Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Thuyết minh biện pháp thi công nhà dân dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.66 KB, 41 trang )

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
A. Các căn cứ để lập thiết kế tổ chức thi công:
- Căn cứ vào hồ sơ yêu cầu gói thầu ( Bao gồm hồ sơ thiết kế thi công và các tài
liệu khác có liên quan đến gói thầu)
- Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc
hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Căn cứ Nghị định Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình số: 12/2009/NĐ-CP
ngày 07/02/2005 của Chính phủ ban hành.
- Căn cứ vào Bảng tiên lượng khối lượng mời thầu
- Căn cứ vào năng lực và biện pháp thi công của nhà thầu
- Căn cứ vào bản quy định kỹ thuật, chất lượng thi công và các quy định khác
trong hồ sơ mời thầu.
- Căn cứ vào khối lượng công việc và tiến độ thi công
- Căn cứ vào thực tế địa hình khu vực xây dựng công trình
- Dựa vào quy trình quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng TCVN. Tổ chức thi
công đúng biện pháp, đảm bảo chất lượng và tiến độ đã xác định.
B. Bảng vẽ mặt bằng thi công: (có bảng vẽ kèm theo)
DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU - AN TOÀN VÀ
VẬT LIỆU TRONG THI CÔNG
1. Tiêu chuẩn về thi công và nghiệm thu:
1 TCVN 4055-1985
Tổ chức thi công
2 TCVNXD 309:
Công tác trắc địa trong xây dựng công trình -Yêu cầu chung
2004
3 TCVN 4447-1987
Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu
4 TCVNXD 356:
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - tiêu chuẩn thiết ké
2005
5 TCVN 4453: 1995


Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm
thi công và nghiệm thu
6 TCVNXD 305:
Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu
2004
7 TCVNXD 390-2007 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi
công và nghiệm thu
8 TCVNXD 267-2002 lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu
chuẩn thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu
10 TCVN 4085-1985
Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu
11 TCVN 4087-1985
Sử dụng máy xây dựng. Yêu cầu chung
12 TCVN 4031-1985
Nghiệm thu các công trình xây dựng
13 TCVN 4459-1987
Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng
14 TCVN 2452-1988
Quy trình lập thiết kế Tổ chức xây dựng và thiết kế
15 TCVN 4516-1988
Hoàn thiện mặt bằng xây dựng - Quy phạm thi công và
nghiệm thu
16 TCVN 4519-1988
Hệ thống cấp thoát nước bên trong và nhà công trình - Quy
phạm thi công và nghiệm thu
17 TCVN 5576-1991
Hệ thống thoát nước - Quy phạm xử lý kỹ thuật
18 TCVN 5639-1991
Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong - Nguyên tắc cơ bản
19 TCVN 5640-1991

Bàn giao công trình xây dựng - Nguyên tắc cơ bản


20 TCVN 5674-1992
21 TCVN 5641-1991
22 TCVN 5718-1993
23 TCXD 79-1980
24 TCXD 25-1991
25 TCXD 27-1991

Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm
thu
Bể chứa bằng BTCT - Quy phạm thi công và nghiệm thu
Mái và sàn BTCT trong công trình xây dựng - Yêu cầu kỹ
thuật chống thấm nước
Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng
Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng
Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng

2. Tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng:
1 TCVN 2682-1999
Xi măng Poóc lăng - yêu cầu kỹ thuật
2 TCVN 6260: 1997
Xi măng Poóc lăng trắng
3 TCVNXD7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật
3 TCVN 7572:2006
Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử
14 TCVNXD 302-2004 Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
14 TCVNXD 374-2006 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản đánh giá
chất lượng và nghiệm thu

3 TCVN 6285-1997
Thép cốt bê tông - Thép vằn
3 TCVN 6286-1997
Thép cốt bê tông - Lưới thép hàn
7 TCVN 1450-1986
Gạch rỗng đất sét nung
8 TCVN 1451-1986
Gạch đặc đất sét nung
3 TCVN 1770-1986
Cát xây dựng - yêu cầu kỹ thuật
4 TCVN 1771-1987
Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng - yêu cầu kỹ
thuật
5 TCXD 65-1989
Quy định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng
6 TCXD 127-1985
Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng - Hướng dẫn sử
dụng
13 TCVN 4732-89
Đá, gạch ốp lát
14 TCVN 4314-1986
Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật
16 TCVN 5592-1991
Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
18 TCVN 1072-1971
Gỗ. Phân nhóm theo tính chất cơ lý
19 TCVN 1073-1971
Gỗ tròn. Kích thước cơ bản
20 TCVN 1074-1971
Gỗ tròn. Khuyết tật

21 TCVN 1075-1971
Gỗ xẻ. Kích thước cơ bản
22 TCVN 1076-1971
Gỗ xẻ. Tên gọi và định nghĩa
23 TCVN 4340-1994
Ván sàn bằng gỗ
24 TCXD 204-1998
Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công
trình xây dựng mới.
25 TCXD 192-1996
Cửa, cửa đi, cửa sổ - Yêu cầu kỹ thuật chung
32 TCVN 6883-2001
Gạch gốm ốp lát - Gạch Granít
33 TCVN 7132-2002
Gạch ốp lát - Định nghĩa. Phân loại. Đặc tính kỹ thuật và
ghi nhãn
34 TCVN 2231-1989
Vôi can xi cho xây dựng
35 TCVN 5843-1994
Máy trộn bê tông 250 lít
36 TCVN 6052-1995
Giàn giáo thép
3. Tiêu chuẩn về an toàn lao động
1 TCVN 5308-1991
Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
2 TCVN 3985-85
Tiếng ồn - Mức độ cho phép tại các vị trí lao động
3 TCVN 4086-95
An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung



4
5
6
7
8
9
10
1
2

TCVN 3524-89
An toàn cháy - Yêu cầu chung
TCVN 3255-86
An toàn nổ - Yêu cầu chung
TCVN 3146-86
Công việc hàn điện - Yêu cầu chung về an toàn
TCVN 2293-78
Gia công gỗ - Yêu cầu chung về an toàn
TCVN 2292-78
Công việc sơn - Yêu cầu chung về an toàn
TCVN 4244-86
Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng
TCVN 5863-95
Thiết bị nâng - Yêu cầu trong lắp đặt và sử dụng
4. Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng.
TCVN 5637-1991
Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng - Nguyên
tắc cơ bản
Nghị định số:

Quản lý chất lượng công trình xây dựng
15/2013/NĐ-CP

PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH
1. Giới thiệu về dự án
a. Công trình
-Tên công trình “Doanh trại Ban CHQS huyện Tuy Phước –Bộ CHQS tỉnh Bình
Định “
b. Địa điểm xây dựng
- Chủ đầu tư: Bộ CHQS tỉnh Bình Định
- Địa điểm xây dựng: Huyện Tuy Phước – Tỉnh Bình Định
- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới .
c. Quy mô xây dựng
+ Loại công trình : Công trình dân dụng, cấp IV.
+ Diện tích xây dựng : 228.9m2.
2. Giới thiệu về gói thầu
a. Phạm vi công việc gói thầu: Thi công xây lắp hạng mục nhà ăn + bếp nhằm mục đích
nâng cao chât lượng cuôc sống cho cán bộ và chiên sĩ.
3. Điều kiện thi công
* Điều kiện địa lý:
Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích tự nhiên
28.487 ha, dân số 186.000 người. Về địa hình, phía bắc và tây bắc Tuy Phước giáp Phù
Cát, An Nhơn; đông giáp biển; nam giáp TP Quy Nhơn; tây giáp huyện Vân Canh. Cuối
năm 1975, Vân Canh và Tuy Phước hợp thành huyện Phước Vân, đến tháng 8-1981 thì
tách trở lại như cũ. Trước năm 1975, Tuy Phước có 12 xã, sau nhiều lần thay đổi, hiện
nay có 14 xã, thị trấn là: xã Phước Nghĩa, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Quang,
Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Lộc, Phước An, Phước
Thành, Phước Mỹ (trước đây thuộc xã Phước Thành), thị trấn Tuy Phước (trước đây
thuộc Phước Nghĩa), thị trấn Diêu Trì (trước đây là xã Phước Long). Nằm bên đầm Thị

Nại, có sông Côn, sông Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, QL 19, đường sắt Bắc - Nam
chạy ngang qua, Tuy Phước có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.


Địa hình Tuy Phước chia thành 3 khu vực rõ rệt: các xã phía tây nam (gồm Phước Thành,
Phước Mỹ, Phước An) có tiềm năng rất lớn về đất sản xuất nông nghiệp, song chưa được
khai thác hết; các xã khu đông (Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Sơn) với
thế mạnh về cây lúa và con tôm, là khu vực đầy tiềm năng kinh tế của huyện; và các xã
còn lại là vùng chuyên canh cây lúa.
*Khí hậu thuỷ văn :
Tuy Phước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng
01 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió tây và gió tây nam. Từ tháng 5 đến tháng 8 có gió
nam khô, nóng. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Hằng năm, thường có mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11, chiếm 60% lượng mưa cả năm.
Tổng số ngày mưa trong năm là 130 ngày, độ ẩm tương đối trung bình 81%. Số giờ nắng
trung bình trong năm là 2500 giờ. Số giờ nắng trung bình ngày từ 6-8 giờ. Nhiệt độ trung
bình trong năm là 26,80C.
* Giao thông:
Là một công trình được xây dựng nằm trong địa bàn thị trấn, có hệ thống đường giao
thông tốt, nên có rất nhiều thuận lợi trong công tác mua, vận chuyển vật tư, máy móc,
thiết bị thi công và một số vấn đề khác. Các xe cơ giới được đi vào được tận chân công
trình
*Nguồn nước thi công:
Nguồn nước thi công chủ yếu là từ hệ thống nước máy và giếng khoan tại khu vực thi
công đảm bảo yêu cầu trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4506-1987.


PHẦN II: TIẾN ĐỘ THI CÔNG VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ
I. Kế hoạch tiến độ thi công:
1. Tổ chức thi công: Tiến hành theo 3 giai đoạn

a. Giai đoạn chuẩn bị:
- Tổ chức giao nhận, định vị mặt bằng, xác định ranh giới xây dựng.
- Cải thiện, dọn dẹp khu đất, làm hàng rào tạm thời, làm đường nội bộ
- Xây dựng nhà cửa tạm thời như văn phòng ban chỉ huy công trường, phòng y tế,
bảo vệ, kho vật tư.
- Thiết lập hệ thống mạng lưới điện nước thi công công trình.
- Đặt các mốc để giác vị trí tim và cao độ của công trình.
- Phối hợp với công an, đội quản lý trật tự trị an của địa phương trên địa bàn thi
công nhằm đảm bảo trật tự, an ninh chống các hiện tượng tiêu cực, gây rối trật tự an toàn
xã hội trong suốt thời gian thi công, nâng cao tinh thần trách nhiệm chung. Cần thiết sẽ tổ
chức họp cùng nhân dân địa phương trên địa bàn thi công để cam kết với dân: không vi
phạm an toàn giao thông của nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo cảnh quan và môi
sinh cho dân trong khu vực thi công.
- Xung quanh rào chắn đều có biểu tượng của nhà thầu xây dựng. Tại các góc của
tường rào có bố trí hệ thống đèn pha chiếu sáng bảo vệ. Phòng bảo vệ được bố trí tại
cổng có chắn barie.
b. Giai đoạn thi công chính:
- Đào hố móng công trình:
Có thể kết hợp công tác thi công phần ngầm (móng công trình, bể ngầm…), kết
hợp với công tác mặt bằng: san mặt bằng, hoàn thiện mạng lưới và trạm cung cấp điện nước.
Thi công phần móng, thân bao gồm các công việc gia công lắp dựng coffa, cốt
thép cột khung, dầm sàn, và tiến hành đổ bê tông.
Chỉ được bắt đầu xây dựng phần công trình cao trên mặt đất sau khi đã hoàn thành
xây dựng phần ngầm dưới mặt đất của công trình đó, đã lấp đất và san mặt bằng.
c. Giai đoạn hoàn thiện:
2. Mặt bằng tổ chức thi công:
- Các khu tập kết vật liệu, bố trí thoả mãn các điều kiện thuận tiện và an toàn trong
vận chuyển, bảo quản và trông giữ.
- Nguyên vật liệu từ trạm trộn hoặc bãi cung cấp cho nơi thi công phải được bố trí
ở nơi thuận lợi nhất, không bị các đường giao thông hoặc công trình khác cản trở. Vận

chuyển trong cự ly cho phép.
- Bố trí nhà tạm, phải tôn trọng các điều kiện liên quan kỹ thuật, các yêu cầu về an
toàn lao động, các luật lệ phòng và chống cháy, các điều kiện vệ sinh và đảm bảo môi
trường sống.
- Có biện pháp phòng chống cháy nổ cho công trình (bố trí bình cứu hoả, hố cát và
bao tải.)
- Các đường kỹ thuật điện, nước phải đảm bảo phục vụ trực tiếp các nhu cầu thi
công. Phải tách riêng thành tuyến phục vụ sản xuất và tuyến phục vụ thắp sáng sinh hoạt
(bằng cầu dao điện và van nước riêng) để không ảnh hưởng lẫn nhau. Các tuyến phải có
độ dài ngắn nhất.
Tóm lại, bố trí mặt bằng thi công phải hợp lý, thuận tiện, không gây cản trể đến
quá trình xây lắp, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
II. Tiến độ hoàn thành hồ sơ, thủ tục thanh toán giai đoạn:
- Quy trình thanh toán giai đoạn thi công: Căn cứ khối lượng thi công thực tế tại công
trình, căn cứ vào kế hoạch vốn hàng năm của dự án theo đúng quy định hiện hành của
nhà nước.


- Các giải pháp thực thi để đảm bảo quy trình: Song song với việc thanh toán khối
lượng hoàn thành theo từng giai đoạn, đơn vị chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp về kỹ
thuật, nhân lực, tài chính để đảm bảo tiến độ thi công công trình.
- Thời gian dự kiến cho việc hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của thủ tục thanh
quyết toán sau khi có biên bản nghiệm thu: 07 ngày kể từ ngày nghiệm thu.
III. Tiến độ hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành:
- Quy trình quyết toán: Căn cứ vào hồ sơ hoàn công, khối lượng hoàn thành thực
tế tại công trình, các biên bản xữ lý thay đổi thiết kế, các chủ trương cho phép điều chỉnh
chi phí vật liệu, nhân công và máy xây dựng của nhà nước (nếu có), làm cơ sở thanh
quyết toán công trình
- Các giải pháp thực thi để đảm bảo quy trình: Đơn vị chúng tôi sẽ đưa ra các giải
pháp về kỹ thuật, nhân lực để đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình.

- Thời gian dư kiến cho việc hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của thủ tục thanh
quyết toán sau khi có biên bản nghiệm thu: 15 ngày kể từ ngày bàn giao công trình đưa
vào sử dụng.
Nếu vì lý do làm chậm tiến độ, đơn vị chúng tôi có biện pháp cần thiết với sự đồng
ý của kỹ sư giám sát đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo tiến độ đúng yêu cầu.
PHẦN III
VẬT LIỆU DÙNG CHO THI CÔNG
Các vật liệu đưa vào xây dựng công trình đều đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và
đăng ký chất lượng của nơi sản xuất, đồng thời thoả mãn các yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn
kỹ thuật của chủ đầu tư.
Vật liệu sử dụng công trình sẽ đảm bảo theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trước
khi vật liệu được đưa vào sử dụng phải tuân thủ quy định:
- Gửi mẫu cho chủ đầu tư và được chủ đầu tư chấp nhận.
- Xuất trình các phiếu kiểm định, chỉ dẫn sử dụng cho giám sát kỹ thuật công
trình.
Bất cứ vật liệu gì nếu có nghi ngờ về chất lượng sẽ được đơn vị thi công kiểm tra
tại hiện trường
1. Xi măng:
- Xi măng dùng để thi công là xi măng PC 30 theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000,
đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam 4316-86.
- Mỗi đợt xi măng nhập công trường phải có giấy chứng nhận phẩm chất, tiến
hành lấy mẫu kiểm tra xác định các chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Nhà nước và phải
được đính kèm các lô xi măng cất giữ trên công trường để cho phép giám sát, kiểm tra
khi cần thiết.
- Xi măng còn nóng cần phải lưu kho, không được sử dụng ngay nhưng không để
lâu quá 28 ngày tại kho công trường, không sử dụng xi măng sản xuất quá 12 tháng.
- Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được phép sử dụng các loại xi măng bị
rách bao, mất nhãn hiệu và phải được kiểm tra kỹ nhãn hiệu, ngày sản xuất và mác xi
măng trên mỗi bao trước khi đưa vào sử dụng.
- Theo yêu cầu của chủ đầu tư, xi măng dùng cho công trình là xi măng PC30. Nếu

có gì thay đổi phải thông báo với chủ đầu tư và khi được phép mới được dùng trên cơ sở
đảm bảo chất lượng tương đương xi măng PC30.
2. Cát:
- Cát dùng cho công tác bê tông phải sạch, không có bùn, tạp chất hữu cơ. Đường
kính hạt < 5mm.
+ Hàm lượng tạp chất bẩn không quá 2% trọng lượng.
+ Hàm lượng sỏi có đường kính 5-10mm không quá 5% trọng lượng.


- Cát lấy từ nguồn cung cấp nào đều phải có các kết quả chỉ tiêu cơ lý đúng như
mẫu đã được thí nghiệm cấp phối.
- Một số biện pháp cần xử lý nếu cát chưa đảm bảo tiêu chuẩn: sàng cát qua lưới
hay rửa sạch.
- Cát vàng phải đảm bảo đúng TCVN 1770 - 1986 và cát mịn phải đảm bảo đúng
TCXD 127 - 1985, trước khi sử dụng phải được sự đồng ý của KS giám sát.
- Cát dùng để làm bê tông phải thoả mãn TCVN 1770 - 1986, TCVN 4453 - 1995
và dùng cho vữa xây, vữa trát phải đáp ứng yêu cầu TCVN 1770 - 1975.
3. Đá dăm 1x2, 4x6, sỏi dăm…
- Cốt liệu lớn dùng cho bê tông bảo đảm chất lượng theo quy định của TCVN
1771-86 "Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng" và các quy định về vật liệu sản xuất
bê tông theo TCVN 4453-1995.
- Đá dăm sử dụng cho công trình phải được thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý đúng như
mẫu thí nghiệm cấp phối; kích thước cát hạt, mức độ đồng đều của các hạt đạt yêu cầu
như mẫu thí nghiệm.
- Sỏi dăm phải chứa các hạt đập vỡ với số lượng không nhỏ hơn 80% theo khối
lượng. Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên xác định theo độ nén đập trong xi lanh cao hơn
mác bê tông: không dưới 1,5 lần đối với bê tông mác dưới 300.
Đá dăm từ đá phún xuất trong mọi trường hợp phải có mác không nhỏ hơn 800.
Đá dăm từ đá biến chất: không nhỏ hơn mác 600
- Sỏi dùng cho bê tông có độ nén đập trong xi lanh ở trạng thái bão hoà nước

không lớn hơn 16% đối với bê tông mác 200 và thấp hơn.
Sỏi dăm dùng cho bê tông có độ nén đập trong xi lanh ở trạng thái bão hoà nước
không lớn hơn 18% đối với bê tông mác 200 và thấp hơn.
- Thành phần hạt của đá dăm, sỏi và sỏi dăm phải đảm bảo theo yêu cầu sau:
Kích thước mặt sàn
Lượng sót tích luỹ trên sàn
Tính theo % khối lượng
Dmin
95 - 100
0,5(Dmin + Dmax)
40 - 70
Dmax
00 - 05
Trong đó: Dmax, Dmin là đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của dăm, sỏi và sỏi
dăm.
- Hàm lượng hạt thoi, dẹt trong đá dăm, sỏi và dăm sỏi không vượt quá 35% theo
khối lượng. Hàm lượt hạt mềm yếu và phong hoá trong đá dăm, sỏi và sỏi dăm không
được lớn hơn 10% theo khối lượng.
- Hàm lượng tạp chất sulfat và sulfit (tính theo SO3) của đá dăm, sỏi và sỏi dăm
không được vượt quá 1% theo khối lượng.
- Hàm lượng silic oxyt vô định hình trong đá dăm, sỏi dăm không vượt quá
50milimol/1000ml NaOH.
- Hàm lượng tạp chất trong đá không được vượt quá các giá trị qui định trong bảng
dưới đây (tính theo % khối lượng mẫu):
Trên tạp chất
Bê tông ở vùng mực
Bê tông dưới
Bê tông trên khô
nước thay đổi (%)
nước (%)

(%)
Bùn,bụi, đất sét
1
2
3
Hợp chất Sunfat và
0,5
0,5
0,5
Sunfua tính đổi ra SO3
Tạp chất hữu cơ trong sỏi, sỏi dăm khi thí nghiệm bằng so màu không được đậm
hơn màu chuẩn.


- Phải rửa sạch đá trước khi trộn bê tông.
- Đá dăm, sỏi dùng cho bê tông cần phân thành nhóm có kích thước hạt phù hợp
với quy định sau:
+ Đối với bản, kích thước lớn nhất không lớn hơn 1/2 chiều dày bản.
+ Đối với các kết cấu bê tông cốt thép, kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 3/4
khoảng cách thông thuỷ nhỏ nhất giữa các thanh cốt thép và 1/3 chiều dày nhỏ nhất của
kết cấu công trình.
+ Khi dùng máy trộn bê tông có thể tích lớn hơn 0,8m 3, kích thước lớn nhất của đá
dăm và sỏi không vượt quá 120mm. Khi dùng máy trộn có thể tích nhỏ hơn 0,8m 3 kích
thước lớn nhất của dăm và sỏi không vượt quá 80mm.
+ Khi vận chuyển bê tông bằng máy bơm bê tông, kích thước lớn nhất không lớn
hơn 0,4 đường kính trong của vòi bơm bê tông - đối với sỏi và 0,33 đường kính trong của
vòi bơm - đối với đá dăm.
4. Nước:
- Nước dùng để sản xuất bê tông phải sạch không có dầu mỡ, muối, a xít, đường,
thực vật hay các tạp chất. Nước phải được thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1987.

Nước dùng cho công tác bê tông và vữa theo TCVN 4506 - 1987. Các thí nghiệm về
nước phải tiến hành thường xuyên trong quá trình sử dụng.
- Các yêu cầu kỹ thuật:
+ Hàm lượng muối không quá 3,5g/l
+ Độ pH > 4
+ Hàm lượng sulfat < 2,7 g/l
+ Nên sử dụng nước máy để thi công
5. Cốt thép:
- Cốt thép sử dụng cho công trình phải đúng chủng loại và phải được kiểm tra từng
lô bằng thí nghiệm.
- Cốt thép phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 1651 - 1985. Thép phải tròn đều,
không khuyết tật, thẳng, bề mặt sạch không bám bụi đất, rỉ, dầu mỡ.
- Thép dùng trong công trình là thép Việt - Hàn VSC, phải thoả mãn các quy định
của thiết kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế 5574 - 1191 "Kết cấu bê tông cốt
thép" và TCVN 1651 - 1985 "Thép cốt bê tông" và các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
nêu ở phần "Công tác bê tông và bê tông cốt thép" của mục "Các yêu cầu kỹ thuật thi
công" và TCVN 5274-1993.
- Thép có đường kính D6-10mm là loại tròn trơn nhóm CI.
- Thép có đường kính D>10 là loại có gờ nhóm CII, cường độ chịu kéo tính toán
theo TCVN 5574-91.
- Cốt thép dùng trong công trình thường xuyên được kiểm định bằng các mẫu thử.
6. Gạch xây:
- Sử dụng gạch đúng theo TCVN 1450 - 1986, 1451-1986 và theo yêu cầu của hồ
sơ mời thầu, hồ sơ thiết kế.
- Gạch dùng để xây tường là gạch ống.
- Gạch phải bảo đảm độ bền nén và uốn (100.000N/m2) như sau:
+ Đối với gạch xây mác 75#. Độ bền nén trung bình cho 5 mẫu là 75, độ bền nén
nhỏ nhất cho 1 mẫu là 50. Độ bền uốn trung bình cho 5 mẫu là 14, độ bền uốn nhỏ nhất
cho 1 mẫu là 7.
+ Đối với gạch xây mác 50#: Độ bền nén trung bình cho 5 mẫu là 50, độ bền nén

nhỏ nhất cho 1 mẫu là 35. Độ bền uống trung bình cho 5 mẫu là 12, độ bền uốn nhỏ nhất
cho 1 mẫu là 6.
+ Độ hút nước của viên gạch phải nhỏ hơn 8% và lớn hơn 18%.
- Gạch bảo quản không bị dính đất, bẩn hay các tác động của thời tiết gây hư hại,
sứt mẻ.


7. Đá hộc, đá chẻ:
Đá hộc, đá chẻ đảm bảo cứng chắc và đạt các yêu cầu:
+ Cường độ nén Rmin > 850kg/cm2
+ Khối lượng riêng min > 2400kg/cm2
+ Mặt viên đá phẳng, độ gồ ghề nhỏ hơn 2cm
+ Đá xây móng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế
8. Gạch ốp lát xây dựng:
- Tấm đá ốp lát được sản xuất theo hình vuông hoặc hình chữ nhật. Bề mặt tấm đá
phải bảo đảm nhẵn bóng, phản ảnh rõ hình ảnh vật thể và có độ không bằng phẳng là +
1mm theo 1m chiều dài.
Bốn mặt cạnh đảm bảo mài phẳng nhám và mặt còn lại phẳng bóng.
- Độ hút nước của tấm đá không lớn hơn 2%.
- Độ mài mòn của tấm đá lát sàn và bậc cầu thang không lớn hơn 1,5gcm 2
- Đảm bảo TCVN 4732-1989
thêm chất phụ gia.
9. Các loại vật liệu khác:
Chúng tôi bảo đảm làm đúng theo yêu cầu trong bản vẽ thiết kế cũng như trong hồ
sơ mời thầu. Tất cả các loại vật tư khi đưa vào công trình đều có sự chấp thuận của chủ
đầu tư.
PHẦN II: BỘ MÁY QUẢN LÝ CHỈ HUY CÔNG TRÌNH
I. Sơ đồ bố trí tổ chức công trường:
CÔNG TY
BAN CHỈ HUY CTRÌNH


GIÁM SÁT KỸ
THUