Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Giáo trình thi công công trình dân dụng (nghề xây dựng trình độ cao đẳngtrung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 39 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU

Sau khi học xong các môn học/module cơ sở và một số môn chuyên nghề của
chương trình đào tạo, sinh viên cần ra thực tế tại các công trường xây dựng hoặc các phịng
thí nghiệm để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của một cơng trường, tìm hiểu phần kiến trúc, kết
cấu và thi cơng của cơng trình tại cơng trường và tìm hiểu về cách làm thí nghiệm đối với
các loại vật liệu xây dựng thơng dụng, từ đó so sánh với lý thuyết các mơn đã học để nhận
xét.
Qua đó làm quen, hịa nhập vào các cơng việc trong tổ chức thi công tại một công
trường để thực tập với vai trò là cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ tổ chức - chỉ đạo thi công;
hoặc cách thức vận hành các loại máy và cách thực hiện các thí nghiệm chun mơn, tích
lũy kinh nghiệm để sau khi tốt nghiệp được về các đơn vị cơng tác có thể đảm đương được
các công việc được giao.
Sinh viên sẽ thu thập sơ lược tài liệu, vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học trong
trường để thực hành tổ chức chỉ đạo thi công, chuẩn bị cho việc làm sau khi tốt nghiệp
được dễ dàng hơn.
Giáo trình hướng dẫn được biên soạn dựa trên những công việc thực tế và có tham
khảo ý kiến của cán bộ kỹ thuật cơng trình, đồng nghiệp và một số tài liệu khác. Tuy nhiên
cũng sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của q đồng nghiệp cũng
như các bạn sinh viên.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2021


Tác giả
1.Nguyễn Trung Quang

2. Ngô Thanh

1


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên chương/bài

Lời giới thiệu
Chương trình mơ đun
Bài 1. Thi cơng móng đơn
Bài 2. Thi cơng đà kiềng và cột bê tông cốt thép
Bài 3. Thi công cầu thang
Bài 4. Thi công ván khuôn dầm, sàn
Bài 5. Thi công cốt thép sàn tồn khối
Bài 6. Thi cơng bê tơng sàn toàn khối

Tài liệu tham khảo

Trang
1
3
4
15
18
22
28
33
39

2


CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN
Mã mơ đun: MĐ 30
Tên mơ đun: Thi cơng cơng trình dân dụng
Thời gian thực hiện: 270 giờ (Lý thuyết 15, thực hành thực tập 254, kiểm tra 01 giờ)
I. Vị trí tính chất mơ đun :
- Vị trí mơ đun: Được bố trí học sau khi người học học xong các môn học chung và
mô đun nghề.
- Tính chất mơ đun: Là mơ đun nghề tự chọn trong chương trình đào tạo, có nội dung,
kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi công nghệ hoặc đặc thù về sử dụng lao
động của ngành, vùng, miền.
II. Mục tiêu của mô-đun
* Về kiến thức:
Tổng hợp được các kiến thức được học tại các công trình xây dựng dân dụng.
Trình bày báo cáo thực học tại doanh nghiệp đạt yêu cầu;

* Về kỹ năng:
Thực hiện được các công việc của thợ hoặc cán bộ kỹ thuật; được cán bộ kỹ thuật
của doanh nghiệp và giáo viên hướng dẫn phân công;
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Cẩn thận , chính xác, trong quá trình thực hiện cơng việc tại doanh nghiệp;
- Hợp tác tốt theo nhóm, tổ để thực hiện cơng việc.
- Tn thủ các quy định về nội quy an toàn tại cơng trình.
III. Nội dung mơ đun

3


Bài 1

THI CƠNG MĨNG ĐƠN

Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu được cách đào hố móng, bố trí thép vĩ móng cho móng đơn
Kỹ năng:
Thực hiện được cách đào hố móng, bố trí thép vĩ móng cho móng đơn
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động, có trách nhiệm trong cơng việc.
1. Móng
1.1. Khái niệm
Móng: là bộ phận được cấu tạo ở phần thấp nhất của cơng trình nằm ngầm dưới mặt
đất. Thơng qua móng, tồn bộ tải trọng của cơng trình được truyền đều xuống đất nền chịu
tải. Các bộ phận của móng gồm: tường móng, gối móng, đế móng lớp đệm chiều sâu chơn
móng.
Móng bêtơng cốt thép: là loại móng được làm bằng bêtơng cốt thép, có khả năng
chịu uốn tốt ( nén và kéo). Áp dụng cho cơng trình có tải trọng lớn, nhà nhiều tầng, ở nơi
đất xấu. Để tiết kiệm có thể chỉ đổ bêtơng cốt thép phần thân móng, cịn phía trên xây gạch

