Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Giáo trình giác móng công trình (nghề xây dựng trình độ cao đẳngtrung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 46 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Mơđun 12: Giác móng cơng trình được biên soạn thơng qua tham
khảo và nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành xây dựng, đồng thời dựa trên
thực tế thi công, quản lý và giám sát thi cơng cơng trình, cũng như phân tích nghề phù
hợp với vùng miền, địa phương.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về kiến thức và kỹ năng cho sinh viên nên cấu trúc
chung của chương trình đã được điều chỉnh qua kiểm nghiệm thực tế giảng dạy và
mức độ tiếp thu của sinh viên sao cho phù hợp nhất.
Đồng thời giáo trình cũng được tính tốn mức độ kiến thức giúp được cho sinh
viên sau khi ra trường có thể tiếp cận với mơi trường làm việc thực tế. Giáo trình MĐ
14 là một trong những khối kiến thức cơ bản và rất cần thiết đối với chương trình đào
tạo nghề chuyên ngành xây dựng.
Để giáo trình mang tính thực tiển và đáp ứng tốt cho việc dạy và học, xin chân
thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của q đồng nghiệp. Q trình biên soạn khơng
tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được những góp ý của bạn đọc.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Tác giả
1. Nguyễn Trung Quang
2. Ngô Thanh
3. Đỗ Đức Thành

1


MỤC LỤC
TT


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Tên chương, bài

Lời giới thiệu
Mục lục
Giáo trình module
Bài 1: Giới thiệu các loại dụng cụ
Bài 2: Xác định, kiểm tra đường thẳng đứng
Bài 3: Xác định, kiểm tra đường nằm ngang
Bài 4: Xác định, kiểm tra góc vng
Bài 5: Xác định vị trí móng trên thực địa
Bài 6: Kiểm tra chất lượng hố móng
Bài 7: Máy thuỷ bình
Bài 8: Máy toàn đạt
Tài liệu tham khảo

2


Trang
1
2
3
4
8
11
14
16
23
25
32
46


GIÁO TRÌNH MODULE
Tên module: Giác Móng Cơng Trình
Mã số module: MĐ 12
Thời gian thực hiện: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 26 giờ, kiểm tra 4)
I. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun MĐ12 được giảng dạy sau khi người học đã học xong các môn
học chung và các môn học kỹ thuật cơ sở.
- Tính chất: Là mơ đun học chun mơn quan trọng. Thời gian học bao gồm cả
lý thuyết và thực hành.
II. Mục tiêu của mơ đun:
- Về kiến thức: Trình bày được trình tự, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra
đánh giá các cơng việc giác móng, đào móng, gia cố nền móng,...
- Về kỹ năng: Làm được các cơng việc giác móng, đào móng, gia cố nền móng
và kiểm tra chất lượng hố móng.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có trách nhiệm trong cơng việc. Hợp tác tốt

với người cùng làm, cẩn thận để đảm bảo an tồn cho người và cơng trình.
III. Nội dung của mô đun:

3


BÀI 1.
GIỚI THIỆU CÁC LOẠI DỤNG CỤ
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Trình bày được tính năng, tác dụng của từng loại dụng cụ.
* Kỹ năng:
- Sử dụng được các loại dụng cụ.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Nghiêm túc, cẩn thận, chu đáo.

1. Thước tầm:

- Hình dáng của thước, chiều dài thước, tiết diện thước.

Thước tầm kim loại

Thước tầm bằng gỗ

- Vật liệu làm thước: Gỗ, nhôm hộp.
- Tác dụng của thước (Kiểm tra độ phẳng kết hợp với ni vô để kiểm tra thẳng
đứng, ngang bằng)
- Cách sử dụng thước tầm:áp thướt tầm vào bề mặt tương hoặc nền để kiểm tra
độ phẳng của chúng.


2. Thước vng:

- Hình dáng của thước: Chiều dài từng cạnh, tiết diện thước.

Ê ke (thước vng góc)

Ê ke (thước vng) thủy

- Vật liệu làm thước: Gỗ, nhôm hộp,thép…v.v
- Tác dụng của thước: Xác định, kiểm tra góc vng.
- Cách sử dụng thước vng:áp thướt vào các góc vng của tường hoặc cột để
kiểm tra góc vng.
4


3. Ni vô thước:

- Cấu tạo của ni vô :Ni vô thước được chế tạo bằng gỗ,nhôm cứng không cong
vênh hoặc bằng kim loại nhẹ
- Ni vơ có hình dáng giống như thướt tầm có các cạnh thẳng và các mặt phẳng
có chiều dài thường từ 0,3-1.2m,trên thướt có gắn ống thủy.
- Tính năng tác dụng của ni vơ :Ni vô dùng để kiểm tra đường thẳng đứng và
nằm ngang hay góc của bộ phận cơng trình.
- Cách sử dụng ni vô :Ni vô càng dài khi xác định và kiểm tra càng chính
xác.Vì vậy có thể kết hợp cùng với thước tầm để xác định hoặc kiểm tra theo nhu cầu.

