Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức chứng chỉ hành nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.45 MB, 88 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HQC LUAT THANH PHO HO CHi MINH

TRUONG DAI HOC LUAT
TP. HO CHI MINH

QUY ĐỊNH PHAP LUAT
VE DIEU KIEN DAU TU KINH DOANH
THEO HiNH THUC CHUNG CHi HANH NGHE
Chuyén nganh: LUAT KINH TE
Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI XUÂN HẢI

Học viên: NGUYÊN PHÚ SĨ
Lớp: CHL KINH TE, KHOÁ 27

ID
ri ri

TP. HỊ CHÍ MINH, NĂM 2020

ư viện ĐH Luật TP.HCM

|


LOI CAM ON
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng dan 1a PGS. TS. Bùi Xuân Hải,

người đã tận tình giúp đỡ để tơi thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn này.



Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả
thầy cô tham gia giảng dạy Lớp Cao học Luật Kinh tế Khóa 27-28 Trường Đại học

Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã mang đến những kiến thức quan trọng cho tôi
trong thời gian học tập tại trường.

Sau cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
ủng hộ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Thành phó Hồ Chí Minh, ngày Š(tháng2năm 2020
Học viên

yy

Nguyễn Phú Sĩ


LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan luận văn nay là cơng trình nghiên cứu nghiêm túc của bản
thân với sự giúp đỡ của Giảng viên hướng, dẫn. Các số liệu, thơng tin trích dẫn trong
luận văn đều được ghi rõnguồn. Nếu sai sót, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3\tháng\2 năm 20 20
Học viên

wy).
Nguyễn Phú Sĩ



MUC LUC

LỜI MƠ ĐẦU siiscssssenrsosccnsacecoesSsscutcosenovesensyusonnsvossocconoosooopesesosbecpotresnbnnenessoocbaseesesete 1
CHƯƠNG 1. NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUAT VE DIEU
KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THEO HÌNH THỨC CHỨNG CHỈ HÀNH
BRN Araneta ge 202.7220000 060 20000.0030J40 ng 5

1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của điều kiện đầu tư kinh doanh.................. 5
Cu
1.1.1. Khái niệm điều kiện đầu tư kinh doanh...................
6
1.1.2. Bản chất pháp lý của điều kiện đầu tư kinh doanh .
1.2. Khái niệm, đặc điểm và giá trị pháp lý của chứng chỉ hành nghề .

9

1.2.1. Khái niệm chứng chỉ hành nghề...

9
a

1.2.2. Đặc điểm của chứng chỉ hành nghề ..

2 u10 13
0110 0A1021214Q
250
100015/0
1.2.3. Giá trị pháp lý của chứng chỉ hành NH6 23/

1.3. Vai trò của pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức chứng


.. 16

chỉ hành nghề.................................eeooosseemnooesee

1.3.1. Góp phần kiểm sốt khả năng có thể gây tác động xấu của các ngành, nghề

eke
1/0)
a
hisses
đầu tư kinh doanh có điều kiện...
1.3.2. Đảm bảo hiệu nt của iat ee đầu tưr kinh i daa 4 trong cac sich, Am
dy
đầu tư kinh doanh u cầu về trình độ chun mơn cao..
1.3.3. Gop phan nang cao trách nhiệm của các cá nhân, tô chức thực hiện hoạt động

E0 kinh 00nnh

7...2 7-7 s7 22

Dương yysng720000/ 001p 51) 18

1.4. Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về điều kiện đầu tư
kinh doanh theo hình thức chứng chỉ hành nghề ở Việt Nam.

ae 8

KET LUAN CHUONG 1.........


2

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VE DIEU KIEN
pAU TU KINH DOANH THEO HINH THUC CHUNG CHi HANH NGHE
VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.1. Về các ngành, nghề đầu tư kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề....... 23
2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về các ngành, nghề đầu tư kinh doanh phải có

s.
2.1: 0:10021115012
F00000 0000n95H9000707,11/0057//2)1041200140401000/203.11<0tres
2.1.2. Một số hạn chế, bắt cập
2.1.3. Một số kiến nghị..


2.2. Về đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề trong tổ chức hành nghề........ 38
2.2.1. Thực trạng quy định pháp luật về đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề

38
u42
2.2.2. Một số hạn ché, bất cập
Tể
t2
D20 Nội số kiến ph). 00/0: 1000107 5840077111120

trong tổ chức hành nghề..

2.3. Về điều kiện cá nhân cần đáp ứng để được cấp chứng chỉ hành nghề ...... 45

2.3.1. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện cá nhân cần đáp ứng dé được cấp


hmg chi hamh nghe ss-ssseiscosscstesscosesentsocesessosacssesteesnsecseoaneegcervareegatecneasnanesoonnnoen 43

2.3.2. Một số hạn chế, bắt cập
2.3.3. Một số kiến nghị

2.4. Về trình tự, thủ tục cẤp chứng chỉ hành nghề...

„.. 40
vi
54

2.4.1. Thực trạng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục cắp chứng chỉ hành-nghề 54

2.4.2. Một số hạn chế, bắt cập
2.4.3. Một số kiến nghị

2.5. Về thời hạn hiệu lực của chứng chỉ hành nghề ..............................-««---‹-----+ 60
2.5.1. Thực trạng quy định pháp luật về thời hạn hiệu lực của chứng chỉ hành nghề

2.5.2. Một số hạn chế, bất cập..

2.5.3. Một số kiến nghị..

2.6. Về cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về điều kiện đầu tư kinh
doanh theo hình thức chứng chỉ hành nghề Ơ9665490999099909090268080908994906806969608080006080696 65
2.6.1. Thực trạng pháp luật về cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về điều

kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức chứng chỉ hành nghề ................................- 65
2.6.2. Một số hạn chế, bất cập


2.6.3. Một số kiến nghị.....

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
KẾT LUẬN


BANG DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Ub

wn

CCHN
CTKD
ĐKĐTKD
LDN
LĐT

Chứng chỉ hành nghề
Chủ thể kinh doanh
Điều kiện đầu tư kinh doanh
Luật Doanh nghiệp

Luật Đầu tư


LOI MO DAU
1. Lý do chọn đề tài
Cơ chế kinh tế thị trường đã phát huy được tính tự chủ, sáng tạo của cá nhân,


tổ chức trong môi trường kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy

nhiên, ở bất kỳ nền kinh tế nào đều tồn tại những rủi ro nhất định, đặc biệt trong

hoạt động kinh doanh khi các CTKD chạy theo lợi nhuận mà có thể vượt qua những
giới hạn về đạo đức kinh doanh gây ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác
được đặt ra nhằm đảm bảo sự cân bằng lợi ích kinh doanh
của các CTKD và lợi ích của xã hội. Do đó, Nhà nước ln quan tâm đến việc Xây
dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về ĐKĐTKD theo các hình thức khác nhau

trong xã hội. ĐKĐTKD

để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội hiện nay.

