Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân cấp huyện (từ thực tiễn tỉnh lâm đồng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 98 trang )

TRẦN NGỌC XUÂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC XUÂN

LUẬN VĂN CAO HỌC

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC XUÂN

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật hiến pháp và Luật hành chính
Mã số: 60380102



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Bình

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác./.
Đà Lạt, tháng 11 năm 2013
Học viên thực hiện

Trần Ngọc Xuân


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- CBCC: Cán bộ, công chức
- HĐND&UBND: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
- TTHC: Thủ tục hành chính
- UBND: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 2
3. M c đích và nhiệ v nghiên cứu c a đề tài ........................................... 3
4. Giới hạn phạ vi nghiên cứu ..................................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 3

6. Đi
ới c a uận v n ............................................................................... 4
7. ết cấu c a uận v n ................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CẢI CÁCH THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN .............................................................. 5
1.1. Những vấn đề ý uận về th t c hành chính và cải cách th t c hành
chính ................................................................................................................. 5
1 1 1 hái ni m, ph n oại, v i tr
th t hành h nh ........................ 5
1.1.2. Nh ng v n
hung v
i á h th t hành h nh ......................... 9
1.2. Trách nhiệ quyền hạn c a Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thực
hiện cải cách th t c hành chính ................................................................. 11
1 2 1 Chứ năng, nhi m v , quy n hạn
Ủy b n nh n d n p huy n . 11
1.2.2 Trá h nhi m, quy n hạn
Ủy b n nh n d n p huy n trong thự
hi n i á h th t hành h nh ................................................................ 12
1.3. Những cơ chế biện pháp cải cách th t c hành chính ....................... 14
1 3 1 Cơ hế một ử , ơ hế một ử iên thông ...................................... 15
1 3 2 Rà sốt ơn gi n hó th t hành h nh ......................................... 17
1.3.3. Tiếp nhận, xử ý ph n ánh, kiến nghị
á nh n, tổ hứ v quy
ịnh hành h nh ........................................................................................... 18
1.3 4 Áp d ng h thống qu n ý h t ượng theo tiêu huẩn ISO 9001 ..... 19
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN (TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM
ĐỒNG)............................................................................................................ 21
2.1. hái quát điều kiện tự nhiên kinh tế ã h i và cơ cấu t chức Ủy

ban nhân dân cấp huyện ............................................................................... 21
2 1 1 Đi u ki n tự nhi n, kinh tế-x hội ..................................................... 21


2.1 2 Đi u ki n v tổ hứ bộ máy, ội ngũ ông hứ
Ủy b n nh n
d n p huy n, tỉnh L m Đồng ................................................................... 21
2.2. Những thành tựu và hạn chế trong cải cách th t c hành chính tại
Ủy ban nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Lâ Đồng......................... 22
2.2.1. Nh ng kết qu ạt ượ trong vi thự hi n i á h th t hành
chính ............................................................................................................ 22
2 2 2 Nh ng hạn hế .................................................................................. 45
2.3. Nguyên nhân c a những hạn chế cải cách th t c hành chính tại U
ban nhân dân huyện từ thực tiễn tỉnh Lâ Đồng...................................... 57
2.3.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................. 57
2.3.2. Nguyên nh n h qu n ..................................................................... 58
CHƢƠNG 3: CÁC ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN (QUA
HẢO SÁT TỈNH LÂM ĐỒNG) ................................................................ 60
3.1. Các định hƣớng cải cách th t c hành chính ...................................... 60
3 1 1 B o m thuận ti n ối với người d n và do nh nghi p .................. 61
3 1 2 C i á h th t hành h nh ph i m b o t nh ông kh i, minh bạ h
..................................................................................................................... 61
3 1 3 C i á h th t hành h nh áp ứng yêu ầu thú ẩy phát triển
kinh tế - x hội ............................................................................................. 61
3 1 4 C i á h th t hành h nh m b o sự thống nh t trong thự hi n
pháp uật ó hi u ự , hi u qu qu n ý nhà nướ ...................................... 62
3.2. Các giải pháp nhằ đẩy ạnh cải cách th t c hành chính ............. 62
3 2 1 Nhóm gi i pháp v hoàn thi n á quy ịnh
pháp uật v

i
á h th t hành h nh hi n hành và b n hành uật th t hành h nh .. 62
3 2 2 Nhóm gi i pháp
xu t v thự hi n i á h th t hành h nh ở
ị phương hi n n y .................................................................................... 70
3 2 3 Một số gi i pháp khá nhằm m b o sự ồng bộ trong thự hi n i
á h th t hành h nh .............................................................................. 82
ẾT LUẬN .................................................................................................... 85


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới để phát triển đất nước, Đảng ta đã ban
hành nhiều chủ trương về cải cách hành chính và luôn xác định là một khâu
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Trên cơ sở đ Chính
phủ đã ban hành và tổ chức ch đ o thực hiện Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đo n 2001 – 2010 và giai đo n 2011 – 2020, trong
đ cải cách thủ tục hành chính được xác định là khâu đột phá trong tiến trình
cải cách hành chính. Cải cách thủ tục hành chính nhằm xố bỏ tính quan liêu,
rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân, kìm hãm sự phát triển
của nền kinh tế. Hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng cơng khai,
minh b ch, đơn giản và thuận tiện thực hiện quyền, lợi ích và ngh a vụ của
người dân và doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế - xã hội.
UBND các huyện, thành phố thuộc t nh Lâm Đồng đã triển khai
thực hiện các ho t động cải cách thủ tục hành chính trên cơ sở quy định của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy định, ch đ o của UBND
t nh Lâm Đồng. Quá trình thực hiện đã đem l i nhiều kết quả tích cực, góp
phần ngày càng hồn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính,

đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế,
quốc tế. Việc tổ chức giải quyết thủ tục hành chính ngày càng rõ ràng, minh
b ch t o thuận lợi cho việc thực thi của cơ quan nhà nước và giảm phiền hà
cho cá nhân, tổ chức.
Song, cải cách thủ tục hành chính còn chậm so với yêu cầu thực
tiễn. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính nhìn chung còn phức
t p, chưa đáp ứng yêu cầu đơn giản. Việc tổ chức giải quyết thủ tục hành
chính chưa bảo đảm đúng quy định của pháp luật và còn nhiều h n chế, chưa
thật minh b ch trong quá trình giải quyết, còn gây kh khăn, phiền hà cho cá
nhân, tổ chức.
Do vậy, cải cách thủ tục hành chính cần được tiếp tục nghiên cứu
hoàn thiện hơn nữa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, nhất là các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, nên nghiên cứu đề tài: “Cải cách th t c hành
chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (từ thực tiễn tỉnh Lâ Đồng)” là
cấp bách cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.