hoặc đá. Hình dáng mặt cắt của móng bêtơng cốt thép cũng khơng bị hạn chế, có thể hình
chữ nhật, hình thang ( thường dùng).
Đối với những nơi đất rắn tốt, có thể khơng cần lớp đệm móng hay có chăng nữa
cũng chỉ là một lớp cát đầm chặt dày 5cm để làm phẳng đáy móng. Những nơi dất yếu thì
cần có lớp đệm bêtông gạch vỡ dày 100 mác 50 hoặc bêtông đá 4x6 mác 100.
1.2. Yêu cầu: phải kiên cố, ổn định,bền lâu và kinh tế.
Yêu cầu kiên cố: đòi hỏi móng thiết kế phải có kích thước phù hợp với yêu cầu chịu
lực, bảo đảm vật liệu làm móng và đất nền trong trạng thái làm việc bình thường.
Yêu cầu về ổn định: Địi hỏi móng sau khi xây dựng phải lún đều trong phạm vi đọ
lún cho phép , khơng có hiện tượng trượt hoặc gãy nứt.
u cầu về bền lâu: địi hỏi móng phải bền vững trong suốt thời gian sử dụng. Như vậy
móng phải có vật liệu móng, lớp bảo vệ móng và độ sâu chơn móng phải có khả năng chống
lại được sự phá hoại của nước ngầm, nước mặn và các tác hại xâm thực khác. Nước ngầm
thường thay đổi theo khí hậu và thời tiết với nước lên xuống. Do đó khi đặt móng lên trên
nền đất có vị trí nước ngầm thay đổi tương đối lớn, tốt nhất là đặt đáy móng dưới độ cao
thấp nhất của mực nước ngầm.
1.3. Phân loại
1.3.1. Phân theo vật liệu:
• Móng cứng: Móng được cấu tạo với vật liệu chịu lực nén đơn thuần như móng
gạch, móng khối đá hộc, móng bê tơng đá hộc, móng bê tơng. Theo qui ước tỉ số giữa chiều
cao khối móng với chiều rộng >1/3 và tải trọng tác động từ trên xuống, sau khi truyền qua
móng cứng sẽ đựơc phân phối lại trên đất nền. Loại móng này được dùng nơi nước ngầm
ở dưới sâu.
• Móng mềm: Móng được cấu tạo với vật liệu chịu lực kéo, nén và uốn. Tải trọng
tác động trên đỉnh móng bao nhiêu thì ở duới đáy vẫn bấy nhiêu. Móng mềm biến dạng
gần như nền, không làm nhiệm vụ phân phối lại áp lực. Móng bê tơng cốt thép là loại móng
vừa bị biến dạng khá nhiều lại vừa có khả năng phân bố lại áp lực trên đất nền, có cường
độ cao, chống xâm thực tốt. Cấu tạo theo yêu cầu tạo hình bất kỳ, tiết kiệm vật liệu, thi
công nhanh khi dùng giải pháp thi công lắp ghép.


4


1.3.2. Theo hình thức chịu lực:
• Móng chiu tải đúng tâm: Là loại móng bảo đảm hướng truyền lực thẳng đứng từ
trên xuống trung vào phần trung tâm của đáy móng đáp ứng đựơc yêu cầu chịu lực tốt nhất
cùng sự phân phối lực đều dưới đáy móng.
• Móng chịu tải lệch: Hợp lực các tải trọng không đi qua trọng tâm của mặt phẳng
đáy móng , loại móng có kết cấu phức tạp. áp dụng đối với móng ở vị trí đặc biệt như ở
khe lún, giữa nhà cũ và nhà mới.

Hình: móng chịu tải đúng tâm (trái) và lệch tâm (phải)
1.3.3. Theo hình dáng móng:
• Móng cột ( móng độc lập, móng đơn )
Là loại móng riêng biệt dưới chân cột ( với nhà có kết cấu khung chịu lực ) hoặc
chân tường ( với nhà có kết cấu tường chịu lực ) , chiu tải trọng tập trung. Gối móng được
chế tạo theo khối trụ, tháp cụt, giật cấp, với vật liệu bằng gạch, đá, bê tông hoặc bê tơng
cốt thép

Hình: Các dạng móng cột độc lập

5


Dùng móng trụ có thể giảm sức lao động, bớt việc đào đất và tiết kiệm vật liệu so
với dùng móng băng. Hình dáng thì tuỳ theo vật liệu và các nhân tố khác mà chọn. Thơng
thường người ta móng trụ có đáy vng hoặc hình chữ nhật.
• Móng băng:Là loại móng chạy dài dọc dưới chân tường hoặc tạo thành dãy dài liên kết
các chân cột, truyền tải trọng tương đối đều thành dãy dài liên kết các chân cột, truyền tải
trọng tương đối đều dặn xuống nền.

Chiều dài của móng rất dài so với chiều rộng của nó. Mặt cắt loại móng này thường
có hình chữ nhật, hình thanh hoặc hình giật cấp, các loại móng trên thường dùng cho các
nhà dân dụng ít tầng có tải trọng khơng lớn lắm và khi đất có cường độ lớn. Nếu nhà ít tầng
có tải trọng khơng lớn lắm và đất có cường độ trung bình thì thơng dụng nhất là là loại
móng có mặt cắt hình thang và hình giật cấp.
Loại móng băng với cột chơn sâu dùng khi lớp đất yếu quá dày và khi nhà cần có
cấu tạo tầng hầm.

Hình: Các hình thức móng băng
• Móng bè: Khi tải trong của cơng trình q lớn và bề rộng của các đáy móng cột
hoặc móng bằng gần sát nhau gây nên hiện tượng chống áp suất trong đất nền thì có thể
liên kết các móng với nhau thành một mảng gọi là móng bè. Diên tích đáy móng bè bằng
diện tích xây dựng Một số nhà nhiều tầng để hạng chế có hiệu quả chấn động tương đối
lớn hoặc sự lún khơng đều, với u cầu móng có cường độ và độ cứng cao thì móng bè có
thể có phạm vi áp dụng rất lớn.
Móng có thể thiết kế kiểu có dầm sườn với dầm sườn được bố trí theo khoảng cách
nhất định cho cả hai chiều hoặc khơng có dầm sườn.

6


• Móng cọc: Đối với nền đất yếu phải chiu tải trọng lớn của cơng trình mà việc gia
cố và cải tạo nền đất khó khăn làm tăng giá thành cơng trình, người ta thường dùng móng
cọc. Móng cọc gồm có cọc và đài cọc. Căn cứ vào đặc tính làm việc của cọc trong đất
người ta chia móng cọc ra làm hai loại: móng cọc chống và móng cọc ma sát.
Móng cọc chống được dùng trong trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn (đá)
đầu dưới cọc đóng chặt vào lớp đất rắn và truyền tải trọng vào nó. Nền móng cọc chống
khơng bị lún hoặc lún không đáng kể. Trường hợp lớp đất rắn ở quá sâu người ta dùng cọc
ma sát thay cho cọc chống, cọc ma sát truyền tải trọng cơng trình vào đất qua lực ma sát
giữa đất và bề mặt của cọc.

Móng cọc trong nhiều trường hợp thuờng dùng tre gỗ vì dễ sản xuất và thi
công.Trong thi công không để đầu cột nhô lên khỏi mục nước ngầm thấp nhất để tránh hiện
tượng cọc bị mục.
Móng cọc bê tơng đắt hơn cọc tre, gỗ, dung cho cơng trình có tải trọng lớn và độ
bền vững cao. cọc bê tông không phụ thuộc vào mực nước ngầm nên đựơc dùngvào những
nơi có mực nước ngầm thay đổi chênh lệch nhiều.Dùng móng cọc cho phép giảm khối
lượng đát đào móng khoảng85%, bê tơng 35-40% từ đó giá thành của móng cọc có thể hạ
đựơc 35
1.3.4. Phân theo phương pháp thi cơng:
• Móng nơng : loại móng được xây hay đúc trong hố móng đào tồn bộ với chiều
sâu chơn móng < 5m. Áp dụng cho các cơng trình kiến trúc nhẹ hoặc trên đất nền có sức
chịu tải cao ở ngay trên mặt Hình thưc móng đựơc ứng dụng trong trường hợp này thường
là móng băng, móng bè.
• Móng sâu: Loại móng khi thực hiện thì khơng cần đào hoặc chỉ đào một phần hố
móng và sẽ dùng giải pháp cấu tạo để chuyển tải trọng từ trên xuống thơng qua móng vào
lịng đất nền, đạt chiều sâu thiết kế như như giải pháp móng trên cọc, móng trên giếng
chìm. Áp dụng trong trường hợp tải trọng cơng trình tương đối lớn mà lớp đất nền chịu tải
lại ở dưới sâu.

7


• Móng dưới nước: Móng sẽ đựơc thực hiện trong vùng đất ngập nước như ở ao,
hồ, sông, rạch, biển. Phương pháp tiến hành thực hiện loại móng này là xây dựng những
bờ vây kín nước bao quanh vị trí móng cơng trình để bơm thốt nước làm khơ khi thi cơng
móng.
2. Thi cơng móng đơn
2.1. Đào hố móng.
Hố móng đơn thường có hình vng, hình chữ nhật hoặc hình thang, nhưng thông
dụng và khuyên dùng nhất là đào hố móng hình thang và có rãnh thốt nước hố móng.


Hình: Móng đơn với a, b là cạnh đáy nhỏ, c, d là cạnh đáy lớn (trái)
và đào hố móng trên thực tế (phải)
2.2. Gia cố đáy móng.
2.2.1. Cọc tre (cừ tràm)
Cọc tre hay cừ tràm là giải pháp tăng cường khả năng chịu lực của nền móng. Thơng
thường sẽ đóng 16 – 25 cây cho 1m2 đáy móng.
Cách đóng cọc tre/cừ tràm theo sơ đồ:

Hình: Một số sơ đồ đóng cọc
a) Chạy dài;
b) Khóm cọc;
c) Ruộng cọc
2.2.2. Cọc bê tơng cốt thép (BTCT)
Thường có 2 dạng: cọc BTCT: loại đúc sẵn và loại đúc tại chổ (cọc nhồi).

8


Hình: Qui trình thi cơng cọc nhồi BTCT

9


3. Cấu tạo móng đơn
3.1. Lớp cát đệm đầu cừ và lớp bê tơng lót móng
Lớp cát đệm đầu cừ có tác dụng giúp thốt nước lổ rổng theo võ cừ tràm dẩn lên khi
chịu tải tác dụng của công trình, đất bị lèn chặt nước trong lổ rổng thốt ra đồng thời làm
sạch, phẳng đầu cừ để đặt lớp BT lót.
Lớp bê tơng lót móng là lớp bê tơng dùng để lót dưới lớp bê tơng móng, giằng móng

hoặc các cấu kiện tiếp xúc với đất nhằm hạn chế mất nước cho bê tông lớp trên và tạo sự
bằng phẳng cho đáy móng, đà giằng. Đồng thời Giúp đất đai khơng bị biến dại do tác động
bên ngồi và chống các xâm hại bên ngoài để bảo vệ lớp bê tơng móng.
Thực tế khi thi cơng móng đơn, phần cát đệm đầu cừ thi công trước, phần bê tông
đá 4x6 đệm đầu cừ sẽ được thi công cùng lúc với bê tơng đá 1x2 đài móng – cổ móng.
Hoặc không dùng bê tông đá 4x6 mà dùng luôn bê tơng đá 1x2 với đài móng – cổ móng

Hình: Đá 4x6 được xếp trước(trái) và không dùng đá 4x6 (phải)
3.2. Lớp thép vĩ móng
Lớp thép vĩ móng là lớp thép nằm trên lớp bê
tơng lót móng (hình bên phải phía trên) có tác dụng
chịu tải trọng của móng cột truyền xuống nền.
Thường thép vĩ móng là thép 10 đan hình
vng 100x100.
3.3. Thép cổ cột và thép cột
Trường hợp độ sâu móng q lớn, ta sẽ dùng
thép cổ cột. Nhưng thơng thường thép cột sẽ được
bố trí xuyên suốt từ đáy móng đến hết tầng 1.
Tại chổ tiếp xúc giữa thép cột và thép vĩ, chân
thép được bẻ góc 900 và được cố định với thép vĩ
móng bằng phương pháp buộc.

