Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

PHÂN TÍCH ĐIỀU 28 LUẬT CẠNH TRANH 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.38 KB, 11 trang )

LUẬT CẠNH TRANH
Đề: Phân tích nội dung Điều 28 Luật Cạnh tranh 2018.
1. Nội dung Điều 28 Luật Cạnh tranh 2018
“Điều 28. Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc
quyền nhà nước
1. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc
quyền nhà nước bằng các biện pháp sau đây:
a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực
độc quyền nhà nước;
b) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng
hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
c) Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch
vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của Luật này
và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước
thực hiện hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà
nước thì hoạt động kinh doanh đó của doanh nghiệp khơng chịu sự
điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều này nhưng vẫn chịu sự điều
chỉnh của quy định khác của Luật này.”
2. Phân tích nội dung Điều 28 Luật Cạnh tranh 2018
- Độc quyền là hiện tượng trên thị trường chỉ có một doanh
nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp câu kết với nhau chiếm vị trí
độc tơn trong việc cung cấp sản phẩm nhất định nào đó, cho phép họ
kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm để thu lợi nhuận tối đa và ngăn
chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường.


- Căn cứ Điều 25 Luật Cạnh tranh 2018 quy định:
“ Điều 25. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền
Doanh nghiệp được coi là vị trí độc quyền nếu
khơng có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa,


dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị
trường liên quan.”
Theo đó, một doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu
khơng có sự cạnh tranh nào của doanh nghiệp khác về hàng hóa,
dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
Do vậy, để xác định doanh nghiệp có vị trí độc quyền cần phải xác
định đúng được hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đó và xác định
đúng thị trường liên quan.
Nhìn chung thì độc quyền cung có những lợi ích như giúp nhiều
cơng ty chiếm được ưu thế lớn trên thị trường, không thể không kể
tới những ngành nghề, sản phẩm thiết yếu. Bên cạnh đó cịn giúp
cho các cơng ty hạn chế được tối đa sự cạnh tranh đến từ các đối thủ
khác trên thị trường.
- Căn cứ Điều 3 Nghị định 94/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm
2017 của Chính phủ về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc
quyền nhà nước trong hoạt động thương mại quy định:
“Độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại (hoạt
động thương mại độc quyền nhà nước) là hoạt động thương
mại chỉ do cơ quan nhà nước có quyền thực hiện hoặc các tổ
chức, cá nhân được Nhà nước giao thực hiện”.


Theo đó, độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại là các
hoạt động chỉ do cơ quan có quyền thực hiện hoặc Nhà nước giao
cho các tổ chức, cá nhân được chỉ định thực hiện.
Theo Điều 4 Nghị định 94/2017/NĐ-CP, Nhà nước Việt Nam
thực hiện độc quyền nhà nước với 20 loại hàng hóa, dịch vụ khác
nhau, trong đó có: Tiền; Xổ số kiến thiết; Vật liệu nổ cơng nghiệp;
Vàng miếng; Hệ thống điện quốc gia; Thuốc lá điếu, xì gà… Một số
doanh nghiệp độc quyền nhà nước được biết đến nhiều như: Tổng

công ty điện lực Việt Nam (EVN). Tập đồn Bưu chính Viễn thơng
Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex,…
Tại Điều 15 Luật Cạnh tranh 2004 đã quy định về độc quyền nhà
nước. Tuy nhiên, trong Luật cạnh tranh 2004 khơng có quy định nào
đưa ra các tiêu chí mang tính nguyên tắc để xác định những ngành
nghề, lĩnh vực duy trì độc quyền nhà nước. Độc quyền nhà nước là
cần thiết đối với một số lĩnh vực kinh tế quan trọng vì lợi ích kinh tế
chung của quốc gia nhưng độc quyền nhà nước lại đi ngược lại với
tinh thân luật cạnh tranh. Vì lẽ đó, những tiêu chí mang tính ngun
tắc để xác định lợi ích kinh tế chung, cơ quan có thẩm quyền duy trì
độc quyền nhà nước cần được quy định trong Luật cạnh tranh.
Do đặc điểm độc quyền nhà nước có khả năng ảnh hưởng đến
thị trường, ảnh hưởng đến cạnh tranh, nên hoạt động trong lĩnh vực
độc quyền nhà nước cần phải được kiểm soát theo quy định của pháp
luật. Rút kinh nghiệm, Điều 28 Luật Cạnh tranh 2018 đã bổ sung
hợp lý hơn về biện pháp kiểm soát doanh nghiệp độc quyền nhà
nước, cụ thể:


