Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Giáo trình công tác trát nâng cao (nghề xây dựng trình độ cao đẳngtrung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.79 KB, 57 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Mơđun 19 được biên soạn có sự tham khảo và nghiên cứu các tài liệu kỹ
thuật chuyên ngành xây dựng, đồng thời dựa trên thực tế thi công, quản lý và giám sát thi
cơng cơng trình, cũng như phân tích nghề phù hợp với vùng miền, địa phương.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về kiến thức và kỹ năng cho sinh viên nên cấu trúc chung
của chương trình đã được điều chỉnh qua kiểm nghiệm thực tế giảng dạy và mức độ tiếp
thu của sinh viên sao cho phù hợp nhất.
Đồng thời giáo trình cũng được tính tốn mức độ kiến thức giúp được cho sinh
viên sau khi ra trường có thể tiếp cận với môi trường làm việc thực tế. Giáo trình MĐ19
là một trong những khối kiến thức cần thiết đối với chương trình đào tạo nghề kỹ thuật
xây dựng.
Trong q trình biên soạn khơng tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được ý kiến góp
ý của bạn đọc.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: KS. Nguyễn Thành Văn
2. Nguyễn Trung Quang

1


MỤC LỤC
TT
1
2
3


4

5
6

7

8
9
10
11
12
13
14
15

Nội dung Chương/bài
Lời giới thiệu
Mục lục
Giáo trình module
Bài 1. Trát gờ thẳng, gờ cong
1.1. Trát gờ thẳng
1.2. Trát gờ cong
Bài 2. Trát chỉ
Bài 3. Trát vòm cong
3.1. Trát vòm cong một chiều
3.2. Trát vòm cong nhiều chiều
Bài 4. Trát phào
4.1. Trát phào đơn
4.2. Trát phào kép

Bài 5. Đọc – vẽ hình dạng trang trí
Bài 6. Đắp hoạ tiết phẳng trên nền phẳng
Bài 7. Đắp chữ nổi trên nền phẳng
Bài 8. Đắp chữ lõm trên nền phẳng
Bài 9. Trang trí đỉnh trụ
Bài 10. Tính khối lượng vật liệu – nhân cơng
Phụ lục: Trát hồn thiện mặt ngồi cơng trình
Tài liệu tham khảo

2

Trang
1
2
3
4
4
6
8
12
12
14
16
16
17
20
31
35
40
45

50
51
57


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Cơng tác Trát nâng cao
Mã mô đun: MĐ 19
Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thảo luận:
74 giờ ; Kiểm tra: 16 giờ)
I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:

- Vị trí: Mơ đun 19 được bố trí sau khi học viên học xong các môn học chung, môn
học kỹ thuật cơ sở, các mô đun xây cơ bản, trát láng cơ bản.
- Tính chất: là mơ đun chun ngành quan trọng bắt buộc. Thời gain học bao gồm
lý thuyết và thực hành.
- Ý nghĩa và vai trị của mơ đun: giúp cho học viên có kiến thức và kỹ năng cơ bản
khi thi cơng xây dựng cơng trình dân dụng và công nghiệp. Tiếp cận nhanh; thực hiện tốt
công tác sau khi tốt nghiệp ra trường và đi làm việc thực tế ở các cơng trình.

II. Mục tiêu của mơ đun:
+ Kiến thức:
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo của lớp vữa trát
- Nêu được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của lớp vữa trát
- Trình bày được trình tự và phương pháp trát cho các cơng việc trát láng
- Phân tích được định mức, nhân công, vật liệu trong công tác trát nâng cao
+ Kỹ năng:
- Tính tốn được liều lượng pha trộn vữa
- Làm được các công việc như: trát gờ, trát trần, trát vòm, trát phào,
- Phát hiện và xử lý được các sai hỏng khi thực hiện công tác trát nâng cao

- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng các cơng việc trát họa tiết
- Tính tốn được khối lượng, nhân công, vật liệu cho công tác trát các sản phẩm
+ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Lên kế hoạch và thực hiện tốt các công việc thuộc mơ đun nghề theo đúng quy
trình đề ra.
- Đảm bảo đúng kỹ thuật, thời gian, khối lượng công việc cũng như an tồn vệ sinh
cơng nghiệp.

III. Nội dung của mô đun

3


BÀI 1
TRÁT GỜ THẲNG – GỜ CONG
1.1. Trát gờ thẳng
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Nêu được yêu cầu kỹ thuật của mặt trát gờ.
- Trình bày được trình tự và phương pháp trát gờ.
* Kỹ năng:
- Trát được gờ đạt các yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra, đánh giá về chất lượng của mặt trát gờ.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chăm chỉ, cần cù, cẩn thận trong học tập .
- Chấp hành tốt các quy định về vệ sinh, an tồn lao động trong cơng tác trát.
Trước khi trát gờ cần kiểm tra lại kích thước, vị trí của gờ đã xây.
Dụng cụ trát gờ tương tự như dụng cụ đã giới thiệu trong phần trát, ngồi ra cịn có một
số dụng cụ bồ sung như: thước cong, bàn xoa cong.
1. Yêu cầu kỹ thuật:

- Vữa trát đúng loại, đúng mác theo yêu cầu thiết kế
- Đúng vị trí, hình dáng, kích thước của gờ.
- Gờ ngang bằng hoặc thẳng đứng tuỳ theo vị trí của nó.
- Cạnh gờ thẳng sắc.
2. Cơng tác chuẩn bị trước khi trát :
- Chuẩn bị:
+ Vữa trát : vữa xi măng mác vữa M50, cát vàng cở hạt 0.4
+ Dụng cụ trát.
+ Giàn giáo.
- Kiểm tra các chỉ tiêu của gờ trước khi trát:
+ Kích thước (Cho tất cả các gờ có cùng cao độ)
Dùng ni vơ kết hợp với thước tầm kiểm tra:
+ Độ ngang bằng gờ.
+ Độ phẳng, thẳng của gờ.
Trước khi trát gờ cần kiểm tra lại vị trí, kích thước của gờ đã xây gạch hoặc đúc
bằng bê tông cốt thép. Xác định độ lồi, lõm của gờ để từ đó căn cứ làm các bước tiếp
theo.
- Vệ sinh, tạo ẩm bề mặt trát.
4


3. Trình tự và phương pháp trát gờ :
Làm mốc: mốc được làm ở 2 đầu của gờ, nếu gờ dài thì cần phải làm các mốc
trung gian. Mốc ở mặt gờ phải ngang bằng hoặc dốc ra phía ngồi. Làm mốc trát, gồm có:
+ Làm mốc chính.
+ Làm mốc phụ.
Căn cứ vào thiết kế, độ lồi lõm của gờ để từ đó xác định kích thước, hình dáng làm
mốc trát gờ.
Tùy thuộc vào loại gờ mà làm mốc cho phù hợp. Mốc phải đảm bảo đúng hình
dáng, kích thước.