10


Hình: Bản vẽ kết cấu móng đơn của 01 căn nhà
4. Móng băng.
4.1. Khái niệm:
Móng băng là loại móng thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau
theo hình chữ thập. Đây là cách được dùng để đỡ tồn bộ kết cấu của ngơi nhà.

Tùy thuộc vào diện tích cơng trình cũng như điều kiện địa hình; độ cứng, độ lún của
nền đất mà người ta quyết định sử dụng loại móng băng phù hợp. Điều này sẽ rất quan
trọng để đảm bảo độ an toàn cho cơng trình.
Móng băng được xếp vào loại móng nơng. Đây là những móng xây trên các hố đào
trần, sau đó lấp đất lại. Chiều sâu chơn móng thường ở khoảng dưới 2m đến 2,5m.
4.2. Cấu tạo:
Cấu tạo móng băng bao gồm lớp bê tơng lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết
móng thành một khối dầm móng.
- Lớp bê tơng lót dày 100mm.
- Kích thước bản móng phổ thơng: (900 – 1200)x350 (mm).
- Kích thước dầm móng phổ thơng: 300x(500 – 800) (mm).
- Thép bản móng phổ thơng: Φ12a150.
- Thép dầm móng phổ thơng: thép dọc 6Φ(18 – 22), thép đai Φ8a150.
11


* Lưu ý: Đây là các thông số cơ bản và phổ biến nhất. Tùy thuộc vào từng cơng trình mà
thơng số chi tiết móng băng có thể thay đổi để đảm bảo kết cấu và độ ổn định lâu bền cho
cơng trình.
4.3. Thi cơng móng băng
Bao bồm các cơng việc:
- Đào hố móng – dầm móng;
- Thi cơng cọc chịu lực;
- Thi cơng các lớp bê tơng lót móng – dầm móng;
- Thi cơng cốt thép vĩ móng, dầm móng, cột…
- Thi cơng bê tơng móng;
- Bảo dưỡng bê tơng móng...

Hình: Cấu tạo móng băng thơng dụng


12


Hình: Thi cơng cốt thép móng băng

Hình: Ván khn dầm móng và thi cơng bê tơng móng băng

13


Hình: Móng băng sau khi gỡ ván khn (trái)
và bảo dưỡng bê tơng móng băng bằng nước (phải)

Bài tập:
Tuỳ vào vị trí và qui mơ cơng trình, sinh viên làm bài tập theo 1 nhóm hoặc nhiều
nhóm các cơng việc sau:
+ Tham gia đào đất hố móng thủ cơng (nếu có);
+ Gia cơng thép vĩ móng, thép cột;
+ Bê tơng móng.

14


Bài 2

THI CÔNG ĐÀ KIỀNG VÀ CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP

Mục tiêu:
Kiến thức:
Nắm được cấu tạo của một số kết cấu BTCT như: đà kiền, dầm sàn và dầm liền sàn,

cầu thang…
Kỹ năng:
Thi công được cấu tạo của một số kết cấu BTCT như: đà kiền, dầm sàn và dầm liền
sàn, cầu thang…
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Chủ động, có trách nhiệm trong cơng việc.
1. Thi cơng đà kiềng
1.1. Cấu tạo đà kiềng
Đà kiềng là giằng các chân cột móng lại với nhau (đơi lúc gọi là giằng móng do
trước đây có cả giằng móng và đà kiềng riêng biệt, nhưng ngày nay ta chỉ làm 1 trong 2:
giằng móng hoặc đà kiềng), nhằm ổn định các cột, giữ khoảng cách các chân cột và cột
không bị nghiêng trong quá trình xây dựng, nâng đỡ cột để xây tường. Nằm ở vị trí chân
cột và cao hơn đài móng (hay đế móng). Đà kiềng và cột kết hợp với nhau tạo thành bộ
khung vững chắc chịu lực cho ngôi nhà.

Hình: Bố trí thép đà kiềng một nhà dân dụng

15


1.2. Thi công đà kiềng
Đà kiềng thường được thi công tại chổ, bao gồm các công việc:
+ Thi công ván khuôn đà kiềng;
+ Gia công cốt thép chịu lực và cốt đai;

+ Lắp đặt cốt thép vào ván khuôn;
+ Cố định;
+ Thi công bê tông đà kiềng;
+ Bảo dưỡng bê tơng đà kiềng.