2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta hiện nay, vấn đề cải cách thủ tục hành chính đang được
nhiều nhà khoa học (luật học, hành chính học, ...) quan tâm và đã c nhiều
cơng trình khoa học đã và đang nghiên cứu, như:
Sách “Cải cách quy trình và thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai và
xây dựng - sổ tay tham khảo về cải cách hành chính dành cho địa phương”
tháng 5 năm 2011 do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Viện nghiên cứu quản
lý kinh tế trung ương (CIEM); phòng Thương m i và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) phối hợp xuất bản. Thông qua khảo sát một số địa phương như: Bà
Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Ninh Thuận, Hải Dương, Thái Nguyên... Mục tiêu
của cuốn sách nhằm giúp địa phương tham khảo các mơ hình quy trình và
thực hiện cải cách hành chính liên quan tới đầu tư, đất đai, xây dựng.

Cải cách hành chính hướng đến nền hành chính hiệu lực, hiệu quả,
Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước chương trình chun viên
chính phần II , Học viện Hành chính quốc gia, NXB khoa học và kỹ thuật.
Cải cách hành chính ở Ninh Bình qua thực tiễn triển khai một dự án
cải cách hành chính của tác giả Nguyễn Văn Thâm, T p chí Nhà nước và pháp
luật số 8 – 2011.
Cơng tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn t nh Hà Nam
của tác giả Mai Tiến Dũng, T p chí Quản lý nhà nước số 205 - 2013.
“Một dấu” trong cơ chế “một cửa, một dấu” của chính quyền quận,
huyện TP. Hồ Chí Minh: ý tưởng đột phá, nhưng thực hiện nửa vời, trái pháp
luật và không khả thi, của tác giả Trương Đắc Linh, T p chí khoa học pháp lý,
số 6 – 2007.
Luận văn cao học c : “C i á h th t hành h nh trong ĩnh vự
h i qu n tại thành phố Hồ Ch Minh - Thự trạng và gi i pháp” của Nguyễn
Trọng Trình (học viên cao học Luật – Kh a 7, Trường Đ i học Luật thành phố
Hồ Chí Minh); “Cơ hế một ử ở UBND x , thị tr n: thự trạng và gi i pháp
hoàn thi n (Từ thự tiễn tỉnh Bến Tre)” của Lê Minh Phúc (học viên cao học
Luật – Kh a 9, Trường Đ i học Luật thành phố Hồ Chí Minh); “Cơ hế một
ử iên thông tại thành phố Hồ Ch Minh” của Nguyễn Thị Hoài Thu (học
viên cao học Luật – Thành ủy – kh a 2, Trường Đ i học Luật thành phố Hồ
Chí Minh).


3
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp t nh “Đánh giá ho t động cải
cách hành chính hiện nay, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách
hành chính trong 5 năm tới” của tác giả Nghiêm Vũ Hà, được Hội đồng khoa
học t nh Lâm Đồng nghiệm thu năm 2010.
Ngồi ra, cịn c những bài viết khác liên quan đến nội dung luận
văn của các t p chí Luật học, Nhà nước và pháp luật, T p chí Dân chủ và pháp

luật…
Các cơng trình nghiên cứu n i trên đã đề cập đến nhiều g c độ của
cải cách hành chính n i chung, cải cách thủ tục hành chính n i riêng. Tuy
nhiên, chưa c cơng trình nào nghiên cứu tồn diện, tổng thể về cải cách thủ
tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện n i chung và từ thực tiễn t nh
Lâm Đồng nói riêng.
3. M c đích và nhiệ v nghiên cứu c a đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về th m
quyền U ban nhân dân cấp huyện về cải cách thủ tục hành chính. Đánh giá
thực tr ng về cải cách thủ tục hành chính t i U ban nhân dân cấp huyện
thông qua khảo sát t nh Lâm Đồng. Trên cơ sở đ đề xuất ý kiến nâng cao
hiệu quả cách thủ tục hành chính t i U ban nhân cấp huyện.
Để hồn thành mục đích nghiên cứu nhiệm vụ của luận văn tập
trung làm sáng tỏ một số vấn đề sau đây:
- Tổng hợp các quan niệm về cải cách thủ tục hành chính thuộc
th m quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Tiến hành đánh giá thực tr ng cải cách thủ tục hành chính của U
ban nhân dân cấp huyện qua khảo sát t i t nh Lâm Đồng.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
cải cách thủ tục hành chính t i Ủy ban nhân dân cấp huyện từ thực tiễn t nh
Lâm Đồng.
4. Giới hạn phạ vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc thực hiện các ho t động cải cách thủ tục hành chính
t i U ban nhân dân cấp huyện từ thực tiễn t nh Lâm Đồng từ năm 2001 đến
năm 2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm, phương pháp luận
chủ ngh a duy vật biện chứng và chủ ng a duy vật lịch sử.