Ni vô điện tử

Ni vô cơ


-Trước khi sử dụng phải kiểm tra chất lượng của ni vô,cách kiểm tra như sau :
+Bước 1 :Áp ni vô lên mặt tường hoặc mặt nền
+Bước 2 :Điều chỉnh cho bọt nước của ống thủy nằm ngang vào giữa.
+Bước 3 :Vạch đường thẳng theo cạnh trên hoặc cạnh dưới của ni vô.Đánh dấu
vị trí 2 đầu ni vơ trên đường thẳng đó tại hai điểm A và B.
+Bước 4 :Đảo đầu ni vô đúng 2 vị trí đã đánh dấu.
+Bước 5 :Nếu bọt ống thủy nằm đúng ở giữa thì ni vơ đạt yêu cầu về chất
lượng.
-Đối với ống thủy kiểm tra thẳngđứng
+Bước 1 :Áp ni vô lên mặt tường.
+Bước 2 :Điều chỉnh cho bọt nước của ống thủy đứng vào giữa.
+Bước 3 :Vạch đường thẳng theo cạnh đứng của ni vô lên tường.Đánh dấu vị trí
2 điểm đầu và cuối của ni vô tại hai điểm A và B.
+Bước 4 :Đảo đầu ni vơ,áp vào tường đúng vị trí cũ.
+Bước 5 :Kiểm tra nếu bọt ống thủy đúng ở giữa thì ni vô đạt yêu cầu .

Sử dụng ni vô
5


4. Ni vô ống nhựa mềm:

- Cấu tạo:Ni vô ống nhựa mềmđược làm bằng ống nhựa trong suốt,đương kính
của ống nhựa từ 10-15mm

Ống nhựa mềm
-Cơng dụng:Dựa theo ngun tắc bình thông nhau nên ni vô ống nhựa mềm
dùng để xác định và kiểm tra đường nằm ngang.
- Cách sử dụng ni vô ống:khi sử dụng ni vô ống nhựa mềm cần lưu ý như sau:
+Không để ống bị xoắn,gập.

+Không để bọt nước khơng khí nằm trong ống

5. Dọi:

-Cấu tạo:Dọi được tạo bởi một dây mềm treo quả dọi,quả dọi được làm bằng
kim loại,tốt nhất bằng đồng,được tiện trịn theo hình cơn,nhọn một đầu,trọng lượng
quả dọi thường từ 300-400gam

Quả dọi
đứng.

- Tính năng tác dụng của dọi:Quả dọi dùng để xác định và kiểm tra đường thẳng

- Cách sử dụng dọi:Khi sử dụng dọi lưu ý kiểm tra chất lượng của quả dọi bằng
cách:Kiểm tra quả dọi có trịn đều hay khơng,mũi quả dọi phải trùng với phương của
dây dọi
Để xác định hoặc kiểm tra đường thẳng đứng bằng dọi ta thực hiện các bước
sau:
+Đưa dây dọi lên phía trước ngang đầu.
+Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ đầu dây.
6


+Bằng mắt ngắm và rê dây dọi từ từ vào cạnh của bộ phận cần kiểm tra
thẳng đứng(cạnh cột,cạnh cửa,mép tườn..).
+Giữ ổn định quả dọi sao cho dây treo không chuyển động.Dùng mắt
ngắm,nếu dây dọi trùng với cạnh bộ phận của cơng trình cần kiểm tra thì bộ phận đó
thăng đứng.
Câu hỏi:
1. Kể tên và công dụng của những dụng cụ phục vụ cơng tác giác móng.

2. Sử dụng quả dọi để xác định đường thẳng đứng;
3. Sử dụng ống nhựa để xác định mặt phẳng ngang cách Cos nền (cho trước tại
1 vị trí) 300mm;

7


BÀI 2.
XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG THẲNG ĐỨNG
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về đường thẳng đứng.
- Phương pháp xác định, kiểm tra đường thẳng đứng.
* Kỹ năng:
- Xác lập được đường thẳng đứng.
- Kiểm tra được đường thẳng đứng.
- Đo được độ cao, dẫn được cốt cao độ.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Nghiêm túc, cẩn thận.

1. Khái niệm đường thẳng đứng

Đường thẳng đứng song song với phương dây dọi.

g

2. Xác định đường thẳng đứng: Có 2 cách

- Xác định đường thẳng đứng qua 1 điểm
bằng dọi:Xác định đường thẳng đứng qua một

điểm (A) cho trước bằng dọi:
+Bước 1:Thả dây dọi qua điểm A
+Bước 2:Một tay cầm đầu dây một tay kia
chỉnh cọc dọi không xoay.
+Bước 3:Dùng mắt ngắm sao cho dây dọi đi
qua điểm A.
+ Bước 4:Khi đó phương dây dọi chính là
đường thẳng đứng đi qua điểm A.
- Xác định đường thẳng đứng qua một điểm
bằng ni vô thước:
+Bước 1:Áp ni vô lên một cạnh góc tường
đã xác định.
8

A

A

50mm-100mm


+Bước 2:Điều chỉnh bọt nước ống thủy
thẳng đứng sao cho bọt nước nằm chính giữa ống
thủy.
+Bước 3:Khi đó cạnh của ni vơ áp vào cạnh
của góc tường là thẳng đứng.

3. Kiểm tra đường thẳng đứng: Có hai

cách kiểm tra đường thẳng đứng:

- Dùng dây dọi để kiểm tra đường
thẳng đứng(cạnh cửa,góc tường)
+Bước 1:Cầm dọi,đứng ở vĩ trí khơng
vng góc với bề mặt nào đó của cấu kiện
hoặc bộ phận của cơng trình cần kiểm tra.
+Bước 2:Rê dây dọi từ từ vào cạnh của cấu kiện hoặc cơng trình cần kiểm tra.
+Bước 3:Dùng mắt ngắm nếu thấy giao tuyến của hai mặt phẳng cấu kiện đó
trùng với dây dọi thì bộ phận đó thẳng đứng.
+Bước 4:Từ đó đưa ra kết luận
- Dùng ni vô kết hợp thước tầm để kiểm tra đường thẳng đứng:
+Bước 1:Áp cạnh thướt tầm lên mặt cấu kiện.
+Bước 2:Áp ni vô lên mép cạnh của thước và quan sát vị trí của bọt nước trong
ống thủy.
+Bước 3:Củng tương tự như vậy với bề mặt kế bên của cấu kiện nếu thấy bọt
nước ống thủy của ni vô cả hai lần đều nằm ở chính giữa thì cấu kiện đó thẳng đứng và
ngược lại.

4. Đo độ cao trên đường thẳng đứng:

- Muốn đo độ cao ta phải đo theo đường thẳng đứng thông thường người ta cho
trước một cốt chuẩn hoặc cốt trung gian.Cốt chuẩn là cao độ chuẩn mà thiết kế cho
trước trên cọc mốc,có thề là cốt =0.00 của nền nhà hay cốt của một bộ phận cơng trình
gần đó.
-Áp dụng phương pháp đo cao độ để xác định và kiểm tra cao độ của một bộ
phận cơng trình nào gần đó.
Ví Dụ:Xác định cao độ để lắp lanh tô biết:
+Cao độ của lanh tô theo thiết kế là+2.200
+Cốt chuẩn là cốt=0.00 của nền nhà.
Cách xác định như sau:
+Dùng dây dọi để xác định 2 đường thẳng đứng ở gần vị trí đầu của lanh tơ

định lắp.
+Từ cốt =0.00 của nền nhà dùng thướt đo lên theo hai đường thẳng đứng một
đạon bằng nhau và bằng 2.2m.Đánh dấu lại đó.Đó chính là cao độ cần xác định.
+Cũng có thể chì cần đo theo một đướng thẳng đứng một đọan bằng 2.2m.Đánh
dấu điểm đó lại rồi dùng ni vô ống nhựa mềm dẫn qua xác đinh được điểm thứ hai.Khi
đó hai điểm nằm ngang và bằng 2.2m
+Từ đó lắp lanh tơ sao cho cạnh trùng với đường nằm ngang đó.

9


A1

B1

= 0.00
A

B

Xác định cao độ lắp đặt lanh tô

Câu hỏi
1. Xác định đường thẳng đứng qua 1 điểm bằng dọi.

2. Xác định đường thẳng đứng qua một điểm bằng ni vô
3. Dùng ni vô kết hợp thước tầm để kiểm tra đường thẳng đứng
4. Dẫn Cos cao độ quanh nhà xưởng.

10



BÀI 3.
XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG NẰM NGANG
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về đường nằm ngang (Đường ngang bằng)
- Trình bày được pháp xác định, kiểm tra đường nằm ngang.
* Kỹ năng:
- Xác lập được đường nằm ngang.
- Kiểm tra được đường nằm ngang.
- Đo độ dài trên đường nằm ngang.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.

1 .Khái niệm đường nằm ngang.

