Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.78 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỊ CHÍ MINH

TRUONG DAI HOC LUAT
TP. HO CHI MINH

TOI CONG NHIEN CHIEM BOAT TAI SAN
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học

_: TS. Vũ Thị Thúy

Học viên

: Lê Văn Thắng

Lớp

: Cao học luật, Khóa 28

oat
A

NOUN


TT-Thư viện ĐH Luật TP.HCM

TP. HỊ CHÍ MINH, NĂM 2021

00


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Luật

hình sự Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Vũ Thị Thúy. Kết quả nghiên cứu và những nội dung trong

luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong những cơng trình

nghiên cứu liên quan. Trong q trình nghiên cứu, luận văn có tham khảo, tiếp thu
những quan điểm, ý kiến khoa học của những nhà nghiên cứu đi trước đã thực

hiện. Những thơng tin này đều được trích dẫn nguồn một cách đầy đủ và trung
thực trong luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh,ngày

tháng

Tác giả luận văn

LE VAN THANG

năm2021



DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TAT

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLHS
CĐTS
TAND
TANDTC _ |

Bộ luật Hình sự
Chiếm đoạt tài sản
Toa án nhân dân
Tòa án nhân dân tối cao

THTT

Tiến hành tố tung

TNHS

Trách nhiệm hình sự

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



MỤC LỤC
PHAN MỞ ĐẦU .................................------------CHUONG 1. NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN............................LŨ
1.1. Nhữngvấn đề lý luận về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.................. 10
1.2. Dấu hiệu pháp lý của Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản....
1.2.1. Khách thể và đối tượng tác động của Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
1.2.2. Mặt khách quan Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản...
1.2.3. Mặt chủ quan Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.....................--.....-----+ 22
1.2.4. Chủ thể của Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.......................--..--c-:c5+ 23

1.3. Hình phạt đối với Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình
........
Hee
HH
sự năm 201Š..........................

24

1.4. Phân biệt Tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản với Tội cướp giat tai san.....

Laas

1.5. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội cơng nhiên chiếm
U00

1040/77/1171. 1 .......202002///0// 0000000 2039201007000. 007011 07170))77/7

1.5.1. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam từ sau
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm

wee

nam 1985...
1.5.3. Tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự năm 1999....31
1.5.4. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự năm 2015 ... 33

CHƯƠNG 2. THUC TIEN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN
THIỆN QUY ĐỊNH VÈ TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM...............................--------ssseeeerrrrrreeeeeuv7


2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về Tội cơng nhiên
227)
chiêm đưệt Đài SÁU... 2/.202162,.s-.ass0100sybstjnlhpittyt/o040Đ90012i7s
2.1.1. Thực tiễn xác định hành vi khách quan của cấu thành Tội công nhiên
CHMEMMOOGLTAL SAIL HD (TA 000060 srine thi vt roi tr (EESntrieseaftiayrehoif" a7

2.1.2. Bắt cập trong quy định đối tượng tác động của Tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản

48

2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với Tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản...

sk

2.3. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt


Nam về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản........................................-...---.-.... 53
2.3.1. Cơ sở và yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
Mee
;Ả,
a
A
Ama:
về Tội cơng nhiên chiêm đoạt tài sản............................--cc-ccccccnhieteeeereeerreerree 33

2.3.2. Kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự Việt

Nam về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ...................................-.-.s+52sccc+cc+ 59

2.3.3. Sửa đổi, bổ sung quy định về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong
Bộ luật Hình sự.

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

PHU LUC

OL


PHÀN MỞ ĐÀU
1. Tính cấp thiết của đề tài

“Tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 137 Bộ luật Hình

sự năm 1999, trước đó là “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân” quy


định tại Điều 154, “Tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân”

năm 1985. Tới Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tội này vẫn
giữ nguyên tên gọi như Bộ luật Hình sự năm 1999 và được quy định tại Điều 172.

Từ lần đầu tiên một hành vi vi phạm được luật hóa trong Bộ luật Hình sự cho
đến nay, các quy định “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản” trong Bộ luật Hình
sựhiện hành song hành cùng với quá trình phát triển của các mối quan hệ xã hội đã

đóng góp một phần vào cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm, bảo vệ các

quan hệ xã hội có nguy cơ bị xâm phạm. Song, khơng nằm ngồi quy luật biện
chứng và nguyên lý về sự phát triển, đến một giai đoạn nhất định cùng với các mối

quan hệ xã hội phát sinh làm cho những quy định của pháp luật khơng cịn phù hợp

nữa, buộc phải có sự thay đổi. Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) khơng nằm ngồi quy luật đó. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn,

để xử lý tội phạm này cịn nhiều khó khăn, vướng mắc và bất cập giữa cơ sở pháp lý

và thực tiễn thi hành; quan điểm đánh giá vận dụng và thi hành pháp luật khác nhau,

dấu hiệu định tội chưa được quy định cụ thể, văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng, vẫn

còn nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng chưa bảo đảm tính thống nhất,

đồng bộ và khả thi, gây nhiều tranh cãi, ảnh hưởng nguyên tắc chung pháp luật hình

sự về xét xử đúng người, đúng tội, làm “biến dạng” nguyên tắc đảm bảo công bằng


khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

Rõ ràng, các mối quan hệ xã hội luôn vận động phát triển không ngừng,
song hành cùng nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra về việc áp dụng pháp luật đúng

đắn, phù hợp, đem lại hiệu quả là một yêu cầu tất yếu. Để xây dựng được Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tổng hòa của nhiều nhân tố, trong đó sự
đồng bộ các quy định pháp luật và vận dụng thi hành pháp luật là một nhiệm vụ

vô cùng cấp bách.
Để kịp thời đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ các quan hệ xã hội có
nguy cơ bị xâm phạm, để việc áp dụng pháp luật được chính xác, mang lại hiệu quả


trên thực tế, không bỏ lọt tội phạm nhưng không làm oan sai người vơ tội; để kịp

thời hồn thiện những điểm bất cập của pháp luật nhằm tìm ra giải pháp khắc phục

những khó khăn, vướng, mắc trong thực tiễn áp dụng hiện nay, việc làm rõ nội dung

và những vướng mắc của Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thơng qua đó sẽ tìm ra

giải pháp hồn thiện điều luật là một yêu cầu cắp thiết. Từ những lý do đã nêu trên,

tác giả xin được lựa chọn đề tài “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Luật
hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng
hình sự.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hiện đã được nghiên cứu, đề cập đến trong
nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo Luật học,
Công an, Viện kiểm sát cũng như các nhà hình sự học, tội phạm học. Tác giả nhận
thấy liên quan trực tiếp đến Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản đã có một số cơng

trình nghiên cứu sau đây:
2.1. Nhóm các luận án, luận văn
Luận văn thạc sĩ “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Luật hình sự Việt

Nam” của tác giả Phạm Võ Văn, năm 2020, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ

Chí Minh. Thành cơng của luận văn chính là việc nghiên cứu các quy định của pháp

luật về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản dưới khía cạnh lập pháp hình sự và thực
tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự về tội này. Song theo quan điểm của tác
giả, luận văn mới chỉ dừng lại việc nghiên cứu và đưa ra bức tranh khá tổng thể để
từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Tội cơng nhiên
chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam mà chưa đi sâu vào nghiên cứu và

đưa ra những đánh giá tồn diện có hệ thống về lý luận cũng như thực tiễn Tội công

nhiên chiếm đoạt tài sản cũng như đưa ra một số biện pháp đảm bảo thi hành quy
định của Bộ luật Hình sự về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Luận văn thạc sĩ “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt

Nam" của tác giả Phạm Thị Bich Ngọc, năm 2010, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự năm 1999 trong giai đoạn 1998 đến

2006, từ đó chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong quy định của Bộ luật Hình sự năm
1999 và đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phịng chống Tội cơng


nhiên công nhiên chiếm đoạt tài sản trong giai đoạn tiếp theo. Do tình hình kinh tẾ
xã hội trong giai đoạn hiện nay có nhiều thay đổi, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) đã được ban hành thay thế cho Bộ luật Hình sự năm 1999

nên cơng trình nghiên cứu này khơng cịn phù hợp nữa. Trên tỉnh thần tiếp thu
thành tựu nghiên cứu của luận văn này, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu làm rõ các dầu

hiệu pháp lý cũng như nguyên nhân làm phát sinh Tội phạm công nhiên chiếm đoạt

tài sản trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn thạc sĩ “Tôi công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt

Nam trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng”, của tác giả Ngô Thị

Hạnh, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016. Luận văn đi vào nghiên cứu vấn đề
lý luận liên quan đến Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, đồng thời đưa ra những
giải pháp hoàn thiện pháp luật trên cơ sở thực trạng, thực tiễn xét xử Tội công nhiên

chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Có thể thấy luận văn đã đi vào
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến Tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản nhưng chỉ dựa trên số liệu tại địa bàn thành phố Đà Nẵng. Vì sự khác

nhau về nguyên nhân và điều kiện phạm tội ở mỗi địa phương trên cả nước nên việc

giới hạn nghiên cứu trên một địa bàn nhất định khiến cho kết quả nghiên cứu chưa
được bao quát, toàn diện.


Trên tỉnh thần tiếp thu các kết quả nghiên cứu trong luận văn tác giả sẽ tiếp
tục phát triển, mở rộng để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện hơn quy

định của luật hình sự về Tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản, từ đó tìm ra những bất
cập và đề xuất phương án khắc phục.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã nhận diện và làm sáng tỏ một số vấn

đề về khái niệm, đặc trưng, các dấu hiệu pháp lý của Tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử hình sự; phân tích, đối chiếu và

phân biệt với một số tội phạm trong Bộ luật Hình sựnăm 1999 dẫn chiếu so
sánh tới Bộ luật Hình sựnăm 2015 (sửa đổi, bỗ sung năm 2017) và đề xuất giải
pháp hoàn thiện.
Tiếp thu tỉnh thần của các cơng trình nghiên cứu trên, trong luận văn tác giả

phân tích chỉ tiết và bình luận một cách cụ thể về Tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp dưới góc độ lý luận và

thực tiễn.


2.2. Nhóm các sách chun khảo, giáo trình

Những cơng trình nghiên cứu này mang tính chất phổ biến, cung cấp những

trí thức, lý luận cơ bản nhất liên quan đến đề tài nghiên cứu như:

Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
Công an nhân dân, năm 2019; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm


— Quyển 1), Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức, năm 2019.
Giáo trình là sách chun khảo cung cấp thơng tin về cơ sở lý luận luật hình sự,
song theo tác giả, giáo trình mới dừng lại ở việc phân tích về khái niệm, dấu hiệu
pháp lý và hình phạt của Tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản dưới góc độ luật học,

chưa đi vào phân tích, làm rõ nguyên nhân tính cấp thiết của việc quy định pháp

luật khi quy định Tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản; lí do, cơ sở pháp lý căn cứ lý

luận, thực tiễn quy định mức hình phạt.

Dưới góc độ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cũng như định tội danh, Tội

công nhiên chiếm đoạt tài sản cũng được nghiên cứu, bàn luận và làm sáng tỏ dưới
góc độ lý luận và thực tiễn trong các sách chuyên khảo, trong đó phải kể đến một số

cơng trình nghiên cứu như:
Nhóm các cơng trình của tác giả Đinh Van Qué như: “Bình luận án và một số
vấn đề thực tiễn áp dụng trong bộ luật hình sự và bộ luật 16 tung hình sự”, Nxb.

Hồng Đức, năm 2007; “Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự: Những vấn đề lý luận
và thực tiễn", Nxb. Phương Đơng, năm 2009; “Bình luận Bộ luật Hình sự năm
2015. Phần

thứ hai,

Các

tội phạm.


Chương XVI:

Các

tội xâm phạm

sở hữu;

Chương XƯII: Các tội phạm chế độ hơn nhân và gia đình” (Bình luận chun sâu),
Nxb. Thơng Tin & Truyền Thơng, năm 2019; “Bình luận khoa học Bộ luật TỐ tụng

hình sự xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm", Nxb. Tổng hợp,
năm 2017.
Các sách chuyên khảo, giáo trình được phân tích, bình luận đã cung cấp trỉ
thức cho tác giả trong việc tư duy, lý giải được các yếu tố cấu thành tội phạm xâm
phạm sở hữu nói chung và Tội cơng nhiên CĐTS nói riêng xun suốt trong quá
trình lịch sử hình thành tội phạm, đặc biệt biết được sự thay đổi tội phạm này trong
các mốc thời gian trước năm 2015 - thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 được ban

hành (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để tác giả có góc nhìn tồn diện đồng bộ với
quan điểm lịch sử cụ thẻ.