Mặc dù LĐT 2020 không quy định nhưng trải qua nhiều năm áp dụng thì
CCHN được xem là một hình thức của ĐKĐTKD,

điều này được thể hiện bởi quy

định tại các văn bản luật chuyên ngành như: Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung

năm 2012); Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Luật Khám bệnh,
chữa bệnh 2009 v.v... Mang bản chất pháp lý của ĐKĐTKD,

CCHN

là một loại

công cụ quản lý hiệu quả của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các cá

nhân, tổ chức, đặc biệt trong những lĩnh vực đòi hỏi cao về kiến thức chun mơn

và đạo đức nghề nghiệp.
Nhìn nhận một cách khách quan thì quy định pháp luật về ĐKĐTKD theo

hình thức CCHN vẫn cịn tồn tại khá nhiều hạn chế khi áp dụng trên thực tiễn. Điều
này có thể được lý giải bởi nội dung các quy định về ĐKĐTKD

theo hình thức

CCHN được quy định một cách tản mạn, thiếu tập trung, không ổn định tại nhiều

các văn bản pháp luật chuyên ngành. Vấn đề này gây khó khăn trong việc đáp ứng
các điều kiện về CCHN của các CTKD, cũng như trong công tác quản lý của Nhà
nước.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “wy định pháp

luật về điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức chứng chỉ hành nghề” làm đề
tài luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về pháp luật ĐKĐTKD nhưng

đối với hình thức CCHN thì số lượng tương đối ít. Tính đến thời điểm hiện tại, một


số cơng trình nghiên cứu đề cập đến ĐKĐTKD theo hình thức CCHN có thể được
kể đến như sau:


- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo irình pháp luật

về chủ thể kinh doanh (tái bản lần thứ nhất), Nxb. Hồng Đức — Hội Luật gia Việt

Nam. Chương “Những vấn đề chung về kinh doanh và chủ thể kinh doanh” đã trình
bày một cách khoa học các vấn đề lý luận về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều

kiện và ĐKĐTKD, trong đó có đề cập tới các hình thức thể hiện của ĐKĐTKD bao
gồm: Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, CCHN, Chứng nhận

bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
- Phạm Hoài Huấn (2019), Luật Doanh nghiệp Việt Nam — Tình huống - Dẫn
giải - Bình luận, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật. Chương “Khái quát chung về
doanh nghiệp” đã đề cập đến và phân tích một số nội dung cơ bản về CCHN

với

bản chất là một hình thức thẻ hiện của ĐKĐTKD. Tác giả Phạm Hoài Huắn đã đưa

ra định nghĩa CCHN cùng các yêu cầu về đối tượng phải có CCHN đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, nghề phải có CCHN.

- Ngơ Vũ Trung Anh (2018), Pháp luật về cấp chứng chi môi giới bắt động

sản từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật

Hà Nội. Với đề tài này, tác giả đã có cái nhìn cụ thể về CCHN trong lĩnh vực bất
động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Về mặt lý luận đã đóng góp những giá trị
nhất định về khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của CCHN môi giới bất động
sản. Qua đó, có những phân tích về thực trạng pháp luật của công tác quản lý, cấp

CCHN nôi giới bất động sản trên địa bàn Hà Nội.

- Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Với đề tài này, tác

giả đã khái quát được mặt lý luận, thực trạng cũng như đưa ra những kiến nghị, định

hướng hoàn thiện đối với pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam. Đối với
hình thức CCHN thì tác giả đã phân tích một số bất cập, hạn chế, đồng thời đưa ra
những giải pháp góp phần hồn thiện quy định của pháp luật. Thời điểm nghiên cứu
của đề tài này trong giai đoạn LDN 2005 cịn hiệu lực, do đó một số hạn chế của
pháp luật mà tác giả phân tích được giải quyết trong khi LDN 2014 ra đời.

- Đinh Thị Thanh Thủy (2016), “Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành

nghề đối với người hành nghề, giấy phép hoạt động đối với cơ sở y tế tư nhân”, Tạp

chí Luật học, số 11, tr. 74-82. Bài viết phân tích thực tiễn quản lý nhà nước trong
công tác cấp CCHN khám bệnh, chữa bệnh đối với các cá nhân hành nghề, cũng


như công tác cấp phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
Thơng qua đó, nhìn nhận và đánh giá những hạn chế, bất cập của các quy định pháp
luật có liên quan đến Giấy phép, CCHN trong lĩnh vực y tẾ.

Có thể thấy những cơng trình trên chủ yếu phân tích pháp luật về ĐKĐTKD,
nếu có nghiên cứu về ĐKĐTKD theo hình thức CCHN thì mới chỉ đề cập đến một
phần nhỏ hoặc đi sâu vào phân tích một loại CCHN

cụ thể trong các lĩnh vực nhất


định. Tính đến thời điểm hiện tại gần như chưa có cơng trình nào nghiên cứu một

cách hệ thống và tồn diện về mặt lý luận, các khía cạnh pháp lý, thực trạng pháp

luật về ĐKĐTKD theo hình thức CCHN. Đề tài “Quy định pháp luật về điều kiện

đầu tư kinh doanh theo hình thức chứng chỉ hành nghề” về cơ bản là đề tài mới,
chưa được nghiên cứu một cách toàn diện từ trước đến nay.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của Luận văn là nghiên cứu những vấn đè lý luận về ĐKĐTKD theo

hình thức CCHN;

đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và đưa ra những kiến

nghị nhằm góp phần hồn thiện quy định pháp luật về ĐKĐTKD theo hình thức
CCNHN ở

nước ta hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Hiện nay trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, tồn tại những văn bản
hoặc giấy tờ không gọi là “chứng chỉ hành nghề” nhưng về bản chất có giá trị cho
phép cá nhân hành nghề tương tự như CCHN. Trong phạm vi luận văn, tác giả tập

trung phân tích ĐKĐTKD theo hình thức CCHN là loại văn bản mang tên “chứng

chỉ hành nghề" áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp được quy định tại LDN

2020, LĐT 2020 và một số văn bản pháp luật chuyên ngành.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên

cứu cụ thể phù hợp với từng nội dung đó là: phương pháp tổng hợp, thống kê:
phương pháp phân tích: phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh luật học. Cụ thé
như sau:
- Phương pháp phân tích được vận dụng trong việc xây dựng tồn bộ Luận

văn. Thơng qua phương pháp này sẽ triển khai phân tích nội dung từng van dé, tir
đó khẳng định, chứng minh cho các luận điểm đã được đưa ra.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng trong Chương 1 đẻ nghiên cứu quá trình

phát triển của quy định pháp luật về ĐKĐTKD theo hình thức CCHN gắn với từng
giai đoạn phát triển của kinh tế, xã hội Việt Nam.