-Mặt nước ao hồ hay ở trong chậu ở trạng thái yên tĩnh có thể được coi là mặt
phẳng nằm ngang.Những đường thẳng nằm trong và song song với mặt phẳng
này là đường nằm ngang.
- Đường nằm ngang vng góc với phương dây dọi (Đường thẳng đứng)
2. Xác định đường nằm ngang:Có nhiều cách xác định đường nằm ngang.
-Cách 1:Dùng ống nhựa mềm xác định đường nằm ngang qua một điểm đã cho
trước:
+Bước 1:Đặt một đầu ống nước vào vị trí A đã cho trước.
+Bước 2:Đặt đầu cịn lại vào vị trí B.
+Bước 3:Điêu chỉnh lên,xuống một trong sao cho mực nước ở trong ống ở đầu
A trùng với điểm A đánh dấu.Giữ cố định ống.
+Bước 4:Theo nguyên tắc bình thơng nhau thì mực nước ở đầu B sẽ ngang
bằng với điểm A.Đánh dấu B.

+Bước 5:Nối A tới B ta có đường nằm ngang AB.

A

B

*Nếu hai điểm A và B ở gần nhau trong phạm vi của thướt thì nên dùng thướt
tầm kết hợp với ni vơ thước xác định như sau:
+Bước 1:Đặt một đầu thướt vào điểm A,đầu còn lại đặt vào điểm B.
11


+Bước 2:Dùng ni vô thước đặt chồng lên thước.
+Bước 3:Điều chỉnh đầu thước ở B,đồng thời quan sát bọt nước trong ống thủy
nằm ngang nếu vào ở giữa thì đánh dấu đầu B của thước.
+Bước 4:Nối A với B ta được đường nằm ngang AB.
-Cách 2:Xác định đương nằm ngang dựa vào một đường nằm ngang hay mặt
phẳng nằm ngang đã cho sẵn.
Ví dụ:Khi đổ bêtơng giằng móng đã xong,muốn xác định chiều cao đặt cửa sổ
thì ta sẽ đo từ mặt giằng móng lên một đoạn theo thiết kế.Hoặc có thể dựa vào kích
thướt cửa để xác định vị trí đặt lanh tơ.Cách đặt như sau:
+Bước 1:Dựng hai đường song song vng góc với đường nằm ngang đã cho.
+Bước 2:Theo hai đường thẳng đó đo một đoạn bằng nhau và bằng kích thướt
thiết kế.Đánh dấu tại hai điểm A và B.
+Bước 3:Nối hai điểm A và B ta có đường nằm ngang AB.

3. Kiểm tra đường nằm ngang:
-Muốn kiểm tra một đường thẳng có nằm ngang hay khơng ví dụ như cạnh
dầm,lanh tô,lan can.v.v..Ta chỉ việc ốp ni vô lên đường thẳng đó.Trường hợp
cạnh dài thì ta dùng ni vô kết hợp với thước tầm hoặc dùng ni vô ống nhựa

mềm để kiểm tra.

12


4. Đo độ dài trên đường nằm ngang:
-Muốn đo độ dài như khoảng cách giữa các trục nhà,kích thướt ơ cửa,định vị vị
trí của cọc tim khi giác móng...ta phải đo theo đường nằm ngang.Như vậy kích thước
các kích thướt trên bản vẽ mặt bằng cơng trình như kích thước giữa các trục nhà là
khoảng cách giữa hai điểm nằm trên một mặt phẳng nằm ngang.
Muốn như vậy ta thực hiện các bước sau:
+Bước 1:Căn dây qua chiều rộng của ô cửa
+Bước 2:Điều chỉnh dây cho nằm ngang.

B1

A

B

+Bước 3:Dùng thướt mét theo dây đo dúng kích thướt của ơ cửa theo yêu cầu

Câu hỏi:
1. Xác định đường nằm ngang qua một điểm bằng ni vô kết hợp với thước tầm
2. Kiểm tra bằng ni vô ống nhựa mềm
3. Căng dây, điều chỉnh để dây ngang bằng

13



BÀI 4.
XÁC ĐỊNH KIỂM TRA VNG GĨC
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Trình bày được phương pháp xác định góc vng, phương pháp kiểm tra góc
vng.
* Kỹ năng:
- Xác định góc vng.
- Kiểm tra được góc vng.
- Xác định được hình chữ nhật, hình vng trên thực địa.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác

1. Xác định góc vng :

-Trong xây dựng ta thường phải xác địng góc vng,khi biết vị trí của đỉnh góc
vng, hướng của của một cạnh góc vng.Ví dụ trong khi giác móng người ta
thường cho trước vị trí của một góc cơng trình và một hướng của cơng trình đó.
-Để xác định góc vng đó thì người ta dùng thướt vng góc.
-Xác định góc vng khi biết một điểm cho trước và hướng cho trước.Thực
hiện các bước sau :
+Bước 1 :Đặt thướt vng góc vào điểm đã cho trước..
+Bước 2 :Điều chỉnh một cạnh của thướt trùng với hướng Ox đã cho trước.
+Bước 3 :Vạch đường Oy theo cạnh cịn lại khi đó góc xoy là góc vng
y

o

x


14


y
N

o

M

x

-Cũng có thể sử dụng định lý Pitago để xác định góc vng bằng cách :
+Bước 1 :Trên hướng cho trước Ox lấy một đoạn OM bằng 4 đơn vị chiều dài.
+Bước 2 :Lấy M làm tâm quay cung tròn thứ nhất,bán kính R1=5 đơn vị chiều
dài.
+Bước 3 :Lấy O làm tân quay cung trịn thứ hai có nán kính R2=3 đơn vị chiều
dài,haicung tròn cắt nhau tại N.
+Bước 4 :Nối O với N ta có gócNOM vng góc.