- Trát lớp vữa lót cho tồn bộ gờ.
Lên lớp vữa lót: dùng bay để lên lớp vữa lót cho tồn bộ bề mặt của gờ trong phạm
vi của hai mốc.
- Trát lớp vữa mặt, xoa nhẵn cho thành gờ.
Trát thành gờ: sử dụng 2 thước tầm đặt ở mặt trên và mặt dưới của gờ, điều chỉnh
cho cạnh của thước ăn phẳng với mốc của thành gờ. Sau đó gơng lại bằng sắt Φ6 hoặc Φ8
và tiến hành lên vữa để trát, vữa trát phải phẳng mặt với cạnh thước.
Dùng bàn xoa, xoa dọc theo thước để vữa dàn đều và phẳng theo mặt thước.
Tháo thước: trước tiên bỏ gông sắt, một tay giữ thước dưới sau đó bỏ hết gông và
tháo thước dưới, tháo thước trên, lưu ý khi tháo cần rê nhẹ thước hướng ra ngoài thàng
gờ.
- Trát lớp vữa mặt, xoa nhẵn cho dạ gờ.
Trát dạ gờ: đặt thước ở thành gờ để trát dạ gờ, thước phải ăn phẳng mặt với mốc
trát dạ gờ.
- Trát mặt gờ: đặt thước ở thành gờ, điều chỉnh cho thước ăn phẳng với mốc mặt
gờ, giử thước cố định và trát vữa.
- Trát đầu gờ: các đầu gờ, dùng bay nhỏ hoặc thước ngắn để trát đầu gờ, dùng ke
vuông để kiểm tra cho đầu gờ vng góc với thành gờ.
Trát đầu gờ tương tự như trát cạnh góc nhưng làm vị trí nhỏ.
Xoa nhẳn: Sau khi trát, kết hợp với thước và bàn xoa, xoa nhẳn cho gờ. Đặt thước
vào thành gờ để xoa nhẳn mặt gờ, đặt thước vào mặt gờ và xoa nhẳn cho thành gờ...
- Sửa cạnh cho toàn bộ gờ.
* Một số lưu ý:
- Trong q trình trát gờ có thề xoa nhẳn ngay cho gờ tùy theo mức độ khô, ướt
của vữa trát gờ.
- Đặt thước để xoa nhẳn, thước phải đặt phẳng với mặt mốc trát.
- Xoa dọc theo chiều dài của gờ, khi xoa đến đầu gờ thì phải xoa từ đầu gờ vào
trong.

5



4. Những sai phạm thường gặp:
- Gờ không thẳng và đều do dùng thước không chuẩn, gông kẹp không chắc chắn
- Gờ dể bị bong, tróc hay gạn nứt là do trộn vữa không đúng mác, chất lượng vữa
kém hoặc không tạo ẩm trước khi trát.
- Nứt hoặc mẽ cạnh là do khâu tháo thước không đảm bảo kỹ thuật./.

1.2. Trát gờ cong
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Nêu được yêu cầu kỹ thuật của trát gờ cong.
- Trình bày được trình tự và phương pháp trát gờ cong.
- Nêu được các sai phạm, nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
* Kỹ năng:
- Trát được gờ cong đạt các yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra, đánh giá được chất lượng mặt trát.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Cần cù, cẩn thận, tỷ mỷ trong học tập.
1. Yêu cầu kỹ thuật
- Vữa trát đúng loại, đúng mác theo yêu cầu thiết kế.
- Đúng hình dáng, kích thước của gờ.
- Đúng độ cong theo yêu cầu.
2. Công tác chuẩn bị trước khi trát :
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, giàn giáo trước khi trát : ngoài các dụng cụ trát như
gờ thẳng cần bổ sung thêm thước cong và bàn xoa cong.
Trình tự trát gờ cong tương tự trát gờ thẳng.
- Kiểm tra gờ trước khi trát :
+ Kiểm tra kích thước gờ.
+ Kiểm tra độ cong của gờ.

- Vệ sinh, tạo ẩm.
3. Trình tự và phương pháp trát:
- Làm mốc trát :
+ Làm mốc chính.
+ Làm mốc phụ (Trường hợp gờ có bán kính cong lớn)
- Trát lớp vữa lót.
- Trát lớp vữa mặt cho thành gờ.
- Trát lớp vữa mặt cho dạ gờ.
6


- Trát lớp vữa mặt cho mặt gờ.
- Trát đầu gờ.
4. Những sai phạm thường gặp:
- Gờ xây hoặc đúc không đạt yêu cầu thiết kế: về độ cong, đồng đều khi trát do
dùng thước cong không chuẩn, gông kẹp khơng chắc chắn
- Gờ dể bị bong, tróc hay gạn nứt là do trộn vữa không đúng mác, chất lượng vữa
kém hoặc không tạo ẩm trước khi trát.
- Nứt hoặc mẽ cạnh là do khâu tháo thước không đảm bảo kỹ thuật./.

Bài tập.
1. Mỗi nhóm 02 sinh viên thực hiện trát gờ thẳng bên dưới cửa sổ cửa sổ:
+ Dài 20000;
+ Rộng: 40;
+ Dày: 15;
Có hình vẽ do GVCN cung cấp để trực quan.
2. Mỗi nhóm 02 sinh viên thực hiện trát gờ cong bể nước tròn (bồn hoa):
+ Đường kính bể 1200;
+ Chiều rộng gờ: 50;
+ Dày 15;

3. Sau khi thực hiện xong, các nhóm tiến hành nhận xét chéo lẫn nhau  GVBM sẽ kết
luận và chấm điểm.

7


BÀI 2
TRÁT CHỈ
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Nêu được yêu cầu kỹ thuật của công tác trát chỉ .
- Trình bày được trình tự và phương pháp trát chỉ.
* Kỹ năng:
- Trát được chỉ đạt các yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra, đánh giá được chất lượng của công tác trát chỉ.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Cẩn thận, tỷ mỷ trong học tập.
Chỉ là một bộ phận trang trí trên thành sênơ, ơ văng. . ., nên yêu cầu chỉ phải đều,
phẳng, nhẳn, cạnh phải sắc.
1. Cấu tạo, tác dụng của chỉ:
- Cấu tạo :
Khi hoàn thiện bề mặt cơng trình, thường phải trát nhiều chỉ, VD – chỉ ô văng, mái
đua, mái hắt, xung quanh lổ thơng gió, cửa sổ, cửa đi, cửa buồng…mỗi loại chỉ có hình
dạng khác nhau. Theo hình dạng ta có thể phân ra :
+ Chỉ thẳng tiết diện vuông, chử nhật
+ Chỉ cong tiết diện vuông, chử nhật
+ Chỉ thẳng tiết diện cong (chỉ ống nước)
+ Chỉ hổn hợp
- Tác dụng :
Chỉ trát với mục đích trang trí : chỉ trát trên mặt trụ, gờ, tường nhằm mục đích

nâng cao gía trị thẩm mĩ. Ngồi ra chỉ cịn có tác dụng ngăn nước không cho nước bám
theo tường trần vào phía trong (chỉ che sương, gờ móc nước…)
2. u cầu kỹ thuật :
- Vữa trát đúng loại, đúng mác theo yêu cầu thiết kế .
- Chỉ phải đúng vị trí, hình dáng, kích thước .
- Chỉ phải ngang bằng.
- Cạnh chỉ thẳng, sắc.
3. Công tác chuẩn bị trước khi trát :
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, giàn giáo.
Ngoài các dụng cụ thơng dụng của nghề nề cịn dùng bay trát loại nhỏ. Bay làm
bằng thép mỏng có độ đàn hồi tốt, mũi bay bo tròn.
+ Dao cắt làm bằng thép mỏng có độ đàn hồi tốt, dao rọc giấy
8


