRẠNG
NỀN KINH TẾ Ý YÊN TRƯỚC 1986.................................................................14
1.1. Vài nét về huyện Ý Yên..............................................................................14
1.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................14
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................15
1.2. Thực trạng nền kinh tế Ý Yên trước 1986.................................................21
Chương 2
ĐẢNG BỘ Ý YÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRONG 10 NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986-1996).................................................26
2.1. Quan điểm của TW Đảng về đổi mới và sự vận dụng của Đảng bộ Ý
Yên......................................................................................................................26
2.1.1. Quan điểm của TW Đảng về đổi mới..................................................26
2.1.2. Sự vận dụng của Đảng bộ Ý Yên...........................................................31
2.2. Tình hình kinh tế Ý Yên từ 1986 - 1996....................................................34
2.2.1. Giai đoạn 1986 - 1990.............................................................................34
2.2.2. Giai đoạn 1991 - 1996.............................................................................40
Chương 3
ĐẢNG BỘ Ý YÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN
THỜI KỲ CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA ĐẤT NƯỚC
(1996 - 2010).......................................................................................................46
3.1. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ, chính quyền huyện Ý n
.............................................................................................................................46

3.2. Tình hình kinh tế Ý Yên từ 1996 - 2010....................................................48
3.2.1. Giai đoạn 1996 - 2000.............................................................................48
3.2.2. Giai đoạn 2001 - 2005.............................................................................53
3.2.3. Giai đoạn 2006 - 2010.............................................................................58
3.3. Tác động của sự phát triển kinh tế và một số vấn đề đặt ra...............64
3.3.1. Tác động của sự phát triển kinh tế........................................................64
3.3.2. Một số vấn đề đặt ra.............................................................................69


C. KẾT LUẬN.....................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................75
PHỤ LỤC

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

BCH

:

Ban chấp hành

2.

BCH TW

:


Ban chấp hành Trung ương

3.

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

4.

CNH - HĐH

:

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

5.

ĐCS

:

Đảng Cộng sản

6.

HĐND


:

Hội đồng nhân dân

7.

HTX

:

Hợp tác xã

8.

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

9.

TW

:

Trung ương

10. UBND


:

Ủy ban nhân dân

11. XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


A. DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng giành thắng lợi trong mùa xuân lịch sử năm 1975 đã đưa lịch sử
Việt Nam sang một trang mới - kỷ ngun hịa bình, độc lập, thống nhất, cả
nước đi lên CNXH.
Trong 10 năm (1976 - 1986), dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức
mạnh đoàn kết của dân tộc, đất nước ta đã giành được một số thành tựu trên
nhiều lĩnh vực. Nhưng nhìn chung đất nước cịn đang nằm trong tình trạng
khó khăn, nghèo nàn. Tình hình ấy đặt ra nhiệm vụ cấp thiết là phải tiến hành
cơng cuộc đổi mới một cách tồn diện.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI (12/1986) đã
mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng mang
đến một luồng sinh khí mới trong cả nước. Trên mọi miền của tổ quốc, Đảng
bộ các địa phương đã nhanh chóng tiếp thu vận dụng một cách linh hoạt vào
điều kiện cụ thể của địa phương mình.
Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,
đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh

vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Ngày nay, nhân
dân cả nước đang quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
hướng đến mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào
năm 2020.
Ý Yên là một huyện lớn của tỉnh Nam Định với 32 xã, thị trấn và dân
số hơn 24 vạn người. Là một huyện đồng bằng nằm giữa các trung tâm chính
trị, kinh tế của ba tỉnh: Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam, lại có hệ thống giao
thông đường sắt, đường quốc lộ 10 và đường cao tốc chạy qua. Bên cạnh đó,
Ý n cịn có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề…Trên tinh
9


thần quán triệt đường lối của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Nam Định về
chủ trương tiến hành sự nghiệp đổi mới, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm
của các địa phương và từ điều kiện thực tế huyện, Đảng bộ Ý n đã có
những tìm tịi, khảo nghiệm đưa ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn kịp
thời lãnh đạo nhân dân thực hiện đổi mới huyện nhà. Đảng bộ và nhân dân Ý
Yên quyết tâm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực để tạo thế phát triển công
nghiệp, thay đổi diện mạo nông thôn mới.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ý Yên anh hùng, lại là một sinh viên
khoa Lịch sử, tơi nhận thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu về quê hương mình đặc
biệt là tìm hiểu sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Ý Yên trong
thời kì đổi mới đất nước từ 1986 đến 2010 là một vấn đề cấp thiết mang tính
khoa học và có ý nghĩa thực tiến sâu sắc.
Chính vì những lí do này tơi đã mạnh dạn chọn đề tài “Đảng bộ Ý Yên
(Nam Định) với công cuộc phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới (1986 2010)” làm khóa luận tốt nghiệp đại học của mình, với mong muốn góp phần
cơng sức nhỏ bé của mình vào việc tổng kết, đánh giá những thành tựu cũng
như hạn chế trong q trình thực hiện cơng cuộc phát triển kinh tế của Đảng
bộ và nhân dân Ý Yên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới (1986), những hội thảo
khoa học nghiên cứu về chủ trương đổi mới của Đảng, cũng như những thành
tựu đạt được của công cuộc đổi mới… đã nhiều lần được tổ chức.
Vấn đề đổi mới, phát triển kinh tế, đã có nhiều tác phẩm đề cập đến,
điển hình như: Lê Mậu Hãn, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo
dục, 1999. Nguyễn Ngọc Quang, Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục,
2005 hay Trần Bá Đệ, Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay (Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997. Trong các văn kiện
10


Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X trên cơ sở đề ra nhiệm
vụ, chủ trương từng giai đoạn, từng thời kỳ, đã tổng kết, đánh giá những
thành tựu và cả hạn chế, thiếu sót của q trình thực hiện sự nghiệp đổi mới
nói chung và đổi mới, phát triển kinh tế nói riêng.
Ở phạm vi địa phương, đây là một vấn đề còn khá mới mẻ, chưa thu hút
được sự quan tâm đầu tư nghiên cứu, chỉ có một số ít tài liệu đề cập đến quá
trình đổi mới. Tại Ý Yên, trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Ý Yên” tập 1,
2 do BCH Đảng bộ huyện Ý n biên soạn là cơng trình nghiên cứu về quá
trình phát triển của huyện Ý Yên. Trong đó cũng đề cập đến sự nghiệp đổi
mới huyện nhà, nhưng chỉ mang tính chất khái quát.
Các Báo cáo, các Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện Ý Yên, các Báo
cáo đánh giá của UBND huyện, của HĐND huyện cũng đã tổng kết sơ lược
những thành tựu, hạn chế của quá trình đổi mới.
Nhìn chung các tác phẩm, các đề tài nghiên cứu về thời kì đổi mới của
huyện Ý n cịn mang tính chất khái qt. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những
tác phẩm, cơng trình nghiên cứu trên, đồng thời dựa vào nguồn tư liệu sưu tầm,
để tiến hành phân tích, đánh giá một cách khái quát nhất, cụ thể nhất những
thành tựu và hạn chế của công cuộc phát triển kinh tế ở Ý Yên từ 1986 - 2010.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đảng bộ huyện Ý Yên lãnh đạo thực hiện sự nghiệp đổi mới trên mọi
lĩnh vực. Tuy nhiên, trong đề tài này tơi chỉ nghiên cứu một khía cạnh là sự
phát triển kinh tế của Ý Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện.
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của tôi là “Đảng bộ Ý Yên (Nam
Định) với cơng cuộc phát triển kinh tế trong thời kì đổi mới (1986 - 2010)”
nhằm tổng kết, đánh giá những thành tựu đạt được và hạn chế sai lầm để rút
ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công cuộc phát triển kinh tế
của Đảng bộ và nhân dân Ý Yên.
11


4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tiếp cận những tài liệu
thành văn như: Các tác phẩm chuyên khảo viết về thời kì đổi mới, trong đó đề
cập nhiều đến vấn đề phát triển kinh tế; tài liệu viết về lịch sử huyện dưới
dạng lịch sử Đảng bộ. Tài liệu lưu trữ bao gồm các báo cáo sơ kết, tổng kết,
niên biểu thống kê… được lưu trữ tại các phòng lưu trữ, phòng thống kê, Ban
tuyên giáo huyện Ý Yên, Thư viện tỉnh Nam Định, Phòng lưu trữ tại UBND
tỉnh Nam Định.
Để nguồn tài liệu thêm phong phú, trong q trình nghiên cứu, tác giả
cịn trực tiếp tìm gặp và trị chuyện, nhằm tiếp thu những ý kiến của các đồng
chí lãnh đạo các cấp ở huyện nhà.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ nhiệm vụ, mục đích của đề tài, tơi chọn phương pháp
nghiên cứu truyền thống là phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử.
Ngồi ra, tơi cịn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như: phương
pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp sưu tầm để nghiên cứu đề
tài đạt hiệu quả tốt.
5. Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu đề tài “Đảng bộ Ý Yên (Nam Định) với công cuộc phát
triển kinh tế trong thời kì đổi mới (1986 - 2010)” tác giả tổng kết những thành
tựu đạt được cũng như những hạn chế, trong 25 năm phát triển kinh tế của
Đảng bộ và nhân dân Ý Yên. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và đưa
ra một số giải pháp cơ bản trong quá trình thực hiện công cuộc phát triển kinh
tế huyện nhà. Làm rõ sự tác động của phát triển kinh tế đến tất cả các mặt của
đời sống xã hội, qua đó khẳng định đường lối đổi mới đất nước của Đảng là
đúng đắn.
12