Trên cơ sở nghiên cứu một cách đầy đủ có hệ thống về tình hình Tội cơng

nhiên chiếm đoạt tài sản, tác giả đã bình luận, đánh giá thực trạng, cơ cầu và tính
chất cũng như xu hướng, diễn biến của loại Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong

giai đoạn hiện nay. Phải thừa nhận rằng, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả

đã đưa ra một bức tranh khá sống động về tình hình diễn biến của loại tội phạm xâm

phạm sở hữu trên cơ sở đó nhằm đưa ra các giải pháp đấu tranh, phòng chống tội

phạm này. Tuy nhiên, các sách giáo trình này mới chỉ nghiên cứu dưới góc độ tội
phạm học nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phạm tội

cũng như các giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm.

2.3. Nhóm các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành
Từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến các tội phạm thuộc

nhóm tội xâm phạm sở hữu, có nhiều bài viết đề cập đến Tội cơng nhiên chiếm đoạt
tài sản ở góc độ so sánh, đối chiếu với một số tội phạm khác có nhiều điểm tương

đồng như Tội cướp giật tài sản, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Trong thực tiễn xét
xử, một số bài viết, tranh luận phản biện cũng trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản qua phân tích, đánh giá nhận định về một số hành

vi vi phạm có tính chất chiếm đoạt.

Do vậy, trong phạm vi luận văn này tác giả quan tâm nghiên cứu đến nhóm

các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như:

~ Các vấn đề lý luận và thực tiễn định tội danh đối với Tội công nhiên chiếm

đoạt tài sản còn được nghiên cứu và làm sáng tỏ trong một số bài viết đăng trên
Tạp chí chuyên ngành như: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, của tác giả Mai Bộ,


Tap chi Toa án nhân dân, số 11, 2007; Một số vấn đề cần hoàn thiện đối với tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản, của tác giả Nguyễn Văn Trượng, Tạp chí Kiểm sát,

số 24, 2008.

- Bài viết “Vờ mát xe để chiếm đoạt xe của người gửi, tội gì?” của tác giả

Phan Thành Nhân đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, ngày 25/3/2020.

- Bài viết “Phạm Trung Ð. phạm tội gì?” của tác giả Mai Trọng Thao đăng
trên Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, ngày 19/8/2021; tác giả Lại Sơn Tùng đã có

bài viết “Phạm Trung Ð. phạm tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản” đăng trên Tạp
chí Tịa án nhân dân điện tử, ngày 22/8/2021.


- Bài viết “Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm xâm

phạm sở hữu khác " của tác giả Triệu Thị Tuyết, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử,

ngày 03/10/2019.

Các bài viết trên có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ các yếu tố cấu thành
tội phạm, phân biệt Tội công nhiên CĐTS§ với các tội khác, nêu lên một phần

nguyên nhân và điều kiện của tội phạm; đặc biệt là các bình luận dưới góc độ khoa

học bằng việc nêu lên quan điểm ý kiến chuyên gia. Có thể xem đây là nguồn tham


khảo, vận dụng đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng

xử lý Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Trên tỉnh thần tiếp thu các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đây, tác giả
đi sâu vào phân tích cơ sở pháp lý quy định dấu hiệu pháp lý và hình phạt đối với
tội danh, trên cơ sở đó rút ra kết luận về sự phù hợp của quy định của pháp luật với
tình hình thực tiễn đặt trong bối cảnh tình hình mới.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý và thực
tiễn định tội danh đối với Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt

Nam.Trên cơ sở đó, dựa vào quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền cùng với
chính sách hình sự về đấu tranh phịng chống tội phạm xâm phạm sở hữu, luận văn

làm sáng tỏ cơ sở lý luận, tính mới, khả thi đối với Tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản từ yêu cầu thực tiễn đất nước hiện nay.

Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:

(i) Phan tich các căn cứ về mặt lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng

(bản chất, dấu hiệu pháp lý của Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản) cũng như đường
lối xử lý hình sự có sự so sánh với một số tội phạm theo Bộ luật Hình sự hiện hành.
(ii) Bởi diễn biến hành vi phạm tội trên thực tế không phải bao giờ cũng có sự

đồng nhất với những quy định của luật, mà trong nhiều trường hợp hành vỉ phạm tội
diễn ra theo một chiều hướng khác so với hành vi ban đầu. Do đó, thực tiễn gây lúng

túng cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định tội danh và hình phạt đối
với người phạm tội. Thực tiễn xét xử còn cho thấy, các Tòa án đã định tội không
thống nhất đối với các trường hợp người phạm các tội chiếm đoạt tài sản như: “Trộm

cắp tài sản”, “Cướp giật tài sản”, “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”. Do vay, dé dat
được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài phải giải quyết được vần đề này.


(iii) Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số kiến nghị dưới góc

độ hồn thiện pháp luật hình sự, đường, lối xử lý cũng như định tội danh đối với Tội
công nhiên CĐTS nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội
phạm này trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật Việt Nam về “Tội công nhiên

chiếm đoạt tài sản”, cụ thể:

(¡) Những vấn đề lý luận Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
(ii) Quy định của pháp luật hình sự về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
(iii) Thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
4.2. Phạm vì nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội công nhiênchiếm đoạt tài sảnsong hành cùng

với phạm vi nghiên cứu thực tiễn áp dụng.


Phạm vi về không gian: Nghiên cứu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong
phạm vi cả nước.

Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản từ
năm 2016 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương
pháp nghiên cứu án.
Thứ nhất, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp là hai phương

pháp chủ đạo, được sử dụng để phân tích các vấn đề lý luận cũng như quy định
của pháp luật liên quan đến Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; tổng hợp, phân tích
các vấn đề pháp lý có liên quan. Ngồi ra, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp
để tóm tắt nội dung của mỗi chương và đưa ra kết luận chung cho toàn luận văn.
Thứ hai, phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá các quy định pháp
luật về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản qua các thời kỳ cũng như so sánh với một


đặc
số tội danh trong nhóm tội liên quan đến sở hữu để từ đó làm nổi bật lên được

trưng nhất của Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Thứ ba, phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ sự hình thành và phát

Cách
triển của Tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam từ sau

mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.