+ Thước trát chỉ ; tùy theo kích thước chỉ mà ta chọn tiết diện thước cho phù
hợp. Thước có bề dày bằng bề dày của chỉ định trát. Vật liệu làm thước có thể là gổ, kim
loại, nhựa, nhơm…
+ Thước thẳng, thước cong một chiều
- Kiểm tra mặt trát tại vị trí cần trát chỉ về độ phẳng, ngang bằng, thẳng đứng, xiên.
- Vệ sinh, tạo ẩm bề mặt trát chỉ.
4. Trình tự và phương pháp trát chỉ :
4.1. Trát chỉ có 1 cạnh trùng với mặt trát của cấu kiện :
+ Làm mốc trát để xác định bề dày và phương của chỉ đứng, ngang, xiên
+ Trát lớp vữa tạo bề dầy chỉ.
+ Xoa phẳng.
+ Dùng dao bay cắt tạo hình.
+ Hồn thiện chỉ.
Ví dụ: Thực hành trát chỉ mái đua (mặt dựng)
+ Bước 1: Kiểm tra mặt trát của mái đua tại vị trí cần trát chỉ

+ Bước 2: Làm mốc trát
Mốc được làm ở hai đầu của chỉ, mốc có chiều dày bằng bề dày của chỉ, trường
hợp chỉ có chiều dài lớn hơn chiều dài thước tầm cần căng dây làm các mốc trung gian.
Những chỉ có chiều dài nhỏ hơn chiều dài thước tầm và tiết diện khơng đổi thì khơng cần
làm mốc trát.
+ Bước 3: Trát vữa tạo bề dày chỉ
Đặt mặt của thước trùng với mặt trát, cạnh của thước bằng bề dày của chỉ. Dùng
bay lên vữa tựa vào thước, nối các mối trát từ ngoài vào theo hướng ngược với hướng trát
và vuốt nhẹ bay; trát cao hơn mặt của thước từ 1 ÷ 2mm
+ Bước 4: Dùng bàn xoa xoa nhẳn dọc theo thước, mặt phẳng bàn xoa trùng với
mặt của thước.
+ Bước 5: Cắt tạo chỉ
Đo bề rộng chỉ và vạch dấu. Đặt thước theo vạch dấu dùng mũi bay (hoặc dao cắt
chỉ) tựa vào thước cắt dọc theo cạnh thước. Khi cắt cần đưa đều bay ăn sâu vào vữa hết
chiều dày của chỉ. Bay hoặc dao cắt phải vng góc với mặt trát để chỉ được vuông.
Dùng bay đưa dọc cách chỉ 1cm để lấy vữa thừa. Nhúng nước thước hoặc bàn xoa
sau đó đưa nhẹ dọc theo chỉ (nhẹ nhàng và khéo léo tránh làm sứt mẻ cạnh chỉ).
4.2. Chỉ có cạnh khơng trùng với cạnh của mặt trát:
+ Trường hợp 1: Chỉ ở tương đối gần (1 ÷ 2)cm, cạnh của mặt trát
Trường hợp này làm tương tự như trên chỉ có 1 cạnh trùng với một mặt trát và tiến
hành, sau khi cắt được chỉ cạnh trên ta đặt thước cắt tương tự cho cạnh chỉ dưới.
+ Trường hợp 2: Chỉ ở trên các vị trí khác
9


Sau khi xác định vị trí chỉ ta tiến hành dùng bay lên vữa tạo bề dày chỉ. Dùng
thước trát chỉ có bề dày chỉ định trát đặt dọc theo mốc
Dùng bay lên vữa các thao tác tương tự như trường hợp 1.
4.3. Chỉ thẳng tiết diện cong:
+ Làm mốc: dùng thước cữ để làm mốc. Với chỉ cong lồi ta dùng thước cong lõm,

và ngược lại chỉ cong lõm thì dùng thước cong lồi.
+ Tương tự như trường hợp chỉ có tiết diện vng, chử nhật. Sau khi lên vữa dùng
thước cán tựa lên mốc tạo tiết diện chỉ. Cũng có thể gia cơng mốc giống tiết diện chỉ sau
đó gắn vào các vị trí cần thiết. Lên vữa tạo thành chỉ tiết diện vuông, chử nhật.
+ Dùng thước thẳng cán theo mốc tạo chỉ tiết diện cong.
+ Với chỉ có tiết diện nhỏ (cong lồi) có thể lấy vữa vào vào thước cong, dựa vào
thước thẳng làm cữ dán liên tiếp cho các đoạn chỉ cong.
+ Dán xong tạo hình cơ bản dùng thước trát chỉ nhúng nước sửa lại cho thẳng và
bóng.
4.4. Trát chỉ phức tạp:
Chỉ phức tạp thực chất là những chỉ đơn trát gần nhau, với loại chỉ này ta trát theo
trình tự, lớp trước se khô tiến hành đắp cho lớp kế tiếp đến khi đúng theo mẫu thiết kế.
trượt.

Để trát cho nhiều chỉ có tiết diện giống nhau có thể chế tạo khn mẫu để kéo

4.5. Trát chỉ cong tiết diện vuông, chử nhật:
+ Bước 1: Xác định vị trí chỉ trên mặt trát. Với các chỉ cong đều cần xác định tâm
của đường cong.
+ Bước 2: Lên vữa tạo bề dày chỉ và xoa nhẳn.
+ Bước 3: Vẽ hình dáng chỉ lên mặt trát. Vớ những thợ nhiều kinh nghiệm có thể
vẽ trực tiếp lên mặt trát, những thợ mới phải làm thước khn mẫu, khn mẫu có thể
bằng bìa cứng, nhựa, giấy hoặc gổ. Dựa vào khuôn mẫu vẽ và cắt.
+ Bước 4: Dùng dao hoặc bay để cắt theo nét vẽ hình dáng chỉ.
+ Bước 5: Lấy vữa thừa, với phần vữa thừa ở phần trong mà chỉ bao quanh. Phải
cắt tạo một khoảng trống cần thiết sau đó mới lấy phần vữa bên cạnh (cắt tạo khoảng
trống).
+ Bước 6: Hoàn thiện với những chỉ cong đều xác định được tâm của bán kính
cong ta dùng thước trượt để quay cho chỉ được cong đều và nhẳn. Với những có nhiều độ
cong khác nhau phải dựa vào khuôn mẫu và sự khéo léo của người thợ. Sau khi đã cắt gọt

dùng chổi lông mềm nhúng nước quét nhẹ để chỉ có độ bóng nhất định.
5. Những sai phạm thường gặp
Trát chỉ tiết diện vuông, chử nhật thường xãy ra các hiện tượng sau: Chỉ có cạnh
khơng sắc, góc tạo bởi mặt trát với chỉ không vuông.
10


Chỉ bong khỏi mặt trát. Để tránh các hiện tượng trên trước khi trát chỉ cần kiểm tra
lại mặt tường cần trát chỉ, sao cho mặt tường có độ ẩm nhất định. Nếu mặt tường có bụi
bẩn, tường đã quét vơi, sơn thì phải làm sạch.
Khi đặt thước làm cữ cắt chỉ sao cho thước bám sát với mặt chỉ định cắt khơng
dùng bay hoặc dao có lưỡi dày để cắt. Không cắt khi lớp vữa trát đã khô. Khi đưa lưỡi
dao cắt phải đều tay không để vênh, vẹo. Khi lấy vữa thừa nên cắt thành nhiều mãnh nhỏ
tránh rơi cả mãng kéo theo cả chỉ.

Bài tập.
1. Mỗi nhóm 02 sinh viên thực hiện trát chỉ nước đầu cửa sổ:
Chỉ vng
Chỉ trịn
Dài: 2200
d=27;
Rộng: 30;
Dày: 27/2;
Dày: 15
Dài: 2200
Có hình vẽ trực quan do GVBM cung cấp.
2. Sau khi thực hiện xong, các nhóm đánh giá chéo nhau. GVBM sẽ hướng dẫn và
kết luận.

11



BÀI 3
TRÁT VỊM CONG
Phần 3.1 : Trát vịm cong một chiều

Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Nêu được yêu cầu kỹ thuật của cơng tác trát vịm cong.
- Trình bày được trình tự và phương pháp trát vịm cong một chiều.
* Kỹ năng:
- Trát được vòm cong một chiều đạt các yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra, đánh giá được chất lượng mặt trát vòm cong một chiều.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Cần cù, cẩn thận, tỷ mỷ trong học tập.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, an tồn lao động.
Vịm cong có nhiều loại: vịm cong một chiều, vòm cong hai chiều và vòm cong đa
chiều, độ lớn nhỏ của mặt cong cũng khác nhau.
1. Yêu cầu kỹ thuật
- Vữa trát đúng loại, đúng mác theo yêu cầu thiết kế.
- Vữa trát đủ bề dày, bám chắc vào bề măt trát .
- Mặt trát cong đều, đúng hình dáng thiết kế.
2. Cơng tác chuẩn bị trước khi trát :
- Chuẩn bị vật liệu: vữa xi măng mác 50 hoặc M75 tùy theo yêu cầu thiết kế
- Chuẩn bị giàn giáo : giàn giáo phải được lắp đặt đầy đủ các vị trí, phù hợp cao để
người thợ thao tác thuận tiện và phải đảm bảo chắc chắn.
- Dụng cụ, thiết bị : tùy theo loại mặt cong mà chuẩn bị thước cong cho phù hợp,
với những mặt cong có diện tích nhỏ thước trát mặt cong như thước trát phào chỉ. Các mặt
cong có diện tích lớn, có nhiều độ cong khác nhau căn cứ vào thiết kế làm thước cong
(thước cữ).

- Kiểm tra độ cong của vòm cong 1 chiều.
- Vệ sinh, tạo ẩm bề mặt trát.
3. Trình tự và phương pháp trát vịm :
B1- Làm mốc trát :
* Mặt cong lõm
+ Xác định tâm O của mặt cong
+ Dùng dây có chiều dài bằng bán kính mặt cong R, quay quanh tâm O xác
định các điểm mốc thuộc mặt cong cần trát.
+ Nối các mốc lại với nhau, dùng thước cong (theo độ cong thiết kế) tựa lên 3
mốc gần nhau liên tiếp của dãi mốc.
12


+ Làm mốc 2 đầu mặt cong, dùng dây căng song song với đường sinh của mặt
cong tiếp tục làm các điểm mốc trung gian.
* Mặt cong lồi
Mặt cong nhỏ dể dàng chế tạo được khuôn mẫu. Đối với các mặt cong lớn ta thực
hiện như sau :
+ Xác định tâm O ở đỉnh mặt cong.
+ Dùng một thước thẳng có độ dài bằng đường kính của mặt cong, lấy trung điểm
và đặt thước sao cho tâm O trùng trung điểm của thước, quay quanh tâm O theo mặt
phẳng nằm ngang. Kết hợp thả dọi xuống các vị trí của mặt cong. Làm các dãi mốc tròn
song song với đáy mặt cong.
B2 - Trát lớp vữa lót.
B3- Trát lớp vữa mặt.
Trát mặt cong áp dụng phương pháp trát trụ tròn.
+ Dùng bay hoặc bàn xoa lên vữa lướt theo độ cong của mặt cong.
+ Dùng thước cong tựa lên 3 dãi mốc cạnh nhau cán tạo mặt cong theo yêu cầu.
B4- Xoa nhẵn.
+ Với mặt cong lồi dùng bàn xoa lõm, với mặt cong lõm dùng bàn xoa lồi (bàn xoa

lồi, lõm cơ bản có bán kính cong bằng bán kính của mặt cong cần trát).
+ Dùng bàn xoa lướt đều theo chiều cong của mặt trát cong.
+ Chú ý hướng của bàn xoa phải song song với kinh tuyến, vĩ tuyến của mặt cong.
Xoa lần lượt liên tiếp nhau những vịng trịn theo bán kính có thứ tự giãm dần.
4. Những sai phạm thường gặp:
- Mặt cong không đều do thả dọi khơng đạt
- Bề mặt trát có những điểm lồi lõm do khi xoa không đều tay hoặc cán thước cong tì
lên mốc khơng chính xác.

13


Phần 3.2 : Trát vòm cong nhiều chiều
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Nêu được yêu cầu kỹ thuật của trát vịm cong nhiều chiều.
- Trình bày được trình tự và phương pháp trát.
* Kỹ năng:
- Trát được vòm cong nhiều chiều đạt các yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra, đánh giá được chất lượng mặt trát.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Cần cù, cẩn thận, tỷ mỷ trong học tập.
- Có tính sáng tạo trong q trình thực hiện công việc.
- Chấp hành tốt các quy định về an toàn lao động.
1. Yêu cầu kỹ thuật:
- Vữa trát đúng loại, đúng mác theo yêu cầu thiết kế.
- Vữa trát đủ bề dầy và bám chắc.
- Mặt trát theo các chiều cong đều.
2. Công tác chuẩn bị trước khi trát:
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ trát.

- Chuẩn bị giàn giáo.
- Kiểm tra độ cong của vòm đa chiều.
- Vệ sinh, tạo ẩm.
3. Trình tự và phương pháp trát: thực hiện tương tự cho từng mặt cong như trát vịm
cong 1 chiều
- Làm mốc trát.
- Trát vữa lót.
- Trát lớp vữa mặt.
- Xoa nhẵn .
4. An toàn lao động.
- Cần lắp đặt giàn dáo đúng các vị trí để người thợ thao tác, phải lắp đặt chắc chắn và
đúng tầm
- Bố trí nơi để dụng cụ, thiết bị và máng vựa phù hợp và thuận tiện khi thi công
- Khi làm việc trên cao người thợ phải được trang bị bảo hộ lao động đúng yêu cầu và
phải đảm bảo sức khỏe.

14


BÀI 4
TRÁT PHÀO
Phần 4.1 : Trát phào đơn

Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Nêu được yêu cầu kỹ thuật của cơng tác trát phào đơn.
- Trình bày được trình tự và phương pháp trát phào đơn.
- Nêu được các sai phạm, nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
* Kỹ năng:
- Trát được phào đơn đạt các yêu cầu kỹ thuật.