+ Nhà nước quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc
lĩnh vực độc quyền nhà nước:
Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 21 Luật giá 2023, thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền định giá thực hiện định giá theo các hình
thức sau đây:
- Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán
theo đúng mức giá đó;
- Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được
định giá, mua, bán thấp hơn mức giá đó;
- Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được
định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó;

- Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá
nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức tối thiểu và cao
hơn mức tối đa của khung giá đó.
Việc quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh
vực độc quyền nhà nước để tránh doanh nghiệp có hành vi lạm dụng
vị trí áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn
định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho
khách hàng; (điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 quy
định về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm).
Ví dụ:

Xăng dầu Việt Nam Petrolimex (doanh nghiệp độc quyền

nhà nước) là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, chịu sự quản lý chặt
chẽ của Nhà nước. Việc điều chỉnh giá bán xăng dầu căn cứ vào
Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ và các
văn bản hướng dẫn thực hiện. Theo quy định hiện hành, Nhà nước


đưa ra giá cơ sở để làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu. Tức
là, mức giá điều hành do Nhà nước công bố giống như giá trần để
các doanh nghiệp tự xác định giá bán lẻ xăng dầu trong hệ thống. Ví
dụ, Nhà nước cơng bố giá bán lẻ với RON 95 là 21.154 đồng một lít
thì doanh nghiệp công bố giá bán ra không được cao hơn giá này.
Như vậy sự điều chỉnh giá xăng dầu là phải có cơ quan chức năng
thẩm định và là lĩnh vực độc quyền, vì vậy nhà nước khơng để tự do
hóa giá cả và khơng để cho doanh nghiệp tự định giá được.
+ Nhà nước quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường
của hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước:
Do khơng có đối thủ cạnh tranh trên thị trường nên doanh nghiệp

độc quyền nhà nước thường có quyền lực thị trường lớn nên sẽ dễ
kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm để thu lợi nhuận tối đa và ngăn
chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường. Cũng chính
vì thế việc điều tiết sản xuất số lượng, khối lượng và phi phối hàng
hóa, dịch vụ của doanh nghiệp độc quyền nhà nước sẽ do nhà nước
quyết định. Dựa vào quy luật cung cầu, nhà nước điều chỉnh sản
xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khi cầu lớn hơn cung, tức là
có nhiều người tiêu dùng yêu cầu mua hàng, nhà nước có thể khuyến
khích các doanh nghiệp tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu. Ngược
lại, khi cầu nhỏ hơn cung, tức là có ít người tiêu dùng yêu cầu mua
hàng, nhà nước có thể hạn chế sản xuất để tránh tình trạng thừa sản
phẩm.Việc áp dụng quy luật này giúp duy trì sự cân bằng giữa cung
cầu trên thị trường và đảm bảo hoạt động kinh tế ổn định và phát
triển của doanh nghiệp độc quyền nhà nước.


Ví dụ: In, đúc tiền thuộc loại hàng hóa độc quyền Nhà nước trong
hoạt động thương mại (do Ngân hàng nhà nước phát hành) bảo đảm
cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh
tế. Lượng tiền mặt tồn tại trên thị trường biểu thị cho giá trị của tài
sản và hàng hóa của nền kinh tế đó. Nhà nước chỉ nên in thêm tiền
khi tổng khối lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong cả nước tăng
lên, nếu không, giá cả sẽ tăng tương ứng. Khi số tiền nhiều hơn
lượng của cải và hàng hóa thật sự của nền kinh tế, tiền sẽ bị mất giá.
Ngược lại, khi số tiền ít hơn lượng của cải và hàng hóa thật sự của
nền kinh tế, điều đó có nghĩa lượng tiền trên sẽ bắt đầu hiếm hơn,
cùng với số tiền đó sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn, có nghĩa là giá
cả hàng hóa sẽ giảm. Hiện tượng đồng tiền ngày càng mất giá trị
được gọi bằng thuật ngữ kinh tế là lạm phát. Để tránh tình trạng
đồng tiền mất giá trị, in tiền bừa bãi và lạm phát tăng cao, khối