2. Kiểm tra góc vng:

-Trong xây dựng ta thương kiểm tra hình chữ nhật như kiểm tra một nền nhà
trước khi lát gạch hoa,một bức tường trước khi ốp gạch men,kiển tra đào móng
trước khi xây…
-Ví dụ :
Trường hợp kiểm tra hình chữ nhật ABCD ta làm như sau :
+Bước 1 :Đo độ dài đường chéo AC và BD.
+Bước 2 :Đo bất kì một góc vng A hoặc B hoặc C hoặc D.Kiểm tra nếu thấy:
*AC=BD

*Có 1 góc vng A hoặc B hoặc C hoặc D bằng 90 độ.
Trường hợp dùng phương pháp đo ta thực hiện như sau :
+Bước 1 :Trên hướng cho trước Ox lấy đoạn OM bằng 80 cm đánh dấu.
+Bước 2 :Trên hướng Oy lấy một đoạn ON bằng 60 cm đánh dấu.
+Bước 3 :Từ điểm M và điểm N trên hai đoạn OM và ON đã đánh dấu,dùng
thướt đo đường chéo MN.Nếu đoạn MN bằng 100cm thì góc MON là góc
vng cịn nếu góc MON > hoặc < 100cm thì góc MON khơng vng.

Câu hỏi:
1. Xác định góc vng trên thực địa bằng định lý Pitago (Xác định trên mặt
phẳng nằm ngang).
2. Kiểm tra 2 đường chéo bằng nhau và một góc vng.
3. Kiểm tra 2 đường chéo bằng nhau và các cặp cạnh đối diện bằng nhau

15


BÀI 5
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ MĨNG TRÊN THỰC ĐỊA
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Nêu được trình tự và phương pháp xác định vị trí móng cơng trình trên thực
địa.
* Kỹ năng:
- Xác định vị trí móng trên thực địa.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác, khoa học.

1. u cầu khi giác móng:


- Phải đảm bảo cơng trình đúng vị trí.
- Phải đảm bảo đúng hình dáng, kích thước sai lệch khơng vượt trị số sa:
+Khơng được q 10mm khi kích thướt cơng trình dài tới 10m
+Khơng được q 30mm khi kích thướt cơng trình dài tới 100m và lớn hơn.

2. Dụng cụ giác móng:

-Dây thép 1mm
- Cọc, đinh, búa.
- Thước vng, thước mét.
- La bàn, thước đo độ.
- Quả dọi, ni vô.
- Sơn đỏ,vơi bột...

3. Trình tự giác móng:

Giác móng là cơng việc đầu tiên ở hiện trường khi khởi công xây dựng cơng
trình.-Nội dung cơng việc là căn cứ vào cao độ trong bản vẽ mặt bằng mà móng và
các mốc tọa độ, cao độ trên thực địa để xác định tim ,trục dọc,trục ngang,cao độ của
móng cơng trình trên thực địa phục vụ cho việc đào móng,đổ bêtơng,xây móng…
Mức độ chính xác của tim trục, cao độ cơng trình được quyết định bởi cơng
việc giác móng. Tim trục, cao độ của móng sai thì tim trục, cao độ các phần trên cũng
sai dẫn đến phải xử lý tốn kém hoặc phải phá đi làm lại.
3.1. Các dụng cụ dùng để giác móng:
* Trường hợp giác móng bằng máy:
-Máy trắc đạc
-Mia, cọc tiêu, biểu ngắm, cọc gỗ ,ván ngựa
-Thước cuộn, thước xếp bằng kim loại
-Búa đóng đinh, dao, cưa ,đinh
-Sổ sách ghi chép các kết quả đo.