- Phuong pháp tổng hợp, thống kê được tác giả vận dụng trong Chương 2 để
làm rõ thực trạng quy định pháp luật về ĐKĐTKD theo hình thức CCHN, cụ thể

như thống kê các ngành, nghề đầu tư kinh doanh yêu cầu CCHN; đối tượng phải có
CCHN trong tổ chức hành nghề; thời hạn hiệu lực của các loại CCHN.

- Phương pháp so sánh luật học được tác giả sử dụng chủ yếu trong Chương 2.

Cụ thể là vận dụng xen kẽ với các phương pháp trên trong quá trình phân tích các
luận điểm thơng qua việc so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với quốc gia
khác, quy định của pháp luật hiện hành so với giai đoạn trước đây.

6. Kết cấu luận văn
Bố cục luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh

theo hình thức chứng chỉ hành nghề.

Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh
theo hình thức chứng chỉ hành nghề và định hướng hồn thiện.


CHUONG 1. NHUNG VAN DE LY LUAN CUA PHAP LUAT VE DIEU KIEN
DAU TU KINH DOANH THEO HiNH THUC CHUNG CHi HANH NGHE

1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của điều kiện đầu tư kinh doanh
1.1.1. Khái niệm điều kiện đầu tư kinh doanh

Theo Từ điển tiếng Việt thì “điều kiện” có thể hiểu: một là, cái cần phải có
cho một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra; hai là, điều nêu ra như một đòi hỏi
trước khi thực hiện một việc nào đó; ba là, những øì có thể tác động đến tính chất,
sự tồn tại hoặc sự xảy ra của một cái gì do!.

Hiểu theo một cách đơn giản thì ĐKĐTKD là những gì cần phải cần có để có
thể thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Với cách hiểu này thì nhiều người quan

niệm rằng ĐKĐTKD sẽ bao gồm các điều kiện cần thiết để thành lập một tổ chức
kinh tế, có thể kể đến các điều kiện về tiềm lực kinh tế, về đối tượng, điều kiện về

trụ sở, tên doanh nghiệp, hồ sơ, lệ phí thành lập v.v... Ngồi ra cũng có cách hiểu


ĐKĐTKD theo nghĩa là mơi trường, hồn cảnh kinh doanh, tức là những gì có thể

tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh.
Với quan điểm của PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa thì điều kiện kinh doanh được

hiểu theo hai nghĩa: “Theo nghĩa rộng, điều kiện kinh doanh là mọi sự can thiệp của

cơ quan hành chính vào quyền tự do kinh doanh của người dân, thường được cụ thể

hoá bằng những hành vi của nhân viên hành chính có quyền chấp nhận, hạn chế
hoặc khước từ việc đăng ký hoặc tổ chức những hoạt động kinh doanh cụ thể. Theo

nghĩa hẹp, là những tiêu chuẩn phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, được áp dụng cho một ngành hàng hoặc lĩnh vực kinh

doanh cụ thể, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát theo cơ chế hậu kiểm”.
Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: “Điều kiện

kinh doanh là điều kiện mà pháp luật quy định CTKD phải có khi kinh doanh trong

một số ngành, nghề nhất định”3. Cách định nghĩa này cho rằng đối tượng áp dụng

của ĐKĐTKD không chỉ là doanh nghiệp mà bao quát hơn đó là các cá nhân, tổ
chức thực hiện hoạt động kinh doanh trong các ngành, nghề nhất định.

1 Viện ngôn ngữ học (2019), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, tr. 321
? Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Giáo frình Luật Kinh tế, Tập 1: Luật doanh nghiệp
Tình huống— Phân tích— Bình luận, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 23

3 Viện Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Bách khoa -Tư pháp, tr. 253



Theo Khoản 9 Điều 2 LĐT 2020 thì: “ĐKĐTKD là điều kiện cá nhân, tổ chức

phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư

kinh doanh có điều kiện”.

Có thể thấy LĐT 2020 đã tiếp cận ĐKĐTKD dưới góc độ là những yêu cầu

đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong danh mục

ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Định nghĩa ĐKĐTKD tại LĐT 2020
ngắn gọn nhưng thể hiện được đối tượng, phạm vi áp dụng của ĐKĐTKD

một cách

tương đối đầy đủ.

1.1.2. Bản chất pháp lý của điều kiện đầu tư kinh doanh

1.12.1. Điều kiện đầu tư kinh doanh là sự giới hạn quyền tự do kinh doanh
Tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh là một nội dung quan trọng của quyền

tự do kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh đã được Hiến pháp 2013 ghi nhận tại
Điều 33: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp
luật khơng cắm”. Bên cạnh Hiến pháp thì quyền tự do kinh doanh cũng được quy

định trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều văn bản pháp luật. Theo PGS. TS. Bui


Xuân Hải: “Quyền tự do kinh doanh của một chủ thể ln bị giới hạn bởi quyền và
lợi ích chính đáng của chủ thể khác trong xã hội. Pháp luật của mọi Nhà nước trên

thế giới đều phải bảo vệ những giá trị cốt lõi, bảo vệ trật tự công cộng và những lợi
ích chính đáng của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác”.

Pháp luật trao cho các chủ thể quyền tự do kinh doanh nhưng khơng có nghĩa
là nhà đầu tư được quyền làm tất cả những gì họ muốn, mà quyền lợi của họ phải
đảm bảo cả quyền lợi với các chủ thể khác, đảm bảo sự ổn định vàthống nhất trong

quá trình hoạt động kinh doanh. Hiện nay, sự giới hạn quyền tự do kinh doanh được
pháp luật thể hiện ở một số khía cạnh sau: quy định về những đối tượng khơng có

quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp cũng như khơng có quyền góp vốn vào
doanh nghiệp; quy định về ngành, nghề bị cắm kinh doanh; quy định về ngành,

nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các ĐKĐTKD cụ thể v.v... Dựa theo tính

chất giới hạn quyền tự do kinh doanh thì Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt

Nam (VCCI) đã đánh giá ĐKĐTKD có 03 đặc điểm nổi bật đó là: () ĐKĐTKD có
tính chất áp đặt quy mơ doanh nghiệp; (ii) ĐKĐTKD

có tính chất can thiệp vào

* Bùi Xuân Hải (2011), “Tự do kinh doanh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nhà nước

và Pháp luật, số 05/2011, tr. 70



quyền tự quyết của doanh nghiệp; (ii) ĐKĐTKD có tinh chất can thiệp vào thị
trường bằng các biện pháp/mệnh lệnh hành chính”.

