Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

C ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 32 trang )

ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KINH TẾ ĐÔ THỊ VÙNG MIỀN
    
1
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
NHÓM THỰC HIỆN
ĐỖ XUÂN THÔNG K084030442
LÊ THANH HOÀNG K084030380
ĐỖ VĂN THỦY K084030453
ĐINH KHẮC HUY K084030387
PHẠM THANH TÙNG K084030463
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN CHÍ HẢI
Tp Hồ Chí Minh, Ngày 18 tháng 10 năm 2011
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
Hệ thống giao thông chính là bộ mặt của một đô thị, phản ánh trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của đô thị ấy. Một thành phố muốn phát triển bao giờ trong
các chiến lược cũng luôn phải đặt giao thông ở vị trí trọng tâm.
Thành phố Hồ Chí Minh có dân số hơn 8 triệu người hiện là trung tâm kinh
tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam, là đầu tàu kéo theo vùng kinh tế trọng điểm
phía nam. Giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước.
Nhưng bên cạnh đó, hệ thống giao thông vẫn còn quá nhiều bất cập và chưa thực
sự xứng tầm với vị thế của thành phố, vô tình đã gây ra lực cản cho sự phát triển
của thành phố nói riêng và cả nước nói chung.
Vậy vấn đề này sẽ phải giải quyết như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên nhóm


quyết định chọn nghiên cứu và phân tích đề tài “Đặc điểm giao thông thành phố
Hồ Chí Minh: Lịch sử, hiện trạng và phương hướng phát triển”.
II/ Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm lịch sử, hiện trạng và phương hướng
phát triển hệ thống giao thông của thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá những
điểm được và chưa được. Từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục các yếu kém,
những đề xuất về phương hướng phát triển trong tương lai. Góp phần làm hoàn
thiện hơn hệ thống giao thông, tạo đà thúc đẩy cho sự phát triển của thành phố
cũng như của đất nước.
III/ Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống giao thông thành phố Hồ Chí Minh mà trọng tâm là giao thông
đường bộ và một số chính sách liên quan.
IV/ Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở kinh tế học chuẩn tắc và thực chứng. Các lý luận khoa học
kinh tế đô thị.
2
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Tổng hợp, phân tích và nghiên cứu các tài liệu cùng với những đánh giá,
nhận xét và đề xuất của nhóm.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1/ Tổng quan về giao thông đô thị
1.1.1/ Vai trò của giao thông đô thị
Trong sự hình thành và phát triển của đô thị thì hệ thống giao thông đóng vai
trò then chốt. Có tác dụng nối liền tất cả các khu vực có chức năng khác nhau của
đô thị thành một khối thống nhất. Từ đó mới phát huy được sức mạnh của đô thị ấy
thông qua các chức năng:
 Giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường.

 Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
 Là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất và dân cư .
Từ thực tế đã chứng minh nếu không có một hệ thống giao thông đô thị tốt,
khó có thể thúc đẩy phát triển các yếu tố khác như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo
dục…
1.1.2/ Phân loại giao thông đô thị
1.1.2.1/ Giao thông đối ngoại
Là giao thông giữa các thành phố với các vùng phụ cận và các địa phương.
Là sự liên hệ giữa đô thị với bên ngoài, giữa các đô thị với nhau hoặc giữa đô thị
với các vùng khác trong cả nước.
1.1.2.2/ Giao thông đối nội
Là lưu thông giữa các khu vực của thành phố. Có 4 hình thức đi lại:
 Trong trung tâm thành phố ( nội bộ ).
 Từ trung tâm ra ngoại thành.
3
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
 Từ ngoại thành vào trung tâm.
 Ngoại thành - ngoại thành.
1.1.3/ Các công trình giao thông đô thị
Bao gồm: mạng lưới đường sá, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi
và các công trình kỹ thuật đầu mối giao thông: sân bay, nhà ga, bến xe, cảng…
1.1.4/ Các phương tiện giao thông đô thị
Đường bộ: bộ hành, xe đạp, xe máy, ô tô, xe khách, xe bus, xe tải…
Đường sắt: tàu điện, tàu cao tốc, tàu điện ngầm.
Đường thủy: tàu thủy, ca nô, thuyền.
Đường hàng không: máy bay thương mại loại nhỏ, máy bay lên thẳng.
1.2/ Tình hình và xu thế phát triển giao thông đô thị trên thế giới
1.2.1/ Về mật độ mạng lưới đường chính

Các thành phố như: Paris, London… đều đảm bảo diện tích đường chiếm
20% diện tích đất thành phố. Tỷ lệ này đáp ứng tốt cho việc phục vụ của hệ thống
giao thông đô thị.
1.2.2/ Về mặt cắt ngang đường
Hầu hết là những con đường rộng rãi, những quảng trường rộng lớn
1.2.3/ Các nút giao thông
Tại các điểm giao cắt: ngã ba, ngã tư,…vòng xoay đều có hệ thống đèn tín
hiệu điều khiển
1.2.4/ Phương tiện di chuyển trong thành phố
Phát triển sử dụng ô tô cá nhân kết hợp với hệ thống giao thông công cộng
như xe bus, tàu điện, tàu cao tốc, tàu điện ngầm…
1.2.5/ Phương tiện quản lý trật tự giao thông đô thị
4
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Đã đạt đến trình độ cao với các trung tâm điều khiển đèn tín hiệu hiện đại
kiểm soát các nút giao thông, các hệ thống định vị vệ tinh…
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1/ Lịch sử hình thành
2.1.1/ Thời kỳ nhà Nguyễn
Thành phố Hồ Chí Minh xưa kia là Sài Gòn - Gia Định được thành lập tính
từ mốc thời gian năm Mậu Dần 1698, là năm chúa Nguyễn cử Quan Thống suất
Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược lập nên Phủ Gia Định, xứ Sài Gòn, xứ
Đồng Nai, dựng dinh Phiên trấn đặt chức Lưu Thủ, Cai bộ, và kỷ lục để cai trị.
Ba luồng đường xuyên tâm trục chính lúc đó gọi là Thiên Lý cũ gồm có:
 Đường Thiên Lý ra Bắc: Từ cửa Cần Chỉ hướng tới phía Bắc qua cầu Thị
Nghè, Cầu Sơn, đến bến đò Bình Đông qua núi Châu Thới xuống Đồng Môn -
Hưng Phước rồi ra Bắc. Tuyến này gần với Quốc lộ 1 hiện nay.
 Đường Thiên Lý miền Tây: Từ cửa Tốn Thuận bắt đầu hướng tuyến "qua

chùa Kim Chương theo phía Sài Gòn đến cầu Bình An đến bến Thủ Đoàn, sông
Cửu An và sông Hưng Hòa.
 Từ cửa Đài Duyệt: Đi về hướng Tây lên cầu Tham Lương, Chấm Lão,
Phong Giáp, ngã ba sứ lộ qua suối Xỉ Khê (Tây Ninh) đến địa phận A Ba Cao
Miên giáp Đại Giang (sông Mê Kông) dài 439 dặm.
Ngoài các trục lộ chính còn có mạng lưới đường phụ do các chức sắc địa
phương huy động dân chúng góp công xây dựng để nối các thôn ấp phục vụ cho
các cụm dân cư rải rác dọc các sông rạch và các miền đất cao.
5
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải

Bản đồ Thành Gia Định thời Nguyễn do Trần Văn Học vẽ năm 1815
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
2.1.2/ Thời kỳ Pháp thuộc
Năm 1862, Đô đốc Bonard thông qua bản quy hoạch đầu tiên, xây dựng Sài
Gòn thành một thành phố có hai trung tâm là Sài Gòn và Chợ Lớn với quy mô nửa
triệu dân.
Nội thành đã hình thành các vùng trung tâm tập trung nhiều đường phố lớn.
Các sinh hoạt đô thị tập trung tại các đường ngày nay có tên là Đồng Khởi, Nguyễn
Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, khu chợ cũ và khu Bến Thành. Còn khu vực Chợ Lớn phố
sá buôn bán sầm uất xung quanh khu chợ Bình Tây.
Đường vành đai bao quanh thành phố ban đầu từ Hàng Xanh qua đường
Bạch Đằng, theo Phan Đăng Lưu qua Ngã tư Phú Nhuận, Hoàng Văn Thụ về Bảy
Hiền rồi theo Lý Thường Kiệt về trung tâm Chợ Lớn.
Đường sắt: Đầu tiên là đường Sài Gòn - Mỹ Tho xây dựng năm 1881 đến
7/1885, Sài Gòn - Nha Trang từ 1906 đến 1913, Sài Gòn - Lộc Ninh 1933.
Đường thủy: Năm 1862 Pháp bắt đầu xây dựng cảng Sài Gòn.
Đường hàng không: Khoảng đầu những năm 1930, sân bay Tân Sơn Nhất
được xây dựng trên vùng đất cao tại xã Tân Sơn Nhất cách trung tâm thành phố

khoảng 6 km.
6
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải

Bản đồ Sài Gòn - Gia Định trong hồ sơ quy hoạch của Pháp năm 1867
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
2.1.3/ Thời kỳ 1945 - 1975
Mạng lưới giao thông được mở rộng và phát triển thêm. Phương tiện giao
thông lúc này đã phát triển gồm nhiều loại xe kích thước lớn tải trọng nặng tốc độ
cao. Các trục đường quan trọng được mở rộng, tráng nhựa và khai thác tốt.
Cầu cống được xây dựng tốt, bằng dầm thép liên hợp bê tông cốt thép, hoặc
dầm bê tông dự ứng lực lắp ghép.
Năm 1975 nội thành đã có 484,143 km đường phố. Các đường được đổi tên
nhiều lần và trang bị đầy đủ công trình phụ trợ như điện, chiếu sáng, cấp thoát
nước, vỉa hè, cây xanh Cảnh quan đường phố được chỉnh trang đẹp đẽ, và quản
lý tổ chức giao thông tốt bằng hệ thống đèn tín hiệu, luật giao thông, nhất là khu
trung tâm có đường phố rộng rãi sạch đẹp, giao thông thuận lợi.
Vận tải đường sông phát triển yếu, không phát huy được tiềm năng. Trong
khi đó đường biển lại phát triển mạnh.
Ngành đường sắt thời kỳ này có nhiều hạn chế do bị chiến tranh phá hoại,
nhiều ga, cầu bị phá hủy nặng nề.
Hàng không phát triển rất mạnh. Sân bay Tân Sơn Nhất được mở rộng.
Nhìn chung trong thời kỳ này giao thông phát triển chủ yếu để phục vụ nhu
cầu thời chiến, tập trung vào các tuyến đường chiến lược, các phương thức vận tải
có khả năng cơ động cao. Tập trung chủ yếu vào đường bộ, đường biển và đường
hàng không ở một số cứ điểm có tầm quan trọng về quân sự.
7
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
Hình ảnh đường sá Sài Gòn thời Mỹ - Ngụy

ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
2.1.4/ Thời kỳ 1975 đến nay
Sau khi thống nhất đất nước, mạng lưới đường giao thông của thành phố Hồ
Chí Minh được gắn kết chung với mạng lưới giao thông của cả nước nhằm phục vụ
cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước và mở rộng quan hệ giao lưu
quốc tế.
Mặt đường bộ đã nâng cấp, tráng nhựa toàn bộ hệ thống đường nội thành và
các tuyến đường chính ngoại thành, làm thêm nhiều trục đường mới. Các trục
đường liên hệ với các vùng xung quanh đã hình thành đầy đủ 10 hướng giao thông
chủ yếu là các trục hướng tâm đi vào thành phố. Gồm:
 Biên Hòa - Thủ Đức - QL 1.
 Sông Bé - Bình Triệu - QL 13.
 Sông Bé - Lái Thiêu - Gò Vấp - TL 15, TL 16, TL 17.
 Củ Chi - An Sương - QL 22.
 Đức Hòa - Bà Hom - TL 10.
 Đồng bằng sông Cửu Long - An Lạc - QL 1.
 Cần Giuộc - Bình Hưng - Quận 8 - QL 50.
 Cần Giuộc - Long Kiểng - Quận 4 - HL 34.
 Nhà Bè - Tân Thuận - LTL 15.
 Vũng Tàu - Cát Lái - Thủ Thiêm - TL 25.
Toàn thành phố có 1.685 km đường bộ, mật độ đạt bình quân 0,82 km
đường/km
2
. Khu vực nội thành đạt 5 km đường/km
2
.
Ngành đường sắt đã thông xe đường sắt Thống Nhất từ ngày 4/12/1976.
8
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải

ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Ngành đường biển phát triển mạnh với việc nâng cấp hiện đại hóa cảng Sài
Gòn, xây dựng thêm nhiều cảng mới ở Tân Thuận, cảng Lash, cảng rau quả, cảng
Bến Nghé.
Ngành đường sông là thế mạnh tiềm tàng của thiên nhiên cũng được phát
huy. Toàn thành phố có 948 km sông kênh rạch được sử dụng vào vận tải trong đó
553 km sông kênh cho tàu thuyền lớn qua lại. Các luồng đường sông chính được
khai thác là:
 Sông Sài Gòn tới Thủ Dầu Một 42 km.
 Sông Đồng Nai tới Biên Hòa 54 km.
 TP.HCM đi Kiên Lương 335 - 359 km.
 TP.HCM đi Cần Thơ.
Về hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất trở thành sân bay quốc tế quan trọng
của khu vực.
Hệ thống giao thông của thành phố đã được phát triển với đủ các phương
thức liên hợp sắt, bộ, sông biển, hàng không và không ngừng nâng cao.
Tuy nhiên trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và nhu cầu tăng
nhanh của đời sống xã hội mạng lưới giao thông thành phố đang có nhiều hạn chế
và khó khăn cần giải quyết.
9
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
Giao thông thành phố Hồ Chí Minh ngày nay
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
2.2/ Thực trạng hiện nay
2.2.1/ Cơ sở hạ tầng giao thông
2.2.1.1/ Đường bộ
Tp Hồ Chí Minh hiện có khoảng 3800 tuyến đường, tổng chiều dài 3670 km,
tổng diện tích mặt đường khoảng 25 triệu m². Trong số đó phải cần 16 triệu m

2
phục vụ nhu cầu dừng đậu xe, chỉ còn 9 triệu m
2
để di chuyển.
Tuy hệ thống đường nội thành đã được trải nhựa toàn bộ nhưng ở ngoại
thành, đường vẫn phần nhiều là đường đất đá. Trong khi đó, hệ thống đường trải
nhựa còn lại cũng trở nên quá tải, cần sửa chữa.
Các nút giao thông quan trọng có khoảng 1.200 nút trong đó có 33 nút thuộc
các trục chính đều giao cùng mức trên mặt bằng. Hai nút giao thông lớn mới xây
dựng từ 1990 - 1995 là nút Phú Lâm và Hàng Xanh đã giải tỏa được 2 điểm ách tắc
giao thông nghiêm trọng.
Toàn thành phố có 239 cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều
rộng của đường nên gây khó khăn cho các phương tiện giao thông. Không những
thế, một phần các cây cầu có trọng tải thấp hay đang trong tình trạng xuống cấp.
6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào: Miền Đông,
Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Tây Ninh, Ký Thủ Ôn.
Công trình hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn có tổng chiều dài 1.490 m,
rộng 33,3 m với 2 hướng lưu thông 6 làn xe, được đánh giá hiện đại và lớn nhất
Đông Nam Á.
Hiện nay đường bộ vẫn là phương tiện đi lại quan trọng nhất và cũng mắc
phải nhiều bất cập nhất. Nên để giải quyết vấn đề đô thị thì đây chính là trọng tâm
nghiên cứu phân tích của đề tài.
2.2.1.2/ Đường sắt
10
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận. Có hai nhà ga chính: Sóng Thần và
Sài Gòn. Bên cạnh đó còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu,
Gò Vấp. Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã

cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển.
2.2.1.3/ Đường thủy
Có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các
cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước
Ngoài ra còn có khoảng 50 bến đò phục vụ giao thông hành khách.
2.2.1.4/ Đường hàng không
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện
tích và công suất nhà ga.
 Có thể nói cơ sở hạ tầng giao thông thành phố Hồ Chí Minh vừa thiếu lại
vừa yếu. Hạ tầng hiện tại không thể đáp ứng nổi nhu cầu đi lại trong khi các công
trình được xây mới đưa vào sử dụng không phát huy hiệu quả, chưa kể các dự án ì
ạch lợi ích chưa thấy đâu mà đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng cho thành phố.
2.2.2/ Phương tiện giao thông
Theo số liệu của sở Giao thông vận tải TPHCM, tính đến cuối tháng 6.2011,
toàn địa bàn có 467.258 ô tô; 4,7 triệu xe máy và 2 triệu xe đạp.
Tính từ đầu năm 2008 đến nay mỗi ngày trung bình thành phố tăng 108 xe
ôtô, 878 xe môtô hai bánh, 500.000 xe hai bánh và 60.000 xe bốn bánh từ các địa
phương khác vào thành phố.
Bên cạnh đó ở lĩnh vực vận tải hành khách công cộng chủ yếu là xe buýt với
148 tuyến xe , trong đó 111 tuyến có trợ giá.
 Mật độ xe đông, dày đặc, di chuyển liên tục và không ngừng gia tăng
cộng thêm hệ thống giao thông công cộng chưa phát huy hiệu quả cần thiết khiến
cho thành phố trở nên chật hẹp hơn bao giờ hết.
2.2.3/ Mạng lưới giao thông và cấu trúc đô thị
Mạng lưới giao thông không khoa học và quá rối.
11
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Dự báo phát triển đô thị có độ chính xác không cao.

Các cảng biển quan trọng lại nằm trong nội ô như cảng Sài Gòn, Bạch
Đằng… Các khu công nghiệp nằm đan xen với khu dân cư hoặc tập trung đông
quanh khu vực giáp ranh thành phố.
Thiếu sự hợp tác trong phát triển vùng.
 Do dự báo thiếu chính xác dẫn đến quy hoạch tổng thể không đồng bộ
khiến mạng lưới giao thông và kiến trúc đô thị khó có thể hài hòa với nhau.
2.2.4/ Tốc độ phát triển đô thị và dân số
Sự nở rộng đô thị diễn ra quá nhanh và không kiểm soát được.
Dân số thành phố hiện nay khoảng 8 triệu người, tốc độ tăng trưởng bình
quân trong 10 năm trở lải đây là 3,54%/năm ( 212.000 người/năm ), chiếm 22,32%
số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm và có thể đạt 10 triệu người vào
năm 2025.
 Đô thị và dân số cùng tăng nhanh ( dân số chủ yếu là tăng cơ học do “luật
cư trú” mới ). Nhưng đất đai và cơ sở hạ tầng lại không theo kịp dẫn đến quá tải.
2.2.5/ Văn hóa giao thông
Cùng với sự xuống cấp của văn hóa xã hội, văn hóa giao thông cũng ngày
một tụt dốc.
Ngày nay người đi đường dường như dù muốn dù không thì ai cũng phải áp
dụng 2 “nguyên tắc” là:
 Khi nào có thể chèn, lấn được thì cứ chèn lấn. Chèn lấn đến mức tối đa.
 Chỉ dừng lại ngay trước khi có thể gây tai nạn.
Nhìn xe cộ di chuyển trên đường như là một vũ điệu vừa hỗn độn vừa hài
hòa, có cạnh tranh mà cũng có nhường nhịn. Phần thắng luôn thuộc về kẻ mạnh
hơn, đường luôn được nhường cho xe lớn hơn hoặc những kẻ liều mạng.
12
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Bên cạnh đó hành vi ứng xử khi có va chạm hay bị thổi phạt có chiều hướng
ngày càng tiêu cực. Sẵn sàng cự cãi, chửi mắng, hành hung để giành phần đúng về

mình bất chấp “đối thủ” có là cảnh sát đi chăng nữa.
 Từ lâu rồi đã không còn sự nhường nhịn khi tham gia giao thông. Việc đi
lại bây giờ như một cuộc chiến mà ai cũng muốn giành phần thắng bằng những
cách thức nặng nhẹ khác nhau. Nhưng chung quy với tâm lý và thái độ hành xử
như vậy việc giao thông thành phố hỗn loạn là điều tất nhiên.
2.3/ Những bất cập của hệ thống giao thông thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1/ Những bất cập
Nhìn chung giao thông vẫn đang là một gánh nặng đối với thành phố, một
bài toán khó tuy có rất nhiều phương pháp tiếp cận nhưng lại không thể tìm ra
được một cách giải phù hợp và chính xác.
Có quá nhiều nhức nhối trong hệ thống giao thông đô thị hiện tại, cả khách
quan lẫn chủ quan. Nhưng tựu chung lại vẫn là những vấn đề sau:
2.3.1.1/ Kẹt xe
Đây là vấn đề gây đau đầu nhất hiện nay, từ người dân cho đến các cấp quản
lý đều hết sức mệt mỏi vì những hậu quả mà nó gây ra. Làm mất thời gian, ảnh
hưởng đến công việc của hàng triệu con người, tiêu tốn tiền bạc, tổn hại sức khỏe,
gây tâm lý bức bối cho tất cả những người lưu thông… và còn ảnh hưởng lớn đến
môi trường đầu tư trong và ngoài nước.
Nếu như trước đây, chuyện kẹt xe thường chỉ xảy ra vào giờ cao điểm (từ
6h30 - 8h00, 11h00 - 12h00, 16h30 - 19h00) và ở một số tuyến đường lớn. Thì
nay, tình trạng kẹt xe xảy ra hàng ngày, sáng - trưa - chiều - tối và bùng nổ trên hầu
hết các tuyến đường.
13
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
Những chuyện như thế nàycó thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Điều đáng nói là tình trạng kẹt xe hiện nay tại TPHCM như phản ứng
domino: các đường chính bị kẹt thì ngay lập tức các tuyến đường nhỏ, đường
nhánh, hẻm cũng bị kẹt theo.