4
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng phối, kết hợp để
làm sáng tỏ các nội dung, được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ Luận văn.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để tổng hợp, xử lý các số liệu
thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhất là đối với ho t động thực hiện cơ
chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, ở Chương II.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu các ho t động
triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính giữa các huyện, thành phố
thuộc t nh, những bất cập làm cơ sở cho việc kiến nghị, sửa đổi bổ sung các
quy định của pháp luật cũng như kiến nghị việc thực hiện ở địa phương bảo
đảm tính thống nhất, hiệu quả trong thực hiện.
- Phương pháp tham khảo các nguồn tài liệu, công trình nghiên cứu
đã được cơng bố về cải cách thủ tục hành chính, kế thừa, bổ sung bảo đảm
luận văn hoàn thiện hơn.
6. Đi
ới c a uận v n
Về mặt khoa học, trên cơ sở đưa ra cách nhìn tồn diện hơn về cải
cách thủ tục hành chính; thơng qua đánh giá thực tr ng cải cách thủ tục hành
chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện qua khảo sát t nh Lâm Đồng; trên cơ sở
đ luận văn đề xuất những giải pháp g p phần hoàn thiện các quy định của
pháp luật về cải cách thủ tục hành chính và những giải pháp nâng cao hiệu quả
cải cách thủ tục hành chính t i Ủy ban nhân dân cấp huyện, t nh Lâm Đồng.
7. ết cấu c a uận v n
Luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về cải cách thủ tục hành chính.
Chương 2: Thực tr ng cải cách thủ tục hành chính t i Ủy ban nhân
dân cấp huyện (từ thực tiễn t nh Lâm Đồng).
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm tiếp tục cải cách thủ tục

hành chính t i U ban nhân dân huyện (từ thực tiễn t nh Lâm Đồng)


5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CẢI CÁCH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1.1. Những vấn đề ý uận về th t c hành chính và cải cách th
t c hành chính
1.1.1. hái ni m, ph n oại, v i tr
th t hành h nh
1.1.1.1. hái ni m th t hành h nh
Trong khoa học Luật hành chính hiện nay, c nhiều quan điểm về
khái niệm thủ tục hành chính (TTHC). Các quan điểm đều định ngh a TTHC
là trình tự và cách thức do luật hành chính quy định. Song về ph m vi của
khái niệm TTHC thì khơng thống nhất, c ba quan điểm về ph m vi khái niệm
TTHC, gồm:
Quan điểm thứ nhất “thủ tục hành chính là trình tự và cách thức mà
luật hành chính quy định. Theo đ các cơ quan hành chính nhà nước giải
quyết các tranh chấp về quyền và xử lý vi ph m pháp luật”; quan điểm thứ hai
“thủ tục hành chính là trình tự và cách thức do luật hành chính quy định. Theo
đ các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết bất kỳ vụ việc cá biệt cụ thể
nào”; quan điểm thứ ba “thủ tục hành chính là trình tự và cách thức do luật
hành chính quy định nhằm thực hiện mọi hình thức ho t động của các cơ quan
hành chính, tức là bao gồm khơng ch trình tự và các thức thực hiện hai lo i
ho t động theo hai quan điểm trên, mà cả trình tự và cách thức thực hiện ho t
động sáng t o pháp luật (ban hành quyết định quy ph m pháp luật và quyết
định chủ đ o)(1).
Theo pháp luật của nước ta hiện nay thì: “Thủ tục hành chính là
trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà

nước, người c th m quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên
quan đến cá nhân, tổ chức” (2). Trình tự thực hiện là thứ tự các bước tiến hành
của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC trong giải quyết một công việc cụ
thể cho cá nhân, tổ chức. Hồ sơ là những lo i giấy tờ mà đối tượng thực hiện
TTHC cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức c th m quyền giải
Nguyễn Cửu Việt (2010), Giáo trình uật hành h nh Vi t N m, nhà xuất bản Đ i học Quốc gia
Hà Nội, tr. 430.
2
Khoản 1, điều 3, Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm
sốt thủ tục hành chính.
1


6
quyết TTHC trước khi cơ quan thực hiện TTHC giải quyết một công việc cụ
thể cho cá nhân, tổ chức. Yêu cầu, điều kiện là những đòi hỏi mà đối tượng
thực hiện TTHC phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một TTHC cụ thể.
Trong ba quan điểm về khái niệm TTHC trong khoa học luật hành
chính thì quan điểm thứ ba là khái quát nhất, phù hợp nhất nội hàm thủ tục
hành chính. Đối với định ngh a TTHC theo pháp luật Việt Nam nêu trên là
TTHC giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức, thuộc lo i TTHC
giải quyết một vụ việc cá biệt, cụ thể phục vụ cho yêu cầu cải cách hành chính
trong thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu đề tài nên tác giả tập trung làm rõ
thêm một số đặc điểm của TTHC phục vụ cho ho t động cải cách TTHC. Từ
định ngh a TTHC theo pháp luật Việt Nam nêu trên thì TTHC có những đặc
điểm sau:
- TTHC phải được quy định trong văn bản quy ph m pháp luật do
Chính phủ ban hành hoặc trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban
hành; do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy

ban nhân dân t nh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Những TTHC
không được quy định trong văn bản quy ph m pháp luật của cấp c th m
quyền là trái pháp luật, không c hiệu lực. Do vậy các cấp, các ngành, các địa
phương không được tuỳ tiện đặt ra TTHC ngoài quy định..
- Một TTHC cụ thể bao gồm các bộ phận t o thành cơ bản sau đây:
Tên TTHC; Trình tự thực hiện; Cách thức thực hiện; Hồ sơ; Thời h n giải
quyết; Đối tượng thực hiện; Cơ quan thực hiện; Kết quả thực hiện TTHC;
- Trường hợp TTHC phải c mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu
kết quả thực hiện TTHC; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ
khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện TTHC; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí
là bộ phận t o thành của TTHC.
Những TTHC khơng đáp ứng u cầu trên thì phải được rà sốt,
điều ch nh.
1.1.1.2. Ph n oại th t hành h nh
Để phục vụ cho ho t động cải cách TTHC thì việc phân lo i TTHC
cần phải được tiến hành và n c ý ngh a quan trọng trong việc thực hiện cải
cách TTHC. TTHC c thể c nhiều cách phân lo i khác nhau. Từ yêu cầu