1.1.2.2. Phạm vi áp dụng của điều kiện đầu tư kinh doanh là các ngành, nghề

đầu tư kinh doanh có điều kiện
ĐKĐTKD chỉ áp dụng đối với các ngành, nghề mà khoa học pháp lý gọi là

ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo Khoản 1 Điều 7 LĐT 2020 thì:
“Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt
động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý
do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe

của cộng đồng”. Có thể thấy, sự tồn tại và phát triển của các ngành, nghề này ảnh

hưởng đến các vấn đề trong xã hội, lợi ích của cộng đồng nhưng pháp luật không

cắm mà cần phải cơ chế quản lý và giám sát, đó là lý do đặt ra các quy định về
ĐKĐTKD. Hiện nay, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện gồm

có 227 ngành, nghề tại Phục lục IV LĐT 2020. Danh mục này được quy định trong

LĐT có nghĩa là khi muốn sửa đổi đều thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Đối với các
ngành, nghề ngoài Phụ lục IV LĐT thì khơng phải đáp ứng các quy định về
ĐKĐTKD.

1.1.2.3. Déi tượng áp dụng của điều kiện đâu tư kinh doanh là các chủ thể
kinh doanh

Theo Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh của trường Đại học Luật


Thành phố Hồ Chí Minh: “Chủ thể kinh doanh là những tổ chức, cá nhân thực hiện
hoạt động kinh doanh mang tính nghề nghiệp, hoạt động dưới một hình thức pháp

lý nhất định và đã làm thủ tục pháp lý gia nhập thị trường, đã được cấp Giấy chứng

nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc loại giấy tờ khác có giá trị tương tương theo quy
định của các luật chuyên ngành”. CTKD bao gồm doanh nghiệp và các loại hình

CTKD khác, trong đó doanh nghiệp chiếm vị trí chủ yếu với số lượng đông đảo và
ngày càng phát triển. Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp được pháp luật Việt

Nam cơng nhận đó là: cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cỗ phần, công ty hợp

danh và doanh nghiệp tư nhân. Quy định về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại,

' Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (2017), Báo cáo rà soát điều

kiện kinh doanh và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam, Hà Nội, tr. 28-29
® Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh
(tái bản lần thứ nhắy), Nxb. Hồng Đức— Hội Luật gia Việt Nam, tr. 17


giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp được quy định cụ thể tại LDN

2020. Bên cạnh doanh nghiệp, hiện nay tồn tại các loại hình CTKD khác bao gồm:

Hộ kinh doanh (các vấn đề liên quan đến việc thành lập và hoạt động của hộ kinh

doanh hiện nay được quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9

năm 2015 của Chính phủ Về đăng ký doanh nghiệp); Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác

xã (các vấn đề liên quan đến việc thành lập và hoạt động của Hợp tác xã, Liên hiệp
hợp tác xã được quy định tại Luật Hợp tác xã 2012).

Tất cả các loại hình CTKD bao gồm doanh nghiệp và các loại hình trên khi

hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sẽ
đều là đối tượng áp dụng của ĐKĐTKD.

1.1.2.4. Điều kiện đầu tư kinh doanh là công cụ để quản lý và điều tiết nền
kinh tế của Nhà nước

Với tư cách là chủ thể quản lý, Nhà nước sẽ có những đường lối, chính sách
để ngăn chặn những chiều hướng xấu có thé xảy ra cho việc hướng tới mục tiêu của

mình. Theo Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế của Trường Đại học Kinh tế

Quốc dân thì: “Nhà nước can thiệp để hạn chế tới mức thấp nhất những, khuyết tật
có thể xảy ra trong nền kinh tế thị trường. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà Nhà nước có
thể kiểm soát, can thiệp, điều tiết hoặc bảo trợ nâng đỡ những ngành, lĩnh vực nhất

định, để đảm bảo mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung. Nhà nước hướng các doanh

nghiệp sản xuất — kinh doanh theo định hướng Nhà nước đã chọn. Nhà nước đảm

bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp nhưng trên cơ sở pháp luật đã

chọn"”,
Để thực hiện vai trò quản lý, Nhà nước cần có những cơng cụ thích hợp tác

động vào hoạt động kinh doanh trong đó có cơng cụ pháp lý. Các ĐKĐTKD

được

đặt ra với mục tiêu kiểm soát hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề có khả
năng ảnh hưởng tới lợi ích cơng cộng, trật tự an tồn xã hội, qua đó góp phần giúp

Nhà nước điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế, khắc phục những hạn chế đã
nêu. ĐKĐTKD

là một trong những công cụ quản lý được Nhà nước sử dụng để

thiết lập và duy trì trật tự trong hoạt động kinh doanh. Để phát huy hữu hiệu cơng

cụ này thì các quy định về ĐKĐTKD không chỉ được xây dựng dựa trên những luận
cứ khoa học mà còn phải căn cứvào những điều kiện, hoàn cảnh phát triển của kinh
? Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2008), Giáo trình quản lý Nhà nước vẻ kinh tế, Nxb. Đại học
Kinh tế Quốc dân, tr. 83


tế, xã hội. Muốn vậy, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu đúng bản chất của ĐKĐTKD
để ban hành các quy định về ĐKĐTKD chính xác, khả thi, tạo điều kiện thúc đây
kinh tế, xã hội phát triển, tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước.

1.2. Khái niệm, đặc điểm và giá trị pháp lý của chứng chỉ hành nghề
1.2.1. Khái niệm chứng chỉ hành nghề

“Hành nghề" là làm công việc thuộc nghề nghiệp để sinh sống. Hiểu theo
nghĩa này thì khơng phân biệt được cơng việc thực hiện là tích cực hay tiêu cực, có


thể dùng để nói về tính chuyên nghiệp của hành vi, miễn là mang lại thu nhập cho

người thực hiện. “Chứng chỉ” là giấy nhận thực do cơ quan có thâm quyền cấp”.
Theo cách hiểu thơng thường, “chứng chỉ hành nghề” là văn bản do cơ quan có
thẩm quyền cấp để chủ thể được phép thực hiện hoạt động nghề nghiệp có tính
thường xun, đem lại nguồn thu nhập cho chính người đó. Do đó, hoạt động hành

nghề lúc này phải nằm trong phạm vi, giới hạn những nghề nghiệp mà pháp luật cho
phép thực hiện.

Về mặt khoa học pháp lý, khái niệm về CCHN tại Từ điển Luật học - Bộ Tư

pháp, các giáo trình và sách chuyên khảo có định nghĩa khá thống nhất: “Chứng chỉ
hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp
hội nghề nghiệp được Nhà nước uỷ quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chun

mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định "10,

LDN 2020 cũng như LĐT 2020 khơng có định nghĩa về CCHN như tại các
văn bản hướng dẫn LDN trước đây. Một trong những văn bản pháp luật đang có
hiệu lực có định nghĩa khái quát về CCHN

đó là Luật Xử lý vi phạm hành chính

2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), cụ thể theo Khoản 8 Điều 2: “Giấy phép, chứng

chỉ hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá
nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt
động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành


nghề không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân

® Viện ngơn ngữ học (2019), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 422
' Viện ngôn ngữ học (2019), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 192

!9 Xem thêm:
'Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Bách khoa - Tư pháp, tr. 164

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), tldd, tr. 51
Phạm Hồi Huấn (2019), Luật Doanh nghiệp — Tình hudng, dẫn giải, bình luận, Nxb. Chính trị
quốc gia sự thật, tr. 55


10

than ngudi duge cấp khơng có mục đích cho phép hành nghề”. Với tính chất là một
đạo luật điều chỉnh vấn đề xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành
chính nên cách định nghĩa về CCHN chỉ mang tính định hướng cho việc áp dụng
các biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, một số đạo luật chuyên

ngành có định nghĩa về từng loại CCHN cụ thể trong phạm vi điều chỉnh của đạo
luật đó, ví dụ:

Khoản 4 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định: “Chứng chỉ hành

nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẳm quyền cấp cho
người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh”.