6. Bố cục của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, kết luận và tài liệu tham
khảo. Nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Ý Yên và thực trạng nền kinh tế Ý
Yên trước 1986.
Chương 2: Đảng bộ Ý Yên lãnh đạo phát triển kinh tế trong 10 năm
đầu đổi mới (1986 - 1996).
Chương 3: Đảng bộ Ý Yên lãnh đạo phát triển kinh tế trong thời kỳ
CNH - HĐH đất nước (1996 - 2010).

13


B. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN Ý YÊN VÀ THỰC TRẠNG
NỀN KINH TẾ Ý YÊN TRƯỚC 1986

1.1. Vài nét về huyện Ý Yên

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Ý Yên là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Nam Định, có diện
tích tự nhiên trên 241 km2, dân số trên 24 vạn người, có vị trí rất quan trọng
về chính trị, kinh tế và quốc phịng. Huyện Ý Yên nằm vắt qua con đường
chiến lược vùng duyên hải - quốc lộ 10 - đoạn từ thành phố Nam Định đi
thành phố Ninh Bình, đó cũng là đoạn đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Huyện
Ý Yên có mạng lưới đường bộ tương đối thuận tiện, có tuyến quốc lộ 1B đi
qua các xã phía Tây của huyện, đặc biệt có những con đường tỉnh lộ chạy dọc
và ngang huyện như 484 (Đường 64 cũ), tỉnh lộ 485 (Đường 57 cũ), tỉnh lộ
486 (Đường 12 cũ)… Đơn vị hành chính của huyện gồm 31 xã và 1 thị trấn.
Về địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Bình Lục, Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam.
- Phía Đơng giáp huyện Vụ Bản (sông Sắt là ranh giới tự nhiên).
- Phía Tây và Nam có sơng Đáy và sơng Đào là địa giới tự nhiên với
các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình và
huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
1.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Ý n là
24.116,08 ha. Trong đó:
- Đất nơng nghiệp chiếm: 72,63 %
14


- Đất lâm nghiệp chiếm: 0,04 %
- Đất sử dụng để ở chiếm: 5,65 %
- Đất sử dụng vào các mục đích khác chiếm: 13,54 %
- Đất chưa sử dụng chiếm: 8,14%
Trong số đất cịn chưa sử dụng thì có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp
194,79 ha, sử dụng cho sản xuất lâm nghiệp là 66,97 ha và sử dụng cho nuôi

trồng thủy sản là 1073,86 ha. Ngay đối với số diện tích đất đang dùng cho sản
xuất nơng nghiệp thì khả năng nâng cao hệ số sử dụng đất cũng vẫn cịn (hiện
mới đạt 2,3 lần, cịn có thể nâng lên 2,5 - 2,6 lần).
Tài nguyên nước: Tuy là nơi có trữ lượng nước ngầm khá lớn, nhưng lại
tập trung chủ yếu ở độ sâu lớn (40 - 250m trong lịng đất) nên điều kiện khai
thác khó khăn và tốn kém. Bù lại, nguồn nước mặt lại dồi dào, đủ cung cấp
cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tài nguyên khoáng sản: Ý Yên là một huyện đồng bằng, chủ yếu có thế
mạnh về nơng nghiệp. Nguồn khống sản hầu như khơng đáng kể ngoài
nguồn đất dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói…). Do vậy, phát
triển cơng nghiệp dựa trên cơ sở nguồn tài ngun khống sản của địa phương
khơng phải là hướng ưu tiên của huyện Ý Yên.
Khí hậu: Ý n có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi
dào lại có một mùa đơng lạnh. Một năm địa phương có 1200 - 1450 giờ nắng,
nhiệt độ trung bình từ 23 - 24 0C, thời kì nhiệt độ cao hơn 20 0C kéo dài trên 9
tháng. Lượng mưa cả năm đạt từ 1400 - 2000mm. Khí hậu của huyện thuận
lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, khả năng thâm canh tăng vụ lớn.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Kinh tế
Với diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 72,6%, Ý Yên vốn được coi là
một huyện nông nghiệp của tỉnh Nam Định. Kinh tế nông nghiệp của Ý Yên
từ năm 1986 trở về trước ln giữ vai trị chủ đạo trong nền kinh tế của địa
15


phương; 90% dân số của huyện gắn với nghề nông. Ngày nay cho dù chủ
trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ý Yên theo hướng giảm dần tỷ trọng
giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ nhưng nơng nghiệp vẫn cịn giữ
vai trò quan trọng trong nền kinh tế, trong đời sống kinh tế - xã hội ở Ý Yên.
Bên cạnh ngành chủ đạo là nơng nghiệp thì tiểu thủ cơng nghiệp ở Ý