7
phân lo i để phục vụ cho thực hiện cải cách TTHC thì c thể phân lo i như
sau:
* Ph n oại theo ối tượng thự hi n th t hành h nh:
TTHC n i chung do nhiều đối tượng thực hiện. Đối tượng thực hiện
TTHC là đối tượng quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm các tổ
chức, cá nhân n i chung. Trong đ c cá nhân bao gồm công dân Việt Nam,
cán bộ - công chức, viên chức nhà nước, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, người nước ngoài... và tổ chức bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nghề
nghiệp... Những TTHC c đối tượng thực hiện là CBCC, viên chức; cơ quan

nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập... là những TTHC nội bộ trong quản lý
ho t động của hệ thống cơ quan nhà nước. Những TTHC c đối tượng thực
hiện là người dân, doanh nghiệp... là những TTHC để thực hiện các ho t động
quản lý kinh tế - xã hội của cơ quan nhà nước.
Phân lo i TTHC theo đối tượng thực hiện sẽ giúp cơ quan nhà nước
xác định nh m TTHC cần thực hiện cải cách tương ứng với mục tiêu đặt ra.
Để đảm bảo cho ho t động của các cơ quan được thơng suốt, c liệu lực, hiệu
quả thì phải tiến hành cải cách TTHC nội bộ trong quản lý ho t động của hệ
thống cơ quan nhà nước. Để đảm bảo thúc đ y phát triển kinh tế, xã hội thì
phải tiến hành cải cách thủ tục liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
Thực tiễn trong ho t động cải cách TTHC thời gian qua, Chính phủ
đã tập trung ch đ o thực hiện cải cách TTHC liên quan đến người dân, doanh
nghiệp, như Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ
về cải cách một bước TTHC trong giải quyết công việc của cơng dân và tổ
chức nhằm rà sốt, sửa đổi và bãi bỏ những TTHC không phù hợp, gây kh
khăn cho ho t động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của
nhân dân; Quyết định 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Đề án đơn giản h a TTHC trên các l nh vực quản lý nhà nước
giai đo n 2007 – 2010 với ph m vi thực hiện là “Đơn giản hoá TTHC được
thực hiện trên các l nh vực quản lý nhà nước, trong quan hệ giữa cơ quan quản
lý nhà nước với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, giữa các cơ quan quản lý
nhà nước với nhau”. Trong quá trình thực hiện, Tổ công tác chuyên trách cải


8
cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ đã giới h n l i ph m vi đề án (3) là ch
thực hiện thống kê, rà soát đối với: TTHC giữa cơ quan hành chính nhà nước
với cá nhân, tổ chức liên quan đến đời sống của nhân dân; TTHC giữa cơ
quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức liên quan đến ho t động kinh
doanh. Đề án không áp dụng đối với các TTHC: Trong nội bộ các cơ quan

hành chính nhà nước như thủ tục tăng lương, khen thưởng, k luật CBCC,…;
Giữa các cơ quan hành chính nhà nước khi không liên quan đến việc giải
quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức; Liên quan đến bí mật nhà nước, an ninh
quốc gia; Thanh tra; Xử ph t vi ph m hành chính.
Như vậy phân lo i TTHC theo đối tượng thực hiện giúp xác định
ph m vi cải cách TTHC phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể trong từng giai
đo n.
* Ph n oại theo ĩnh vự , ngành qu n ý:
Mỗi ngành, l nh vực đều c những TTHC để thực hiện những ho t
động quản lý cụ thể. Phân lo i theo l nh vực, ngành quản lý là sắp xếp các
TTHC theo từng ngành, l nh vực để thuận tiện cho việc quản lý, theo dõi và
thực hiện.
* Ph n oại theo thẩm quy n gi i quyết th t hành h nh:
TTHC c lo i ch thuộc th m quyền giải quyết của một cơ quan, c
lo i thuộc th m quyền giải quyết của nhiều cơ quan. Nếu việc thống kê một
TTHC xác định được th m quyền giải quyết của tất cả các cơ quan c liên
quan sẽ giúp ích cho việc xem xét đơn giản h a những bước giải quyết không
cần thiết; đồng thời qua thống kê, phân lo i TTHC theo th m quyền giải quyết
cũng giúp cho việc tổ chức giải quyết TTHC một cách hợp lý, nhất là xác định
TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa, TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa
liên thông đảm bảo sự thống nhất, thông suốt trong quá trình thực hiện.
1.1.1.3. V i tr
th t hành h nh trong qu n ý hành h nh
nhà nướ
- TTHC là phương tiện, công cụ để cơ quan nhà nước, người c
th m quyền thực hiện các quy ph m vật chất vào đời sống thực tế của xã hội.
N giữ vai trò đảm bảo cho ho t động quản lý nhà nước đ t được mục đích đã

Tổ cơng tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Cơng văn số
126/CCTTHC ngày 04 tháng 11 năm 2008 về việc tổ chức thực hiện thống kê thủ tục hành chính.

3


9
định, phù hợp với th m quyền của các cơ quan nhà nước hoặc của cá nhân, tổ
chức được u quyền trong việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước.
- TTHC là cơ sở đảm bảo thi hành một cách thống nhất các quyết
định quản lý và t o điều kiện cho việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và hiệu
quả của việc thực hiện quyết định đ trong thực tiễn.
- TTHC là một kênh quan trọng đảm bảo mối liên hệ giữa nhà nước
với cá nhân, tổ chức và là hình thức quan trọng để người dân thực hiện quyền
của mình. TTHC là cơ sở và điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giải
quyết công việc của cá nhân, tổ chức theo pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.
1.1.2. Nh ng v n
hung v
i á h th t hành h nh
1.1.2.1. hái ni m i á h th t hành h nh
Trong thực tiễn Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đ y m nh cải cách
TTHC. Cùng với việc cải cách TTHC của đất nước, trong thời gian qua c
nhiều tài liệu viết về cải cách TTHC. Khi viết về cải cách TTHC, các tác giả
thường đưa ra khái niệm về TTHC; mục đích, yêu cầu của cải cách TTHC,
thực tr ng thực hiện và giải pháp thực hiện cải cách TTHC… nhưng chưa c
tác giả nào đặt vấn đề về khái niệm cải cách TTHC. Như vậy khái niệm cải
cách TTHC là gì? Thiết ngh đây cũng là vấn đề cần nghiên cứu để g p phần
hoàn thiện về mặt lý luận cho thực tiễn cải cách TTHC ở nước ta.
Theo Đ i từ điển tiếng Việt thì “cải cách c ngh a là sửa đổi cho hợp
lý, cho phù hợp với tình hình mới ” (4). Thủ tục hành chính là trình tự, cách
thức do luật hành chính quy định. Như vậy cải cách TTHC là sửa đổi TTHC
cho hợp lý, cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Song nếu định ngh a như vậy