Thứ tư, phương pháp nghiên cứu án điển hình trên cơ sở phân tích bình luận

các vụ án liên quan đến Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong thực tiễn nhằm
đánh giá thực tiễn áp dụng trên cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Các kết ae nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu
giả mong, muốn nghiên cứu, tìm hiểu về Tội cơng nhiên
trình nghiên cứu, tác giả sẽ phân tích và làm rõ trong đề tài
Tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, tác giả

có giá trị cho những tác
chiếm pea tai san. ey
những vấn đề pháp lývề
sẽ chỉ ra những bat cap,

nguyên nhân cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật
của tội này. Do đó, nội dung của đề tài còn là một cơ sở dữ liệu có giá trị tham

khảo, góp phần phổ biến kiến thức pháp lý cho sinh viên, học viên, nhà nghiên cứu
cũng như những người làm công tác thực tiễn khi áp dụng tội này trong thực tế.

Với cơ sở dữ liệu có giá trị tham khảo, tác giả hy vọng đây là cơng trình có

thể đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn đối với Tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản với những đóng góp mới sau đây:

Một là, phân tích căn cứ pháp lý, giải quyết những vấn đề lý luận về Tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản nằm trong nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu từ đó phân

biệt, góp phần bổ sung và hồn thiện lý luận về tội phạm đối với các tội phạm cụ thể

trong luật hình sự Việt Nam, nhất là các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt;
Hai là, phân tích, đánh giá lịch sử lập pháp hình sự đối với Tội công nhiên

chiếm đoạt tài sản, đường lối xử lý và thực tiễn định tội danh đối với tội phạm này;

Ba là, đề xuất các phương hướng tiếp tục hồn thiện pháp luật hình sự, đường

lối xử lý hình sự, nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm xâm
phạm sở hữu nói chung và Tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản nói riêng.


7. Kết cấu của Luận văn
Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận văn được chia làm hai chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về Tội công

nhiên chiếm đoạt tài sản.

Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện quy định về

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam.


10

CHƯƠNG 1


NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VE TOI CONG NHIÊN CHIEM ĐOẠT TAI SAN

1.1. Nhữngvấn đề lý luận về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (CĐTS) là một trong số các tội xâm phạm

sở hữu, lần đầu tiên được quy định trong một điều luật độc lập (Điều 137) của Bộ

1999 trên cơ sở tách Tội cướp giật và Tội công nhiên
chiếm đoạt được quy định tại Điều 131 (Tội cướp giật hoặc cơng nhiên chiếm đoạt
luật Hình sự (BLHS) năm

tài sản xã hội chủ nghĩa) và Điều 154 (Tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài
sản của công dân) theo BLHS năm 1985. Do Điều 172 BLHS hiện hành không mô

tả hành vi khách quan của Tội công nhiên CDTS mà chỉ nêu tội danh nên vấn đề đặt
ra là cần phải nghiên cứu, làm rõ khái niệm tội phạm này đẻ từ đó, đi sâu vào phân

tích những đặc trưng, đánh giá thực tiễn, đường lối xử lý, định tội danh và đề xuất

giải pháp hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Để hiểu khái niệm Tội cơng nhiên CĐTS, cần phân tích và làm rõ các khái

niệm “tài sản”, “chiếm đoạt tài sản”, “cơng nhiên chiếm đoạt tài sản” từ góc độ luật
hình sự, trên cơ sở đó, phân tích, đưa ra những đặc trưng thuộc về nội hàm khái
niệm Tội công nhiên CDTS.

Khái niệm “tài sản” có thể được hiểu dùng để “chỉ chung tiền bạc, của cải”;

“tiền của, của cải nói chung”; là của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng.

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, tài sản được thể hiện dưới bốn

dạng cụ thể, đó là: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, trong đó “quyên tài sản
là quyền giá trị được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả

quyền sở hữu trí tuệ ”.Tuy nhiên, đưới góc độ luật hình sự, đối với các tội phạm có
tính chat CDTS, trong đó có Tội công nhiên CĐTS, không phải mọi loại tài sản theo

quy định của BLDS đều được coi là đối tượng tác động của tội này bởi lẽ không
phải tài sản nào người phạm tội cũng có thể cơng nhiên lấy được từ chủ tài sản, ví
dụ như các quyền tài sản. Đây là một dạng tài sản vơ hình, khơng nhìn thấy được,

gắn liền với quyền nhân thân và có định với một chủ thể cụ thể được pháp luật cơng
nhận, do đó nó khơng thể bị dịch chuyển trái phép, bị chiếm đoạt bởi người khác, vì
về mặt pháp lý “quyền tài sản” phải được pháp luật thừa nhận mới có giá trị. Ví dụ:
` Theo từ điển Hán — Việt hiện đại (2010), Nxb. Khoa học xã hội, tr.6.


II

quyền của chủ nợ, quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá...những quyền này gắn

với nhân thân của một chủ thể xác định. Mọi trình tự, thủ tục thực hiện các quyền
này đều tuân theo quy định của pháp luật, do đó tội phạm khơng thể chiếm đoạt

được loại tài sản này nên nó khơng thể là đối tượng tác động của Tội cơng nhiên
CĐTS. Ngồi ra, một số tài sản khác là bắt động sản có tính chất vật lý cố định; một


số loại tài sản chưa xác định được chủ sở hữu hoặc tài sản không có giá trị sử dụng,
một số loại giấy tờ có giá và một số loại tài sản có tính chất và công dụng đặc biệt
cũng không thể là đối tượng của Tội cơng nhiên CĐTS.