- Kiểm tra, đánh giá về chất lượng của phào.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chăm chỉ, cần cù, cẩn thận, tỷ mỷ trong học tập.
1. Cấu tạo, tác dụng của phào :
- Cấu tạo phào gồm 3 loại:
+ Loại 1: phào đơn
+ Loại 2: phào kép
+ Loại 3: phào phức tạp
- Tác dụng của phào .
Phào là một bộ phận trang trí cho dạ trần, bề mặt trụ hoặc tường. Cơng tác trát phào
địi hỏi phải tỉ mỉ và chính xác.
2. u cầu kỹ thuật :
Các góc phào phải đều nhau, cùng chung hình dáng. Việc thực hiện trát phào chủ yếu
do các thợ có tay nghề cao đảm nhận
- Vữa trát đúng loại, đúng mác theo yêu cầu thiết kế.
- Phào trát xong đúng vị trí, hình dáng, kích thước thiết kế.
- Lịng phào cong đều.
- Cạnh phào thẳng, sắc.
3. Công tác chuẩn bị trước khi trát :
- Chuẩn bị vật liệu:
- Chuẩn bị giàn giáo.
- Kiểm tra vị trí trát phào.
- Kiểm tra độ nhám tại vị trí trát phào.
- Vệ sinh, tạo ẩm vị trí trát phào.

15


4. Trình tự và phương pháp trát phào đơn:
Phào là loại chỉ có tiết diện lớn được trát tại giao tuyến của hai mặt tường, trần với

tường, dầm, cột...nhằm chuyển hóa điểm nhìn giữa mặt phẳng này với mặt phẳng kia tạo
cảm giác dể chịu.
Phào có nhiều hình dáng khác nhau. Tùy theo số lớp ở cánh mà ta gọi là phào đơn,
phào kép hay phào phức tạp.
- Vạch dấu kích thước cánh phào.
- Trát lớp vữa lót cho cánh phào.
- Trát cạnh phào.
- Trát lịng phào.
- Hồn thiện phào.
Trát phào bằng dụng cụ thơng thường:
Dụng cụ trát phào, ngồi các dụng cụ trát thông thường ta cần thêm thước cữ: dùng
để làm mốc trát lòng phào, thước được làm bằng nhựa, tơn, gổ...Thước có bán kính cong
R bằng bán kính lịng phào.
Sau khi trát thành hình sơ bộ dùng thước kéo dọc theo lòng phào. Với phào lõm,
lõm ta dùng thước ống nhựa có các đường kính quy định.
* Phương pháp trát:
+ Bước 1: Kiểm tra lại vị trí trát về độ phẳng và thẳng.
+ Bước 2: Lấy dấu vạch chiều rộng cạnh phào trên mặt trần và tường.
+ Bước 3: Trát lót, dùng bay trát một lớp vữa mỏng từ 2 ÷ 8mm cách đường đã
vạch dấu 2 ÷ 3mm, trát mạnh tay để vữa bám chắc vào tường, trần.
+ Bước 4: Trát cạnh, với phào đơn dùng thước nẹp có bề dày bằng bề dày cần trát,
cạnh thước trùng với đường vạch dấu. Dùng bay lên vữa (trát tương tự trát chỉ). Cạnh
phào chính là chỉ đơn (phào đơn), chỉ kép (phào kép).
Ta có thể dùng thước trát cạnh đề trát chỉ. Thông thường để trát cạnh phào kép ta
dùng có mặt cắt hình chử Z.
+ Bước 5: Trát lòng phào, dùng bay lên vữa giữa hai phần cánh phào đã trát, chú ý
lượn cong theo hình dáng của phào trát làm nhiều lớp để vữa không bị chảy. Khi đã hồn
thành mặt cong lịng phào, dùng thước trát lòng phào đưa dọc theo chiều dài phào, hai
cánh của thước sát với hai cạnh cánh phào. Chú ý đưa đều tay để không bị hỏng cánh
phào.


16


Phần 4.2 : Trát phào kép
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Nêu được yêu cầu kỹ thuật của công tác trát phào kép.
- Trình bày được trình tự và phương pháp trát phào kép.
- Nêu được các sai phạm, nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
* Kỹ năng:
- Trát được phào kép đạt các yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra, đánh giá được chất lượng của phào.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chăm chỉ, cần cù, cẩn thận, tỷ mỷ trong học tập.
1. Cấu tạo, tác dụng của phào :
- Cấu tạo.
- Tác dụng của phào .
2. Yêu cầu kỹ thuật:
- Vữa trát đúng loại, đúng mác theo yêu cầu thiết kế.
- Phào trát xong đúng hình dáng, kích thước thiết kế.
- Lòng phào cong đều.
- Cạnh phào thẳng, sắc.
3. Công tác chuẩn bị trước khi trát :
- Chuẩn bị:
+ Vữa trát : vữa xi măng và xi măng vôi
+ Dụng cụ trát: tương tự trát phào đơn, cần trang bị thêm thước khuôn chữ Z
+ Giàn giáo.
- Kiểm tra vị trí trát phào.
- Kiểm tra độ nhám tại vị trí trát phào.

- Kiểm tra độ thẳng của giao tuyến giữa 2 mặt cánh phào.
- Kiểm tra độ vuông góc giữa 2 mặt trát.
- Vệ sinh, tạo ẩm bề mặt trát phào.
4. Trình tự và phương pháp trát phào kép :
- Vạch dấu kích thước cánh phào thứ nhất.
- Trát lớp vữa lót cánh phào thứ nhất.
- Trát cạnh phào thứ nhất.
- Vạch dấu kích thước cho cánh phào thứ 2.
- Trát cạnh phào thứ 2.
17


- Trát lịng phào.
- Hồn thiện phào.
- Trát phào theo phương pháp trượt:
Phào kép là sự kết hợp giữa chỉ và phào đơn. Trường hợp phào có nhiều chỉ để
nâng cao năng suất lao động ta có thể chế tạo thành khn mẫu để kéo trượt. Hình dạng
khn phụ thuộc vào phào chỉ cần trát.
+ Ngun tắc: khn có hình dáng ngược (âm bản) so với hình dáng của
phào chỉ. Tại vị trí cần trát phào chỉ phải đóng hai tấm ván trượt để giữ khuôn. Sau khi
trát xong lớp vữa ta kéo khuôn trượt để tạo dáng phào chỉ.
+ Chế tạo khn:
Ván tạo hình là một bộ phận quan trọng nhất của khuôn được làm bằng gổ thẳng
thớ, bào nhẳn. Mặt cắt ngang của phào chỉ được in lên mặt của ván tạo hình theo thiết kế,
là hai đoạn tỳ miết có chiều dài 50 ÷ 100mm, phụ thuộc vào kích thước khn. Khi cắt
ván theo hình mặt cắt phào, chỉ, một mặt ván cắt xiên một góc khoảng 30" ÷ 40".
Ván tạo hình sẻ có hai mặt, mặt đã cắt và mặt khơng cắt. Cắt tơn thành hình của
phào chỉ, dùng đinh đóng cách nhau 10 ÷ 20mm và cách mép ván 5mm.
Tấm trượt là một tấm ván đã bào nhẳn có chiều dài bằng 1,5 lần chiều dài của ván
tạo hình và chiều rộng tối thiểu là 100mm, nếu dài hơn càng tốt nhưng sau khi trượt sẻ