thì cải cách TTHC mới ch là sửa đổi những quy định của pháp luật về TTHC,
mà chưa bao hàm việc tổ chức thực hiện giải quyết TTHC. Trong khi mục tiêu
của cải cách TTHC là phải: hoàn thiện các quy định về TTHC một cách hợp
lý, phù hợp theo hướng công khai, đơn giản; đồng thời phải tổ chức giải quyết
TTHC cho cá nhân, tổ chức nhanh ch ng, thuận tiện, t o bước chuyển biến
căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan Nhà
nước với cá nhân, doanh nghiệp.

4

Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ iển tiếng Vi t, Nhà xuất bản Văn h a thông tin Hà Nội, tr. 240.


10
Như vậy, để c khái niệm cải cách thủ tục hành phù hợp thực tiễn
thì chúng ta cần bàn thêm về khái niệm TTHC. Nếu n i pháp luật về TTHC là
quy ph m hình thức, bảo đảm cho quy ph m nội dung được thực thi, thì đến
lược mình, quy ph m TTHC – quy ph m hình thức để n được thực thi một
cách c hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn thì l i phải c nh ng ơ hế, bi n
pháp thự thi thể.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn c thể khái quát cải cách thủ tục hành
chính như sau: C i cách TTHC à hoạt ộng
ơ qu n nhà nướ sáng tạo
r nh ng ơ hế, bi n pháp và tổ hứ thự hi n húng nhằm sử ổi TTHC
ho hợp ý, ho phù hợp với tình hình mới và tổ hứ gi i quyết TTHC trong
thự tiễn ó hi u ự , hi u qu .
Từ định ngh a trên ta thấy cải cách TTHC bao gồm :
- Ho t động sáng t o ra những cơ chế, biện pháp. Ví dụ trong thực
tiễn cải cách của nước ta, Chính phủ đã ban hành Đề án 30; thành phố Hồ Chí
Minh sáng t o ra cơ chế “một cửa, một dấu”(5); Thủ tướng Chính phủ ban

hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”… những ho t
động này là ho t động sáng t o ra cơ chế, biện pháp. Vì nếu như chưa c Đề
án 30 với những biện pháp thực hiện phù hợp thì việc rà soát, đơn giản h a
TTHC sẽ chưa thể c những kết quả như ngày hôm nay. Như vậy ho t động
này đòi hỏi sự sáng t o, năng động của các cấp, các ngành và được hình thành
từ thực tiễn quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, sau đ
được tổng kết, đánh giá và hoàn thiện thành những cơ chế, giải pháp để thực
hiện chung.
- Ho t động tổ chức thực hiện những cơ chế, biện pháp đã được
sáng t o ra. Đây là ho t động phổ biến, rõ nét nhất, thể hiện trách nhiệm và
kết quả thực hiện cải cách TTHC trong từng cơ quan, đơn vị, từng cấp chính
quyền. Đề án 30 hay cơ chế một cửa, một cửa liên thông nếu không c sự ch
đ o quyết liệt và đặc biệt là sự vào cuộc thực sự của các cấp chính quyền thì
kết quả cải cách TTHC cũng sẽ khơng c sự tiến triển rõ nét. Do vậy cải cách
hành chính n i chung, cải cách TTHC nói riêng địi hỏi sự nỗ lực, sự vào cuộc
của tất cả các cấp, các ngành, của các hệ thống chính trị và tồn xã hội.
Trương Đắc Linh (2007), ““một dấu” trong cơ chế “một cửa, một dấu” của chính quyền quận,
huyện TP. Hồ Chí Minh: ý tưởng đột phá, nhưng thực hiện nửa vời, trái pháp luật và không khả
thi”, Tạp h kho họ pháp ý, (6).
5


11
- Cải cách thủ tục hành chính nhằm sửa đổi TTHC cho hợp lý, cho
phù hợp với tình hình mới, là nhằm hoàn thiện các quy ph m TTHC; như Đề
án 30 với mục tiêu là “Đơn giản h a TTHC trên các l nh vực quản lý nhà
nước nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh b ch
của TTHC”(6).
- Cải cách thủ tục hành chính để tổ chức giải quyết TTHC trong
thực tiễn c hiệu lực, hiệu quả; như Cơ chế một cửa, một cửa liên thông với

mục tiêu là nhằm “bảo đảm giải quyết công việc nhanh ch ng, thuận tiện cho tổ
chức, cá nhân”(7).
Như vậy, cải cách TTHC c vai trò rất quan trọng trong ho t động của cơ
quan hành chính nhà nước nhằm đảm bảo thúc đầy phát triển kinh tế, ổn định an
ninh, chính trị; phục vụ nhu cầu hợp pháp của công dân và tổ chức
1.1.2.2. Cá yếu tố tá ộng tới i á h th t hành h nh
Cải cách TTHC là ho t động của hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước, do vậy n cũng c nhiều yếu tố tác động đến ho t động này. Trong đó
c thể kể đến ba yếu tố cơ bản sau:
- Sự lãnh đ o của Đảng thông qua đường lối, chủ trương định ra
phương hướng cải cách TTHC và sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã
hội phản biện và giám sát thực hiện TTHC đối với cơ quan nhà nước; cán bộ
công chức nhà nước.
- Tổ chức và ho t động của bộ máy hành chính gồm: tổ chức bộ
máy – phân cơng, phân cấp; đội ngũ CBCCVC; tài chính và các điều kiện về
cơ sở vật chất phục vụ cho ho t động hành chính n i chung.
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và những tiến bộ của
khoa học kỹ thuật trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
1.2. Trách nhiệm quyền hạn c a Ủy ban nhân dân cấp huyện
trong thực hiện cải cách th t c hành chính
1.2.1. Chứ năng, nhi m v , quy n hạn c a Ủy ban nhân dân c p
huy n

Quyết định 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt
Đề án Đơn giản hố thủ tục hành chính trên các l nh vực quản lý nhà nước giai đo n 2007 – 2010.
7
Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thơng t i các cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương.
6



12
U ban nhân dân (UBND) cấp huyện do Hội đồng nhân dân bầu là
cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cấp huyện và
cơ quan nhà nước cấp trên. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm chấp hành
Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của
Hội đồng nhân dân cấp huyện nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính
sách khác trên địa bàn. UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước ở địa phương, g p phần bảo đảm sự ch đ o, quản lý thống nhất trong bộ
máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã c nhiệm vụ, quyền
h n quản lý nhà nước ở địa phương trên tất cả các l nh vực gồm: Trong l nh
vực kinh tế; Trong l nh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thu lợi và
đất đai; Trong l nh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Trong l nh vực xây
dựng, giao thông vận tải; Trong l nh vực thương m i, dịch vụ và du lịch;
Trong l nh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hố, thơng tin và thể dục thể thao;
Trong l nh vực khoa học, công nghệ, tài ngun và mơi trường; Trong l nh
vực quốc phịng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; Trong việc thực hiện chính
sách dân tộc và chính sách tơn giáo; Trong việc thi hành pháp luật; Trong việc
xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính.
1.2.2. Trách nhi m, quy n hạn c a Ủy ban nhân dân c p huy n
trong thực hi n c i cách th t c hành chính
Theo quy định của pháp luật về cải cách TTHC hiện hành thì UBND
cấp huyện có những trách nhiệm, quyền h n sau:
* Trong hoạt ộng kiểm sốt th t c hành chính theo Nghị ịnh
63/2010/NĐ-CP:
Theo quy định, UBND cấp huyện là cơ quan thực hiện TTHC nên c

trách nhiệm, quyền h n thực hiện các quy định về thực hiện TTHC t i Điều 18,
gồm:
- Sử dụng, bố trí CBCC c ph m chất đ o đức tốt, văn h a giao tiếp
chu n mực, đủ trình độ về chun mơn, nghiệp vụ và năng lực phù hợp để
thực hiện TTHC.
- Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thơng tin chính xác, đầy đủ, kịp
thời về TTHC cho cá nhân, tổ chức c liên quan.


13
- Cấp giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu theo quy định.
- Bảo quản và giữ bí mật về hồ sơ tài liệu và các thơng tin liên quan
đến bí mật cá nhân trong quá trình giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ
trường hợp phải thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ
quan, tổ chức nhà nước c th m quyền.
- Nêu rõ lý do bằng văn bản trong trường hợp từ chối thực hiện hoặc
c yêu cầu bổ sung giấy tờ trong thời h n giải quyết theo quy định.
- Không tự đặt ra TTHC, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp
luật.
- Phối hợp và chia sẻ thông tin trong q trình giải quyết cơng việc
của cá nhân, tổ chức.
- Hỗ trợ người c công, người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo,
phụ nữ mang thai, trẻ mồ côi và người thuộc diện bảo trợ xã hội khác trong
thực hiện TTHC.
- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thực hiện
TTHC.
- Tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức
trong thực hiện TTHC.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong thực hiện TTHC.

- Thực hiện quy định khác của pháp luật.
- Ngoài ra, UBND cấp huyện cũng c trách nhiệm thực hiện một số
nội dung liên quan khác như: công khai TTHC t i trụ sở làm việc; trong áp
dụng giải quyết TTHC phải tuân thủ bộ TTHC đã công bố và đăng tải trên cơ
sở dữ liệu quốc gia; đảm bảo việc thực hiện các quyền của đối tượng thực hiện
TTHC.
* Trong hoạt ộng gi i quyết th t hành h nh theo ơ chế một
cử , ơ hế một cửa liên thông ban hành kèm theo Quyết ịnh 93/2007/QĐTTg:
Theo quy định, UBND cấp huyện c trách nhiệm, quyền h n sau đây:
- Thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc Văn phịng
HĐND và UBND.
- Đầu tư, bố trí phịng làm việc và trang thiết bị cho Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả.


14
- Ban hành quy chế quy định quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ,
xử lý, trình ký, trả l i Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Quy định trách nhiệm của các bộ phận, cơ quan liên quan trong
thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; trách nhiệm của
CBCC làm việc ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Tổ chức niêm yết công khai các quy định, TTHC, giấy tờ, hồ sơ,
mức thu phí, lệ phí và thời gian giải quyết các lo i công việc t i Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả.
- Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp với tổ chức, cá nhân trong
quá trình giải quyết công việc đối với đội ngũ CBCC trực tiếp làm việc ở Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Thông tin, tuyên truyền để tổ chức, cá nhân biết về ho t động của
cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông t i các cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương.