Dưới góc độ pháp luật hình sự “chiếm đoạt tài sản” có thể được hiểu là hành
vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản
thành của mình hoặc hành vi cố ý chuyển biến một cách trái pháp luật tài sản của
người khác thành tài sản của mình hoặc của một nhóm người hoặc cho người khác

ma minh quan tâm. Ở đây khái niệm “quản lý” có thể hiểu là “trơng coi, giữ gìn và
theo đối việc gi, chi tài sản được hiểu bao gồm chủ sở hữu tài sản hoặc người

được giao quản lý tài sản đó (thơng qua giao dịch dân sự hoặc theo quy định của
pháp luật được giao nhiệm vụ quản lý tài sản).

Về khái niệm “công nhiên” theo nghĩa Hán — Việt được giải thích là “rõ
ràng như vậy, ai cũng thấy", thuật ngữ “công khai” được hiểu là mở chung cho mọi
người cùng thấy, khơng giấu giếm; cơng nhiên cịn được giải thích là một cách cơng

khai, rõ ràng, khơng giấu giếm, đường hoàng trước mặt mọi người, rõ ràng ai cũng
có thể thấy — đồng nghĩa với từ đàng hoàng — một cách ung dung và trái nghĩa với

từ lén lút — cố ý giấu giếm, vụng trộm, không để lộ ra do có ý gian.
Khái niệm “cơng nhiên chiếm đoạt tài sản” theo tác giả là việc ngang nhiên
CĐTS do người khác giữ mà không chạy trốn; lợi dụng chủ tài sản khơng có điều

kiện ngăn cản cơng nhiên CĐTS của họ. Theo tác giả, về mặt lý luận có thể hiểu,
“cơng nhiên chiếm đoạt tài sản” là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến
của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc


de dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tỉnh thần của chủ tài
sản, đó là hành vi lợi dụng sơ hở vướng mắc của chủ tài sản để lấy tài sản một cách
công khai. Công nhiên CĐTS là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng chủ tài sản
khơng có điều kiện bảo vệ tài sản hoặc ngăn cản hành vi phạm tội mà CĐTS của họ.

? Từ điễn Hán — Việt hiện đại (2010), tlđd (1), tr2.
* Từ điền Hán — Việt hiện đại (2010), tlđd (1); tr.1.


12

Như vậy, công nhiên CĐTS

là hành vị của một người có năng lực trách

nhiệm hình sự (TNH§) thực hiện có tính chất cơng khai, lợi dụng tình trạng chủ tài

sản khơng có điều kiện ngăn cản để CĐTS. Tính chất cơng khai thể hiện ở chỗ
người đó thực hiện hành vi phạm tội khơng cần và khơng có ý định che giấu hành vi
phạm tội với chủ tài sản, họ cũng khơng phải đối phó với bắt kỳ sự phản ứng nào
của chủ tài sản vì lý do chủ tài sản khơng có điều kiện ngăn cản do đang ở trong

hồn cảnh khơng thể ngăn cản hành vi phạm tội.

Tội công nhiên CĐTS được quy định tại Điều 137 Chương các tội phạm xâm
phạm sở hữu (Chương XIV) BLHS năm 1999 và Điều 172 BLHS năm 2015 (sửa

đổi, bổ sung năm 2017). Đây là tội phạm có tính chất chiếm đoạt, nghĩa là người có
hành vi cơng nhiên đã cố ý chuyển dịch bắt hợp pháp tài sản (là đối tượng tác động
của tội phạm) từ người khác thành tài sản của mình. Có thể thấy, các định nghĩa nêu


trên và quy định tại Điều 172 BLHS năm 2015(sửa đổi, bỗ sung năm 2017) đều
thống nhất đặc trưng của Tội công nhiên CĐTS là sử dụng thủ đoạn công khai để
CĐTS của người khác.

Để đưa ra được khái niệm đầy đủ về Tội công nhiên CĐTS, trước hết đảm
bảo khái niệm công nhiên CĐTS phải thỏa mãn được các dấu hiệu của khái niệm tội

phạm được quy định tại Điều 8 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trong khoa học pháp lý hình sự, “zơi phạm được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hìnhphạt
Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng có thể đưa ra khái niệm sơ bộ với đặc trưng

cơ bản nhất về Tội công nhiên CĐTS như sau: Tội công nhiên CĐTS là hành vi
dùng thủ đoạn công khai CĐTS thuộc quyền sở hữu của người khác, do người có
năng lực chịu TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.Với

tư cách là một tội phạm, Tội công nhiên CĐTS có đầy đủ dấu hiệu đặc trưng của
tội phạm:
Thứ nhất, Tội cơng nhiên CĐTS có tính nguy hiểm đáng kẻ cho xã hội.
Hành vi đó sở dĩ bị quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu

TNH§ vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội. Có thẻ thấy tính nguy hiểm cho xã hội là
dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất, chi phối những dấu hiệu khác của tội phạm.
* Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phan chung, Nxb.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.60.


13
Xét về mặt khách quan, hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra

thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hoại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Tính nguy hiểm của Tội công nhiên CĐTS được thể hiện ở chỗ nó gây thiệt hại

hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu tài sản. Tính
nguy hiểm cho xã hội được xác định qua các yếu tố như: Động cơ, mục đích, thủ
đoạn phạm tội, thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội gây ra, nhân thân của người
phạm tội...

Để bị coi là tội phạm thì một hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội là chưa đủ

mà phải xem xét đến mức độ nguy hiểm của hành vi đó. Khoản 2 Điều 8 BLHS

năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu
của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể thì khơng phải là
tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Chính vì vậy hành vi cơng nhiên

CĐTS phải thỏa mãn tính nguy hiểm đáng kể mà BLHS quy định thì mới bị coi là
tội phạm. Nếu khơng thì chỉ bị xử lý theo quy định của pháp luật Hành chính, Dân
sự hoặc được coi là vơ tội.
Đặc điểm này có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận là khi hoàn thiện các

dấu hiệu định tội của Tội công nhiên CĐTS phải đảm bảo yêu cầu là cấu thành cơ
bản Tội cơng nhiên CĐTS phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.

Thứ hai, Tội cơng nhiên CĐTS phải có lỗi.

Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức có ý hoặc
voy. Một hành vi được coi là có lỗi khi thỏa mãn hai điều kiện: Thứ nhất, hành vi

trái pháp luật hình sự xâm phạm tới khách thể mà luật hình sự bảo vệ. Thứ hai, hành

vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi, trong
một trường hợp cụ thể người thực hiện hành vi có điều kiện lựa chọn và quyết định
xử sự khác không trái pháp luật nhưng lại không lựa chọn đúng mà quyết định thực
hiện hành vi trái pháp luật hình sự. Để xác định một người có đang thực hiện hành

vi phạm tội hay không ta phải xác định tính có lỗi của tội phạm. Lỗi là một yếu tố
dấu hiệu quan trong dé phân biệt tội phạm, là yếu tố bên trong, nguyên nhân chủ
quan của tội phạm.

Đặc điểm này địi hỏi khi hồn thiện các dấu hiệu định tội của Tội công nhiên
CĐTS phải đảm bảo yêu cầu là phải thể hiện được lỗi của Tội công nhiên CĐTS


14
trong cấu thành cơ bản chỉ là lỗi cố ý trực tiếp; trong trường hợp lỗi (nếu có) chỉ có
trong cấu thành tội phạm tăng nặng.
Thứ ba, Tội công nhiên CĐTS có tính trái pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bỗ sung năm
2017) hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu hành vi đó
“được quy định trong Bộ luật Hình sự...” và “Chỉ người nào phạm một tội đã được

Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự Š. Để tn thủ ngun

tắc pháp chế thì tính trái pháp luật của Tội công nhiên CĐTS phải quy định trong
là một tội phạm được quy định tại Điều 172
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bỗ sung năm 2017) nên khi một người thực hiện hành vi
công nhiên CĐTS gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội thì hành vi đó là trái pháp luật

luật hình sự. Tội cơng nhiên CĐTS

hình sự và người thực hiện hành vi phải chịu TNHS.

Thứ tư, Tội cơng nhiên CĐTS, theo quy định của BLHS thì phải bị xử lý
hình sự.

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhát được luật hình
sự quy định và do Tịa án áp dụng có nội dung tước bỏ một số quyền hoặc tài sản
của người phạm tội nhằm trừng trị, giáo dục, răn đe người phạm tội không tái phạm
và giáo dục những người khác tôn trọng pháp luật. Chỉ có những hành vi vi phạm

những quy định của BLHS mới phải chịu hình phạt. Tính chịu hình phạt của Tội
cơng nhiên CDTS thể hiện ở chỗ người vi phạm ln bị đe dọa phải chịu hình phạt
khi hành vi vi phạm pháp luật hình sự được thực hiện. Tội công nhiên CĐTS là một

tội phạm được quy định tại Điều 172 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
nên khi một người phạm Tội công nhiên CĐTS thì phải chịu hình phạt theo quy
định của BLHS đã ghi nhận. Hình phạt đối với hành vi cơng nhiên CĐTS chính là

hình thức thể hiện bản chất nguy hiểm của Tội cơng nhiên CĐTS, thể hiện tính
cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất nhằm răn đe và phòng ngừa đối với loại
hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội.Như vậy, Tội cơng nhiên CĐTS có đầy đủ
các dấu hiệu chung của tội phạm, đây là tiền đề quan trong dé Luận văn phân tích
các dấu hiệu pháp lý của Tội cơng nhiên CDTS.

Từ những phân tích, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những điểm hợp lý
trong các khái niệm về Tội công nhiên CĐTS và những vấn đề đã được thực tiễn
Ÿ Khoản 1 Điều 2 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).



15
áp dụng pháp luật thực nghiệm, tác giả mạnh dạn đưa ra định nghĩa khoa học về
Tội công nhiên CĐTS như sau: “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là một tội

phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm

hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp xâm phạm đến
quyền sở hữu tài sản của người khác bằng hành vi lợi dụng chủ tài sản trong hồn

cảnh khơng có điều kiện bảo vệ tài sản hoặc ngăn cản hành vi phạm tội để công
khai chiếm đoạt tài sản của họ ”.
1.2. Dấu hiệu pháp lý của Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Khi một hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra, việc đầu tiên cần xác định
hành vi đó có phải là tội phạm hay không. Căn cứ để xác định một hành vi nguy

hiểm cho xã hội có phải là tội phạm hay không cần phải dựa vào các dấu hiệu của
tội phạm, nhưng khơng chỉ dừng lại ở đó mà cần phải xác định tội phạm xảy ra là

tội phạm gì và được quy định tại điều nào, chương nào của BLHS, để giải quyết

được điều này cần dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là
tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy
định trong luật hình sự.
Nếu nghiên cứu về mặt cấu trúc, tội phạm có đặc điểm chung là hợp thành

bởi những yếu tố nhất định, tồn tại khơng tách rời nhau nhưng có thể phân chia
được trong tư duy và do vậy, có thể cho phép nghiên cứu độc lập với nhau. Những


yếu tố đó, theo khoa học luật hình sự Việt Nam là khách thẻ, chủ thể, mặt khách
quan, mặt chủ quan của tội phạm. Cũng như các tội khác, Tội công nhiên CĐTS có
đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
1.2.1. Khách thể và đối tượng tác động của Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Khách thể của tội phạm nói chung “iè hệ thống các quan hệ xã hội được luật

hình sự bảo vệ và bị các tội phạm xâm hại "5. Khách thể của tội phạm là yếu tố bắt
buộc, không thể thiếu trong cấu thành tội phạm. Khách thể trực tiếp của Tội công
nhiên CĐTS là quyền sở hữu tài sản, cụ thẻ là các quyền: chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt tài sản của chủ sở hữu tài sản đối với tài sản bị chiếm đoạt.
Khi nghiên cứu khách thể của Tội công nhiên CĐTS không thể không đề
cập đến đối tượng tác động của tội phạm.Đối tượng tác động của Tội công nhiên

* Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019), tlđd (4).


16

CĐTS là tài sản. Tài sản theo quy đỉnh của BLDS gồm: Tiền, vật, giấy tờ có giá
và quyền về tài sản.
“Tiền là một công cụ dùng đẻ đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại

hàng hóa khác. BLDS năm 2015 quy định tiền là một loại tài sản nhưng lại khơng

có quy định để làm rõ bản chất pháp lý của tiền.Chỉ có loại tiền có giá trị đang được
lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận, mới được coi là tài sản.

Vật là bộ phận của thế giới vật chất, nó tồn tại khách quan khơng phụ thuộc


vào ý chí của con người, con người có thể cảm nhận bằng giác quan của mình.

