Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Bằng chứng khoa học” theo hiệp định sps và kinh nghiệm cho việt nam khi xây dựng quy định nhập khẩu nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU THẢO

“BẰNG CHỨNG KHOA HỌC” THEO HIỆP ĐỊNH SPS
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHI XÂY DỰNG
QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU NHẰM BẢO ĐẢM AN TOÀN
THỰC PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU THẢO

“BẰNG CHỨNG KHOA HỌC” THEO HIỆP ĐỊNH SPS
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHI XÂY DỰNG
QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU NHẰM BẢO ĐẢM AN TOÀN
THỰC PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc Tế - Mã số: 60380108

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ THÙY DƢƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trính nghiên cứu của riêng tôi với sự hƣớng dẫn của
TS. Trần Thị Thùy Dƣơng. Các thông tin nêu trong luận văn là trung thực và chính
xác. Các kết quả trình bày trong luận văn chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Tất cả các trích dẫn đƣợc sử dụng trong luận văn đều đƣợc chú
thìch đầy đủ và chính xác.

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Thảo


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Những từ viết tắt từ Tiếng Anh
STT

TỪ VIẾT
TẮT

1

AB

2

ADA

3


4

AOAC

BSE

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

Appellate Body

Cơ quan phúc thẩm

Anti-dumping
Agremment

Hiệp định chống bán
phá giá

Association
of
analytical
communities
Bovine spongiform
encephalopathy

Hiệp hội của cộng
đồng phân tích
Bệnh viêm não thể

bọt biển ở bò,
thƣờng gọi là bệnh
bò điên

5

The United States Trung tâm Kiểm
Centers for Disease sốt và Phịng ngừa
Control
and dịch bệnh Hoa Kỳ
Prevention

6

Understanding
on Thỏa thuận về quy
Rules and Procedures tắc và thủ tục điều
Governing
the chỉnh việc giải quyết
Settlement
of tranh chấp
Disputes

CDC

DSU

EEA

The

European Cơ quan Môi trƣờng
Environmental
châu Âu
Agency

EMEA

The
European Cơ quan dƣợc phẩm
Medicines Agency
châu Âu

EFTA

European Free trade Hiệp hội mậu dịch tự
Association
do châu Âu

7

8

9


EC

European
Commission


Công đồng châu Âu

10
11

EU

European Union

Liên minh châu Âu

12

EFSA

European
Food Cơ quan An toàn
Safety Authority
thực phẩm châu Âu

13

FAO

Food and Agriculture Tổ chức lƣơng thực
Organization
và nông nghiệp

14


GATT

General Agreement Hiệp định chung về
on Tariffs and Trade thuế quan và thƣơng
mại

15

GFL
IARC

16

17

18

IPPC

ISO

General Food Law

Luật Thực
chung

phẩm

International Agency Cơ quan nghiên cứu
for

Research
on quốc tế về ung thƣ
cancer
International
Plant
Protection
Convention
International
Organization
for
Standardization
Expert Committee on
Food Additives

Công ƣớc bảo vệ
thực vật quốc tế
Tổ chức tiêu chuẩn
hóa quốc tế
Ủy ban chuyên gia
về phụ gia thực
phẩm

19

JECFA

20

JRC


Joint Research Centre Trung tâm Nghiên
cứu

21

MRL

Maximum
Limits

22

OIE

23

PPM

Residue Mức dƣ lƣợng tối đa

Office Văn phịng kiểm
dịch động vật quốc
tế
Process
and Quy trính và phƣơng
Production Method
pháp sản xuất
International
of Epizootics



24

25

26

27

PS

Product Standard

Tiêu
phẩm

chuẩn

sản

RASEF

Rapid Alert System Hệ thống cảnh báo
for Food and Feed
nhanh đối với thực
phẩm và thức ăn
chăn nuôi

SINAPSE


The EU Scientific Tham vấn Thông tin
Information Advice khoa học trong Hỗ
in Policy Support
trợ chình sách Liên
minh châu Âu

SCVPH

The EC‟s Scientific
Committee
on
Veterinary Measures
relating to Public
Health

Hội đồng khoa học
của Cộng đồng châu
Âu về các biện pháp
thú y liên quan đến y
tế cơng cộng

Scientific
and Nhóm Đánh giá
Technical
Options khoa học và kỹ thuật
Assessment Group
tùy chọn

28


STOA

29

SEA

Single European Act

SPS

Sanitary
Phytonasitary
Measures

TBT

Technical Barriers to Hiệp định về hàng
Trade
rào kỹ thuật trong
thƣơng mại

30

31

Đạo luật châu Âu

and Các biện pháp kiểm
dịch động, thực vật


Đô la Mỹ

32

USD

United States Dollar

33

WTO

World
Organization

34

VCCI

Vietnam Chamber of Phòng thƣơng mại
Commerce
and và công nghiệp Việt
Industry
Nam

35

WHO

World

Organization

Trade Tổ Chức thƣơng mại
thế giới

Health

Tổ chức Y tế thế
giới


2. Những từ viết tắt từ Tiếng Việt
STT

TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT

1

ATTP

2

Bộ NN và PTNT

3

QPPL


Quy phạm pháp luật

4

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

5

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

6

VSATTP

An tồn thực phẩm
Bộ nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn

Vệ sinh an tồn thực phẩm


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................1
CHƢƠNG 1: “BẰNG CHỨNG KHOA HỌC” THEO QUY ĐỊNH CỦA HIỆP
ĐỊNH SPS ......................................................................................................... 13

1.1. Vị trí của bằng chứng khoa học trong Hiệp định SPS ........................ 15
1.1.1. Ý nghĩa của bằng chứng khoa học khi áp dụng biện pháp SPS ........ 15
1.1.2. Điều kiện áp dụng bằng chứng khoa học khi ban hành biện pháp SPS
.......................................................................................................... 22
1.2. Cách thức đánh giá việc áp dụng bằng chứng khoa học trong một số vụ
kiện tại WTO.................................................................................................... 26
1.2.1. Mức độ đánh giá của Ban hội thẩm và AB ......................................... 27
1.2.2. Tìm kiếm thơng tin từ cá nhân chun gia hay nhóm chuyên gia ..... 31
1.2.3. Xác định cơ sở khoa học đến từ một nguồn có uy tín và trình độ ...... 34
Chƣơng 2. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG “BẰNG CHỨNG KHOA HỌC” CỦA EU
KHI XÂY DỰNG QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU NHẰM BẢO ĐẢM AN TOÀN
THỰC PHẨM, GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM .................................... 37
2.1. Áp dụng bằng chứng khoa học của EU .................................................. 38
2.1.1. Bằng chứng khoa học theo quy định của pháp luật thực phẩm .......... 38
2.1.2. Kinh nghiệm từ một số vụ tranh chấp liên quan đến an toàn thực phẩm
của EU tại WTO ............................................................................................... 46
2.2. Giải pháp đối với Việt Nam .................................................................... 58
2.2.1. Các quy định của Việt Nam về bằng chứng khoa học ......................... 60
2.2.2. Kiến nghị một số giải pháp đối với việc sử dụng bằng chứng khoa học
nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nhập khẩu của Việt Nam ....................... 64
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 69