Yên cũng rất phát triển với nhiều làng nghề thủ cơng nổi tiếng cả trong và
ngồi nước như: làng đúc đồng Vạn Điểm (thị trấn Lâm), làng đúc thép Tống
Xá (xã Yên Xá), làng điêu khắc đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên và các làng bên:
Ninh Xá, Lũ Phong, Trịnh Xá (xã Yên Ninh), làng nghề sơn mài Cát Đằng
(xã Yên Tiến)…
Công nghiệp Ý Yên cũng đang bước đầu phát triển. Đã hồn thành 2
cụm cơng nghiệp tập trung (Yên Xá, Yên Ninh), 7 điểm công nghiệp (ở Yên
Trị, Yên Nghĩa, Yên Lợi, Yên Tiến, Yên Lương, Yên Cường, Yên Quang) đã
đi vào hoạt động, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.
Hoạt động thương mại - dịch vụ đã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu
sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, hình thành một số trung tâm thương mại dịch vụ: Thị trấn Lâm, Bo (Yên Chính), Cát Đằng (Yên Tiến)…
1.1.2.2. Lịch sử và truyền thống
Ý Yên - một địa danh lịch sử có từ lâu đời. Trong q trình đấu tranh
xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, nhân dân Ý Yên đã viết nên những
trang truyền thống rất vẻ vang.
Huyện Ý Yên trước thuộc phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam, sau thuộc
tỉnh Nam Định. Năm 1876, cùng huyện Phong Doanh đổi thuộc tỉnh Ninh
Bình. Năm 1890 trở lại thuộc tỉnh Nam Định gồm phần đất ngày nay của
huyện tính từ bắc đường 12 cũ (trừ Yên Phong, Yên Hưng, Yên Minh). Tháng
3 năm 1934 chính quyền thực dân phong kiến nhập huyện Phong Doanh và
huyện Ý Yên và lấy tên là huyện Ý Yên. Tháng 5 năm 1953, để tiện cho việc
16


chỉ đạo kháng chiến chống thực dân Pháp, Ủy ban kháng chiến hành chính
tỉnh Nam Định nhập 7 xã phía bắc sông Đào của huyện Nghĩa Hưng vào Ý
Yên. Huyện Ý Yên lại được nhà nước cắt nhập về tỉnh Hà Nam. Năm 1956,
huyện Ý Yên được trả về tỉnh Nam Định. Trong thời gian tỉnh Hà Nam hợp
nhất với tỉnh Nam Định, huyện Ý Yên thuộc tỉnh Nam Hà. Thời kỳ hợp nhất
2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình (1976 - 1992) huyện Ý Yên thuộc tỉnh Hà Nam

Ninh. Từ tháng 4-1992 khi tỉnh Nam Hà được tái lập, huyện Ý Yên thuộc tỉnh
Nam Hà. Đến 01-01-1997 tỉnh Nam Định được tái lập, huyện Ý Yên là một
trong 9 huyện của tỉnh Nam Định.
Ý Yên xưa là một vùng đồng chiêm trũng, phần lớn đất đai chỉ cấy
trồng được một vụ trong năm, việc giao lưu dọc ngang trong huyện nhân dân
dùng chủ yếu bằng thuyền. Thời kì đó khi nói đến Ý Yên nhân dân trong
vùng ai cũng biết câu phương ngôn:
“Bẩy tổng dân đen người cũ kỹ
Ba bề đồng trắng nước trong veo”
Theo địa bạ cũ, năm 1939 Ý Yên chỉ rộng 20.193 ha với gần 11 vạn
dân. Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, độc canh cây lúa, tuy
nhiên trình độ sản xuất lúc đó cịn rất lạc hậu, năng suất thấp lại có xu hướng
tụt dần: Năm 1932 năng suất 17 tạ/ha/năm, năm 1943 năng suất đạt 13
tạ/ha/năm, năm 1945 năng suất lúa chỉ đạt 10 tạ/ha/năm.
Thực dân Pháp không cho xây dựng ở Ý n một cơng trình thủy lợi
nào đáng kể vì thế đồng đất Ý n cứ nắng mấy hơm lại hạn, mưa vài trận lại
úng. Người dân phải nai lưng ra năm này qua năm khác, đem da thịt mình để
chống đỡ với nắng lửa, mưa dầm mà cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Lại
thêm đế quốc phong kiến bóc lột bằng mọi hình thức sưu cao thuế nặng, tô,
tức, phụ thu, tạp dịch… nên người nông dân lại càng cực khổ. Cho tới ngày
nay, khắp nơi trong vùng vẫn cịn lưu truyền câu nói chua chát:

17


“Nam Định tứ cùng
Phong Ý vi tối”
(Nam Định có 4 huyện nghèo thì Ý Yên và Phong Doanh là 2 huyện
cùng cực nhất). Nhiều người dân Ý Yên đã phải tha phương cầu thực tìm
đường kiếm sống ở sứ Đơng, sứ Đoài, sứ Thanh, sứ Lạng, nhưng rồi ở đâu

cũng cùng cực. Nhiều người phải đi làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ của
tư bản, đế quốc, ở Lào, Thái Lan, Mã Lai, Tân Đảo, đa số chỉ có đi mà khơng
có về. Nạn đói năm 1945 đã cướp đi hàng chục ngàn người của Ý n, có gia
đình khơng cịn sống sót người nào.
Ngồi nghề nơng là chính, Ý n cũng có một số nghề thủ cơng cổ
truyền nổi tiếng khắp mọi nơi ở một số thơn xóm như nghề mộc ở La Xuyên Yên Ninh, nghề dệt đũi ở Thượng Đồng, sơn mài ở Cát Đằng - Yên Tiến,
nghề đúc đồng ở Vạn Điểm - thị trấn Lâm, nghề đúc gang ở Tống Xá - Yên
Xá, nghề đan võng ở Hoàng Nê - Yên Hồng, Vọng Doanh - Yên Bằng… Tuy
nhiên những nghề này trước đây không phát triển được. Những người làm
nghề khơng mang tính chun nghiệp, phần lớn chỉ kết hợp với nghề nông
trong ngày ba tháng tám.
Nhân dân Ý Yên cần cù, thông minh, hiếu học. Hầu như các làng xã
đều có người đỗ cử nhân, tú tài. Song thời Pháp thuộc trình độ chung của
nhân dân rất thấp. Cả huyện chỉ có 3 trường kiêm bị ở huyện lỵ cũ: Bo,
Thượng Đồng, Đống Cao, mỗi trường có dăm ba chục học trị, phần lớn là
con nhà khá giả theo học. Ở thơn xóm rải rác có các lớp sơ học, dạy trẻ do
những thầy đồ đảm nhiệm, vừa dạy chữ Hán vừa dạy Quốc ngữ. Trên 90%
người dân mù chữ. Về mặt sức khỏe người dân khơng được chăm lo, cả
huyện chỉ có 1 nhà thương với 1 - 2 thầy thuốc và 40 giường bệnh. Nạn cờ
bạc, rượu chè, các hủ tục làm cho đời sống người dân đã cùng cực lại cùng
cực hơn.

18


Nhân dân Ý n mang trong mình lịng u nước, u q hương, ý chí
quật cường bất khuất, nó đã trở thành truyền thống tốt đẹp và không ngừng
được hun đúc từ đời này sang đời khác.
Nhiều sự kiện oai hùng diễn ra trên đất Ý Yên đã được sử sách ghi lại:
Năm 766 - 791 khi Phùng Hưng dấy binh ở Đường Lâm Ba Vì - Hà Tây (nay

là Hà Nội), chống lại sự đô hộ của phong kiến nhà Đường, nhân dân Ý Yên
đã đứng lên hưởng ứng, nhiều thanh niên trai tráng đã xung vào quân ngũ khi
nghĩa qn của ơng đóng trên 2 huyện Đại An, Ý Yên. Tháng 12 năm 1408,
được nhân dân Ý Yên giúp sức, nghĩa quân Trần Ngỗi đã kịch chiến và đại
thắng quân của Mộc Thạch tại địa phận Bố Cô trên sông Sinh Quyết (nay là
Cầu Cổ - Yên Bằng).
Năm 1415, nhân dân Ý Yên đã giúp nghĩa quân Lê Lợi diệt thành Cổ
Lộng, mở đường để nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Thăng Long,
quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi. Người con gái tiêu biểu của Ý n là bà
Lương Thị Minh Nguyệt, người có “chí khí mạnh ngang vạn quân”, danh
tiếng “xứng ngang với Trưng Vương”. Bà được vua Lê Thánh Tôn truy phong
là “Kiến quốc phu nhân” vì có cơng giúp nước.
Đất Ý n cũng là quê hương các văn thân yêu nước thế kỷ thứ XIX,
như Lã Xuân Oai, Phạm Trung Thứ, Phạm Nhân Lý… Đặc biệt là Đốc học
Phạm Văn Nghị (còn gọi là ông nghè Tam Đăng) người đã dâng sớ “Trà sơn”
gửi Tự Đức để biểu thị ý chí quyết đánh giặc của mình. Ơng đã chiêu mộ
được hơn 300 “thân biền binh dũng” gồm toàn nho sĩ khỏe mạnh xin đi từ
ngoài Bắc vào bổ sung cho quân thứ Quảng Nam. Đồn nghĩa dũng đã đi bộ
một tháng rịng vào Đà Nẵng, tới nới mới hay quân giặc đã rút vào Gia Định,
Phạm Văn Nghị cùng đoàn nghĩa dũng xin vào Nam đánh giặc nhưng triều
đình ra lệnh bắt phải trở về Bắc. Năm 1873 giặc Pháp đánh Nam Định lần thứ
nhất, lúc này ông đã 69 tuổi, đang giữ chức doanh điền sứ. Ông đã tổ chức lập

19


phong tuyến sông Đáy, sông Đào đánh giặc, giết chết 3 tên làm cho địch
khiếp sợ.
Những hành động nghĩa liệt, những cuộc đấu tranh anh dũng chống
ngoại xâm qua các thời kỳ đã góp phần hun đúc thêm tinh thần yêu nước, ý

chí quật cường cho người dân Ý Yên, tạo cơ sở để nhân dân Ý Yên tiếp thu
phong trào cách mạng khi có Đảng lãnh đạo.
Ý Yên là một trong những địa phương có phong trào cách mạng sớm
nhất của tỉnh Nam Định. Năm 1925 - 1926 đã có cơ sở cách mạng: tại gia
đình ơng Đinh Huy Ngạc, thôn Cát Đằng, Yên Tiến là địa điểm tập trung
hàng chục thanh niên yêu nước từ các nơi trong nước đến để lên đường đi
Quảng Châu, Trung Quốc dự lớp huần luyện của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức và giáo dục. Năm 1927, tại
Ý Yên đã có chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tháng 7 năm
1929, đồng chí Tống Văn Trân, người con yêu nước tiêu biểu của Ý Yên đã
thành lập chi bộ cộng sản đẩu tiên của huyện ở xã Yên Trung. Tháng 8 năm
1945, nhân dân Ý Yên đã nhất tề đứng dậy đánh đổ đế quốc phong kiến, tự
mình làm chủ quê hương. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân
Ý Yên đã chiến đấu, hy sinh lập nên những chiến công lẫy lừng, những thành
tích rất đỗi tự hào. Trong kháng chiến chống Pháp, phong trào rào làng kháng
chiến bám dân, bám đất đánh địch bảo vệ và giải phóng quê hương của cán
bộ, đảng viên và lực lượng vũ trang Ý Yên là điển hình nổi tiếng của tỉnh
Nam Định lúc đó, được quân khu III phát động học tập. Trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước với tinh thần “Thóc khơng thiếu một cân, quân không
thiếu một người” Đảng bộ và nhân dân Ý Yên đã dốc sức chi viện cho tiền
tuyến góp phần giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước hiện nay, Đảng bộ và
nhân dân Ý Yên càng thể hiện rõ bản chất cách mạng của mình, phấn đấu
20


không ngừng cho sự nghiệp: Dân giàu, huyện mạnh, xã hội cơng bằng, dân
chủ, văn minh.
Chính những thành tích xuất sắc đó đặc biệt là trong kháng chiến chống

thực dân Pháp xâm lược, ngày 28 tháng 4 năm 2000, Đảng bộ, nhân dân và
lực lượng vũ trang Ý Yên đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng
danh hiệu cao quý - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp.
Vinh dự cao quý này là nguồn cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ
và nhân dân Ý Yên không ngừng phấn đấu vươn lên, xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội trên quê hương Ý Yên yêu dấu.
1.1.2.3. Xã hội
Ý Yên có một nền tảng chính trị - xã hội vững mạnh. Trong những năm
qua, cùng với tiến trình đổi mới, Đảng bộ huyện Ý Yên luôn coi trọng công
tác xây dựng Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền
các cấp và phát huy tốt vai trị hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể
quần chúng, tạo nên sức mạnh tổng hợp, phát huy nội lực trong sự nghiệp xây
dựng quê hương Ý Yên ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Ý Yên cũng có tiềm năng khá lớn về lao động. Đây là một trong những
tiền đề quan trọng cho sự phát triển của huyện nhà. Hiện nay, Ý Yên có
khoảng 121.790 người trong độ tuổi lao động. Trong đó:
- Lao động sản xuất nơng - lâm - thủy sản: 89.292 người (73,32%).
- Lao động sản xuất công nghiệp và xây dựng: 20.550 người (16,87%).
- Lao động làm dịch vụ: 11.948 người (9,81%) [22,19].
1.2. Thực trạng nền kinh tế Ý Yên trước 1986
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã kết thúc vẻ
vang cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ, vĩ đại nhất trong lịch sử của dân tộc.
Chiến thắng đó đánh dấu bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại, mở ra thời
21


kỳ mới của cách mạng Việt Nam: cả nước độc lập, thống nhất và đi lên
CNXH.
Đất nước đã hịa bình, thống nhất, non sông liền một dải, cuộc cách

mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã thắng lợi hoàn toàn. Nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân ta lúc này là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Hòa trong niềm vui chung của cả nước và thực hiện nhiệm vụ của tồn
quốc, Đảng bộ và nhân dân Ý n nơ nức, phấn khởi bắt tay vào xây dựng
CNXH trên quê hương mình.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, huyện Ý Yên
có những thuận lợi cơ bản: là một huyện với trên 5 vạn lao động, có vùng
màu và cây cơng nghiệp tập trung, có tiềm năng về sản xuất vụ đơng lớn của
tỉnh, có khả năng quay vòng với 3 vụ trong năm. Đồng chiêm trũng đã được
cải tạo lại nằm trong hệ thống thủy lợi của tỉnh với 2 trạm bơm lớn là Cổ Đam
và Ấp Bắc, kênh mương cơ bản đã hoàn chỉnh, đưa sản xuất của Ý Yên không
những lên 2 vụ ăn chắc mà cịn biến một phần diện tích lên 3 vụ, vụ đơng
thành vụ chính. Huyện cịn có nhiều làng nghề truyền thống, có khả năng phát
triển ngành nghề rất lớn, nhiều ngành đang phát huy thế mạnh như: đúc đồng,
mộc, sơn mài, băng giang, mành trúc, thêu ren và khả năng sản xuất gạch ngói
tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở vật chất cho nông thôn. Bên cạnh
những thuận lợi, Ý Yên cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, đó là hậu quả
30 năm chiến tranh để lại còn khá nặng nề. Nền sản xuất cơ bản vẫn là nền
sản xuất nhỏ, thấp kém, lạc hậu, cơ sở vật chất cịn có hạn, trình độ lãnh đạo,
trình độ quản lý của cán bộ chưa đáp ứng với yêu cầu của tình hình nhiệm vụ
trong giai đoạn cách mạng mới.
Qua hơn 10 năm xây dựng CNXH (1975-1986) dưới sự quan tâm của
TW Đảng, của Tỉnh ủy và Đảng bộ huyện Ý Yên, cả huyện ra sức thi đua sản
xuất, phát triển kinh tế, chăm lo giáo dục, y tế, đạt được những thành tựu
bước đầu quan trọng.
22


Là một huyện thuần nông, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng,
đặc biệt là chỉ thị số 100-CT/TW, huyện luôn xác định sản xuất nông nghiệp

là mặt trận hàng đầu, chú ý phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp, tập
trung chỉ đạo trên cơ sở thâm canh, ln canh, tăng vụ, tăng diện tích gieo
trồng. Nhờ đó sản xuất nơng nghiệp đã có bước tiến mới, Ý Yên đã vượt qua
cửa ải 5 tấn vào năm 1982. Sau 2 năm thực hiện “khoán” sản phẩm, đời sống
nhân dân từng bước ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật được tiếp tục xây dựng.
Năm 1984, Ý Yên giành thắng lợi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Tổng sản
lượng lương thực cả năm đạt 74.038 tấn, năng suất đạt 54,9 tạ/ha. Ngành chăn
ni trâu, bị, lợn, phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Các mặt văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng vẫn được
giữ vững và phát triển.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, tập trung tháo gỡ khó khăn, song trong
hồn cảnh chung của cả nước và với hoàn cảnh đặc biệt của Ý Yên, tình hình
kinh tế - xã hội của huyện vẫn trong tình trạng kém phát triển. Bên cạnh
những khó khăn chung của cả nước là khủng hoảng kéo dài, nền kinh tế mất
cân đối; giá, lương, tiền có những biến động mạnh, Ý Yên còn bị thiên tai lũ
lụt nghiêm trọng (vào tháng 9/1985), làm ảnh hưởng lớn tới đời sống nhân
dân. Sản xuất nơng nghiệp cịn bấp bênh, diện tích và năng suất lúa khơng ổn
định, chăn nuôi phát triển chậm, khối lượng lương thực, thực phẩm tăng
chậm. Bộ mặt nông thôn chậm được đổi mới và chưa có sự đầu tư thích đáng
điện, đường, trường, trạm và các cơng trình văn hóa chưa được quan tâm xây
dựng đúng mức. Trong khi đó cịn tồn tại nhiều tệ nạn xã hội như mê tín dị
đoan, cờ bạc… Đời sống nhân dân nhìn chung là khó khăn, ăn chưa đủ no, lao
động vất vả song thu nhập không cao.
Quy mơ hợp tác xã cịn nhiều bất hợp lý, việc chuyển hướng tổ chức lại
sản xuất kinh doanh còn nhiều lúng túng. Lĩnh vực lưu thơng, phân phối cịn
lộn xộn, cơng tác quản lý hành chính cịn có biểu hiện quan liêu, cửa quyền.
23