Khoản 1 Điều 149 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định:
“Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề,


do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại Khoản 3 Điều 148 của Luật
Xây dựng có đủ trình độ chun mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành

nghề”.

Khoản 1 Điều 53 Luật Đo đạc và Bản đồ 2018 quy định: “Chứng chỉ hành

nghề đo đạc và bản đồ là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thâm

quyền cấp cho cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 Luật này
và có giá trị trong cả nước”.
Qua việc tìm hiểu khái niệm về CCHN thông qua các văn bản pháp luật trước

đây cùng với những cơng trình nghiên cứu thì có thể hiểu CCHN là văn bản do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho cá nhân nếu đáp ứng các điều

kiện theo của văn bản pháp luật chuyên ngành, với mục đích cho phép cá nhân đó
có thể hoạt động hành nghề trong phạm vi chuyên môn nhất định được ghi nhận

trên CCHN.
1.2.2. Đặc điểm của chứng chỉ hành nghề

1.2.2.1. Chứng chỉ hành nghề cấp cho đối tượng là cá nhân

Qua quá trình thực thi các quy định về CCHN trong những năm qua thì một số
cá nhân, tổ chức do chưa tiếp cận sâu sắc về đặc điểm của CCHN nên thường có

thói quen sử dụng tên gọi “Giấy phép hành nghề” để nói về CCHN. Tuy nhiên, hiện


nay trong hệ thống pháp luật thì “Giấy phép” là văn bản cấp cho doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, cịn CCHN thì chỉ cấp

cho đối tượng là cá nhân.
Hoạt động hành nghề có thể do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện nhưng về mặt

pháp lý thì CCHN chỉ cấp cho đối tượng là cá nhân. Văn bản hoặc giấy tờ cấp cho


11

tổ chức với mục đích cho phép hành nghề thì khơng được xem là CCHN mà có thể

là một trong các hình thức ĐKĐTKD (Giấy phép hoặc Giấy chứng nhận đủ điều

đủ
kiện). “Dưới góc độ quản lý nhà nước, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận
điều kiện là những văn bản xác nhận, cho phép thực hiện hoạt động kinh doanh

những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, do cơ quan nhà nước có thấm quyền

cấp cho doanh nghiệp khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh cần thiết”!!,

Ví dụ: “Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh” là văn bản do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt
động theo quy định của Luật này!?; “Giấy đăng ký hoạt động” do Sở Tư pháp cấp

cho tổ chức hành nghề luật sư '3 v.v...
Vì vậy, CCHN


có sự khác biệt nhất định so với các hình thức cịn lại của

ĐKĐTKD đó là CCHN chỉ cấp cho đối tượng là cá nhân và gắn liền với nhân thân
của người hành nghề.

1.2.2.2. Chứng chỉ hành nghề được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Khơng giống với một số quốc gia trên thế giới, CCHN có thể được Nhà nước

giao cho các hiệp hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân đẻ hành nghề. Hiện nay, ở Việt

Nam chỉ thừa nhận CCHN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Cụ thể là các

cơ quan quản lý chuyên ngành bao gồm: các Bộ, Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ, Sở
chuyên ngành, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban sẽ là các chủ thể cấp CCHN theo
quy định của pháp luật. Ví dụ: CCHN luật sư, CCHN đấu giá, CCHN Quản tài viên

do Bộ Tư pháp cấp'*; CCHN dược do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp!Š v.v...

Trong một số ít lĩnh vực, điển hình như lĩnh vực xây dựng thì một số tổ chức

xã hội - nghề nghiệp được Bộ Xây dựng cơng nhận có quyền tổ chức thi sát hạch

cấp CCHN hoạt động xây dựng hạng (đối với Hạng II, II) đó là: “Hiệp hội các nhà
thầu xây dựng Việt Nam” (VACC)!5; “Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam”

1! Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam - Thực trạng và

hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, tr. 27
2 Khoản 5 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009


'3 Khoản 4 Điều 35 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012)

' Khoản 3 Điều 17 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bỗ sung năm 2012); Khoản 3 Điều 4 Nghị định số

22/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ; Khoản 2 Điều 14 Luật Đấu giá tài sản
2016

i Điều 23 Luật Dược 2016
5 Quyết định số 144/QĐ-BXD ngày 06 tháng 3 năm 2019 của Bộ Xây dựng Về việc công nhận Tổ

chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đối với Hiệp
hội các nhà thâu xây dựng Việt Nam


12

(VECAS)! v.v... Tuy nhiên, các tổ chức này chỉ có thẩm quyền tổ chức th sát
hạch, sau đó chuyển hồ sơ các cá nhân đạt yêu cầu về cơ quan quản lý chuyên

ngành cấp CCHN. Do đó, thắm quyền cấp, quản lý CCHN vẫn do các cơ quan quản
lý nhà nước thực hiện.

1.2.2.3. Chứng chỉ hành nghề là văn bản xác nhận cá nhân được cấp có đủ

năng lực đề hoạt động hành nghề trong lĩnh vực chuyên môn nhất định

Để được cấp CCHN thì cá nhân khơng chỉ đáp ứng điều kiện về kiến thức

chuyên môn mà bên cạnh đó cịn phải đáp ứng các điều kiện như phải tốt nghiệp

chương trình đào tạo nghề, tham gia tập sự và đạt kết quả, đảm bảo đủ thời gian làm
việc trong lĩnh vực chuyên môn và trong một số trường hợp còn phải tham gia các

kỳ thi kiểm tra kiến thức chun mơn để được cấp CCHN. Do đó, CCHN là văn bản
xác nhận người được cấp có
chun mơn nhất định.
Một trong những điểm
hiện nay đó là CCHN khơng
chun mơn của người hành

đủ điều kiện để hoạt động hành nghề trong lĩnh vực

khác biệt của CCHN so với các loại chứng chỉ khác
phải là văn bản hoặc giấy chứng nhận thể hiện trình độ
nghề. Theo quy định của Khoản 2 Điều 13 Luật Giáo

duc 2019 thi: “Van bang các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân mới là

văn bản xác nhận trình độ chun mơn của cá nhân”. Văn bằng là một trong những

điều kiện cần để xem xét cấp CCHN cho cá nhân bởi kiến thức mà cá nhân được

tiếp thu tại các cơ sở giáo dục về trong hệ thống giáo dục quốc dân tương đối rộng,

trong khi đó phạm vi để hành nghề trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể chỉ giới
hạn trong một khối lượng kiến thức nhất định. Sau khi được cấp CCHN thì các cá

nhân có thể hành nghề trong phạm vỉ hoạt động được ghi trên CCHN theo quy định
của pháp luật chuyên ngành.