Theo PGS-TS Phạm Xuân Mai, Trưởng Khoa Kỹ thuật - Giao thông ĐH
Bách khoa TPHCM vào năm 2007 với mức GDP trên 1.500 USD/người/năm thì
mỗi năm thành phố mất trắng khoảng 14.000 tỷ đồng do kẹt xe và các tác hại mà
nó gây ra cho nền kinh tế - xã hội. Cùng với biết bao hệ lụy kéo theo khó có thể đo
bằng tiền. Đó mới chỉ là số liệu tính toán của năm 2007, nếu như được đặt vào hiện
nay khi mà thu nhập của người dân cũng như số vụ kẹt xe tăng nhanh thì không
biết con số còn khủng khiếp đến mức nào.
Một ví dụ “nhỏ” nữa là vụ kẹt xe trên đường Nguyễn Hữu Cảnh vào tối ngày
21/9. Có khoảng 100.000 người “kẹt cứng” trong 3 tiếng đồng hồ. Thoát được khỏi
vụ kẹt xe, xã hội đã mất đứt hơn 300.000 giờ. Nếu xét đến chi phí cơ hội thì thời
gian ấy đã có thể làm ra bao của cải vật chất, chưa kể những thiệt hại không thể
tính được.
Đỉnh điểm có những vụ kẹt xe “kỉ lục”, mà người dân không thể nhúc nhích
được lên đến 9 tiếng đồng hồ. Bao nhiêu tiền bạc, của cải xã hội trôi đi theo những
khoảng thời gian “chết” như vậy.
Trong vòng 4 năm gần đây, số vụ kẹt xe có thời gian trên 30 phút tăng đến
chóng mặt. Nếu như năm 2008 chỉ có 48 vụ, qua năm 2009 tăng lên gấp rưỡi thành
74 vụ, đến năm 2010 giảm đi đôi chút còn 60 vụ nhưng chỉ trong 6 tháng đầu năm
2011 đã có 30 vụ kẹt xe, tức trung bình 6 ngày có một vụ kẹt xe nghiêm trọng tăng
gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
14
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Nhận định của nhiều chuyên gia cho rằng nếu tình trạng cứ tiếp diễn như
hiện nay thì sau 5 năm nữa thôi người dân thành phố không thể “nhúc nhích” nổi
dù chỉ 1 bước.
Trong khi chính quyền loay hoay với các phương án, đề xuất thì đường vẫn
tắc và xe vẫn kẹt. Giải pháp duy nhất lúc này là “sống chung với kẹt xe”. Người
dân, dù muốn hay không vẫn phải chấp nhận và sử dụng tất cả khả năng của mình

mà “chịu đựng” để “vượt qua”. Đành tự an ủi rằng đó là hệ quả tất yếu của sự phát
triển đô thị.
Từ vị thế của một thị trường đầy tiềm năng, dẫn đầu cả nước về thu hút đầu
tư nước ngoài, Thành Phố Hồ Chí Minh đã mất vị trí số 1 của mình trong những
năm gần đây. Có nhiều nguyên nhân, nhưng môi trường đầu tư - cả nghĩa đen và
nghĩa bóng - là nguyên nhân chủ yếu. Trong đó, nạn kẹt xe trầm trọng chính là một
trong các yếu tố mà nhà đầu tư rất ngán ngại, một “điểm trừ” rất lớn của thành phố.
Điểm lại thành phố có đến 10 “trọng điểm” kẹt xe:
 Vòng xoay ngã tư An Sương thường xuyên kẹt xe vào các giờ thấp điểm,
sau 9 giờ đến 16 giờ, do lượng xe tải quá lớn.
 Ngã ba Âu Cơ - Cách mạng tháng Tám, ngã tư Cách mạng tháng Tám -
Tân Kỳ Tân Quý và kéo dài đến ngã ba Tân Kỳ Tân Quý - Cộng Hòa hình thành
nên mạng kẹt xe liên hoàn vào cả giờ cao điểm và thấp điểm.
15
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
Xã hội tổn thất bao nhiêu cho những phút giây như thế này ?
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
 Từ trục đường Cách mạng tháng Tám kéo dài đến các ngã sáu Công
trường Dân Chủ, ngã tư Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, ngã sáu Phù Đổng
Thiên Vương, ngã tư Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo
 Cụm đường Nguyễn Thị Minh Khai - Cao Thắng - Nguyễn Thiện Thuật -
Điện Biên Phủ thường kẹt xe vào giờ cao điểm sáng và chiều. Tới đây sẽ cấm xe ô
tô đi hai chiều, chỉ còn một chiều theo hướng rẽ tay phải để hình thành nên một ô
hình chữ nhật.
 Cụm đường Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị, Ngã năm chuồng chó, Hoàng
Minh Giám (công viên Gia Định) – Nguyễn Kiệm thường kẹt vào giờ cao điểm
buổi sáng.
 Trục đường Phan Đăng Lưu với các điểm kẹt xe vào mọi lúc là khu vực
chợ Bà Chiểu kéo dài đến ngã tư Phú Nhuận, ngã ba Hoàng Văn Thụ – Hồ Văn