*.Trường hợp giác móng bằng thủ cơng:
Ngồi các cọc gỗ, búa đóng đinh, đinh như trường hợp trên ta cần một số dụng
cụ thay thế máy trắc đạc như:
-Thước thép dài hoặc thước gập bằng gỗ, nhơm, thước đo góc , thước đo độ…
-Địa bàn(la bàn)
-Qủa dọi, ni vô hoặc ống cân mực, biểu ngắm
-Thây thép 1mm (dây cuộn)
-Sơn, vôi bột.
16


SƠ ĐỒ MẶT BẰNG GIÁC MÓNG

1

5000

2

5000

3

3.2. Trình tự thực hiện:
-Xác định số liệu cần thiết:
a. Nghiên cứu bản vẽ, lập sơ đồ giác móng:
Sơ đồ giác móng gồm có các kích thước,tim trục ngang, trục dọc, các góc hướng, góc
phương vị của cơng trình, khoảng cách từ cọc mốc chuẩn đến cơng trình, cao độ cọc
mốc chuẩn…
b. Chọn phương pháp giác móng(thủ cơng hay bằng máy)và chuẩn bị đầy đủ các

dụng cụ phục vụ cho phương pháp giác móng đã chọn.
c. Xác định: các cọc mốc chuẩn, các số liệu
cần thiết để xác định vị trí của cơng trình từ
cọc mốc chuẩn như: góc hướng, góc phương
vị, khoảng cách từ cọc mốc chuẩn đến cơng
trình,cao độ của cọc mốc chuẩn…
3.3. Tiến hành giác móng:
a. Xác định tim trục dọc, ngang của móng:
*Đối với cơng trình đơn giản:
*Trình tự giác móng
Trường hợp 1:
Khi biết được 1 điểm cho trước và 1 hướng
cho trước: Điểm 1 là điểm giao giữa trục A và
trục 1 và hướng của trục A ta làm như sau:
- Tại vị trí 1 : giao nhau giữa trục A và trục 1
; ta đo theo hướng của trục A một đoạn bằng
chiều dài của cơng trình ta được điểm 2 và góc
thứ 2.
- Tại vị trí 2 : lập góc vng với điểm 1; 2 ta
tiến hành đo khoảng cách theo thiết kế bề rộng
của cơng trình ta sẽ được điểm 3, nối điểm 2
và điểm số 3 ta được trục 3 của cơng trình
- Xác định trục 2 bằng cách lấy hai điểm giữa 1&2; 3&4 ta sẽ được trục 2.
B

A

4500

A

2

1

4

3

B

1

2

Trường hợp 1

3

Trường hợp 2:
Khi biết tọa độ khống chế, hướng của cơng trình và khoảng cách từ mốc tọa độ
đến một góc của cơng trình , ta làm như sau:
Từ điểm A, dùng la bàn xác định đường thẳng OI, dựa vào góc . Đo khoảng
cách a ta xác định được điểm 1.
17


Lập hướng 1- 2 hợp với AI một góc , từ điểm 1 đo khoảng cách chiều dài của
cơng trình, ta xác định được điểm số 2.
Lấy điểm 3 & 4, giống trường hợp 1.


A
1

2

4

3

a

B

1

3

2

Trường hợp 2

1800

4200

Trong cả hai trường hợp trên khi xác định được 4 điểm góc chính của cơng
trình phải kiểm tra lại các góc vng. Nếu không đạt yêu cầu, phải điều chỉnh lại. Sau
khi xác được vị trí của cơng trình,ta phải chuyển tim trục,bề rộng móng lên ván ngựa.
*Đối với công trình phức tạp:
Dùng máy kinh vĩ hoặc địa bàn, căn cứ vào góc hướng và khoảng cách từ cọc

mốc chuẩn đến cơng trình, xác định vị trí đầu tiên của một góc nhà. Từ đó căn cứ vào
góc phương vị, kích thước của cơng trình mà xác định các vị trí cịn lại.
Khi xác định hướng, tim trục của máy kinh vĩ hoặc đia bàn phải trùng với tim
trục của cọc mốc chuẩn và khi đo xác định khoảng cách phải bảo đảm đo trên mặt
phẳng nằm ngang.

3600

3600

3600

3600

3600

MB CƠNG TRÌNH
Trong đó:

α - Góc hướng;

β – Góc phương vị;
18

A – Cọc mốc chuẩn


AI = a: khoảng cách từ cọc mốc chuẩn đến góc cơng trình.
Trường hợp địa hình bằng phẳng hoặc có độ dốc khơng đáng kể thì giữa cọc
hướng cuối cùng và cọc mốc chuẩn chỉ cần bố trí các cọc hướng phụ để bảo đảm dây

thép căng không bị chùng.
Trường hợp địa hình dốc, lồi lõm thì phải đo truyền bằng cách bố trí các cọc
hướng phụ ở những vị trí địa hình thay đổi. Việc bố trí khoảng cách giữa các cọc
hướng phụ phải bảo đảm sao cho dây thép căng không bị chùng và đo đạc thuận lợi.