1.2.2.4. Chứng chỉ hành nghề là một hình thức áp dụng của điều kiện đầu tư

kinh doanh
Sự phân chia ĐKĐTKD thành các hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào quy định

của pháp luật ở mỗi giai đoạn phát triển. Về mặt lý luận, nghiên cứu các hình thức
của ĐKĐTKD

đóng vai trị quan trọng trong việc nhận dạng các ĐKĐTKD, từ đó

có thể hiểu được đối tượng, cách thức áp dụng của mỗi loại ĐKĐTKD. Trên thực

! Quyết định số 78/2017/QĐ-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Xây dựng Về việc công

nhận Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cắp chứng
chỉ hành nghề hoạt động xây dựng


13

tiễn, do chưa hiểu rõ được bản chất pháp lý các hình thức áp dụng của ĐKĐTKD

nên nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng thuật ngữ “Giấy phép” hoặc “Giấy phép con” để

phản ánh chung tắt cả các ĐKĐTKD.

Khoản 6 Điều 7 LĐT 2020 quy định ĐKĐTKD bao gồm 05 hình thức áp
dụng: “Giấy phép; Giấy chứng nhận; Chứng chỉ; Văn bản xác nhận; Các hình thức

văn bản khác và các điều kiện khơng cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các

hình thức văn bản”. Trước đó, theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP

ngày 22 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành

một số điều của Luật Đầu tư thì ĐKĐTKD bao gồm 06 hình thức áp dụng: “Giấy

phép; Giấy chứng nhận đủ điều kiện; CCHN; Chứng nhận bảo hiểm nghề nghiệp;

Văn bản xác nhận; Các hình thức văn bản khác và các điều kiện khơng cần phải có
xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản”.

Qua nhiều năm áp dụng, các văn bản pháp luật chuyên ngành vẫn nhìn nhận

CCHN là một hình thức của ĐKĐTKD thể hiện qua các quy định đáp ứng điều kiện
về CCHN trong tổ chức hành nghề trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Có

thể hiểu cách quy định “chứng chỉ” tại LĐT 2020 đã bao gồm CCHN và nhiều loại
chứng chỉ khác đang tồn tại hiện nay. Do đó với cách quy định mới này thì CCHN
vẫn được xem là một hình thức của ĐKĐTKD theo truyền thống áp dụng từ trước
đến nay.

Cần phải hiểu rằng, CCHN sau khi được cấp cho cá nhân thì chưa phải là
ĐKĐTKD, trong trường hợp pháp luật chuyên ngành yêu cầu CTKD phải đáp ứng
các điều kiện về nhân sự phải có CCHN mới được thực hiện hoạt động kinh doanh
thì CCHN mới trở thành ĐKĐTKD, thuộc một trong các hình thức áp dụng của

ĐKĐTD quy định tại LĐT 2020.
Ví dụ: Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh tổ chức theo hình thức bệnh viện đa khoa thì phải có các nhân sự có CCHN
khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn phạm vi hành nghề. “CCHN khám


bệnh, chữa bệnh” trong trường hợp này không chỉ là điều kiện hành nghề đối với cá
nhân mà còn trở thành ĐKĐTKD

LĐT 20201%,

đối với các cơ sở kinh doanh theo quy định của

1.2.3. Giá trị pháp lý của chứng chỉ hành nghề

18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.


14

1.2.3.1. Chứng chỉ hành nghề là điều kiện hành nghề đối với cá nhân trong
một số ngành, nghề nhất định

Điều kiện hành nghề có thể hiểu là yêu cầu áp dụng đối với cá nhân thực hiện

những nghề nghiệp đặc biệt địi hỏi trình độ kiến thức chun mơn, kỹ năng. Trong

một xã hội ngày càng phát triển, những ngành, nghề này tương đối nhiều, chẳng hạn

như hành nghề luật sư; khám bệnh, chữa bệnh; kinh doanh dược; hoạt động xây

dựng v.v... CCHN trước tiên là điều kiện hành nghề đối với cá nhân.
Sau khi được cấp CCHN cá nhân có thể lựa chọn hình thức hành nghề với tư
cách cá nhân, có nghĩa là trên cơ sở CCHN đã được cấp, cá nhân có thể hoạt động
hành nghề với tư cách độc lập thông qua hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với


các cơ quan, tổ chức. CCHN lúc này là một trong những điều kiện để các doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức ký hợp đồng lao động chính thức với cá nhân được cấp.
Trong trường hợp này cá nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật lao động và
văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh đối với ngành, nghề được cắp CCHN.
1.2.3.2. Chứng chỉ hành nghề là một loại công cụ để Nhà nước quản lý hoạt

động hành nghề của cá nhân, tổ chức kinh doanh

CCHN được cấp cho cá nhân trong các lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, đó
phải là những hoạt động được pháp luật thừa nhận. Nhắc đến CCHN nhiều người sẽ
nghĩ đó là văn bản hoặc giấy tờ cấp cho cá nhân hoạt động trong những ngành, nghề
có chun mơn cao, tính chất phức tạp và phải trải qua quá trình đào tạo kỹ năng
nghề nghiệp chặt chẽ ví dụ như: luật sư, bác sĩ, kỹ sư, kế toán v.v...

Theo quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành thì một số loại CCHN
yêu cầu về điều kiện khá đơn giản, chỉ cần trải qua chương trình đào tạo kỹ năng
nghề nghiệp ngắn hạn, có trường hợp chỉ cần xét hồ sơ trên cơ sở văn bằng, chứng

chỉ, giấy xác nhận, ví dụ như: CCHN mơi giới bắt động sản; CCHN mua bán di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia v.v... Do đó, quy định về CCHN ở Việt Nam hiện nay
khơng tập trung vào một nhóm lĩnh vực, ngành nghề nào mà tùy theo nhu cầu quản
lý của cơ quan nhà nước, CCHN

chủ yếu được ban hành để kiểm soát việc hành

nghề của cá nhân.