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tồn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia trên thế giới. Biên giới
quốc gia khơng cịn là rào cản ngăn cách q trính lƣu chuyển hàng hóa, ngƣời tiêu
dùng có thể lựa chọn nhiều loại thực phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, quá trình này cũng

mang đến các tác động tiêu cực không lƣờng trƣớc đƣợc, chẳng hạn nhƣ nguy cơ đối
với sức khỏe.
Bệnh do vi khuẩn, độc tố, và các chất ơ nhiễm hóa học trong thực phẩm hiện
là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của hàng ngàn, hàng triệu ngƣời. Sự bùng
nổ của bệnh do thực phẩm đã đƣợc ghi nhận trên khắp các châu lục vào những thập
kỷ qua. Bệnh do thực phẩm không chỉ ảnh hƣởng đáng kể sức khỏe và hạnh phúc con
ngƣời, mà con gây ra những hậu quả kinh tế vô cùng to lớn cho các cá nhân, gia đính,
cộng đồng, doanh nghiệp và quốc gia. Các bệnh này kéo theo một gánh nặng đáng kể
đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và rõ ràng làm giảm năng suất lao động. Ngƣời
nghèo mất thu nhập do ốm đau từ ngộ độc thực phẩm kéo dài mãi cảnh nghèo đói.
Chi phí kinh tế liên quan đến bệnh do thực phẩm đƣợc ƣớc tính gần đây là rất
lớn. Tại Hoa Kỳ, chi phí của bệnh nhân do 7 tác nhân gây bệnh cụ thể đã đƣợc ƣớc
tính dao động từ 6,5 đến 34,9 tỷ USD1. Các chi phí y tế và giá trị của cuộc sống bị mất
do ngộ độc thức ăn ở Anh và xứ Wales đã đƣợc ƣớc tình tƣơng đƣơng 300-700 triệu
bảng Anh vào năm 19962. Chi phì đối với khoảng 11.500 trƣờng hợp ngộ độc thực
phẩm mỗi ngày tại Úc đã đƣợc tính tốn ở mức 2,6 tỷ đô la Úc mỗi năm3.
Tháng 09/2008, một sự cố an tồn thực phẩm lớn đƣợc cơng bố tại Trung
Quốc đối với sản phẩm sữa đã khiến cho ngƣời tiêu dùng trên toàn thế giới hoang
mang và lo lắng. Melamine, một hóa chất giàu nitơ đƣợc sử dụng trong các sản phẩm
công nghiệp, chẳng hạn nhƣ nhựa, vải chống cháy và đồ dùng nhà bếp4 đã đƣợc thêm
vào sữa nguyên liệu để tăng hàm lƣợng protein biểu hiện bên ngoài5. Hiện tƣợng này
xảy ra bởi ví các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng để phân tích protein khơng thể

1

J. C Buzby and T. Roberts (1997), Economic costs and trade implications of microbial foodborne illness, World
Health Statistics Quarterly, (50), pp. 57-66.
2
J.A Robert (1996), Economic evaluation of Surveillance, Dept of Public Health and Policy, London, pp. 1.
3

Australia New Zealand Food Authority (1999), Food Safety Standards – Costs and Benefits, pp. 1.
4
WHO (2008), Melamine and Cyanuric Acid: Toxicity, Premininary Risk assessment and Guidance on Levels in
Food, pp. 2.
5
Cathy A. Brown (2007), Outbreaks of Renal Failure Asssociated with Melamine and Cyanuric Acid in Dogs and
Cats in 2004 and 2007, J. Veterinary Diagnostic Investigation, (19), pp 525.


2

xác định xem sự hiện diện nguồn protein là từ nitơ trong sữa hay từ các nguồn không
phải protein. Kết quả protein cao của các sản phẩm có chứa các nguồn nitơ khơng có
protein nhƣ melamine tạo ra một động lực kinh tế để giả mạo bất hợp pháp.
Việc bổ sung các chất melamine vào thực phẩm không đƣợc FAO/Ủy ban an
toàn thực phẩm của WHO hoặc bởi bất kỳ cơ quan nhà nƣớc nào chấp thuận. Bởi hậu
quả đối với sức khỏe do melamine là rất lớn, bao gồm các bệnh: sỏi thận, suy thận, và
trong một số trƣờng hợp có thể dẫn đến tử vong6. Sản phẩm nhiễm melamine từ sữa
bột ảnh hƣởng không chỉ Trung Quốc mà còn 46 quốc gia khác7. Thận và các bệnh
đƣờng tiết niệu, bao gồm sỏi thận, ảnh hƣởng đến khoảng 300.000 trẻ sơ sinh và trẻ
em, với hơn 50.000 trẻ em nhập viện và 6 ca đƣợc báo cáo tử vong8. Phạm vi của
melamine nhiễm bẩn trong các sản phẩm từ Trung Quốc tiếp tục mở rộng để bao gồm
các sản phẩm không chế biến từ sữa nhƣ trứng, trứng gà tƣơi và kem sữa9.
Sữa nhiễm melamine từ Trung Quốc cũng đã đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam
gây ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Gần đây ngƣời tiêu dùng Việt Nam
lại hoang mang, lo lắng về chất lƣợng của các sản phẩm nhập khẩu. Cảnh báo đƣợc
đƣa ra sau khi Công ty sữa Fonterra New Zealand, vốn là nhà xuất khẩu sữa lớn nhất
thế giới, thông báo 3 mẻ Whey protein đƣợc sản xuất vào tháng 5/2012 đƣợc kiểm tra
dƣơng tình với Clostridium botulinum. Fonterra thừa nhận Whey protein bị nhiễm đã
đƣợc dùng sản xuất nhiều sản phẩm, trong đó có sữa bột dành cho trẻ sơ sinh và thức

uống dành cho ngƣời chơi thể thao. Một quan chức New Zealand cho hay lƣợng Whey
protein bị nhiễm đã đƣợc dùng tạo ra 870 tấn sản phẩm, vốn đã đƣợc bán trong nhiều
thị trƣờng khác nhau.10 Trong một động thái khác, Cục An toàn thực phẩm (ATTP),
Bộ Y tế cho biết ngày 03/08/2013 đã nhận đƣợc thông tin từ Đại sứ quán New
Zealand tại Việt Nam thông báo về việc Bộ Công nghiệp cơ bản (Ministry of Primary
Industry) New Zealand phát hiện các sản phẩm dinh dƣỡng công thức cho trẻ nhỏ có
chứa Whey protein concentration, do Cơng ty Fonterra New Zealand sản xuất bị
nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum, xuất khẩu sang Việt Nam, Trung Quốc, Úc và
6

WHO, Questions and Anwers on Melamine, pp.2, />Céline Marie-Elise Gossner (2009), The Melamine Incident: Implications for International Food and Feed Safety,
Environmental Health perspective, pp. 117.
8
WHO (2009), Toxicological and Health Aspects of Melamine and Cyanuric Acid: Report of a WHO Expert
Meeting in Collaboration with FAO Supported by Health Canada, pp. 15–16.
9
Centre for Food Safety, Latest Test Results for Melamine, />10
truy
cập ngày 03/10/2013.
7


3

Ả Rập Xê Út. Thông tin cảnh báo cho biết, sản phẩm xuất khẩu sang Việt Nam là sản
phẩm dinh dƣỡng công thức cho trẻ 1-3 tuổi Similac GainPlus Eye-Q.11
“Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm –
phần thứ nhất: việc triển khai thực hiện pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, 2009” đã
nêu lên thực trạng thực phẩm khơng an tồn ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân. Số vụ
ngộ độc 2004-2008 là 2.160 vụ, trung bình là 432 vụ/năm; số ngƣời bị ngộ độc là