cịn lại một đoạn dài ở góc phải dùng bay trát ln.
Càng trượt bằng gổ bào nhẳn có tiết diện vuông hay chử nhật dài bằng tấm trượt.
Các thanh chống xiên bằng gổ bào nhẳn.
Đặt ván tạo hình vào giữa tấm ván trượt dùng 2 ÷ 3 đinh dài 70 ÷ 100mm đóng từ
dưới tấm trượt lên để cố định ván tạo hình. Muốn chắc chắn khi đóng ván tạo hình ta xẻ
một rãnh trên tấm trượt, đặt ván tạo hình lọt vào rãnh rồi cố định bằng đinh. Tiếp đến
đóng các thanh chống xiên, nó có tác dụng cố định ván tạo hình và làm tay cầm. Càng
trượt được đóng vào mặt dưới của tấm trượt có tác dụng định hướng chính xác cho khn
khi kéo theo thước và giữ cho khn khơng tì sâu vào phào, chỉ. Khi chế tạo khuôn
thường chỉ dùng đinh để gá tạm càng trượt. Sẻ đóng cố định khi đã áp khn vào thước
treo phía dưới.
+ Vận hành:
Treo thước, thước có tác dụng làm chổ tựa cho khn trong q trình kéo trượt.
Thước phía dưới bằng gổ tiết diện 40 ÷ 60mm. Thước phía trên tiết diện 25 ÷ 60mm.
Khi cần nối dài thước ta cắt vát hai đầu ở chổ nối để khi khn trượt qua khơng bị
vấp. Thước phía dưới được treo từ góc này sang góc kia của nhà, nơi trát phào chỉ.
Thước phía trên được làm ngắn hơn thước phía dưới một đoạn bằng chiều dài tấm
trượt để có thể đặt vào và nhấc khuôn ra ở bất kỳ góc nào. Thước được cố định bằng kẹp
với tường gạch, bê tơng có thể dùng vữa thạch cao để gắn thước.
Trát lớp vữa nền lên trần và lên tường. Đặt áp thước vào góc nhà giữa tường và
trần rồi điều chỉnh vị trí khn theo ni vơ hoặc dây dọi đánh dấu vào lớp vữa trát trên trần
18


phía trên của ván tạo hình và lớp vữa trát trên tường. Nhấc khuôn dựa vào các dấu này để
gắn sơ bộ các thước. Đặt khuôn và điều chỉnh vị trí của thước.
Đóng cố định thước và đóng càng trượt vào tấm trượt.
+ Trát phào chỉ: gồm 2 giai đoạn, đầu tiên trát bằng vữa thường và đẩy mặt
bọc tôn về phía trước chổ tạo chỉ, phào. Sau đó một người cầm khn đặt tì vào hai thước
từ từ đẩy đi. Người thứ hai cầm khay đặt phía dưới hứng vữa thừa rơi xuống.

Giai đoạn 2 là đẩy trượt mặt cắt xiên của khn về phía trước mặt này sẻ xoa nhẳn
lớp vữa pha trộn bằng thạch cao vào nước vôi đặc. Trước khi kéo trượt cần tưới nước lên
lớp vữa nền đã được trát giữa thước phía trên và thước phía dưới. Sau đó pha trộn vữa có
dạng kem trát lớp vữa này dày không quá 10mm. Tiếp theo pha vữa đặc trát vào góc nhị
diện lõm và những chổ lõm khác. Việc đầu tiên là dùng vữa trát kín những lổ rỗng để
nhanh chóng hình thành. Trát và kéo trượt cho tới khi bề mặt phào chỉ nhẳn bóng, đồng
thời các chỉ nhỏ nhất cũng hình thành rõ nét.
Sau khi trát lớp vữa nền bằng vữa vôi thạch cao khoảng từ 5 đến 10 phút dùng nước
thấm thật ướt bề mặt vữa rồi ép mạnh khuôn vào và đẩy mặt bọc tơn của khn về phía
trước 2 ÷ 3 lần, thạch cao khô sẻ nở ra làm cho phía trên của khn bị ép sát vào thước
phía dưới hơi tách ra đẩy khuôn như vậy phải đảm bảo khn có một hành trình tự do tạo
ra giữa ván tạo hình và lớp nền một khoảng trống 2 ÷ 3mm để trát lớp phủ sau. Sau khi
đẩy trượt khuôn phải rữa sạch khn, thước để cắt khơng dính vào lớp phủ để trên bề mặt
phào khơng có vết xước.
Trình tự bằng vữa xi măng vôi và vữa xi măng cũng tương tự như trên.
Để nâng cao chất lượng của phào chỉ làm từ vữa xi măng và xi măng vôi, khi trát
thành từng lớp không dày quá 10mm và không nên rắc xi măng, hoặc hổn hợp khô lên bề
mặt lớp vữa trát để khử nước của nó vì như vậy sẻ làm cho cường độ vữa bị giãm.
Lưu ý: vữa xi măng và xi măng vôi khô cứng chậm, phải tổ chức công việc sao cho
trong thời gian chờ cho vữa khơ cứng có thể làm các cơng việc khác.
5. Những sai phạm thường gặp:
- Lớp phào cấp 2 dể bị bong tróc, nguyên nhân là do lớp phào cấp 1 và cấp 2 khơng liên
kết tốt, có thể lớp nền quá bong và đã khô cứng mới đắp lớp 2
- Phào bị lệch hình dáng so với bản mẫu thiết kế, do khi vẽ cắt tạo hình xác định sai
kích thước
- Bề mặt phào khơng phẳng và nhẳn bóng, có thể do sơ suất của thợ và sử dụng dụng cụ
không phù hợp
- Phào bị sứt, mẽ hoặc găng nứt do sử dụng vữa trát không đạt yêu cầu, quá khô hoặc
quá nhão…


19


Bài 5
ĐỌC VÀ VẼ HÌNH DẠNG TRANG TRÍ
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Mô tả được những nguyên tắc cơ bản về bố cục trang trí.
- Nêu được đặc điểm của hình và hoạ tiết trang trí.
- Mơ tả được phương pháp vẽ trang trí.
- Mơ tả được cấu trúc của hình trang trí.
- Nêu được giá trị nghệ thuật của hình trang trí.
- Mơ tả được chủ đề của trang trí.
- Nêu được những nguyên tắc cơ bản về bố cục của hình cần trang trí.
- Mơ tả được cấu tạo của hình trang trí và nêu được ưu, nhược điểm của trang trí.
* Kỹ năng:
- Vẽ được hình dạng trang trí (Tổng thể và chi tiết)
- Phát hiện được những sai sót của hình vẽ.
- Phóng to, thu nhỏ khi có bản vẽ mẫu.
- Vẽ được hình chiếu trục đo của những hoạ tiết đơn giản .
- Đọc bản vẽ Kỹ thuật Xây dựng.
- Đọc bản vẽ Mỹ thuật.
- Tính nhân cơng, vật liệu phục vụ trang trí.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc.
- Có đạo đức lương tân nghề nghiệp.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong cơng nghiệp.
- Tập trung nghe giảng, quan sát bản vẽ mẫu.
1. Khái niệm về trang trí:
- Trang trí có từ lâu đời.