Hình: ván khn gạch (trái) và ván khn gỗ (phải)

Hình: đầm bê tơng đà kiềng (trái) và đà kiềng sau khi dỡ ván khuôn (phải)

16


2. Thi công cột
Cột là kết cấu thẳng đứng được xây dựng theo phương thẳng đứng từ phần móng
đến phần trần, có thể được thiết kế độc lập hoặc kết hợp với tường nhà (cột ép).
Thi công cột cũng tương tự như thi cơng đà kiềng.

Hình: Mặt cắt cột

Bài tập:
Tuỳ vào vị trí và qui mơ cơng trình, sinh viên làm bài tập theo 1 nhóm hoặc nhiều
nhóm các cơng việc sau:
+ Tham gia gia công, láp đặt thép đà kiềng, thép cột;
+ Bê tông đà kiềng, cột;

17


Bài 3.
THI CÔNG CẦU THANG
Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu cấu tạo cầu thang dạng bản;
Kỹ năng:
Thi công cầu thang dạng bản ở các phần việc:
- Thi công ván khuôn, cây chống;

- Gia công, lắp đặt cốt thép;
- Thi công bê tông;
- Xây bậc thang.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Tự chủ và có trách nhiệm trong cơng việc khi thực hiện với đội, nhóm hoặc cá nhân.
1. Thi cơng cầu thang
1.1. Khái niệm.
Trong cơng trình kiến trúc cầu thang là phương tiện giao thông lên xuống giữa các
mặt phẳng nằm ngang cịn gọi là sàn nhà có độ cao khác nhau.Các cơng trình kiến trúc
nhiều tầng đều phải thiết kế đường giao thông lên xuống liên hệ giữa các tầng trong đó
gồm: Cầu thang thường, thang máy, thang tự chuyển, đường dốc.v.v.
- Đường dốc: giới hạn độ dốc từ 0 –200. Độ dốc từ 1:8 trở xuống làm đường dốc
thoải.Đường dốc thoải chiếm nhiều diện tích nên chỉ sử dụng ở một số cơng trình đặc biệt
như bệnh viện, gara ơtơ nhiều tầng
- Cầu thang thường: giới hạn độc dốc từ 200 – 450. Thích hợp nhất là <=350 cho
nhà cơng cộng, <= 400 cho nhà ở, <= 450 cho thoát người, <= 600 cho kỹ thuật, 70- 900 dùng
cho vệ sinh bể nước hoặc mái nhà.
- Cầu thang tự chuyển: dùng ở những nơi có luồng người đi lại rất nhiều như của
hàng bách hoá , nhà ga .v.v...
- Thang máy : dùng cho các nhà cao tầng như nhà ở, nhà làm việc có có tầng cao
trên 5 tầng nhằm giảm bớt hao phí năng lượng của người lên xuống cầu thang, tiết kiệm
thời gian vận chuyển. Nhà cao tầng cần phải có thiết bị thang máy song bên cạnh đó vẫn
phải thiết kế cầu thang thường. Thang máy và cầu thang tự chuyển thiết kế có thiết bị cơ
khí phức tạp bảo quản sữa chữa tốn kém.

Hình: Độ dốc cầu thang và chiều cao tay vịn

18



1.2. Yêu cầu.
Khi thiết kế cầu thang cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
• Thẩm mỹ, sử dụng thuận tiện, độ dốc và chiều rộng vế thang phải thích hợp.
• Rẻ tiền, thi cơng dể dàng và nhanh chóng.
• Bảo đảm an tồn, có đầy đủ ánh sáng khơng trơn trượt.
• Chịu đựơc tải trọng khi vận chuyển những vật nặng và có khả năng chịu lửa lớn.
1.3. Các bộ phận của cầu thang
Cầu thang gồm có hai bộ phận chính: thân thang và chiếu nghỉ hoặc chiếu tới.

Hình: Các bộ phận của cầu thang

Hình: Một số dạng cầu thang thông dụng
3.4. Thi công cầu thang
Trong tài liệu chỉ nói về thi cơng cầu thang dạng bản bằng hình ảnh.
19


Gồm các công việc:
- Thi công ván khuôn, cây chống bản thang;
- Thi công cốt thép cầu thang;
- Thi công bê tơng bản thang;
- Xây bậc thang;
- Hồn thện bề mặt bậc thang.