8.565,6 ngƣời/năm; số ngƣời chết do ngộ độc là 391 ngƣời (78,2 ngƣời/năm).
Những vấn đề an toàn thực phẩm trong những năm gần đây tại Việt Nam khiến
cho ngƣời tiêu dùng hoang mang khơng biết lựa chọn thực phẩm sao cho an tồn.
Trong bối cảnh an toàn thực phẩm trở thành một vấn đề toàn cầu và phức tạp nhƣ
hiện nay, sau khi phát hiện một số lô hàng nội tạng nhập khẩu khơng đảm bảo vệ sinh
an tồn thực phẩm, Thủ tƣớng Chính phủ đã có cơng văn 1152 (ngày 07/07/2010)
u cầu Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT) cấm nhập khẩu
đối với mặt hàng này. Trong năm 2009 phát hiện 01 lô tràng lợn đông lạnh với số
lƣợng 73 tấn nhiễm Coliforms, E.coli vƣợt giới hạn cho phép đã buộc phải tái xuất12.
Sau đó, Thơng tƣ số 33/2010/TT-BCT “quy định việc kinh doanh tạm nhập tái xuất,
chuyển khẩu phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh” đã
đƣợc ban hành vào ngày 11/09/2010 với quy định “tạm ngừng kinh doanh đối với
phủ tạng gia súc, gia cầm đông lạnh và không đông lạnh kể từ ngày 01/10/2010”13.
Sau gần 3 năm cấm nhập khẩu nội tạng, Công văn số 2408/BN-TY (Ngày
20/07/2013) cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng từ ngày 01/09/2013.
Một trong những lý do cho nhập khẩu lại nội tạng trắng đƣợc BNN và PTNN
nêu tại công văn số 79/BNN-HTQT ngày 08/01/2013 gửi Phó Thủ tƣớng Chính phủ
Hồng Trung Hải V/v: Cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng đông lạnh:
“Các nước thành viên WTO, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn của Việt
Nam cho rằng Việt Nam đã vi phạm quy định của Hiệp định SPS trong việc
cấm nhập khẩu nội tạng trắng. Các nước đều cho rằng Việt Nam chưa đưa
ra được bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho biện pháp tạm thời này mà vẫn

11

, truy cập ngày 03/10/2013.

12

Công văn số 79/BNN-HTQT ngày 08/01/2013 gửi Phó Thủ tƣớng Chính phủ Hồng Trung Hải V/v: Cho phép

nhập khẩu trở lại nội tạng trắng đông lạnh.
13

Thông tƣ số 33/2010/TT-BCT, Điều 2.1.


4

duy trì nó trong thời gian q dài (tính đến nay đã trên 2 năm), điều đó là rất
khó chấp nhận. Họ cũng ngày càng tạo sức ép và áp dụng các biện pháp tác
động đến xuất khẩu của ta. Ví dụ như: Từ tháng 4/2012 Hoa Kỳ đã bắt đầu
kiểm soát nghiêm ngặt hơn với tất cả các sản phẩm nông lâm thủy sản xuất
khẩu từ Việt Nam. Trong đó đáng kể nhất là các sản phẩm thủy sản và trái cây
nhiệt đới vốn rất khó khăn trong đàm phán để mở cửa vào thị trường này. Việc
xuất khẩu đang bị đình trệ, nhiều lơ hàng vi phạm đã bị buộc tái xuất về nước
đã gây thiệt hại đáng kể cho xuất khẩu của ta. Đối với mặt hàng mật ong xuất
khẩu của Việt Nam, phía Hoa Kỳ đã áp dụng dư lượng cho phép đối với
Carbendazim (thuốc trừ nấm cho cây trồng) ở mức quá nghiêm ngặt. Theo
Hiệp hội nuôi ong, việc này đã làm thiệt hại doanh số mỗi năm trên 70 triệu đô
la, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của khoảng 30 ngàn nông
dân nuôi ong. Cùng với Hoa Kỳ, các nước EU cũng đã áp dụng kiểm soát chặt
chẽ đối với rau và trái cây nhiệt đới xuất khẩu từ Việt Nam. Đáng lưu ý là EU
tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu nếu phát hiện nhiễm vi sinh vật trên rau gia vị hoặc
ruồi đục quả trên trái cây với tần suất cao. Điều này là bất bình thường vì từ
trước đến nay EU không áp dụng danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật và
quy định ô nhiễm đối với rau gia vị. Úc cũng đang có những động thái cản trở
trong việc mở cửa thị trường cho 8 loại trái cây của Việt Nam đang ở giai đoạn
đánh giá rủi ro đã được triển khai từ nhiều năm nay”.
Nhƣ vậy, một trong những lý do để giải thích cho việc nhập khẩu trở lại nội
tạng trắng là ví “Các nước thành viên WTO, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn

của Việt Nam cho rằng Việt Nam đã vi phạm quy định của Hiệp định SPS trong việc
cấm nhập khẩu nội tạng trắng”. Nhƣ vậy có phải là áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu
nội tạng trắng là vi phạm cam kết WTO hay không? Thực tế, Điều XX Hiệp định
GATT 1994 và Hiệp định SPS cho phép các thành viên đƣợc áp dụng các biện pháp
nhằm đảm bảo sức khỏe của con ngƣời. Trong công văn cũng cho rằng Việt Nam
chƣa đƣa ra đƣợc bằng chứng khoa học mà lại duy trì biện pháp này quá lâu. Nhƣ vậy
đối với vấn đề bằng chứng khoa học, pháp luật WTO, cụ thể là Hiệp định SPS quy
định hiểu nhƣ thế nào? Có phải chỉ có thể áp dụng biện pháp SPS khi đƣa ra đƣợc
bằng chứng khoa học hay khơng?
Vì vậy nghiên cứu về “bằng chứng khoa học” trong hiệp định SPS, kinh
nghiệm của EU trong việc áp dụng “bằng chứng khoa học” để quản lý hàng hóa nhập


5

khẩu, đảm bảo an tồn thực phẩm cho cơng dân của quốc gia mình mà khơng vi phạm
các quy định WTO, từ đó kiến nghị một số giải pháp đối với Việt Nam trong việc áp
dụng “bằng chứng khoa học” để bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong nƣớc trƣớc những
nguy cơ hàng hóa nhập khẩu khơng an tồn là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: ““Bằng chứng khoa học” theo Hiệp
định SPS và kinh nghiệm cho Việt Nam khi xây dựng quy định nhập khẩu nhằm
bảo đảm an toàn thực phẩm” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Về Hiệp định SPS theo quy định WTO có một số cơng trính nghiên cứu sau:
- TS. Phạm Thị Hồng Yến, An toàn thực phẩm và việc thực thi hiệp định
SPS/WTO: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam, NXB thông tin
và truyền thông, 2011. Tài liệu này cung cấp cho ngƣời đọc một cái nhìn tổng
quát về an toàn thực phẩm nhƣ khái niệm an toàn thực phẩm, giới thiệu một
cách khái quát về Hiệp định SPS của WTO và đến các nguyên tắc của Hiệp