* Trong hoạt ộng tiếp nhận, xử lý ph n ánh, kiến nghị c a cá
nhân, tổ chức v quy ịnh hành chính theo Nghị ịnh 20/2008/NĐ-CP:
Theo quy định thì UBND cấp huyện ch c trách nhiệm, quyền h n
trong xử lý những phản ánh, kiến nghị do UBND t nh tiếp nhận chuyển đến
(UBND cấp huyện không c trách nhiệm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị).
Những phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm xử lý của UBND cấp huyện là
phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định
hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện
khơng đúng quy định hành chính.
* Trong thực hi n áp d ng h thống qu n lý ch t ượng
Theo quy định của Quyết định 118/2009/QĐ-TTg thì UBND cấp
huyện, các cơ quan chun mơn thuộc UBND cấp huyện phải xây dựng và áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo mơ hình khung do Bộ Khoa học và
Cơng nghệ cơng bố đối với tồn bộ ho t động liên quan đến giải quyết TTHC
cho cá nhân, tổ chức. Riêng đối với UBND cấp xã thì khuyến khích xây dựng và
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
1.3. Những cơ chế biện pháp cải cách th t c hành chính
Trong những năm qua, Chính phủ đã tập trung ch đ o thực hiện cải
cách TTHC, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá của cải cách hành
chính và các cấp, các ngành đã tập trung triển khai thực hiện. Đến nay, Chính


15
phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số cơ chế, biện pháp thực hiện cải
cách TTHC như sau:
1.3.1. Cơ hế một ử , ơ hế một ửa liên thông
Việc tổ chức giải quyết TTHC đã trải qua nhiều giai đo n với những
mơ hình khác nhau. Giai đo n cải cách TTHC đầu tiên được hình thành theo
mơ hình một cửa một dấu thực hiện thí điểm ở một số địa phương; Giai đo n
thứ hai là sau khi tổng kết, rút kinh nghiệm, Chính phủ đã ban hành quy chế

thực hiện cơ chế một cửa; giai đo n từ năm 2007 đến nay, Chính phủ đã ban
hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một liên thông kèm theo
Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 (sau đây gọi tắt là Quyết định
93/2007/QĐ-TTg).
Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức,
cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là tổ
chức, cá nhân) thuộc trách nhiệm, th m quyền của một cơ quan
hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải
quyết đến trả kết quả được thực hiện t i một đầu mối là Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.
Cơ chế một cửa liên thông là cơ chế giải quyết công việc
của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, th m quyền của nhiều cơ
quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ
hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được
thực hiện t i một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
một cơ quan hành chính nhà nước. (8)
Quyết định 93/2007/QĐ-TTg đã quy định cụ thể một số vấn đề như:
- Về ph m vi áp dụng thì cơ chế một cửa, một cửa liên thông được
áp dụng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp t nh, UBND cấp
huyện, UBND cấp xã và các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống
dọc đặt t i địa phương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ.
- Về trách nhiệm thực hiện của các cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương gồm:
Điều 1, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông t i các cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương bàn hành kèm theo Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ.
8



16
+ Chủ tịch UBND t nh ban hành quyết định về thực hiện cơ chế một
cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các công việc liên quan trực
tiếp tới tổ chức, cá nhân; phân lo i công việc giải quyết theo cơ chế một cửa,
cơ chế một cửa liên thông; quy định thống nhất thời gian giải quyết công việc,
hướng dẫn, ch đ o việc tổ chức thu các lo i phí, lệ phí theo quy định của
pháp luật…
+ Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp t nh, Chủ tịch UBND cấp
huyện, Chủ tịch UBND cấp xã c trách nhiệm ban hành quy chế quy định
quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả l i Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả; trách nhiệm của các bộ phận, cơ quan liên quan trong thực
hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; trách nhiệm của CBCC
làm việc ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; niêm yết công khai các quy
định, TTHC, giấy tờ, hồ sơ, mức thu phí, lệ phí và thời gian giải quyết các lo i
cơng việc t i Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả…
- Về vị trí, cán bộ, cơng chức và ho t động của Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cơ quan chun mơn cấp t nh
đặt t i Văn phịng cơ quan, ở UBND cấp huyện đặt t i Văn phòng
HĐND&UBND, ở UBND cấp xã đặt t i trụ sở UBND. Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả và CBCC làm việc t i Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu sự
quản lý tồn diện của Văn phịng, riêng ở cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã
quản lý. Khi tổ chức, cá nhân c yêu cầu giải quyết công việc liên hệ, nộp hồ
sơ t i Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, CBCC làm việc t i Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả c trách nhiệm xem xét, hướng dẫn hoàn ch nh hồ sơ, thực hiện
tiếp nhận hồ sơ và phối hợp với bộ phận, cơ quan chức năng c liên quan giải
quyết hồ sơ, sau đ trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Ngoài ra Quyết định 93/2007/QĐ-TTg cũng quy định về diện tích
phịng làm việc, trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả…
Như vậy cơ chế một cửa, một cửa liên thông là cơ chế, cách thức mà
cơ quan hành chính nhà nước tổ chức ra để giải quyết tất cả công việc, TTHC

cho tổ chức, cá nhân. Theo đ , khi cá nhân, tổ chức c nhu cầu giải quyết một
cơng việc nào đ thì ch liên hệ để được hướng dẫn, nộp hồ sơ và nhận kết quả
giải quyết t i Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan duy nhất. Việc
phối hợp giữa các CBCC, các bộ phận trong một cơ quan và giữa các cơ quan
nhà nước với nhau là trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Cá nhân, tổ chức


17
khơng phải tìm liên hệ với nhiều CBCC, nhiều cơ quan hay nhiều Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả như trước đây.
1.3.2. Rà sốt ơn gi n hó th t hành h nh
Xuất phát từ thực tiễn còn nhiều h n chế, yếu kém trong việc quy
định, thực hiện TTHC và yêu cầu đổi mới đất nước, chuyển đổi cơ chế quản lý
từ tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
ngh a, năm 1994 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/1994/NQ-CP về “cải
cách một bước TTHC trong việc giải quyết cơng việc của cơng dân và tổ
chức”. Q trình thực hiện, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp các
ngành đã tập trung ch đ o triển khai thực hiện, nhưng kết quả thực hiện nghị
quyết chuyển biến chậm. Do đ , ngày 01/10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành quyết định 30/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “Đơn giản h a TTHC
trên các l nh vực quản lý nhà nước giai đo n 2007 – 2010” (sau đây gọi tắt là
Đề án 30), mục tiêu là: “Đơn giản h a TTHC trên các l nh vực quản lý nhà
nước nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh b ch
của TTHC; t o sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp
cận và thực hiện TTHC; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thúc
đ y phát triển kinh tế - xã hội; g p phần phòng, chống tham nhũng và lãng
phí”. Với sự ch đ o quyết liệt của Thủ tướng chính phủ, các bộ ngành, địa
phương và những biện pháp, cách làm cụ thể, huy động rộng rãi các nguồn
lực, đối tượng tham gia nên đến năm 2010, kết thúc đề án đã đ t nhiều kết quả
quan trọng.