Dây Thép

Dây Thép

Đối với các cơng trình có chiều dài lớn, việc xác định ngay các vị trí góc của
cơng trình gặp khó khăn thì có thể chia các mặt bằng móng ra các đoạn có chiều dài
phù hợp rồi tiến hành đo truyền. Trong cả hai trường hợp đo truyền hoặc không cần đo
truyền, đều phải kiểm tra lại khoảng cách đường chéo,độ chính xác của các góc cơng
trình bảo đảm mới được tiến hành xác định các tim trục ngang, trục dọc trong mặt
bằng móng.
Vì tồn bộ các cọc mốc xác định vị trí tim trục ngang, trục dọc của cơng trình
đều nằm trong phạm vi đào đất nên phải tịnh tiến hệ cọc mốc đã có ra xung quanh
(ngoài phạm vi đào và đổ đất). Sauk hi đào đất hố móng xong lại truyền trở lại để đổ
bêtơng hoặc xây móng.
19


*Chú ý: tịnh tiến các trục theo một kích thước chẳn, thống nhất. Kích thước tịnh
tiến này được ghi chú ngay trong sơ đồ giác móng để tránh nhằm lẫn.
Ở các cọc mốc quan trọng, ngồi các cọc mốc chính cịn đóng them các giá ngựa
bằng gỗ. Tim của các trục ngang, dọc được đánh dấu bằng sơn.
IVa
3
Ia
1

2
4
Ib

IIIb

IIb

IVb
IIa

1

2

3

4

IIIa

TỊNH TIẾN HỆ CỌC MỐC
Thơng thường các cọc mốc xác định cao độ và các coc mốc xác định tim trục cơng
trình kết hợp làm một , nghĩa là người ta ghi các cao độ (bằng sơn) ngay trên các cọc
mốc xác định tim trục.

Cọc và ván ngựa xác định tim móng
* Truyền tim trục lên các ván ngựa
Từ tim trên ván ngựa đo ra mỗi bên một khoảng cách bằng B/2 hoặc > B/2 để phục
vụ cơng tác đào móng (B là bề rộng móng). Sau đó dùng quả dọi truyền xuống phần

đất phải đào ta xác định được bề rộng cần đào. Căng dây giữa các vị trí lại với nhau,
dùng vôi bột để rắc dọc theo dây nhằm ấn định chiều rộng móng cần đào.

20


b. Xác định độ sâu đào móng:
± 0.00

MĐTN(-0.50)

- 1.50

c. Dẫn cốt chuẩn về khu vực đào móng
Cao độ của cốt chuẩn thường lấy là cốt ± 0.00 tại mặt nền. Từ cốt chuẩn của
khu vực theo thiết kế quy định, dùng nivô hoặc ống cân mực dẫn về khu vực móng và
đánh dấu lại bằng sơn trên cọc.
Muốn kiểm tra độ sâu của móng đã đào, ta chỉ cần căng dây giữa các mức
chuẩn ở hai cọc đối diện nhau, dùng thước đo từ trên dây xuống đáy móng.
* Lưu ý: tất cả các loại cọc tim, cốt chuẩn cần phải được bảo vệ, không làm xê
dịch, mất dấu trong q trình thi cơng
d. Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao
*Kiểm tra độ chính xác của vị trí tim trục ngang, trục dọc:
21


Bằng cách so sánh giữa các lần đo khác nhau. Sai lệch các kích thước theo
chiều dài cũng như chiều rộng nhà và cơng trình khơng vượt q 10mm,khi các kích
thước đo nhỏ hơn 10m và khơng vượt q 30mm, khi các kích thước đo tới 100m và
lớn hơn. Với các kích thước đo trung gian khác sai lệch cho phép lấy theo nội suy.

Đối với nhà, cơng trình có mặt móng hình vng, hình chữ nhật ngồi việc
kiểm tra các kích thước theo chiều dài, chiều rộng cịn phải kiểm tra độ vng góc của
các góc bằng cách so sánh các số đo kích thước các đường chéo.
* Kiểm tra độ chính xác của cao độ sau khi truyền từ cọc mốc chuẩn đến các
cọc mốc ở cơng trình bằng cách truyền cao độ ngược trở lại từ cọc mốc ở cơng trình
đến cọc mốc chuẩn.
Sau khi kiểm tra giác móng xong, cần ghi các kết quả kiểm tra vào bản vẽ hồn
cơng và tiến hành nghiệm thu.
4. Một số lưu ý khi giác móng
Có nhiều yếu tố gây nên những sai sót trong q trình giác móng. Do vậy , khi
tiến hành giác móng cần chú ý bảo đảm tốt các công việc sau:
Kiểm tra kỹ sơ đồ giác móng: trong thực tế có các trường hợp giác móng đúng
theo các kích thước cao độ trong sơ đồ giác móng, nhưng khi xây móng hoặc các tầng
trên mới phát hiện ra sai sót do sơ đồ giác móng sai(sai hướng nhà, sai khoảng cách từ
cọc mốc chuẩn đến cơng trình, sai cao độ…).