định SPS nhƣ: tình hài hịa, tình tƣơng đƣơng, mức độ bảo vệ phù hợp, đánh
giá nguy cơ, điều kiện khu vực, tính minh mạch. Tuy nhiên, việc đề cập đến
các nguyên tắc mang tính chất liệt kê, thiếu sự phân tìch, đánh giá, khơng có sự
liên hệ với các vụ tranh chấp của WTO về Hiệp định SPS. Bên cạnh đó, tài liệu
này cũng có sự liên hệ với các quy định an toàn thực phẩm và kinh nghiệm
thực thi Hiệp định SPS tại một số nơi trên thế giới nhƣ: EU, Nhật Bản, Trung
Quốc, Thái Lan, nhƣng hầu hết chỉ mang tính chất liệt kê tên các văn bản điều
chỉnh vấn đề an toàn thực phẩm, thiếu sự phân tích, đánh giá.
- PGS.TS. Mai Hồng Quỳ - TS. Lê Thị Ánh Nguyệt, Luật tổ chức thương mại
thế giới – Tóm tắt và Bình luận, NXB Hồng Đức, 2012. Tài liệu này có tóm tắt
và bình luận về vụ tranh chấp Nhật Bản - Một số biện pháp ảnh hưởng đến sản
phẩm nông nghiệp (WT/DS/76/R, WT/DS76/AB/R). Tài liệu đã đề cập, phân
tích nghĩa vụ chứng minh theo Hiệp định SPS, chứng cứ khoa học đầy đủ, biện
pháp tạm thời, các biện pháp mang tính chất hạn chế thƣơng mại hơn mức yêu
cầu trong Báo cáo của Ban hội thẩm. Sau đó, tài liệu phân tích về chứng cứ
khoa học đầy đủ theo Hiệp định SPS, Điều 5.7 Hiệp định SPS, các biện pháp
mang tính chất thƣơng mại hơn mức yêu cầu, tính minh bạch trong việc áp
dụng biện pháp kiểm dịch động thực vật. Tuy nhiên tài liệu chỉ phân tìch đánh


6

-

-

-

-


-

giá những tranh chấp về Hiệp định SPS chỉ trong bối cảnh vụ tranh chấp Nhật
Bản - Một số biện pháp ảnh hưởng đến sản phẩm nông nghiệp.
Trƣờng đại học Cần Thơ, Tóm tắt những vụ tranh chấp điển hình của WTO:
Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm từ năm 1995 – 2010 (tập 1),
NXB Đại học Cần Thơ, 2010. Tài liệu này có tóm tắt phân tích Báo cáo của
ban hội thẩm trong vụ tranh chấp Úc – Các biện pháp ảnh hưởng đến việc nhập
khẩu cá hồi. Đây là vụ tranh chấp có liên quan đến Hiệp định SPS. Nhƣng
những phân tích chỉ giới hạn trong nội dung báo cáo của Ban hội thẩm trong vụ
tranh chấp này.
Đại học Luật Hà Nội, Textbook international trade and business law, the
People‟s public security publishing House, 2012. Tài liệu này chỉ giới thiệu
một cách khái quát về các biện pháp kiểm dịch động thực vật quy định trong
Hiệp định SPS.
Hà Thị Thanh Bình, Khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại ở Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập, luận án tiến sỹ luật học trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh, 2009. Luận án phân tìch, đánh giá việc vận dụng một số biện pháp hạn chế
thƣơng mại trong thƣơng mại hàng hóa tại Việt Nam, có đề cập đến Hiệp định SPS
nhƣ là một rào cản phi thuế quan mà các nƣớc thành viên đƣợc phép áp dụng nhằm
bảo vệ sức khỏe, đời sống động thực vật. Luận án nhấn mạnh việc Hiệp định SPS
cho phép các thành viên áp dụng hay duy trì các biện pháp vệ sinh động, thực vật
ngay cả khi chứng cứ khoa học liên quan chƣa đủ. Luận án khơng đi vào phân tìch
định nghĩa về “bằng chứng khoa học”, cách giải thích của Ban hội thẩm và Cơ quan
phúc thẩm về vấn đề này trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO.
Một số tài liệu nhƣ: Mutrap II, từ điển chính sách thương mại quốc tế, Hà nội,
2005; Mutrap II, Hỏi đáp về WTO, Hà Nội 2005; Phịng thƣơng mại và cơng
nghiệp Việt Nam (VCCI), các biện pháp kiểm dịch động thực vật, SPS. Những
tài liệu này chỉ đề cập đến những vấn đề quy định trong hiệp định SPS theo câu
chữ của Hiệp định, không có sự liên hệ với các vụ tranh chấp của WTO cũng

nhƣ khơng đi vào phân tìch một cách chi tiết, cụ thể về “bằng chứng khoa học”.
Ngày 03/10/2013, Bộ Cơng thƣơng phối hơp với Phịng thƣơng mại và cơng
nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức
Hội thảo “Giới thiệu hệ thống SPS tại các nước EFTA”. Hội thảo đƣợc tổ chức
nằm trong khuôn khổ cuộc đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tự do (FTA)


7

giữa Việt Nam và Khối thƣơng mại tự do Châu Âu -EFTA14. Hiệp định thƣơng
mại tự do EFTA cam kết tất cả thành viên sẽ sử dụng quy định SPS do EU ban
hành để áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia thứ ba. Ví vậy, Hội
thảo chỉ xoay quanh những quy định của EU về vệ sinh an tồn thực phẩm, làm
thế nào để nơng sản Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn của EU và có thể thâm nhập
vào thị trƣờng EU và EEA. Hội thảo không thảo luận và đề cập đến vấn đề làm
thế nào để Việt Nam kiểm sốt hàng hóa nhập khẩu có hiệu quả trong bối cảnh
khủng hoảng an tồn thực phẩm nhƣ hiện nay để bảo vệ sức khỏe cho ngƣời
tiêu dùng Việt Nam trong quá trính hội nhập.
Nhƣ vậy, cho đến hiện nay, tại Việt Nam chƣa có cơng trính nghiên cứu nào
mang tình hệ thống của quy định “bằng chứng khoa học” trong hiệp định SPS, kinh
nghiệm áp dụng của EU và từ đó kiến nghị giải pháp áp dụng quy định này có hiệu
quả để kiểm sốt hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đìch bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu
dùng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và khủng hoảng an tồn thực phẩm nhƣ hiện
nay.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Về những vấn đề có liên quan đến Hiệp định SPS và an toàn thực phẩm trên thế
giới có một số cơng trính nghiên cứu sau:
- Alan, O.Sykes, Trade and Human Health and Safety, Cambridge University
press, 2006. Tài liệu giúp ngƣời đọc có sự phân biệt sự khác biệt về khái niệm
tiêu chuẩn quốc tế đƣợc quy định trong Hiệp định SPS và TBT. Tác giả chƣa

phân tích những quy định này trong mối tƣơng quan với quy định “Bằng chứng
khoa học” theo Hiệp định SPS.
- Michael Ming Du, Reducing Product Standards Heterogeneity through
International Standards in the WTO: How Far across the River? Journal of
World Trade, Kluwer Law International, 2010. Trong tài liệu này tác giả cho
rằng việc áp dụng biện pháp SPS phải dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro, quy định
hài hòa hóa các tiêu chuẩn SPS với các tổ chức quốc tế và mục đìch của Hiệp
định SPS là nhằm loại bỏ chủ nghĩa bảo hộ trá hình. Bài viết khơng đề cập
cũng nhƣ khơng phân tìch về “bằng chứng khoa học” trong Hiệp định SPS.