Sản phẩm hàng hóa làm ra khơng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, cơng tác

quản lý thị trường cịn lỏng lẻo dẫn đến giá cả không giữ được sự ổn định…
Ý Yên là một huyện có tiềm năng phát triển kinh tế, nhưng do những
chính sách và biện pháp lãnh đạo chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của
huyện nên kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, chậm phát triển. Đó là do
những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.
Ngoài những nguyên nhân chung tác động đến nền kinh tế của cả nước
như: hậu quả chiến tranh kéo dài, tiếp đó là chiến tranh 2 đầu biên giới, chậm
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế… cịn có nhiều ngun nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, về đánh giá tình hình và xác định mục tiêu, biện pháp cịn
cảm tính, chưa dựa trên cơ sở khoa học, thiếu số liệu điều tra cơ bản, chưa
gắn chặt thực tiễn, còn coi nhẹ cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng tư
tưởng văn hóa, bảo thủ, tùy tiện, giản đơn, cục bộ trong xây dựng và phát
triển kinh tế xã hội, trong lãnh đạo và chỉ đạo còn chủ quan nóng vội, việc chỉ
đạo sát sao từ trên xuống khơng thường xun, chăm lo các chính sách và đội
ngũ cốt cán, đánh giá phong trào chưa toàn diện, khen chê chưa đúng mức,
chưa kịp thời.
Thứ hai, vai trò tổ chức lãnh đạo trong cơ sở Đảng trên lĩnh vực kinh tế
cịn thiếu sót, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở Đảng và một số cán bộ
Đảng viên cịn yếu, nên khi có vấn đề xảy ra giải quyết cịn chậm và chưa có
hiệu quả cao.
Thứ ba, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - thủy sản chung trên
địa bàn là đúng song chưa cụ thể vào từng vùng, từng ngành, từng nghề kinh
tế, từng đơn vị, từng nhà. Do đó, tuy diện tích đất nơng nghiệp nhiều nhưng
diện tích đất bỏ hoang cịn tương đối lớn. Kế hoạch phát triển chăn nuôi chưa
vững chắc, đàn trâu bò giảm nhiều do làm việc quá sức, chăm sóc kém, sức
kéo thiếu nghiêm trọng làm chậm trễ thời vụ. Hệ thống tưới tiêu chưa vững
chắc làm chậm thời vụ và khơng đủ nước chăm bón.
24



Kế hoạch đầu tư chăm bón thiếu điều chỉnh bổ sung trong từng thời
gian cịn trải dài, khơng có chính sách đầu tư ưu tiên cho vùng trọng điểm làm
ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Ứng dụng khoa học cơng nghệ chưa nhanh, còn
nặng nề và bảo thủ.
Thứ tư, cơ chế quản lý chậm được đổi mới, thiếu tập chung dân chủ, kế
hoạch cịn mang nặng tính hành chính, chưa coi trọng hạch toán kinh doanh.
Nhiều hợp tác xã quản lý hình thức, vốn ít, quỹ hết, ngành nghề khơng chăm
lo phát triển, tình trạng nợ nần của các hợp tác xã kéo dài nhiều năm.
Thứ năm, lưu thông phân phối cịn nhiều tiêu cực chưa thực sự vì sản
xuất mà phục vụ, một số cán bộ nhân viên còn tham ơ, tư lợi dưới nhiều hình
thức, kỷ luật cịn lỏng lẻo.
Thứ sáu, công tác xây dựng quy hoạch cán bộ đảng viên chưa chặt chẽ.
Một bộ phận năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Trách nhiệm và
ý thức kỉ luật chưa cao.
Chặng đường 10 năm bước đầu xây dựng CNXH trong cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp kéo dài, Ý Yên trải qua những năm tháng đầy khó khăn,
nhưng với tinh thần cách mạng và ý trí quyết tâm, Đảng bộ và nhân dân Ý
Yên đã năng động, nhạy bén thực hiện tốt các chủ trương chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt là việc thực hiện chỉ thị số 100CT/TW của ban Bí thư Trung ương Đảng, sản xuất nơng nghiệp có bước phát
triển mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, quốc
phòng được củng cố, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội
được đảm bảo. Nhân dân Ý Yên luôn vững tin ở con đường và mục tiêu xã
hội chủ nghĩa, quyết tâm xây dựng Ý Yên thành huyện giàu mạnh trong giai
đoạn cách mạng mới.

25


×