Tuynhiên khơng phải bắt cứ bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật

trong dân sự. Đối tượng của Tội công nhiên CĐTS là vật có giá trị, nhưng tồn bộ

hay một phần giá trị đó đã được đầu tư sức lao động của con người, là thước đo giá

trị lao động con người kết tỉnh, đồng thời phải thỏa mãn được nhu cầu về vật chất

và tỉnh thần của con người. Vật muốn trở thành tài sản trong luật dân sự phải thỏa
mãn những điều kiện sau: (1) là bộ phận của thế giới vật chất; (2) con người chiếm

hữu được(3) mang lại lợi ích cho chủ thể; (4) có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành
trong tương lai.

Giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và
chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều
dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, cơng trái... Xét về
mặt hình thức giấy tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự luật
định. Giấy tờ có giá chỉ là đối tượng của tôi xâm phạm sở hữu khi nó vơ danh.

Quyền tài sản: Quyền tài sản theo định nghĩa tại Điều 115 BLDS năm 2015
là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ. quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản hiểu theo
nghĩa rộng là quyền của tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận, cho phép thực
hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình. Xét theo ý nghĩa này, quyền tài sản
cũng là một loại tài sản.

Như vậy, về khách thể, điểm chung được nhiều người thừa nhận, Tội công

nhiên CĐTS phải là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ

sở hữu và sự gây thiệt hại này phải phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội. Trong đó, quan hệ sở hữu được hiểu là các quan hệ xã hội
trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ,


17

hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi
xâm phạm các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Ví dụ:

A thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt chiếc xe máy thuộc quyền sở hữu của B

và hành vi đó đủ yếu tố cấu thành Tội công nhiên CĐTS. Trong trường hợp này,

khách thể trực tiếp bị hành vi phạm tội xâm phạm đến là quyền sở hữu của B đối
với chiếc xe máy.

Hành vi công nhiên CĐTS tuy cũng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho quan hệ sở hữu nhưng sẽ không phải là Tội công nhiên CĐTS nếu hành vi này
đồng thời còn gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội khác và sự gây thiệt hại này

mới thể hiện được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm xã hội của hành vi. Trường hợp
này, khách thể (trực tiếp) khơng phải là quan hệ sở hữu, ví dụ: khách thể trực tiếp
của hành vi công nhiên chiếm đoạt vũ khí qn dụng hoặc chất ma túy khơng phải

là quan hệ sở hữu mà là chế độ quản lý và sử dụng vũ khí quân dụng, chế độ quản
lý chất ma túy của Nhà nước.


Nghiên cứu khách thể của Tội công nhiên CĐTS không thể không nghiên
cứu đến đối tượng tác động của tội phạm vì đây là bộ phận khách thể của tội phạm,

bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là các vật thẻ của thế giới vật chất
mà người phạm tội tác động đến khi thực hiện sự xâm hại các khách thể xã hội do
pháp luật bảo vệ.
Tội cơng nhiên CĐTS có đối tượng tác động là tài sản nhưng không phải mọi
tài sản mà trước hết phải là tài sản có giá trị và giá trị sử dụng, tài sản đó phải thuộc

về một chủ sở hữu cụ thể với các quy định có tính chất pháp lý bằng quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt tài sản, ngồi ra có khả năng chuyển hóa được giữa các
chủ sở hữu với nhau, có thể mua bán trao đổi một cách hợp pháp. Tài sản đó cũng

có thể bao gồm các loại giấy tờ mà nếu người phạm tội có thì có thể nhận được một
số tiền hoặc tài sản nhất định, ví dụ lợi dụng tình trạng nhà của A bị cháy khơng có

điều kiện ngăn cản, B vào “hơi của”, cơng nhiên lấy của A nhiều giấy tờ, tài sản có
giá, trong đó có cơng trái đã đến hạn tắt tốn, sau đó B đem cơng trái ra kho bạc đổi

lấy tiền tiêu xài, B sẽ bị xử lý về Tội công nhiên CĐTS.

Việc nhắn mạnh tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu nhất
định mới là đối tượng của tội phạm này khơng có nghĩa là các hành vi công nhiên


18
CĐTS khơng hợp pháp thì khơng bị xử lý. Ví dụ: A trộm cắp được chiếc xe máy,

đang trên đường đi tiêu thụ, B lợi dụng A khơng có điều kiện ngăn cản nên đã thực

hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt chiếc xe máy đó thì B

sẽ bị truy cứu TNHS về

Tội công nhiên CDTS.
Giống như các tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu khác, những tài sản sau

đây không thể là đối tượng tác động của Tội cơng nhiên CĐTS:

- Một số vật có thực do tính chất và công dụng đặc biệt là đối tượng tác động
của các hành vi phạm tội khác như cơng trình, phương tiện giao thông vận tải, thông
tin liên lạc, các loại vũ khí quân dụng, tài nguyên rừng.
- Vat khi khơng cịn là tài sản vì đã bị chủ tài sản hủy bỏ, ví dụ: Gia súc mắc
bệnh đã bị chôn, tiêu hủy; thuốc chữa bệnh đã bị hủy bỏ, hết thời hạn sử dụng.

- Quyền về tài sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở tiết kiệm.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng khi xác định tài sản là đối
tượng của Tội công nhiên CĐTS cần lưu ý đối với tài sản, về nguyên tắc, chỉ là đối
tượng của những hành vi phạm tội do người không phải là chủ sở hữu thực hiện.
Khác với một số tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác, trong Tội công nhiên
CĐTS, tài sản không thể là đối tượng tác động của những hành vi phạm tội do chính
chủ tài sản thực hiện.
Trong q trình nghiên cứu về khách thể và đối tượng tác động Tội công

nhiên CĐTS, tác giả nhận thấy:
Về quy định đối tượng tác động của Tội công nhiên CDTS:

Theo quy định đối tượng tác động Tội công nhiên CĐTS, tác giả nhận thấy
“tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” được bỗ


sung vào dấu hiệu định tội vì các nhà làm luật cho rằng những tài sản bị chiếm đoạt

có giá trị nhỏ như chiếc xe máy cũ, xe đây bán đồ ăn nhưng lại có thẻ là phương
tiện kiếm sống chính của bản thân và gia đình người bị hại, những tài sản này bị
chiếm đoạt gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bị hại và gia đình nếu chỉ dừng lại
ở mức xử phạt hành chính thì khơng có tác dụng giáo dục, răn đe người vi phạm. Ví
dụ: Cho dù hành vi công nhiên CĐTS chiếc xe Wave cũ của người chạy xe ôm, giá

trị tài sản chỉ 1.500.000 đồng (đưới mức tối thiểu 2.000.000 đồng quy định tại
khoản 1 Điều 172), tuy nhiên gia đình bị hại chỉ có chiếc xe này phương tiện kiếm


19

sống chính, ngồi ra khơng có tài sản nào có giá trị hơn... thì chiếc xe Wave này

được xem là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ theo tỉnh

thần điểm đ khoản 1 Điều 172. Nên việc bổ sung dấu hiệu định tội này là cần thiết
để đảm bảo việc xử lý các trường hợp trên thấu tình đạt lý trong điều kiện nền kinh
tế của nước ta khi mà bình quân thu nhập đầu người còn thấp. Tuy nhiên, việc áp
dụng quy định này gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định tài sản nào là phương

tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, khơng thể chỉ dựa vào nhận

định chủ quan của Điều tra viên hay lời khai của người bị hại để kết luận mà cần

xây dựng hệ thống cơ sở để đánh giá cũng như địi hỏi cần phải có một cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền để đánh giá tránh xảy ra trường hợp oan sai. Hơn nữa việc

đánh giá tài sản có là phương tiện kiếm sống chính của bị hại và gia đình họ hay

khơng tốn rất nhiều thời gian, gây áp lực về mặt thời gian tố tụng cho những người

tiến hành tố tụng (THTT) thay vì nhanh chóng ra quyết định xử lý hành chính đối
với tài sản dưới 2.000.000 đồng như trước đây. Để việc áp dụng quy định này được

chính xác, cần phải quy định chỉ tiết cụ thể hơn nội dung “phương tiện kiếm sóng
chính” và các cơ sở để xác định tính chất của tài sản bị chiếm đoạt để khi áp dụng
có thể kết luận, định tội một cách khách quan, chính xác và tồn diện.

Về quy định “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản
mà cịn vi phạm””. Quy định "đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm
đoạt tài sản mà cịn vi phạm” tại điểm a khoản 1 Điều 172 BLHS năm 2015 (sửa đồi,
bổ sung năm 2017), theo đó nếu một người trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về một trong các hành vi chiếm đoạt nếu chưa hết thời hạn để được coi là chưa

bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính

năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022)” mà lại có
hành vi cơng nhiên CĐTS trị giá dưới 2.000.000 đồng thì bị truy cứu TNHS.
” Trần Đình Hải, “Về tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” trong một số tội xâm phạm sở hữu”, Tạp chi

kiểm sát, -mot-so-toi-xam-pham-so-huu54364.html, (truy cập ngày 19/10/2020).

® Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong.

quyết định xử Hage cảnh cáo hoặc 01 năm, kế từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác
hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà khơng tái phạm thì được coi là

chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành
xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kẻ từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết
định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà ee tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử
lý hành chính.


20

Việc quy định như trên là cần thiết để có thể truy cứu TNH§ đối với hành vi

xâm phạm sở hữu - công nhiên CĐTS tuy gây thiệt hại về tài sản khơng lớn nhưng
do trước đó đã bị các cơ quan chức năng áp dụng hình thức xử phạt theo thủ tục

hành chính mà cố tình tiếp tục vi phạm. Những hành vi này thể hiện tính chất, mức

độ nguy hiểm cao hơn hẳn trường hợp lần đầu vi phạm, thể hiện sự hạn chế trongý

thức tuân thủ pháp luật cũng như thái độ ăn năn, hối cải. Tuy nhiên, quy định như
hiện tại của BLHS chỉ hợp lý đối với người đã thành niên, còn trường hợp người

thực hiện tội phạm là người dưới 18 tuổi lại trở nên bắt cập, mâu thuẫn với các quy

định khác của luật. Cụ thể:Nếu một người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi “đã bị xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt” sau đó lại thực hiện một trong các hành

vi trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, lừa đảo chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng, lạm
dụng tín nhiệm CÐTS dưới 4.000.000 đồng hoặc “đã bị xử phạt hành chính về hành


vi” sử dụng trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản sau đó lại sử
dung trái phép tài sản gây thiệt hại đưới 100.000.000 đồng, hủy hoại hoặc cố ý làm

hư hỏng tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng thì bị truy cứu TNH§. Trong khi đó

cũng người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nếu trước đó đã bị kết án về tội ít nghiêm

trọng, tội nghiêm trọng với một trong các hành vi chiếm đoạt quy định tại các Điều
169, 170, 171,172, 173, 175, 290 của BLHS mà chưa được xóa án tích thì sẽ khơng

bị truy cứu TNHS nếu lần sau họ cũng có hành vi trộm cắp, cơng nhiên CĐTS, lừa
đảo CĐTS dưới 2.000.000 đồng, lạm dụng tín nhiệm CĐTS dưới 4.000.000 đồng.

Cụ thể là nếu đã bị kết án về hành vi quy định tại khoản 1 của các Điều 169, 170,
171 hoặc bị kết án về tội phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 của các Điều 172,
173, 175, 290, do các trường hợp này đều là các tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm

trọng nên người bị kết án khơng bị coi là có án tích theo quy định tại điểm b khoản
1 Điều 107 của BLHS: “Người đưới 18 tuổi bị kết án được coi là khơng có án tích,

nếu thuộc một trong các trường hop sau đây: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất
nghiêm trọng do vô ý”.
Mặt khác, cũng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 107 BLHS, “người

từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi” bị kết án về bất cứ tội phạm gì thì đều khơng bị coi

là có án tích. Do đó tình tiết “đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt... mà chưa được

xóa án tích” khơng thể áp dụng với đối tượng này, nhưng việc “đã bị xử phạt hành

chính về hành vi chiếm đoạt” lại vẫn có thể áp dụng bình thường bởi theo quy
định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, người dưới 18 tuổi chỉ được rút ngắn


×