14

EFTA là Hiệp định thƣơng mại tự do đƣợc ký kết giữa EU và EEA ( gồm có 4 thành viên Na Uy, Thụy Sỹ,
Iceland, và Liechtenstein).


8

- Niu Huei-Chih, Can Article 5.7 of the WTO SPS Agreement be a Model for the
Precautionary Principle? Scripted Volume 4, Issue 4, September 2007. Tác giả
tập trung phân tìch đối với khả năng áp dụng biện pháp SPS khi bằng chứng
khoa học không đầy đủ. Nhƣng tác giả vẫn chƣa phân tìch đầy đủ, bao quát về
“bằng chứng khoa học” theo quy định WTO, cũng nhƣ việc sử dụng quy định
này để kiểm sốt có hiệu quả hàng hóa nhập khẩu nhẳm bảo đảm an toàn thực
phẩm cho ngƣời dân.
- Michael Ming Du, Reducing Product Standards Heterogeneity through
International Standards in the WTO: How Far across the River? Journal of
World Trade, Kluwer Law International, 2010. Tác giả tập trung phân tích
“điều kiện để đƣợc hƣởng giả định “cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức
khỏe con ngƣời động vật, thực vật”. Bài viết đã giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc vai

trò của các tổ chức quốc tế trong quá trình xây dựng các biện pháp SPS của
quốc gia. Tuy nhiên, bài viết vẫn chỉ giới hạn ở ý nghĩa nhƣ vừa nêu trên.
- Theofanis Christoforyou, Settlement of science – based trade disputes in the
WTO: a critical review of the developing case law in the face of scientific
uncertainly, New York University Environment law Journal, Vol. VIII – 3,
2000. Tác giả tập trung phân tích bối cảnh lịch sử cho sự ra đời Hiệp định SPS,
mối tƣơng quan giữa Hiệp định SPS và Điều XX(b) Hiệp định GATT 1994,
phân tích vụ tranh chấp EC- Hormone (DS26). Bài viết đã giúp cho ngƣời đọc
có sự liên hệ với tranh chấp thực tế. Tuy nhiên, tác giả vẫn chƣa khái quát toàn
bộ nội dung “bằng chứng khoa học” theo Hiệp định SPS và chƣa liên hệ với
việc sử dụng những quy định này để quản lý hàng hóa nhập khẩu một cách hiệu
quả trƣớc những nguy cơ thực phẩm khơng an tồn.
- Jasmin Groeschl - Pramila Crivelli, SPS Measures and Trade: Implementation
Matters, CESifo (Center for Economic Studies and Ifo Institute for Economic
Research) - Ifo Institute for Economic Research, February 21, 2012. Cơng trình
nghiên cứu tập trung vào việc phân loại hai nhóm biện pháp SPS đƣợc điều
chỉnh bởi Hiệp định SPS. Đó là, các biện pháp đánh giá sự phù hợp
(Conformity assessment) và các biện pháp liên quan đến đặc tính của sản phẩm
(product characteristics). Cơng trình nghiên cứu cũng chƣa đi vào phân tìch
“bằng chứng khoa học” theo quy định Hiệp định SPS.


9

- United Nations conference on trade and development, SPS Measures, 2003. Tài
liệu tập trung vào phân tích phạm vi áp dụng của Hiệp định SPS.
- Elizabeth Fisher, Beyond the Science/Democracy Dichotomy: The World
Trade Organisation Sanitary and PhytosanitaryAgreement and Administrative
Constitutionalism, University of Oxford Faculty of Law Legal Studies
Research Paper Series Working Paper No 30/2006. Tác giả tập trung phân tích

tính chủ quyền của quốc gia trong việc thiết lập những tiêu chuẩn và minh
chứng khoa học trong hiệp định SPS.
- Lukasz Gruszczynsk, Standard of Review of Health and Environmental
Regulations by WTO Panels, research handbookon environment, health anh
WTO, Geert Van Calster, Denise Prévost, Edward ElgarPublishing, 2012. Tác
giả phân tìch Tiêu chuẩn để đƣợc xem xét khoa học theo Hiệp định SPS.
Ngoài ra, trên thế giới cịn có những cơng trình khác nghiên cứu về Hiệp định
SPS và vấn đề an toàn thực phẩm (liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo). Tuy
nhiên chƣa có cơng trính nghiên cứu nào mang tình hệ thống nghiên cứu về quy định
“bằng chứng khoa học” trong hiệp định SPS, kinh nghiệm áp dụng của EU và từ đó
kiến nghị giải pháp áp dụng quy định này có hiệu quả để kiểm sốt hàng hóa nhập
khẩu nhằm mục đìch bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập và khủng hoảng an tồn thực phẩm nhƣ hiện nay.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đìch nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định “bằng
chứng khoa học” theo quy định Hiệp định SPS, kinh nghiệm của EU trong áp dụng
Bằng chứng khoa học khi ban hành các biện pháp SPS, từ đó kiến nghị một số giải
pháp đối với Việt Nam trong việc áp dụng bằng chứng khoa học, ban hành các biện
pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nhập khẩu mà không vi phạm các quy định
của WTO.
Để đạt đƣơc mục đìch nghiên cứu đã xác định, tác giả luận văn xác định 3
mục tiêu nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, xác định ý nghĩa của bằng chứng khoa học khi ban hành các biện
pháp đảm bảo an tồn thực phẩm, từ đó, xây dựng khái niệm bằng chứng khoa học
theo quy định của WTO.


10


Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng bằng chứng khoa học của EU khi
ban hành các biện pháp đảm bảo an tồn thực phẩm nhập khẩu, thơng qua quy định
pháp luật EU và một số vụ tranh chấp cụ thể tại WTO.
Thứ ba, kiến nghị một số giải pháp khi Việt Nam ban hành các biện pháp
nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nhập khẩu để vừa bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng
trong nƣớc vừa không vi phạm các quy định của WTO.
3.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là “bằng chứng khoa học”. “Bằng chứng
khoa học” đƣợc xem xét trong luận văn dƣới góc độ quy định của WTO, cụ thể là
theo Hiệp định SPS.
Việc áp dụng bằng chứng khoa học khi ban hành các biện pháp nhằm đảm bảo
an toàn thực phẩm đƣợc các thành viên WTO áp dụng trong thực tiễn để đạt đƣợc
mục tiêu vừa đảm bảo sức khỏe ngƣời tiêu dùng vừa không vi phạm các quy định của
WTO. Luận văn chỉ nghiên cứu kinh nghiệm của EU khi ban hành các biện pháp
nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm để đạt đƣợc mục tiêu vừa đảm bảo sức khỏe ngƣời
tiêu dùng vừa không vi phạm các quy định của WTO.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu phân tìch, giải thìch, so sánh, diễn
dịch, quy nạp, phƣơng pháp phân tìch vụ tranh chấp (case), tổng hợp, thống kê.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống “bằng chứng khoa học” theo quy
định WTO. Luận văn góp phần làm hồn thiện các nghiên cứu pháp luật WTO tại
Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức này. Bên cạnh
đó, luận văn có thể là tài liệu tham khảo dành cho các đối tƣợng nghiên cứu, tìm hiểu
về quy định của WTO nói chung và “bằng chứng khoa học” theo quy định Hiệp định
SPS nói riêng.
Ngồi ra, trong bối cảnh “khủng hoảng an toàn thực phẩm” nhƣ hiện nay,
ngƣời tiêu dùng Việt Nam vô cùng hoang mang, lo lắng trong vấn đề lựa chọn thực
phẩm sao cho an tồn. Luận văn có thể đóng góp một vài kiến nghị để cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam tham khảo để ban hành những quy định vừa đạt mục tiêu

đảm bảo sức khỏe ngƣời tiêu dùng Việt Nam vừa không vi phạm các quy định của
WTO, trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên WTO.