Huê.
 Trục đường Lý Thường Kiệt với các điểm kẹt ở khu vực chợ Tân Bình,
ngã ba Thành Thái, ngã tư Tô Hiến Thành - Lữ Gia.
 Bùng binh Cây Gõ kéo dài đến vòng xoay Phú Lâm thường kẹt vào ban
ngày do lượng xe buýt từ bến xe Chợ Lớn ra vào liên tục.
 Cụm trục đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh thường kẹt mọi lúc
kéo dài từ vòng xoay Hàng Xanh kéo dài ra đến bến xe miền Đông qua đến ngã tư
Bình Triệu.
 Khu vực Chợ Lớn với các điểm thường kẹt vào ban ngày là vòng xoay
Phan Đình Phùng, trục đường Hải Thượng Lãn ông, Hậu Giang.
2.3.1.2/ Tai nạn giao thông
Cũng là một vấn đề đang nóng, nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội.
Lãnh đạo UBND Thành phố cho rằng, an toàn giao thông là vấn đề mà cả hệ thống
chính trị của TP Hồ Chí Minh rất quan tâm và đó cũng là bức xúc của cử tri Thành
phố. Tuy nhiên cũng như kẹt xe, giải pháp xử lý triệt để hoặc ít nhất làm giảm một
cách đáng kể vẫn thiếu hoặc không hiệu quả.
16
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Tai nạn giao thông ngoài việc gây ra tổn thất to lớn về nhân mạng và tinh
thần còn gây ra những thiệt hại về của cải đồng thời gián tiếp đóng góp vào tình
trạng kẹt xe vốn đã rất trầm trọng ở thành phố hiện nay.
Theo số liệu của sở Giao thông - vận tải, trong 9 tháng đầu năm 2011, trên
địa bàn thành phố đã xảy ra 717 vụ tai nạn giao thông, làm chết 627 người và 341
người bị thương; so 9 tháng năm 2010 giảm 24 vụ TNGT (-3,20%), số người chết
tăng 05 người (+0,80%), tăng 22 người bị thương (+6,90%). Có thể nhận thấy
TNGT đang nóng lên từng ngày, số ca chấn thương nặng và tử vong cũng không
ngừng tăng lên.
Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thì 92% số vụ TNGT là

do con người, 2% do kết cấu hạ tầng. Thời gian xảy ra TNGT chủ yếu từ 19 giờ
đến 2 giờ hôm sau, các ngày thứ bảy, chủ nhật có số vụ tai nạn tăng cao hơn ngày
thường, đối tượng bị tai nạn nhiều nhất vẫn là thanh thiếu niên độ tuổi từ 17 – 35.
Một sự thật khó chấp nhận là số người chết vì tai nạn giao thông ở TPHCM
lại cao hơn so với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS ( khoảng 700 người/ năm ).
Tai nạn giao thông mỗi năm làm thiệt hại cho nền kinh tế VN khoảng 900
triệu USD, tức 1,64% GDP.
Theo kết quả khảo sát của các ngành liên quan, thành phố đã xác định 16
“điểm đen” và gần 20 tuyến đường thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông.
Đáng chú ý, một số “điểm đen” được xác định nằm ở các tuyến đường trung
tâm TP như đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ Ngô Văn Năm đến Công trường Mê
Linh); đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ An Dương Vương đến Vòng xoay Cộng
Hòa đều thuộc quận 1); đường Nguyễn Tất Thành (đoạn từ số nhà 300A đến số
nhà 322A, quận 4). Các tuyến đường thường xuyên xảy ra tai nạn chủ yếu có tuyến
quốc lộ 1A, xa lộ Hà Nội (quận 9, Thủ Đức); Võ Văn Kiệt (quận 5); đường dẫn
cao tốc TPHCM - Trung Lương (quận Bình Tân); đường Hòa Bình (quận Tân
Phú); tỉnh lộ 10, quốc lộ 50 thuộc huyện Bình Chánh…
17
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
Hình ảnh kinh hoàng từ một vụ tai nạn giao thông
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
2.3.1.3/ Ngập lụt
Đây là vấn đề thứ 3 cần nói đến. Thật khó tin thành phố phát triển hiện đại
hàng đầu cả nước mà vẫn phải đối mặt với tình trạng ngập lún. Người dân thành
phố đã quá quen thuộc với tình cảnh chỉ sau một cơn mưa đường sẽ biến thành
sông và thay vì đi người ta phải lội, xe máy thì dắt bộ, còn ô tô thì “chết đứng”.
Đặc biệt ngập lụt thường xảy ra và giờ tan tầm, do vậy luôn kéo theo tình
trạng ách tắc. Nguy hiểm hơn nữa những hố sâu bị nước lấp đầy luôn tiềm ẩn rủi ro
cho người đi đường, tai nạn giao thông cũng tăng theo lượng và thời gian nước

ngập.
Năm 2010 diện tích ngập của Thành phố đã vào khoảng 35 km
2
diện tích
xây dựng và 230 km
2
diện tích nông nghiệp, số dân bị ảnh hưởng bởi ngập nước
chiếm gần 28% dân số hiện hữu (khoảng 1,8 triệu người). Địa hình Thành phố Hồ
Chí Minh phần lớn có cao độ thấp, trên 70% diện tích đất tự nhiên nằm trong vùng
ngập triều và bán ngập triều.
Theo báo cáo của Trung tâm điều hành chống ngập thành phố, trong năm
nay dù đã giảm 46% nhưng toàn thành phố vẫn còn 58 điểm ngập, 272 vị trí cống
thoát nước bị xâm hại, 216 vị trí giao cắt trong hệ thống cấp thoát nước bị nhà cửa,
sân, vỉa hè làm nghẽn dòng chảy….
60% diện tích toàn thành có cao độ thấp hơn 2m trong khi mực nước cao
nhất tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn và gần trung tâm thành phố có thể đạt
1,55m, tốc độ lún gần 15mm/năm.
18
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
99 tuyến đường giao thông bị ngập lut, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại của
người dân gồm: quận 1 (10 tuyến), quận 4 (6 tuyến), quận 2 (năm tuyến), quận 5 (8
tuyến), quận 6 (29 tuyến), quận 7 ( 6 tuyến), quận 8 (8 tuyến), quận Bình Thạnh
(12 tuyến), Bình Tân (2 tuyến), Phú Nhuận (hai tuyến), Thủ Đức (6 tuyến), huyện
Nhà Bè (năm tuyến).
Theo trang thông tin Prevention Web, lũ lụt đang ảnh hưởng đến cuộc sống
của 4% dân số và gây thiệt hại 3% GDP của Việt Nam.
Tại hội thảo “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu và sự thích ứng tại
TP.HCM: từ nghiên cứu đến hành động” do Sở Tài nguyên - môi trường tổ chức