lượng tiền phát hành ra phải đảm bảo bằng kim loại q hiện có
trong kho dự trữ của ngân hàng, tức khối lượng giấy bạc ngân hàng
phát hành vào lưu thông phải được đảm bảo bằng dự trữ kim loại
quý hiện có trong kho dự trữ của ngân hàng.
Vì vậy nhà nước quyết định nắm quyền kiểm sốt số lượng, khối
lượng hàng hóa để điều tiết, phân phối hàng hóa dịch vụ, đáp ứng
nhu cầu người tiêu dụng, góp phần ổn định xã hội.
Nhà nước cũng quyết định phạm vi thị trường hàng hóa, dịch vụ
của doanh nghiệp độc quyền nhằm hạn chế các doanh nghiệp độc
quyền nhà nước giới hạn thị trường gây ra thiệt hại cho khách hàng.
Khu vực thị trường là nơi diễn ra quan hệ mua bán, phát sinh xung
đột và tranh chấp. Các hoạt động đánh giá sự phù hợp, quản lý phạm
vi thị trường hàng hóa, dịch vụ độc quyền của Nhà nước nhằm quản


lý chất lượng, xác định sự phù hợp của hàng hóa, dịch vụ đối với
tiêu chuẩn liên quan, nâng giá trị hàng hóa; cũng nhằm làm cho sự
phân bổ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp giữa các vùng, miền trở
nên hợp lý, với chính sác khuyến khích, ưu tiên đầu tư tại vùng sâu,
vùng xa, sử dụng các chính sách địn bẩy kinh tế, chính sách tài
chính,…để tác động. Nếu sức tiêu thụ tăng mạnh, nguồn cung khan
hiếm, Nhà nước cần áp dụng các chính sách bình ổn giá, sử dụng
nguồn dữ trữ hàng hóa để điều tiết và có sử dụng phương pháp tác
động đúng địa chỉ, đúng đối tượng và đúng thười điểm thị trường
cần đến.
Ví dụ: Hiện nay, nhu cầu mua pháo hoa của thị trường rất lớn,
nhưng đến nay, chỉ có Nhà máy Z121 đáp ứng đủ điều kiện kinh
doanh pháp nổ và pháo hoa không nổ. Việc đốt pháp hoa sẽ đem lại
một số lợi ích kinh tế như tạo ra thị trường tiêu thụ pháp hoa, tạo ra
công ăn việc làm, tăng màu sắc cho đám cưới, hội nghị, đáp ứng

được một phần nhu cầu về tinh thần của người dân. Đặc biệt những
ngày cận Tết, người tiêu dùng ở các khu vực thành thị, thành phố lớn
chen nhau sếp hàng mua pháo hoa cho dù các đại lý nâng gấp 2-2,5
lần giá niêm yết nhưng vẫn cháy hàng, nhưng thị trường pháo hoa ở
các khu vực vùng sâu, vùng xa vẫn là một thị trường nghèo với sức
mua bình quân đầu người khá thấp. Chính vì là hàng hóa độc quyền,
nhà nước sẽ phải cân bằng phạm vi thị trường tiêu thụ sản phẩm, tập
trung phân phối các điểm bán hàng pháo hoa uy tín ở các tỉnh, thành
phố lớn và mở rộng khu vực phủ của doanh nghiệp. Hiện nay, dưới
sự phân phối với 26 điểm bán hàng pháo hoa như: Hà Nội, Hải
Phịng, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, nhà máy
Z121 đang tiến dần đến phạm vi toàn quốc.


+ Nhà nước định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến
hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy
định của Luật Cạnh tranh 2018 và quy định khác của pháp luật
có liên quan:
Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp độc quyền nhà
nước có sự tác động đến sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội.
Chính vì vậy, Nhà nước cần thực hiện chức năng quản lý thị trường
là cần thiết nên việc định hướng, tổ chức các thị trường liên quan
đến hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước rất quan trọng, nhằm hạn
chế các doanh nghiệp độc quyền lạm dụng vị trí dẫn đến ngăn cản
doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh
nghiệp khác.
Để doanh nghiệp độc quyền hoạt động một cách tốt theo khn
khổ quy định pháp luật, tránh trình trạng “chảy ì” hoạt động, Nhà
nước đưa kế hoạch, dự án cụ thể cho doanh nghiệp để hoạt động, cải
cách các quy trình, thủ tục hành chính để tạo điều kiện tốt, thuận lợi