11

6. Bố cục luận văn
Để thực hiện mục đìch nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận
văn có kết cấu nhƣ sau:
Chƣơng 1: “Bằng chứng khoa học” theo quy định của Hiệp định SPS.
Chƣơng 2: Kinh nghiệm áp dụng “bằng chứng khoa học” của EU khi xây dựng
quy định nhập khẩu nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, giải pháp dành cho Việt Nam.


12

CHƢƠNG 1: “BẰNG CHỨNG KHOA HỌC” THEO QUY ĐỊNH CỦA HIỆP
ĐỊNH SPS
Quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe là một trong những quyền cơ bản của con
ngƣời. Theo tuyên bố Alma – Alta của Tổ chức Y tế thế giới tại Hội nghị chăm sóc
sức khỏe ban đầu diễn ra vào tháng 09/1978 tại Geneva: “Chăm sóc sức khỏe ban
đầu, (…) bao gồm việc thúc đẩy một nguồn cung cấp thực phẩm an toàn và đầy đủ
dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ nước sạch và vệ sinh cơ bản; chủng ngừa chống lại
các bệnh truyền nhiễm chính, xử lý thích hợp các bệnh thông thường và bị thương; và
cung cấp thuốc thiết yếu”15. Nhƣ vậy, quyền đƣợc cung cấp thực phẩm an toàn là một
trong những quyền cơ bản của con ngƣời. Mặc dù mục tiêu cơ bản của Tổ chức
thƣơng mại thế giới là thúc đẩy thƣơng mại tự do16 nhƣng tổ chức này cũng có những
quy định bảo vệ quyền đƣợc đảm bảo sức khỏe của con ngƣời, và đảm bảo an toàn
thực phẩm là một trong những nội dung của quyền này. Những quy định đảm bảo an
toàn thực phẩm đƣợc quy định một cách rải rác, gián tiếp trong nhiều hiệp định của

WTO, nhƣng tập trung nhất và không thể không nhắc đến là Hiệp định về việc áp
dụng các biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS). Mặc dù quyền đƣợc đảm bảo an
toàn thực phẩm đƣợc thừa nhận trong WTO, nhƣng trong lịch sử nhiều thành viên
WTO đã sử dụng những biện pháp này nhƣ là phƣơng tiện bảo hộ17. Đặc biệt, trong
xu hƣớng giảm thuế quan, hạn ngạch và những ngăn cấm của các thỏa thuận song
phƣơng và đa phƣơng trong những thập kỷ qua, các biện pháp phi thuế quan đang gia
tăng. Hiệp định SPS thừa nhận quyền đƣợc đảm bảo sức khỏe con ngƣời và đảm bảo
an toàn thực phẩm là một trong những nội dung của quyền này, bên cạnh đó Hiệp
định cũng tím cách để phân biệt các biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe với những hình
thức của chủ nghĩa bảo hộ trá hính. Để đạt đƣợc mục đìch này, Hiệp định SPS yêu
cầu các biện pháp SPS đƣợc ban hành bởi các thành viên WTO đƣợc thực hiện theo
một số nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc quan trọng là “dựa trên
15

World Health Organization (1978), The Declaration of Alma-Ata in Report of the International Conference on
Primary Health Care, Geneva, Article VII.
16
Lời nói đầu, Hiệp định Marrakesh.
17
W.Maruyama (1998), A new pillar of the WTO: Sound Science, International Lawyer, pp. 65; D.Roberts (2000),
Sanitary and Phytosanitary Risk Management in the Post-Uruguay Round Era: An Economic perspective,
Washington DC: National Academies Press, pp. 35; T.Weiler (2000), “International Regultory Reform Obligations”,
Journal of World Trade Law, (34), pp. 71.


13

các ngun tắc khoa học và khơng được duy trì mà khơng có đủ bằng chứng khoa
học, trừ khi như được nêu tại khoản 7 của Điều 5”18. Nhƣ vậy, bằng chứng khoa học
có “vai trị quan trọng (key role) trong việc xác định một tiêu chuẩn hợp pháp”19.

Xu hƣớng hiện nay của thƣơng mại quốc tế là toàn cầu hóa, thúc đẩy thƣơng
mại tự do. Đây cũng là mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của WTO. Việc mở rộng mạnh
mẽ của thƣơng mại quốc tế khiến ngƣời tiêu dùng ngày càng tiếp xúc với nhiều loại
thực phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, cùng với sự đa dạng chọn thực phẩm của ngƣời tiêu
dùng, q trình này cũng có thể mang đến các tác động tiêu cực không lƣờng trƣớc,
những nguy cơ đối với sức khỏe. Bệnh do ngộ độc thực phẩm và thực phẩm bị nhiễm
bẩn là phổ biến tại tất cả các nơi trên thế giới, kéo theo chi phí lớn. Theo WHO, thực
phẩm nhiễm bẩn góp phần 1,5 tỷ ca tiêu chảy ở trẻ em mỗi năm, kết quả là hơn 3 triệu
ngƣời chết sớm20. Một trong ba ngƣời tại các nƣớc cơng nghiệp có thể bị ảnh hƣởng
bởi bệnh do thực phẩm mỗi năm21. Tại các nƣớc đang phát triển, khoảng 1,8 triệu trẻ
em tử vong mỗi năm vì các bệnh gây ra bởi các tác nhân vi sinh vật trong thực phẩm
nhiễm bẩn và nƣớc22. Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (The
United States Centers for Disease Control and Prevention - CDC) ƣớc tính rằng trong
biên giới Hoa Kỳ, thực phẩm gây ra khoảng 48 triệu bệnh, 128.000 ca nhập viện và
3.000 ca tử vong mỗi năm23. Số lƣợng ngày càng tăng của dịch bệnh do thực phẩm là
kết quả của nhiều yếu tố liên quan đến kinh tế tồn cầu hóa. Tồn cầu hóa đã tạo nên
dịng chảy ngày càng dễ dàng của hàng hóa, dịch vụ, con ngƣời, đầu tƣ, và thực phẩm
qua ranh giới quốc gia24. Vấn đề an toàn thực phẩm, cùng với sản xuất lƣơng thực và
tiêu dùng, cũng đã trở thành vấn đề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia.
Từ thực trạng an toàn thực phẩm trong bối cảnh hiện nay, vấn đề đặt ra đối
với mỗi quốc gia thành viên WTO là: làm thế nào để áp dụng bằng chứng khoa học
theo quy định của Hiệp định SPS bảo vệ quyền lợi chình đáng của ngƣời tiêu dùng

18

Điều 2.2, Hiệp định SPS.
O.Perez (2004), Ecological Sensitivity and Global legal Pluralism, Oxford press, pp. 117.
20
WHO (1999), Food safety: An Essential Public Health Issue for the New Mellenium (WHO/SDE/PHE/FOS/99. 4),
pp. 9.