Khi cá nhân đã hoạt động hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào thì vấn đề tuân


thủ đạo đức nghề nghiệp đều đặt ra đối với cá nhân đó để đảm bảo lợi ích của cộng

đồng, của các chủ thể khác trong xã hội. Đối với cá nhân đã được cấp CCHN thì
vấn đề đạo đức nghề nghiệp được càng được đặt hàng đầu. Khi cơ quan nhà nước
cấp CCHN cho cá nhân là trao cho cá nhân quyền được hành nghề trong lĩnh vực


15

mong muốn với sự giám sát của pháp luật. Đồng thời, cá nhân phải có nghĩa vụ,
trách nhiệm tuân thủ những quy tắc đạo đức nghề nghiệp được quy định, trong
trường hợp vi phạm đạo đức hành nghề, tuỳ mức độ cá nhân có thể bị xử lý, nặng

nhất là thu hồi CCHN và bị cắm hành nghề trong một khoảng thời gian nhất định
theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Điều 65 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định người

hành nghề luật sư phải tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt

Nam được Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành. Theo đó hiện nay Quy tắc đạo đức
và ứng xử nghề luật sư được quy định cụ thể tại Quyết định số 201/QĐÐ-HĐLSTQ
ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Liên đoàn luật sư Việt Nam về việc ban hành bộ
quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Qua đó có thể thấy, bên cạnh mục đích của CCCH là cho phép cá nhân hành
nghề mà nó cịn là cơng cụ quản lý việc tuân thủ quy tắc hành nghề của Nhà nước

đối với người hành nghề.
1.2.3.3. Chứng chỉ hành nghề là căn cứ để công nhận đủ điều kiện đầu tư kinh

doanh hoặc là một trong những điều kiện đẻ thành lập tổ chức kinh tế trong một số
ngành, nghề
Tại thời điểm cá nhân được cấp CCHN thì người này chỉ được pháp luật cho

phép hành nghề nhưng có thể sẽ chưa thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trên cơ
sở CCHN đã được cấp. Nếu muốn thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thì người
được cấp CCHN phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập các loại hình CTKD theo

quy định của pháp luật. Sau khi đã làm thủ tục pháp lý gia nhập thị trường, tùy vào
từng ngành, nghề khác nhau được quy định trong luật chuyên ngành mà u cầu các

đối tượng, chức danh, vị trí cơng việc, số lượng cá nhân bắt buộc phải có CCHN

trong doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cũng khác nhau. Khi đã đáp ứng đủ các điều
kiện về CCHN, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét cùng với các

ĐKĐTKD khác (nếu có) để cơng nhận đủ ĐKĐTKD, cho phép CTKD chính thức
hoạt động hành nghề. Trong trường hợp này CCHN đóng vai trị là điều kiện để

CTKD thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Ví dụ: Dịch vụ làm thủ tục về thuế yêu cầu người thành lập doanh nghiệp phải
làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của LDN. Sau khi được

cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, một trong những thành phần của hồ sơ

là phải có bản chụp CCHN dịch vụ làm thủ tục về thuế của các nhân viên đại lý

thuế (có xác nhận của đại lý thuế). Sau khi xem xét hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì Cục



16

Thuế sẽ cấp “Xác nhận đủ điều kiện hoạt động đại lý thuế”, lúc này doanh nghiệp

mới chính thức được phép hoạt động9.

Trước đây với quy định của LDN 2005 thì CCHN đóng vai trị quan trọng

trong việc thành lập doanh nghiệp nếu cá nhân, tổ chức lựa chọn hoạt động trong
các ngành, nghề đầu tư kinh doanh phải có CCHN. Các cá nhân, tổ chức muốn

thành lập doanh nghiệp để hành nghề thì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải đáp

ứng điều kiện về bản sao của CCHN tương ứng với những cá nhân mà luật chuyên
ngành yêu cầu phải có CCHN. Với quy định của LĐT 2020 thì CCHN khơng phải

là bắt buộc đối với việc thành lập doanh nghiệp trừ các ngành, nghề đặc thù (hành

nghề luật sư”, kinh doanh chứng khoán”). Đối với các lĩnh vực này thì CCHN

đóng vai trị là một trong những điều kiện để thành lập nên tổ chức hành nghề. Thay
vì thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại LDN thì các cá nhân, t6
chức phải làm thủ tục cấp phép hoạt động theo quy định của văn bản luật chuyên

ngành. Trong trường hợp này, Giấy phép hoạt động là văn bản ghi nhận sự thành
lập của doanh nghiệp.
1.3. Vai trò của pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức
chứng chỉ hành nghề

Quy định của pháp luật về ĐKĐTKD theo hình thức CCHN bao gồm các nội


dung sau: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh yêu cầu phải có CCHN; Điều kiện cá
nhân cần đáp ứng để được cấp CCHN; Trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp, cấp lại,

gia hạn, thu hồi CCHN; Thời hạn hiệu lực của CCHN; Cơ chế kiểm tra, giám sát,

xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức trong việc áp dụng quy định ĐKĐTKD theo

hình thức CCHN. Pháp luật về ĐKĐTKD theo hình thức CCHN là tổng hợp các
quy định của pháp luật về CCHN mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh yêu cầu CCHN.
Pháp luật về ĐKĐTKD theo hình thức CCHN có những vai trị sau đây:

!? Khoản

1 Điều 7 Thông tư số 117/2012/TT-BTC ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn về hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số
51/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của
tt tư số 117/2012/TT-BTC ngày 19 tháng 7 năm 2012 hướng dẫn hành nghề dịch vụ làm thủ
tụcvề thuê)
20 Điểm c Khoản 2 Điều 35 Luật Luật sư 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012)

?! Điều 71 Luật Chứng khoán 2019


17

1.3.1. Góp phần kiểm sốt khả năng có thể gây tác động xấu của các
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện


Mỗi một hình thức của ĐKĐTKD đều có sự cần thiết và đóng góp một vai trị

nhất định trong việc kiểm soát các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong mơi trường,
kinh doanh. Là một hình thức của ĐKĐTKD, CCHN có giá trị là một cơng cụ quản

lý của Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động chuyên môn
cao. Mỗi lĩnh vực trong nền kinh tế đều tồn tại những ngành, nghề đầu tư kinh
doanh đa dạng, phong phú. Trong số đó có những ngành, nghề khi thực hiện hoạt

động kinh doanh sẽ có khả năng tác động khơng, tốt đến những lợi ích mà Nhà nước
bảo vệ, bao gồm các vấn đề về: quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã

hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng được quy định tại Khoản 1 Điều 7

LĐT 2020. Đứng trước nguy cơ đó, bắt buộc phải có cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt
động kinh doanh của các CTKD. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có

điều kiện, Nhà nước khơng thể vì khả năng tác động xấu tới môi trường kinh doanh

ma cam những ngành, nghề đó, trên thực tế sự có mặt của các ngành, nghề đó vấn

rất cần thiết. Do đó, quy định pháp luật về ĐKĐTKD theo hình thức CCHN đặt ra
để điều tiết số lượng ngành, nghề đó khơng phát triển một cách tràn lan. Yêu cầu về

CCHN 1a công cụ sàng lọc các CTKD có đủ năng lực mới được thực hiện hoạt động,
kinh doanh. Qua đó, Nhà nước sẽ định hướng cho các CTKD hoạt động theo hướng,

tích cực, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
1.3.2. Đảm


bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư kinh doanh

trong các

ngành, nghề đầu tư kinh doanh yêu cầu về trình độ chun mơn cao

ĐKĐTKD theo hình thức CCHN đặt ra đối với tổ chức hành nghề không phải

để cản trở, gây khó khăn cho các CTKD mà để đảm bảo hiệu quả của hoạt động

chuyên môn. Điều kiện về nhân sự là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Đối với những ngành, nghề u cầu đến

trình độ chun mơn cao thì ĐKĐTKD theo hình thức CCHN là giải pháp hữu hiệu
đặt ra để các CTKD đáp ứng nhằm đảm bảo được hiệu quả của hoạt động, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà CTKD
cung ứng.

CCHN cho phép cá nhân hành nghề căn cứ trên những điều kiện về chun
mơn, kinh nghiệm nghề nghiệp của cá nhân đó. Do đó nếu xây dựng một hệ thống
quy định về ĐKĐTKD theo hình thức CCHN một cách chặt chẽ, cụ thể là các điều
kiện về số lượng cá nhân tối thiểu, vị trí, chức danh cần phải có CCHN và các điều


18

kiện khác liên quan đến CCHN thì các CTKD sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động trong


các lĩnh vực ngành, nghề.

1.3.3. Góp phần nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, thị trường luôn nhộn nhịp với

sự xuất hiện của nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh mới. Khi đã bước chân vào

ngưỡng cửa thương trường thì mục tiêu chính của các CTKD bao giờ cũng là lợi
nhuận. Một số chủ thẻ sẽ vì lợi nhuận của mình mà khơng quan tâm tới lợi ích khác

trong xã hội. Những quy định trong công tác quản lý nhà nước đối với CCHN được

ban hành hợp lý sẽ làm cho cá nhân có được nhận thức đúng đắn về giá trị pháp lý

của CCHN để có thể sử dụng CCHN một cách hiệu quả.

Ngồi ra, các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp CCHN cho cá nhân,
cùng với các quy định về cơ chế quản lý, xử lý vi phạm trong q trình áp dụng
CCHN chặt chẽ, hợp lý sẽ góp phần xây dựng một môi trường cạnh tranh công
bằng, khách quan, đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân có nguyện vọng cấp CCHN

cũng như các CTKD hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Việc quy định một cách minh bạch, rõ ràng những ĐKĐTKD theo hình thức CCHN
sẽ là căn cứ để cá nhân, tổ chức có thể biết được họ được làm gì, khơng được làm gì

và trong điều kiện nào, từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm của nhóm các chủ thể
này khi thực hiện hoạt động kinh doanh.
1.4. Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về điều kiện đầu


tư kinh doanh theo hình thức chứng chỉ hành nghề ở Việt Nam

Với từng đặc điểm riêng gắn liền với các điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam,

quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về ĐKĐTKD theo hình thức CCHN
được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn trước năm 1999

Với chủ trương hướng đến tự do hóa thương mại và thúc đẩy kinh tế tư nhân,
Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 là các văn bản pháp lý đầu
tiên cho phép thành lập các tổ chức kinh tế thuộc tư hữu. CCHN trong giai đoạn này

không được nêu trong luật mà được quy định tại các văn bản dưới luật. Thời điểm
này đặt ra quy định người kinh doanh phải làm đơn xin phép kinh doanh trong đó
bao gồm CCHN nếu Bộ quản lý chuyên ngành quy định phải có CCHN gửi đến Uỷ

ban Nhân dân huyện nơi kinh doanh để được cấp giấy phép kinh doanh (Điều 8
Nghị định số 66-HĐBT ngày 02 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng bộ trưởng về cá


19

nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong nghị định

số: 221-HĐBT ngày 23 thang 07 nam 1991).
Một số lĩnh vực đặc thù đã đề cập đến CCHN trong thời điểm này có thể kể

đến như: CCHN kiểm toán viên quy định tại Nghị định số 07-CP của Chính phủ
ngày 29 tháng 1 năm 1994 ban hành quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế

quốc dân; CCHN tư vấn xây dựng, CCHN xây dựng quy định tại Pháp lệnh số 50L/CTN của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 25 tháng 6 năm 1996 về nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở mỗi cấp; Nghị định

số 48-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 5 nam 1997 về xử phạt vi phạm hành chính
trong quản lý xây dựng, quản lý và cơng trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; CCHN trong
hoạt động điện ảnh quy định tại Nghị định số 48-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 7
năm 1995 về tổ chức và hoạt động điện ảnh v.v...

Giai đoạn này mặc dù CCHN đã được nhắc đến trong các văn bản pháp luật
nhưng chưa có định nghĩa rõ ràng, bản chất của loại giấy tờ này vẫn chưa được xác

định đầy đủ, thậm chí tồn tại rất nhiều CCHN được cấp cho cả tổ chức.

Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2005
Đến khi LDN năm 1999 ra đời, cụm từ CCHN cùng với điều kiện kinh doanh

đã được đề cập đến tại Khoản 4 Điều 6 nhưng vẫn chưa có định nghĩa một cách

chính thức. Nghị định số 03/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 2 năm 2000

quy định về hướng dẫn thi hành một số điều của LDMN 1999 đã đề cập đến khái
niệm CCHN, đồng thời cũng khẳng định CCHN chỉ cấp cho cá nhân và những

CCHN trước đó đã cấp cho tô chức sẽ hết hiệu lực. Đây được xem là một sự tiến bộ
khi mà khái niệm CCHN đã được định nghĩa một cách đầy đủ, thể hiện được bản

chất pháp lý của nó trước sự cần thiết của xã hội. Tuy nhiên về hướng tiếp cận điều
kiện kinh doanh của pháp luật ở giai đoạn lại không tách bạch rõ ràng giữa Giấy
phép kinh doanh và CCHN. Vấn đề này đã dẫn đến một thực trạng tồn tại cho đến


hiện nay đó là nhiều người khơng phân biệt được bản chất giữa Giấy phép và
CCHN. Có thể thấy cách quy định về điều kiện kinh doanh và CCHN trong thời
điểm này cịn khá mập khơng rõ ràng.

Thời điểm này xuất hiện tương đối nhiều CCHN, điển hình như: CCHN luật
su (Pháp lệnh số 37/2001/PL-UBTVQHI0 ngày 25 tháng 7 năm 2001 của Ủy ban

thường vụ Quốc hội về luật sư); CCHN trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ thực vật

(Pháp lệnh số 36/2001/PL-UBTVQHI10 ngày 25 tháng 7 năm 2001 của Ủy ban

thường vụ Quốc hội về bảo vệ và kiểm dịch thực vật); CCHN mua bán di vật, cỗ


×