nhất cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trong thị trường. Sự
can thiệp của Nhà nước vào định hướng thị trường nhằm đảm bảo
thực hiện chức năng của Nhà nước, hướng đến bảo đảm mục tiêu
công bằng trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ của Nhà nước cho cơng
dân.
Ví dụ: Để thực hiện tốt vai trò điều tiết hoạt động điện lực, Nhà
nước đã có quy định cụ thể tại Điều 66 Luật Điện lực. Trong đó có
một số nội dung được cụ thể hoá về xây dựng các quy định về vận
hành thị trường điện lực cạnh tranh và hướng dẫn thực hiện; nghiên


cứu, đề xuất các giải pháp điều chỉnh quan hệ cung cầu và quản lý
quá trình thực hiện cân bằng cung cầu về điện; cấp, sửa đổi, bổ sung
và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại khoản 1 và
khoản 3 Điều 38. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu cũng như
những hạn chế của ngành Điện Việt Nam, tại Kết luận số 26-KL/TW
ngày 24/10/2003 của Bộ Chính trị về Chiến lược và quy hoạch phát
triển ngành Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, định hướng
đến năm 2020 đã khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước là:
“Từng bước hình thành thị trường cạnh tranh trong nước, đa dạng
hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều
thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành
độc quyền doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex giữ vai trò chủ đạo trên thị
trường nội địa. Tuy nhiên năm nay lại là năm biến động đối với thị
trường xăng dầu. Giá xăng tại thị trường trong nước ghi nhận tới 16
lần tăng giá, giảm 14 lần, có thời điểm vượt mốc 30.000/lít. Nhằm
giải trình về các vấn đề liên quan đến việc quản lý nà nước về xăng
dầu và tình hình thị trường xăng dầu thời gian quan, Thủ tướng
Chính phủ, ngày 22/3/2022, Ban cán sự đảng Bộ Cơng Thương đã

ban hành Nghị quyết số 42-NQ/BCSĐ về thực hiện nhiệm vụ “Ứng
dụng công nghệ thông tin để tổ chức quản lý nhà nước trong điều
hành kinh doanh xăng dầu” bảo đảm cơng khai, minh bạch, góp
phần kiểm sốt chặt chẽ, chính xác, đầy đủ nguồn cung của hệ thống
phân phối xăng dầu trong nước.
+ Khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà
nước thực hiện hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc


quyền nhà nước thì hoạt động kinh doanh đó của doanh nghiệp
không chịu sự điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật
Cạnh tranh 2018 nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của quy định
khác của Luật Cạnh tranh 2018.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp
có quyền tự do lựa chọn và kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật
khơng cấm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm
về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng
ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã
kê khai khơng đúng hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ như
trên thực tế thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thơng tin đó. Như
vậy hiện nay, pháp luật khơng có quy định giới hạn số lượng ngành
nghề cũng như lĩnh vực mà doanh nghiệp được đăng ký hay kinh
doanh.
Còn đối với doanh nghiệp độc quyền nhà nước, khi doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước thực hiện hoạt động
kinh doanh khác ngồi lĩnh vực độc quyền nhà nước thì hoạt động
kinh doanh đó của doanh nghiệp khơng chịu sự điều chỉnh quy định
tại khoản 1 Điều 28 Luật Cạnh tranh 2018 nhưng vẫn chịu sự điều
chỉnh của quy định khác của Luật Cạnh tranh 2018.
Ví dụ: EVN độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh phân phối điện

đến người dân. Ngoài ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đồn
Điện lực Việt Nam là sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh
mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải,
phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia (hàng
hóa độc quyền nhà nước); Xuất nhập khẩu điện năng; Đầu tư và
quản lý vốn đầu tư các dự án điện; Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo


dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự
động hóa thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện,
cơng trình điện; thí nghiệm điện;…thì EVN có kinh doanh ngành
nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính như
Chế tạo thiết bị điện, đầu tư kinh doanh cơ khí điện lực; Xây lắp các
cơng trình điện;… Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cạnh
tranh thì hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh
mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải,
phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia của
EVN chịu sự điều chỉnh tại khoản 1 Điều 28 Luật Cạnh tranh, còn
lại những hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà
nước của EVN thì khơng chịu sự điều chỉnh đó nhưng vẫn chịu sự
điều chỉnh của quy định khác của Luật này như khoản 2 Điều 27
Luật Cạnh tranh 2018 quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm.



×