21
cập nhật ngày 26/01/2014.
22
Regional Office for South East Asia - WHO (1999), Health Situation in the South East Asia Region 1994-1997
(SHE/HS/209), pp. 213-214.
23
, cập nhật ngày
26/01/2014.
24
World Health Organization (2002), Who global strategy for food safety: safer food for better health, 2002, pp. 513.
19


14

trong nƣớc, trong bối cảnh tồn cầu hóa mà khơng vi phạm những quy định của
WTO.
1.3. Vị trí của bằng chứng khoa học trong Hiệp định SPS
1.3.1. Ý nghĩa của bằng chứng khoa học khi áp dụng biện pháp SPS
1.3.1.1. Nghĩa vụ áp dụng biện pháp SPS dựa trên bằng chứng khoa học của thành
viên WTO
Mục tiêu cơ bản của WTO là thúc đẩy thƣơng mại phát triển, tuy nhiên, bên
cạnh đó, tổ chức này cũng có những quy định thừa nhận và bảo vệ quyền cơ bản của
con ngƣời đối với vấn đề an toàn thực phẩm. Điều 2.1 Hiệp định SPS thừa nhận quyền
của các thành viên có quyền sử dụng các biện pháp SPS cần thiết để bảo vệ sức khỏe
và cuộc sống con ngƣời, động thực vật với điều kiện là phải phù hợp với các nguyên
tắc của Hiệp định SPS. Để ngăn chặn các quốc gia thành viên WTO lạm dụng biện
pháp SPS nhằm mục đìch bảo hộ thƣơng mại, Hiệp định SPS tìm cách phân biệt các
biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe với những hình thức bảo hộ trá hình. Nguyên tắc áp
dụng biện pháp SPS trên cơ sở bằng chứng khoa học theo quy định tại Điều 2.2 của

Hiệp định này đƣợc xem nhƣ là cách để dung hòa giữa mục tiêu phát triển thƣơng mại
và bảo vệ quyền cơ bản của con ngƣời đối với an tồn thực phẩm. Vì vậy, việc một
quốc gia thành viên ban hành biện pháp SPS trên cơ sở bằng chứng khoa học và duy
trì biện pháp này khi có đủ bằng chứng khoa học đƣợc xem là hợp pháp theo quy định
của WTO. Tầm quan trọng của bằng chứng khoa học nhằm bảo đảm tự do hóa thƣơng
mại và bảo vệ sức khỏe con ngƣời đã đƣợc đề cập trong vụ tranh chấp EC - Hormone.
Trong vụ tranh chấp này, AB nhận định: “Yêu cầu “bằng chứng khoa học đầy đủ”
theo Điều 2.2, là quan trọng đối với việc duy trì sự cân bằng tinh tế và sự cẩn trọng
trong đàm phán Hiệp định SPS, giữa việc chia sẻ đôi khi giữa mục tiêu cạnh tranh
của lợi ích xúc tiến thương mại với bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người”25.
Bằng chứng khoa học đóng vai trị quan trọng chi phối các nghĩa vụ khác
trong Hiệp định SPS. Điều này đã đƣợc Ban hội thẩm trong vụ tranh chấp Hoa Kỳ Gia cầm (Trung Quốc) nhận định “bao quát toàn bộ và bao gồm tên Điều 2 là
“Quyền và nghĩa vụ cơ bản”, dẫn đến kết luận rằng các nghĩa vụ tại Điều 2 bao trùm
tồn bộ Hiệp định SPS”26. Bên cạnh đó, quy định áp dụng biện pháp SPS trên cơ sở
bằng chứng khoa học và duy trí khi đủ bằng chứng khoa học phản ánh mục tiêu cơ
25
26

WT/DS26/AB/R, para.177.
WT/DS392/R, para.7.142.


15

bản của việc giải quyết nhu cầu tăng cƣờng tiếp cận thị trƣờng đối với thực phẩm với
việc công nhận chủ quyền của chính phủ quốc gia có biện pháp để bảo vệ cuộc sống
và sức khỏe con ngƣời, động vật và thực vật trong lãnh thổ của họ. Hay nói cách khác
nguyên tắc này nhằm đạt đƣợc sự cân bằng giữa quyền chủ quyền của các thành viên
đối với việc áp đặt các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong lãnh thổ của mình và nhu cầu
tự do hóa thƣơng mại trong lĩnh vực thực phẩm.

Nếu một quốc gia cho rằng biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm của quốc
gia thành viên khác không phù hợp với quy định của WTO, cụ thể là Hiệp định SPS
thì quốc gia này phải chứng minh biện pháp đảm bảo an tồn thực phẩm đƣợc ban
hành khơng trên cơ sở bằng chứng khoa học và không đƣợc biện minh bởi bằng
chứng khoa học.
Có những trƣờng hợp Chính phủ quốc gia thành viên cần có những hành động
để bảo vệ sức khỏe của con ngƣời trƣớc những nguy cơ về an toàn thực phẩm khi
bằng chứng khoa học chƣa đủ bằng cách tham chiếu đến Điều 5.7, một ngoại lệ đối
với yêu cầu “bằng chứng khoa học đầy đủ”27. Trong vụ tranh chấp Nhật Bản – Sản
phẩm nông nghiệp, AB đã giải thích mối quan hệ giữa Điều 2.2 và Điều 5.7,
“Điều 5.7 cho phép thành viên tạm thời áp dụng biện pháp SPS trong trường
hợp bằng chứng khoa học có liên quan chưa đủ và những yêu cầu nhất định
phải được tuân thủ. Điều 5.7 hoạt động như một điều kiện miễn thực hiện
nghĩa vụ theo Điều 2.2 không phải là cơ sở để duy trì các biện pháp SPS
khơng có đầy đủ bằng chứng khoa học. Một cách giải thích quá rộng và linh
hoạt của nghĩa vụ này sẽ làm cho Điều 5.7 vơ nghĩa”.28
Nhƣ vậy, giải thích của AB hồn tồn hợp lý ví Điều 5.7 khơng phải là cơ sở để
áp dụng biện pháp SPS khơng có bằng chứng khoa học. Điều 5.7 Hiệp định SPS cho
phép các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cần
thiết để bảo vệ sức khỏe con ngƣời trong trƣờng hợp bằng chứng cứ khoa học có liên
quan chƣa đủ. Nói cách khác, ngay cả khi áp dụng Điều 5.7, việc ban hành biện pháp
SPS cũng phải trên cơ sở bằng chứng khoa học. Để đối phó với những rủi ro từ thực
phẩm nhập khẩu khi bằng chứng khoa học vẫn chƣa đầy đủ. Điều 5.7 có thể xem nhƣ

27

Điều 2.2, Hiệp định SPS quy định: “Các Thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp vệ sinh động-thực vật
nào cũng chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật và thực vật
và dựa trên các nguyên tắc khoa học và khơng được duy trì mà khơng có đủ bằng chứng khoa học, trừ khi như được
nêu tại khoản 7 của Điều 5”.