Câu hỏi:
Thực hiện giác móng theo trình tự sau:
- Điều kiện cho trước.
+ Toạ độ một điểm của cơng trình.
+ Bản vẽ mặt bằng móng, bản vẽ chi tiết móng.
- Xác định điểm góc thứ nhất.
- Xác định các điểm góc cịn lại.
- Xác định các trục ngang, trục dọc cơng trình.
- Xác định bề rộng hố móng.
- Dẫn cốt cao độ về khu vực đào móng.
- Kiểm tra lại kích thước, vị trí.

22



BÀI 6
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỐ MÓNG
Mục tiêu của bài:
* Kiến thức:
- Phát hiện được các sai sót khi kiểm tra.
* Kỹ năng:
- Tổ chức, thực hiện được các bước kiểm tra chất lượng hố móng.
- Trình bày được các chỉ tiêu cần kiểm tra.
- Lập và đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng hố móng khi kiểm tra.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Tuân thủ các yêu cầu chỉ tiêu chất lượng.

Hố móng các bộ phận cơng trình trước khi xây, đổ bê tơng phải được nghiệm
thu hố móng.
Cần phải kiểm tra kích thước, cao độ, mái dốc so với thiết kế, vị trí thiết kế của
những móng nhỏ và bộ phận đặc biệt của móng, tình trạng của những phần gia cố.
Vị trí tuyến cơng trình theo mặt bằng và mặt đứng, kích thước cơng trình.
Cao độ đáy, mép biên, độ dốc theo dọc tuyến, kích thước theo rãnh biên, vị trí
và kích thước của hệ thống tiêu nước.
Độ dốc mái, chất lượng gia cố mái.
Chất lượng đầm đất, độ chặt, khối lượng thể tích khơ.
Biên bản về những bộ phận cơng trình khuất.
Sau khi bóc lớp bảo vệ đáy móng, cao trình đáy móng so với thiết kế không
được sai lệch theo quy định -50mm, +20mm nhưng phải đều.

23


Với các cơng trình hay hạng mục cơng trình quan trọng và trong trường hợp

chủ đầu tư yêu cầu, khi nghiệm thu móng cần có kỹ sư địa chất cơng trình tham gia,
trong biên bản phải ghi rõ trạng thái địa chất cơng trình và địa chất thuỷ văn và kết quả
thí nghiệm kiểm tra các thơng số kỹ thuật của đất.
Các lớp lót móng và bê tơng bịt đáy phải có sự giám sát và chấp thuận của kỹ
sư tư vấn giám sát.

Việc kiểm tra chất lượng đắp từng lớp (độ chặt, vật liệu đắp)phải có sự chứng
kiến và chấp thuận của TVGS trước khi đắp lớp tiếp theo trong suốt tồn bộ q trình
đắp.

Câu hỏi tháo luận:
Đánh giá chất lượng hố móng dựa vào những tiêu chí nào?

24


BÀI 7

MÁY THỦY BÌNH
Mục tiêu bài học
 Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo máy thủy bình
- Trình bày được chức năng máy thủy bình
- Trình bày được tư thế dựng mia, cân chỉnh máy thủy bình
 Kỹ năng
- Cân bằng được máy thủy bình trước khi đo
- Dựng được mia đúng tư thế
- Đọc và kiểm tra số liệu sau khi đọc được
 Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Cẩn thận, chính xác

- Có tinh thần trách nhiệm trong q trình làm việc độc lập, theo nhóm, tổ.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật bảo đảm an tồn lao động, tác phong cơng nghiệp.
- Chấp hành vệ sinh công nghiệp sau mỗi giờ học

1. Cấu tạo: Máy bình chuẩn gồm có các bộ phận chính: hình 23
a) Ống kính: à bộ phận quan trọng của máy gồm có thấu kính, các ốc điều chỉnh,
dây thị cự, dây chữ thập. Ống kính có thể quay quanh trục của máy
b) Ống thủy trịn: gồm có một ống có bọt nước ở giữa được gắn vào bên trên
ống kính cho phép ta thăng bằng ống kính ở vị trí nằm ngang. Để cân bằng bọt nước
người ta điều chỉnh ba ốc cân bằng ở dưới bệ máy.
c) Bệ máy: Dùng để đỡ ống và nguyên bệ máy có thể xoay quanh một trục thẳng
đứng của máy.
d) Ốc cân máy: Nối giữa bệ máy và đế máy là 3 ốc cân. Ôc cân giúp ta đưa các
bọt nước vào giữa, máy vào vị trí cân bằng, tia ngắm nằm ngang.
e) Đế máy: là phần trung gian giữa bệ máy và chân ba trên dế máy có ba ốc cân
bằng máy.
f) Ruồi ngắm sơ bộ: Bắt mục tiêu sơ bộ
g) Ốc vi động: Bắt mục tiêu chính xác
h) Ốc điều ảnh: Hiệu chỉnh hình ảnh rõ nét
i) Ốc tiêu cự: chỉnh rõ dây chữ thập

25


×