- Trang trí là một môn nghệ thuật, gắn liền với đời sống con người.
- Trang trí mặt phẳng.
- Trang trí hình khối.
Nghệ thuật hình ảnh và tạo hình là một loại hình nghệ thuật bao gồm các lĩnh vực như hội
họa, nhiếp ảnh, điều khắc, kiến trúc, thiết kế thời trang… Xuất phát từ những ý tưởng phác thảo
tiến tới thiết kế, tạo hình dáng và thổi hồn cho tác phẩm, thể hiện qua đường nét, hình khối, màu
sắc. Thơng qua quy trình công nghệ chế tạo để tạo nên một tác phẩm có giá trị văn hố và cả giá
trị sử dụng.
Những người làm trong lĩnh vực này có nhiệm vụ đưa ra các giải pháp sáng tạo cụ thể
trong phạm vi được phân công, chịu trách nhiệm thiết kế về mặt mỹ thuật cho các sản phẩm của
đơn vị, để sản phẩm có sức hút mạnh mẽ đối với cơng chúng cũng như các đối tác về phương
diện thẩm mỹ, sáng tạo, cách tân theo yêu cầu, đáp ứng được những yêu cầu của chủ sở hữu.
Ngoài ra, đối với những cơng trình, tác phẩm mang tầm vóc quốc gia, người thiết kế về
mặt mỹ thuật phải thể hiện bản sắc, tình thần cũng như niềm tự hào dân tộc đồng thời vẫn thể
hiện được nét văn hóa đặc trưng của dân tộc được thể hiện thơng qua tác phẩm đó.
20


2. Hình và hoạ tiết trang trí:
- Hình trang trí.
- Hoạ tiết trang trí.
- Các điểm hình và hoạ tiết.

2.1. Hình trang trí.
Trang: là sự bày trải ra;
Trí: bài trí sắp xếp lại.
Như vậy, trang trí tức là ta
bày ra sắp xếp lại theo một trật tự
nào đó nhằm đạt được tính thẩm
mĩ và tính nghệ thuật.

Hình trang trí là những dạng
hình mơ phỏng một sự vật hay
hiện tượng nào đó.
Hình trang trí mơ phỏng cá chép
2.2. Hoạ tiết trang trí.
Có nhiều dạng hoạ tiết, tuỳ theo hình dáng của cấu kiện cần trang trí mà chọn hoạ
tiết phù hợp như hoạ tiết viền, các dạng hình học vng, trịn, chữ nhật, tam giác….

21


3. Một số nguyên tắc cơ bản về bố cục trang trí:
- Dịng đối.

- Nhắc lại.

- Xen kẽ.

- Cân đối.

3.1 Đặt mẫu:
Đặt mẫu nơi có ánh sáng tốt
3.2 Chọn chỗ vẽ:
- Chỗ vẽ thoải mái, góc độ nhìn rõ ràng, bố cục mẫu đẹp
- Đủ ánh sáng, không bị người đứng trước hoặc bảng vẽ che khuất tầm nhìn
- Cách mẫu 3 lần so với chiều cao của mẫu để dễ quan sát và phân tích được tồn bộ mẫu
(tránh ngồi quá gần mẫu vì chỉ thấy chi tiết mà khơng thấy được tồn bộ mẫu khiến hình dễ bị sai
lệch về hình khối, tỷ lệ).
- Giữ khoảng cách so với bảng vẽ đễ dễ so sánh và có độ nghiêng vừa phải so với mắt
nhìn.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ như bút chì đã được gọt vát, gôm, kẹp giấy lên bảng, que
đo, dây dọi…theo yêu cầu bài.
3.3 Quan sát, nhận xét mẫu:
- Là công việc đầu tiên khơng thể thiếu khi tiến hành bài vẽ hình họa.
- Vật mẫu cho dù là khối cơ bản hay tĩnh vật, con người … cũng đều cần quan sát tồn bộ
về cách sắp xếp, mối tương quan hình thể, đậm nhạt, màu sắc, đường nét… qua đó so sánh, cân
nhắc và hình thành ý tưởng bố cục bài vẽ.
3.4 Xác định bố cục bài vẽ:
- Sau khi quan sát, so sánh mẫu vẽ, phải ước lượng và xác định bố cục hình vẽ trên tờ
giấy sao cho hợp lý, cân đối và thuận mắt (tránh bố cục lệch, hình quá to hay quá nhỏ).
- Sử dụng que đo để đo các tỷ lệ chính của mẫu (giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu).
Xác định đường tầm mắt bằng cách để que đo ngang mắt xem độ cách trên, dưới hay ngang tầm
mắt để xác định các biến đổi về cấu trúc của mẫu trong không gian theo quy luật của mắt nhìn.
3.5 Dựng hình:
- Sau khi có bố cục chung , bắt đầu vẽ dựng hình.
- Cần đo và dọi lại các hình mẫu để thẩm định độ to nhỏ, dài ngắn và sự cân đối của mẫu,
giúp cho khả năng ước lượng của mắt chính xác hơn.
- Khi dựng hình cần chú ý đến hình dáng của mẫu và xác định các vị trí bộ phận, kết cấu
cơ bản và đặc trưng hình thể chủ yếu của đối tượng.
- Khi phác hình nên cầm bút cho thoải mái. Cách cầm bút tùy theo thói quen và tính cách
từng người. Nét phác nên mảnh nhẹ và thoải mái.
- Cần dựng hình theo những đường hướng lớn, nét tương đối dài, khái quát hình thể của
đối tượng, tránh đi ngay vào những chi tiết vụn vặt để dễ nhận xét và quan sát toàn bộ bài vẽ.
- Dần dần, mỗi lần phác lại, nét bút thu ngắn thêm để sát hình mẫu hơn, tránh cho hình vẽ
bị méo mó, không đúng với tương quan và tỷ lệ thực.
- Nên sử dụng nét thẳng để phác hình (cho dù là vẽ các đồ vật có dạng khối hình cầu).

22



3.6 Kiểm tra hình vẽ:
- Sau khi dựng hình, cần kiểm tra lại hình vẽ bằng que đo, dây dọi xem đã đúng chưa.
3.6.1 Que đo:
Là đoạn que tre nhỏ, thẳng hoặc có thể sử dụng căm xe đạp… để làm que đo.
- Đó là nguyên tắc rút ngắn vật thể theo nguyên lý đồng dạng.
- Cách dùng que đo: người vẽ ngồi hoặc đứng tại chỗ, tay cầm que đo đưa thẳng ra trước
mắt. Que đo vng góc với mặt đất, ngón tay cái để lên que làm dấu, mắt nheo lại để đo các
chiều ngang, chiều dọc của mẫu, đồng thời so sánh tỷ lệ của chúng với nhau rồi ghi lại trên que
đo.
Cách đo tỷ lệ mẫu (sử dụng thân viết chì hoặc que đo)
- Phương pháp đo là dùng một chiều nào đó của vật thể được rút ngắn lại làm đơn vị so
sánh để tìm ra độ dài, ngắn chung cho từng bộ phận và toàn bộ vật mẫu nhằm kiểm tra lại sự ước
lượng bằng mắt của người vẽ có chính xác khơng. Qua đó, người vẽ có thể chỉnh sửa lại các sai
sót về tỷ lệ để từng bước đẩy sâu bài vẽ.
3.6.2 Dây dọi:
Là sợi chỉ nhỏ có một đầu buộc vào một vật nhỏ gọi là quả dọi.
- Cách sử dụng dây dọi: người vẽ ngồi hoặc đứng tại chỗ, buông dây dọi qua các điểm
cạnh, điểm góc của mẫu, nheo mắt lại xem các điểm đó nằm ở đâu, gần xa thế nào. Qua đó, ta
biết được vị trí của các điểm đó trên hình vẽ thơng qua đường dọc của dây dọi.
- Đây là phương pháp kiểm tra các độ nghiêng, các cạnh, góc, điểm song song của hình và
sự cân bằng của mẫu. Dây dọi giúp kiểm tra thế thăng bằng của hình vẽ với mẫu thực.
Sử dụng que đo, dây dọi là yêu cầu cơ bản, quan trọng đối với người học vẽ nhưng khơng hồn
tồn thay thế được mắt nhìn.
3.7 Đẩy sâu bài vẽ:
3.7.1 Sửa hình:

- Sau khi hình vẽ đã được kiểm tra kỹ về hình dáng, tỷ lệ so với mẫu thật, tiếp tục
vẽ dựng lại bằng những nét nhẹ, thẳng. Lần này, sử dụng dây dọi để kiểm tra.
- Bắt đầu nhấn đậm ở các nét hình bên tối và các điểm góc giao nhau của vật mẫu.
đẩy sâu nét phác cho sát mẫu nhưng vẫn phải mềm mại (tránh khô cứng). Độ đậm nhạt

khác nhau của nét vẽ tạo cho hình sự chắc chắn, sinh động hơn và phần nào gợi tả được
không gian của mẫu.
3.7.2 Phân mảng sáng tối lớn:

mẫu.

- Phương pháp nheo mắt là cách hạn chế không gian để nhìn được rõ khối nổi của
- Diễn tả sáng tối đúng tạo cho hình vẽ nổi trong khơng gian hai chiều.

- Khi phân tích hệ thống sáng tối lớn, phải nheo một bên mắt lại cho nguồn sáng
tập trung và làm nổi rõ phần chính, các chi tiết phụ sẽ chìm đi.

23


3.7.3 Hoàn tất bài:
- Đây là giao đoạn cuối cùng và quyết định đến kết quả của toàn bộ bài vẽ hình họa. Vì
vậy, người vẽ khi bài gần hồn chỉnh, cần đứng lùi xa bài vẽ để quan sát, so sánh và phát hiện các
điểm cịn chưa chính xác của bài vẽ.
– Sau đó, kiểm tra lại bằng que đo, dây dọi một lần nữa làm cơ sở cho việc sửa chữa hình,
độ đậm nhạt lớn chính xác hơn. Đẩy dần các chi tiết để bài vẽ đạt tinh thần về bố cục, hình, tương
quan tỷ lệ, đậm nhạt và nhất là không gian chung của mẫu.
3.8 Một số điểm bổ sung:
3.8.1 Xác định đường tầm mắt khi vẽ mẫu:
Trong khơng gian thực tại có ba chiều, mỗi vị trí khác nhau, sẽ tạo ra những biến đổi hình
thể khác nhau với đầy đủ chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Trong khi đó, khơng gian hình họa
chỉ có chiều rộng và chiều cao, chiều sâu phải dực vào phép phối cảnh và bóng để tạo ra cảm giác
về hình nổi. Phép phối cảnh tạo nên chiều sâu của hình lại khơng đồng nhất, phụ thuộc vào vị trí
của đường tầm mắt, cao hay thấp, trên hay dưới…
3.8.2 Cách sử dụng bút chì và tẩy:

Cách cầm viết chì tùy theo thói quen sử dụng
- Có nhiều kiểu và cách sử dụng bút chì khác nhau như: gạch chéo, gạch thẳng, gạch đan
chồng nét lên nhau, nét nghiêng sang trái hay sang phải… tùy thuộc khối hình mà cách đan nét
thích hợp để tạo hiệu quả cho bài vẽ. Nét chì khi đánh cũng cần linh hoạt khi nét to, khi nét nhỏ;
lúc nét đậm, lúc nét mờ; khi nét thưa, khi nét mau… hợp lý trong diễn tả bóng sẽ tạo không gian
cho bài vẽ thật sinh động và thể hiện được xúc cảm của người vẽ.
- Sử dụng gơm khi tẩy chì cũng cần sự linh hoạt, nét tẩy khi mạnh, khi nhẹ cùng với việc
di tay ở một số điểm cần thiết sẽ tạo nhiều hiệu quả cao cho các độ chuyển và độ nhịe của bóng
thêm mịn màng, phong phú.
Ví dụ: khối hình hộp có các diện phẳng, có thể sử dụng các nét đan nghiêng chồng các nét
nghiêng; cịn khối cầu thì nét đan chạy vòng theo lồi cầu mới hiệu quả
4. Phương pháp vẽ trang trí:
* Phương pháp bố cục trang trí:
Bố cục một hình trang trí thường có mấy loại sau:
4.1.Cân đối thăng bằng giữa các mảng hình trong bố cục:
+ Cân đối đối xứng: Là các hình đối nhau qua trục ngang hoặc trục dọcgiống nhau về
hình cũng như tỉ lệ.
Ví dụ: Hai con rồng chầu mặt trời.
+ Cân đối không đối xứng: Là cũng đối nhau qua trục ngang hoặc dọcnhưng hình khơng
nhất thiết phải giống nhau mà chỉ cần gây được cảmgiác cân đối, thăng bẵng.

24


Ví dụ: Trang trí bìa sách, bích báo.

Cân đối đối xứng
4.2. Trong hình trang trí có trọng tâm và thứ yếu (mảng chính, mảngphụ). Tập trung
nhiều vào mảng chính. Từ cái chính phát triển ra nhữngmảng phụ. Mảng chính và phụ hỗ trợ lẫn
nhau và cùng làm hoàn chỉnh cáichung, sao cho tổng thể có trật tự, hài hịa.

Ví dụ: Mảng chính trong thảm nền là to, rõ, họa tiết đẹp, cịn nhữngmảng phụ ở góc hay
đường viền nhỏ hơn, tương phản nhẹ hơn.
4.3.Đa dạng trong bố cục trang trí: Các mảng, hình, hoạ tiết có to - nhỏđể tạo sự vui mắt,
mặc dù có thể có một số đồng dạng về hình và thốngnhất về đường nét cong hay thẳng.
Ví dụ: Trong trang trí một hình vng, trọng tâm có hình trịn, bốngóc cũng có hình trịn
nhỏ hơn và trong đường diềm xung quanh cũng cónhững hoạ tiết trịn. Như vậy là có sự đồng
dạng về hình trịn, nhưng hình trịnở đây có tỉ lệ khác nhau và phân bố hợp lý thì vẫn đảm bảo sự
đa dạng.
4.4.Mảng cụm và mảng phân tán:
+ Mảng cụm: Là trong mảng có nhiều mảng nhỏ.
+ Mảng phân tán: Thì bản thân mảng là một khối chặt chẽ.
Ví dụ: Trong một hình trang trí, nếu có hai mảng to bằng nhau, mộtbên vẽ một bông hoa
lớn. Bên kia là một cụm nhiều hoa nhỏ thì vẫn gây đượccảm giác phong phú chứ khơng phải là bị
đều nhau.
5. Vẽ trang trí từ trang trí mẫu:
Đầu tiên, người vẽ nên chép thật, sau đó đơn giản rồi cách điệu nhưng phải giữđược đặc
trưng của mẫu thật.
Ví dụ: Từ hoa lá, chim thú trong thiên nhiên, người vẽ cần đi nguyên cứu,chép thực và tự đơn
giản, cách điệu để trở thành những họa tiết trang trí đẹptheo kiểu riêng của mình.

25


×