28
WT/DS76/AB/R, para.80.


16

là “các biện pháp SPS tạm thời”29 để giải quyết các rủi ro đó, nhƣng phải tuân thủ 4
điều kiện đƣợc quy định tại Điều 5.7.30
Trong vụ tranh chấp Nhật Bản – Những biện pháp tác động đến các sản phẩm
nơng nghiệp (DS76), AB đã giải thích về những u cầu khi áp dụng biện pháp SPS:
Có 4 yêu cầu cần phải đƣợc tuân thủ khi áp dụng Điều 5.7. Bốn yêu cầu chia làm 2
nhóm:
Nhóm 1: có cơ sở pháp lý là câu đầu tiên của Điều 5.7. Yêu cầu của nhóm này
đƣợc xem nhƣ điều kiện tiên quyết cho việc áp dụng biện pháp SPS tạm thời, gồm: (1)
đƣợc áp đặt đối với trƣờng hợp bằng chứng khoa học liên quan chƣa đủ, (2) áp dụng
trên cơ sở thơng tin chun mơn sẵn có. Nhóm 2: có cơ sở pháp lý là câu thứ hai của
Điều 5.7. Những u cầu của nhóm thứ hai nhằm mục đìch thiết lập nghĩa vụ đối với
các thành viên nhằm đảm bảo rằng những biện pháp này là cần thiết trong tƣơng lai và
tạm thời là bản chất, gồm: (1) tìm kiếm, thu thập thơng tin bổ sung cần thiết để có sự
đánh giá rủi ro khách quan hơn và (2) rà soát các biện pháp vệ sinh động, thực vật một
cách tƣơng ứng trong khoảng thời gian hợp lý. Ngoài ra, AB cho rằng, 4 yêu cầu này
phải đƣợc áp dụng đồng thời, và rất quan trọng để xác định tính phù hợp của một biện
pháp đối với quy định này. Nếu một trong số những yêu cầu này không đƣợc đáp ứng
thì có thể kết luận thành viên hành động khơng phù hợp với quy định tại Điều 5.731.
Giải thích của AB trong vụ tranh chấp DS76 cho thấy thành viên không đƣợc
phép áp dụng tạm thời biện pháp SPS đơn giản chỉ vì bằng chứng khoa học liên quan
chƣa đủ. Thay vào đó, chỉ có thể áp dụng các biện pháp SPS khi bằng chứng khoa học
chƣa đủ khi tất cả 4 yêu cầu của Điều 5.7 đƣợc đáp ứng. Rất khó khăn để đáp ứng
cùng lúc 4 yêu cầu này, và những yêu cầu này rất dễ phát sinh tranh chấp. Chẳng hạn
nhƣ, đối với yêu cầu thứ nhất, “được áp đặt đối với trường hợp bằng chứng khoa học

liên quan chưa đủ”. Trong vụ tranh chấp Nhật Bản – Những biện pháp tác động đến
việc nhập khẩu táo (DS245), AB giải thìch “bằng chứng khoa học có liên quan chƣa

29

Niu Huei-Chih (2007), “Can Article 5.7 of the WTO SPS Agreement be a Model for the Precautionary
Principle?”, Scripted Volume 4, Issue 4, pp. 368.
30

Điều 5.7, Hiệp định SPS quy định: “Trong trường hợp chứng cứ khoa học liên quan chưa đủ, một Thành viên có
thể tạm thời áp dụng các biện pháp vệ sinh động-thực vật trên cơ sở thơng tin chun mơn sẵn có, kể cả thơng tin từ
các tổ chức quốc tế liên quan cũng như từ các biện pháp vệ sinh động-thực vật do các Thành viên khác áp dụng.
Trong trường hợp đó, các Thành viên sẽ phải thu thập thông tin bổ sung cần thiết để có sự đánh giá rủi ro khách
quan hơn và rà soát các biện pháp vệ sinh động-thực vật một cách tương ứng trong khoảng thời gian hợp lý”.
31

WT/DS76AB/R, para.89.


17

đủ” thơng qua giải thích hai thuật ngữ “liên quan” và “chƣa đủ”. AB nhận định rằng
độ tin cậy và tính thuyết phục của các kết luận là yếu tố cơ bản của khái niệm “chƣa
đủ”. AB giữ quan điểm cho rằng khái niệm “liên quan” và “chƣa đủ” trong cụm từ mở
đầu của Điều 5.7 bao hàm một mối quan hệ giữa bằng chứng khoa học và những yếu
tố khác32. Và AB cho rằng có một liên kết hoặc một mối quan hệ giữa câu đầu tiên
theo Điều 5.7 và nghĩa vụ thực hiện đánh giá rủi ro theo Điều 5.1 và theo quy định tại
Phụ lục A của Hiệp định SPS33. Bên cạnh đó, AB nhận định nguyên văn Điều 5.7 rõ
ràng là đề cập đến “những trƣờng hợp chứng cứ khoa học liên quan chƣa đủ” không
phải là “khoa học khơng chắc chắn”34. Thậm chì AB cịn đi xa hơn để làm rõ sự khác

biệt của hai khái niệm này, những gì chắc chắn là “bằng chứng khoa học không chắc
chắn” không thể là một lý do để biện minh cho việc áp dụng biện pháp SPS theo Điều
5.735. AB trong vụ tranh chấp Nhật Bản – Táo (DS245) xác định “bằng chứng khoa
học chƣa đủ” không phải là “khoa học không chắc chắn”, nhƣng không nêu lên tiêu
chì để phân biệt hai khái niệm này. Tranh chấp cũng dễ phát sinh đối với yêu cầu 3:
Tìm kiếm để thu thập thông tin bổ sung cần thiết để có sự đánh giá rủi ro khách quan
hơn. Để đáp ứng yêu cầu của Nhật Bản đối với việc xem xét khái niệm của việc thu
thập “thông tin bổ sung cần thiết để có sự đánh giá rủi ro khách quan hơn”, AB lƣu ý
rằng Điều 5.7 cũng nhƣ các điều khoản nào khác của Hiệp định SPS không quy định
điều kiện nào là điều kiện tiên quyết của thơng tin bổ sung đƣợc thu thập hay quy
trình thu thập cụ thể. Tuy nhiên, bởi vì những thơng tin này đƣợc tìm kiếm là để cho
phép các thành viên thực hiện “một đánh giá rủi ro khách quan hơn”, thơng tin tím
kiếm phải phù hợp với việc tiến hành đánh giá rủi ro36. Nhƣ vậy, AB không đƣa ra
một danh sách những thông tin bổ sung cần thiết phải thu thập, cũng không đƣa ra
những điều kiện hay quy trính, phƣơng pháp thu thập, mà chỉ đƣa ra tiêu chì duy nhất
là thơng tin đó phải phù hợp với việc đánh giá rủi ro. Tiêu chí này mang tính chất định
tính, dễ phát sinh tranh chấp. Việc đánh giá rủi ro đối với từng vụ tranh chấp sẽ có nội
dung khác nhau. Nhƣ vậy, thông tin bổ sung trong mỗi vụ tranh chấp cũng sẽ khơng
hồn tồn giống nhau mà những thông tin này phải đƣợc thu thập phù hợp với việc
đánh giá rủi ro trong từng vụ tranh chấp cụ thể. Cách giải thích này của AB đảm bảo

32

WT/DS245/AB/R, para. 179.
WT/DS245/AB/R, para. 179.
34
WT/DS245/AB/R, para. 184.
35
WT/DS245/AB/R, para. 184.
36

WT/DS245/AB/R, para. 92.
33


×