Hình: Thi cơng ván khn, cây chống bản thang

Hình: Bố trí thép cầu thang

20



Hình: Thi cơng bê tơng bản thang

Hình: Xây bậc thang

Hình: Ốp đá bề mặt bậc thang
Bài tập: Sinh viên tham gia vào 1 hoặc nhiều phần việc thi công cầu thang tại cơng trình.

21


Bài 4
THI CÔNG VÁN KHUÔN DẦM, SÀN
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nắm được cấu tạo của kết cấu ván khuôn gồm dầm và sàn (sàn tồn khối)
Kỹ năng:
Thi cơng được kết cấu ván khn dầm và sàn (sàn tồn khối)
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Chủ động, có trách nhiệm trong cơng việc.
Thi cơng sàn tồn khối gồm 3 cơng tác: cơng tác cốp pha, công tác cốt thép, công
tác bêtông;
1. Ván khuôn dầm và sàn
Ván khn sàn tồn khối gồm: ván khn dầm và ván khn sàn; Trong đó, cơng
tác ván khn thường đi kèm với cột chống và giàn giáo.
1.1. Khái niệm
Ván khuôn, cột chống và sàn thao tác là các kết cấu làm bằng gỗ, kim loại hoặc
các loại vật liệu khác được gia công nhằm làm khuôn mẫu tạm thời, tạo hình dạng bê
tơng, bê tơng cốt thép theo yêu cầu thiết kế và giữ vai trò chịu lực trong thời gian bê tông
chưa đạt cường độ để đủ khả năng chịu các tải trọng tác dụng lên kết cấu.

Như vậy, theo định nghĩa trên thì chức năng của ván khuôn, cột chống và sàn
thao tác là:

- Làm khuôn mẫu tạm thời nhằm tạo ra những hình dạng kết cấu của cơng trình

theo u cầu của thiết kế kiến trúc.

- Chống lại lực đẩy của bê tông ướt (thẳng đứng, nằm ngang) và các hoạt tải phát

sinh trong quá trình thi cơng.

- Quyết định chất lượng bề mặt của bê tông.
- Hệ cột chống đảm bảo cho ván khuôn ở độ cao nhất định theo yêu cầu thiết kế

và nhận các tải trọng từ ván khuôn truyền xuống và truyền xuống nền.
1.2. Yêu cầu
Ván khuôn, cột chống và sàn thao tác là công cụ thi công rất cần thiết và quan
trọng cho việc đúc bê tông tại hiện trường cũng như trong các nhà máy. Chất lượng của
ván khuôn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của kết cấu bê tơng và bê tơng cốt thép.
Ngồi ra, cơng tác ván khn, cột chống và sàn thao tác cịn chiếm một phần kinh phí
lớn trong tổng chi phí xây dựng cơng trình. Vì vậy, lựa chọn phương án ván khn, cột
chống và sàn thao tác cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Ván khuôn phải được chế tạo theo đúng hình dạng và kích thước của các bộ

phận kết cấu cơng trình.
- Ván khn và cột chống phải đảm bảo độ bền, độ cứng, độ ổn định và không bị
biến dạng trong quá trình làm việc. Đối với ván khuôn gỗ, phải đảm bảo độ dày tối thiểu
là 2,5 cm, gỗ nhóm VI đến nhóm VIII, khơng có mắt, sẹo, u, lồi. Ván khuôn thép phải
đảm bảo đúng cường độ, không bị han gỉ, biến dạng...

- Ván khuôn phải kín, khít để khơng làm mất nước xi măng và không tác dụng
cũng như làm thay đổi thành phần của vữa bê tông.
- Ván khuôn và cột chống phải dễ tháo lắp, dễ xếp đặt và chuyên chở thủ công
hay trên các phương tiện cơ giới.
22


- Ván khuôn và cột chống phải được sử dụng nhiều lần, tức là độ luân chuyển

của ván khuôn phải lớn. Đối với ván khuôn gỗ phải dùng được từ 3÷7 lần, ván khn
kim loại phải dùng được từ (50÷200) lần.
- Ván khuôn sau khi sử dụng xong phải được làm vệ sinh sạch sẽ hồ, vữa bê tơng
dính bám trên bề mặt, bảo quản nơi khơ ráo, thống mát, che mưa nắng, sắp xếp theo
đúng thứ tự để tiện cho thi công.
2. Cấu tạo ván khuôn dầm, sàn
Ván khuôn dầm, sàn có thể được ghép từ các tấm ván khuôn thép, gỗ hoặc nhựa.
Để chống đỡ ván khuôn, ta dùng hệ thống cột chống gỗ, cột chống thép đơn hay cột
chống tổ hợp.
2.1. Ván khuôn dầm sàn dùng cột chống đơn