Để tiếp tục duy trì kết quả thực hiện Đề án 30, ngày 08/6/2010,
Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2010/NĐ-CP về “kiểm soát TTHC” (sau
đây gọi tắt là Nghị định 63/2010/NĐ-CP) với những nội dung cơ bản sau:
- Về ban hành quy định TTHC: Nghị định quy định về nguyên tắc,
yêu cầu của việc quy định TTHC và các ho t động trong quá trình xây dựng
dự thảo quy định về TTHC như: đánh giá tác động của TTHC, lấy ý kiến của
cơ quan kiểm soát TTHC, các cơ quan hữu quan và đối tượng chịu sự tác động
của TTHC…
- Về thực hiện TTHC: Nghị định quy định về nguyên tắc thực hiện
TTHC; việc công bố, công khai TTHC; trách nhiệm của người đứng đầu Bộ,
cơ quan ngang Bộ, UBND cấp t nh, cơ quan thực hiện TTHC, và của CBCC


18
được phân công thực hiện TTHC; quyền và ngh a vụ của đối tượng thực hiện
TTHC; phản ánh, kiến nghị trong quá trình thực hiện về TTHC.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC: Nghị định quy định về điều kiện
đăng tải TTHC; trách nhiệm nhập dữ liệu, quản lý dữ liệu; giá trị của dữ liệu
quốc gia.
- Về rà soát, đánh giá TTHC: Nghị định quy định về trách nhiệm,
nội dung, cách thức rà soát, đánh giá TTHC; việc lập kế ho ch rà soát, đánh
giá TTHC; xử lý kết quả rà soát, đánh giá.
C thể n i Nghị định 63/2010/NĐ-CP là văn bản pháp luật về cải
cách TTHC, chứa đựng những cơ chế và biện pháp làm cơ sở để cải cách
TTHC. Những quy định về quy định TTHC, về rà soát, đánh giá TTHC, để
sửa đổi TTHC hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, bảo đảm quy
ph m TTHC ngày càng đơn giản và quản lý chặt chẽ hơn. Những quy định về
thực hiện TTHC, về cơ sở dữ liệu quốc gia là để tổ chức giải quyết TTHC
trong thực tiễn c hiệu lực, hiệu quả, t o thuận lợi cho tổ chức, cá nhân.
1.3.3. Tiếp nhận, xử ý ph n ánh, kiến nghị

á nh n, tổ hứ v
quy ịnh hành h nh
Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về TTHC là một cơ chế trong
ho t động cải cách TTHC, nhằm để cơ quan nhà nước tiếp thu ý kiến của các
cá nhân, tổ chức về những quy định TTHC không phù hợp, cũng như những
phiền hà trong giải quyết TTHC để điều ch nh, ch nh sửa cho phù hợp. Cơ chế
này đã được đặt ra thành một nội dung trong Nghị quyết 38/1994/NQ-CP
ngày 04/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong
việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức(9) và hình thành độc lập
bằng một văn bản quy ph m pháp luật của Thủ tướng Chính phủ đ là Quyết
định 22/2006/QĐ-TTg ngày 24/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về “Giao
nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh
nghiệp về TTHC”. Hiện nay đã được hoàn thiện hơn một bước và được quy
định t i Nghị định 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về việc
tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành
chính. “Những phản ánh, kiến nghị được thực hiện theo cơ chế này là những
phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính liên quan đến ho t động kinh
Mục 7 Nghị quyết 38/1994/NQ-CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ về cải cách một
bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức.
9


19
doanh, đời sống nhân dân mà không phải là những khiếu n i, tố cáo” (10).
Nghị định quy định về nguyên tắc, nội dung, hình thức, yêu cầu phản ánh,
kiến nghị. Trong đ , quy định cơ quan, CBCC c trách nhiệm tiếp nhận, quy
trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị; quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ
chức phản ánh, kiến nghị; quy trình, hình thức xử lý phản ánh, kiến nghị; trách
nhiệm xử lý và công khai phản ánh, kiến nghị.
Như vậy, bên c nh việc rà soát, đơn giản h a TTHC theo Đề án 30,

nay là Nghị định 63/2010/NĐ-CP nhằm hoàn thiện các quy định về TTHC và
Quyết định 93/2007/QĐ-TTg nhằm t o thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong
giải quyết cơng việc thì Nghị định 20/2008/NĐ-CP là cơ chế tiếp tục hỗ trợ để
thực hiện tốt hai mục đích về hồn thiện các quy định về TTHC và t o thuận
lợi cho cá nhân, tổ chức trong giải quyết công việc.
1.3.4. Áp d ng h thống qu n ý h t ượng theo tiêu huẩn ISO
9001
Đồng thời, với việc quy định và thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ
chế một cửa liên thông, Chính phủ ban hành quyết định 144/2006/QĐ-TTg
ngày 20/6/2006 việc việc: “áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chu n TCVN ISO 9001:2000 vào ho t động của các cơ quan hành chính nhà
nước” và Quyết định 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 về việc “sửa đổi, bổ
sung một số điều của quyết định 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 việc việc
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chu n TCVN ISO 9001:2000
vào ho t động của các cơ quan hành chính nhà nước”. Việc áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chu n ISO 9001 nhằm thực hiện chu n h a một
cách rõ ràng, công khai, minh b ch các yêu cầu, các quy trình – thủ tục giải
quyết cơng việc, đảm bảo chất lượng trong q trình giải quyết công việc cho
cá nhân, tổ chức.
Theo quy định của Quyết định 118/2009/QĐ-TTg các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp t nh, UBND cấp huyện, các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp t nh, cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
mô hình khung do Bộ Khoa học và Cơng nghệ cơng bố đối với toàn bộ ho t
động liên quan đến giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức. Riêng đối với
Nghị định 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc tiếp nhận, xử lý
phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
10



×