sáng 14/7/2009. Theo hình dung của các chuyên gia Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) thì đến năm 2050 khoảng 2/3 thành phố sẽ ngập trong nước. Không những
vậy, 50% khu công nghiệp, 60% việc làm bị ảnh hưởng với tổng thiệt hại về kinh
tế có thể lên đến 44,8 tỉ USD.
Tuy tính chính xác của nhận định trên còn phải xem xét bởi Theo PGS.TS
Trần Thục - viện trưởng Viện Khoa học khí tượng, thủy văn và môi trường (Bộ Tài
nguyên - môi trường) đó có thể chỉ là một “ kịch bản hù dọa” khi nhóm nghiên cứu
quá trầm trọng hóa vấn đề và không tính đến các yếu tố quản lý đô thị. Nhưng
những con số định lượng “biết nói” ấy là lời cảnh báo đầy sức nặng được gửi đến
các cấp quản lý thành phố, hãy hành động ngay nếu không muốn điều giả thiết trở
thành sự thật.
Ngập lụt cũng góp phần gây ra không ít vụ tai nạn giao thông. Các hố sâu
trên đường bình thường đã rất nguy hiểm đến khi ngập đầy nước lập tức trở thành
“hố tử thần”. Người dân luôn phải đối mặt với những nguy hiểm chực chờ dưới
biển nước mênh mông ấy, nhất là các em nhỏ.
19
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
Sài Gòn giờ này phố cũng như sông
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
 Hệ thống giao thông luôn là trung tâm trong các chiến lược của đô thị,
tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển toàn diện của thành phố nhưng với hệ
thống giao thông còn yếu và chưa xứng tầm như hiện nay lại gây ra tác dụng
ngược, vô hình chung là lực cản làm chậm quá trình tiến lên của thành phố.
2.3.2/ Nguyên nhân
Trước khi đề cập đến các yếu tố chủ quan và khách quan, cần phải thấy rằng
chính 3 vấn nạn nêu trên vừa có thể là nguyên nhân vừa là hệ quả của nhau.
2.3.2.1/ Cơ sở hạ tầng yếu
Trong cả 3 vấn đề nhức nhối và nan giải trên có cùng chung một nguyên
nhân. Đó chính là cơ sở hạ tầng yếu kém không thể theo kịp với sự phát triển

nhanh chóng của thành phố về mọi mặt. Hệ thống giao thông như một cái áo quá
“bức bối” so với thân hình ngày càng to lớn của thành phố hiện nay.
Từ quy hoạch cho nửa triệu dân thời Pháp thuộc, đến 3 triệu dân thời Mĩ -
Ngụy và hiện nay là 8 triệu dân. Dân số ngày một nhiều nhưng diện tích lại không
được mở rộng bao nhiêu khiến cho thành phố trở nên chật chội.
20
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
Kẹt xe



TNGT Ngập lụt
Cơ Hạ
Sở Tầng
70%
2%
80%
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu thốn sẽ dẫn đến kẹt xe do đường sá quá chật
chội chỉ có thể chen chúc mà đi, đường chật xuống cấp khiến TNGT gia tăng và hệ
thống thoát nước kém góp phần làm ngập lụt thêm trầm trọng.
Mặt đường cho giao thông hằng năm chỉ thêm 1 - 2% không thấm vào đâu
so với lượng xe tăng 10 - 12%. Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông chỉ đạt 4,87% so
với yêu cầu chuẩn là 20 - 24%. Diện tích bến bãi đỗ xe: khoảng 0,1 % diện tích nội
đô, chưa đạt 10% so với yêu cầu.
Chính vì thiếu một tầm nhìn tổng thể, không nhìn thấy được những nguy cơ
trước dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển cơ
sở hạ tầng. Sự xuống cấp của các công trình cũ cộng thêm sự yếu kém, ì ạch của
các công trình đã và đang được tiến hành không những không giải tỏa gánh nặng

mà còn tạo thêm áp lực cho giao thông thành phố vốn đã rất mệt mỏi.
Có thể thấy điển hỉnh qua hầm Thủ Thiêm thông xe, các cầu vượt được đầu
tư rất nhiều nhưng không thực sự hiệu quả.
Các đoạn đường đào dang dở, hết ngành điện đào vừa lấp xong lại đến
ngành viễn thông, ngành giao thông công chánh thay phiên nhau đào xới. Lô cốt
thì mọc khắp nơi hết năm này qua năm khác, đường đã nhỏ hẹp nay lại oằng lưng
gánh thêm lô cốt.
21
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
Hầm Thủ Thiêm hiện đại bậc nhất Đông Nam Á
không đạt hiệu quả như mong đợi
Lô cốt “chễm chệ” trên cả một con đường
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
 Với những yếu kém cơ sở hạ tầng còn tồn tại và tiếp tục được tạo ra như
vậy thì tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông và ngập lụt sẽ là hậu quả tất yếu.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân riêng của từng vấn đề cần nhắc đến:
2.3.2.2/ Kẹt xe
Vấn đề lợi ích: Thành phố Hồ Chí Minh là một “miền đất hứa”, trung tâm
kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của cả nước.
Theo tổng cục thống kê trong 5 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng bình quân
của thành phố đạt 11%, GDP năm 2010 đạt 414.068 tỷ đồng, GDP đầu người đạt
2800 USD/người/năm cao hơn nhiều so với trung bình cả nước là 1168 USD/năm.
Toàn thành phố có khoảng 49 trường đại học, 27 trường cao đẳng, 38 trường
trung cấp chuyên nghiệp đa dạng hóa đủ các chuyên ngành, nghề nghiệp.
Là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá: có nền văn hoá mang dấu ấn của
người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn… Sài Gòn trở thành một trong những
trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hoá Pháp, Mỹ qua các
giai đoạn thăng trầm của đất nước.
Nơi đây có rất nhiều lợi ích và cơ hội phát triển. Nên việc mọi người tập

trung về đây để tìm kiếm lợi ích là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với các quy luật
kinh tế.
Đông dân thì sẽ dẫn đến xuất hiện nhiều phương tiện di chuyển mà chủ yếu
là xe cá nhân. Theo số liệu của sở Giao thông vận tải TPHCM, tính đến cuối tháng
6.2011, toàn địa bàn có 467.258 ô tô; 4,7 triệu xe máy và 2 triệu xe đạp.
22
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
Với số lượng và chất lượng trường đại học hùng hậu
TPHCM là trung tâm giáo dục của cả nước
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu: Hệ thống giao thông
công cộng hiện nay của thành phố chỉ có xe bus. Với 148 tuyến như hiện nay vẫn
không thể giúp ích gì nhiều so với kì vọng. Xe bus nhận được rất nhiều ưu ái từ
chính quyền và sự quan tâm của người dân nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Từ chất
lượng, thái độ phục vụ cho đến mức độ phổ biến.
Năm 2010, xe buýt của TP Hồ Chí Minh được trợ giá 700 tỉ đồng nhưng
mới đáp ứng được khoảng 7,3 % nhu cầu đi lại của người dân. Tính trung bình mới
chỉ đạt 2 lượt hành khách/km lăn bánh (trong khi chỉ tiêu này ở các nước châu Âu
là trên 4). Năng lực của xe buýt ở TPHCM chỉ ở mức trung bình.
Thống kê trên trang web của trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành
khách công cộng, hơn 40% người trả lời cho rằng thái độ phục vụ của tài xế, nhân
viên chính là nguyên nhân quyết định người dân có muốn đi xe buýt hay không.
Theo kết quả điều tra xã hội học, 26% số người được hỏi đánh giá chất
lượng dịch vụ xe buýt là tốt, 65% đánh giá bình thường, 8% đánh giá kém và 1%
đánh giá là rất kém”.
Xe buýt được kỳ vọng rất nhiều sẽ gỡ bỏ một phần gánh nặng cho giao
thông thành phố. Nhưng xem ra với tình hình hiện tại, nhiệm vụ này là quá khó.
23
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải

Xe buýt chưa có đóng góp gì nhiều cho hệ thống giao thông Tp Hồ Chí Minh
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Phân luồng giao thông chưa hợp lý: Có thể nói với cách phân luồng hiện
nay thì càng phân luồng thì càng rối, điển hình như:
 Tại khu vực cầu Rạch Chiếc (trên xa lộ Hà Nội), mới đây Sở GTVT cho
phân luồng để phục vụ thi công nhánh cầu giữa. Các loại xe ô tô lưu thông trên hai
nhánh biên, xe 2-3 bánh phải lưu thông dưới dạ cầu, qua hai cầu sắt Balley nhỏ
hẹp.
 Trong khi các tuyến đường từ trung tâm TPHCM về miền Tây luôn quá tải
thì đại lộ Võ Văn Kiệt lại thênh thang.
Hệ thống biển báo, đèn tín hiệu không hiệu quả: Đèn tín hiệu thì hư hỏng.
Biển báo thì cắm lung tung không theo quy tắc nào hết, nằm ở những vị trí “độc”
khiến người tham gia giao thông không biết đường đâu mà lần.
24
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
Đèn tín hiệu giao thông chỉ còn chớp vàng liên tục tại giao lộ Nguyễn Trãi - Trần Bình Trọng
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH: LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Văn hóa giao thông xuống cấp: cách hành xử luôn chen lấn giành phần đi
trước cho mình không cần biết là đúng hay sai, cự cãi hành hung vì những va quẹt
nhỏ không chỉ làm cho tình hình giao thông tệ hơn mà còn làm hình ảnh của xã hội
ngày càng xấu đi.
Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường: vỉa hè vốn dành riêng cho người đi bộ,
cũng là nơi trồng cây xanh tạo cảnh quan đô thị nhưng đang bị biến thành nơi buôn
bán, giữ xe có khi còn tràn xuống lòng đường. Diện tích đường đã hẹp nay lại bị
thu nhỏ càng quá tải hơn.
2.3.2.3/ Tai nạn giao thông
Là do ý thức người dân còn kém như: không tuân thủ luật giao thông, uống
rượu bia khi lái xe, không đội nón bảo hiểm khi đi đường, đua xe lạng lách

Từ đầu năm đến nay, cảnh sát giao thông thành phố đã xử lý hơn 926.000
trường hợp vi phạm luật giao thông (tăng 17,51% so với cùng kỳ năm ngoái)
Một phần cũng do lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát còn mỏng, lực
lượng tham gia hỗ trợ ít, phương tiện thiếu, địa bàn rộng. Các cơ quan chức năng
chưa có biện pháp mạnh mẽ để xử lý và răn đe những hành vi vi phạm luật giao
thông.
2.3.2.4/ Ngập lụt
25
GVHD: TS. Nguyễn Chí Hải
Ngang nhiên vượt đèn đỏ

×