Hình : Ván khn dầm, sàn chống đỡ bằng cột chống đơn.
a) Dùng cột chống gỗ
b) Dùng cột chống thép
1. Ván thành.
1. Đà đỡ bằng gỗ.
2. Ván đáy.
2. Cột chống thép.
3. Ván khuôn sàn.
3. Tấm đế đỉnh.
4. Cột chống dầm, sàn.

4. Đinh liên kết.
5. Thanh hãm chân.
5. Ván khuôn sàn.
6. Đà đỡ ván sàn.
6. Sườn đứng.
7. Đà đỡ ván khuôn sàn.
7. Cột chống sàn.
Ván khuôn sàn cấu tạo gồm các tấm ván khn (gỗ, thép, nhựa) được rải kín diện
tích sàn cần đổ bê tơng. Ván khn sàn được đỡ bởi hệ thống các thanh sườn, xà gồ và
cột chống.
Ván khuôn dầm được cấu tạo từ ván khuôn đáy và ván khuôn thành dầm. Ván
khuôn dầm được chống đỡ bởi hệ thống các thanh sườn, nẹp, đà đỡ và cột chống. Khi
dầm có chiều cao trên 60cm thì phải có các dây giằng hoặc bu lơng giằng giữa 2 thành
dầm để giữ cho dầm khỏi bị phình khi đổ bê tông.

23


Hình : Ván khn dầm đơn
a), c) Dầm có chiều cao lớn (h 40cm) b) Dầm có chiều cao nhỏ ( h<40cm)
d) Dầm trên tường e) Tấm khuôn thành dầm chính tại mối nối dầm chính-dầm phụ
f) Tấm khn thành dầm phụ
1. Ván thành 2. Ván đáy 3. Nẹp đứng 4. Nẹp giữ chân ván thành 5. Thanh văng 6. Cột
chống chữ T 7. Chống xiên 8. Con bọ 9. Dây giằng 10. Thanh ngang 11. Tường gạch
12.Tấm thành dầm chính 13. Ván thành dầm phụ 14. Khung gia cường 15. Ván đáy dầm
phụ.
Để thuận tiện trong việc tháo ván khuôn thành dầm (ván khuôn không chịu lực khi
bê tông đã đạt được cường độ 25daN/cm2), hệ xà gồ đỡ ván khn sàn bố trí song song
với ván khn thành dầm. Hai xà gỗ ở bên dầm và gần dầm nhất được bố trí cách mép dần
một khoảng từ 250300mm, để thuận tiện cho việc tháo ván khuôn thành dầm và không

làm yếu ván khuôn sàn. Đối với thành dầm vng góc với xà gồ đỡ, người ta khơng cấu tạo
xà gồ gác lên thành dầm mà bố trí cột đỡ xà gồ cách mút xà gồ từ 250300mm.
24


Khoảng cách giữa các xà gồ, khoảng cách giữa các cột chống đỡ xà gồ, đáy dầm phải
được tính tốn chính xác đảm bảo khả năng chịu lực và khơng được vượt quá độ võng cho
phép của ván khuôn.
2.2. Ván khuôn dầm, sàn dùng cột chống tổ hợp
Cột chống tổ hợp (ví dụ như giáo PAL, cột chống tai liên kết...) để đỡ ván khn
dầm sàn có ưu điểm là tính ổn định cao, khả năng chịu lực lớn và dễ dàng chống đỡ cho các
kết cấu ở các độ cao lớn.

2.3. Ván khuôn dầm, sàn dùng giáo chống và dầm rút
Hệ chống đỡ hỗn hợp bao gồm cột chống khung tam giác tiêu chuẩn để đỡ ván
khuôn dầm và dầm co rút để chống đỡ ván khuôn sàn. Hệ chống đỡ hỗn hợp có ưu điểm
là tiết kiệm cơng lắp dựng và tháo dỡ, thi công nhanh, tiết kiệm cây chống và tạo điều kiện
đi lại thuận tiện khi thi công.

25


×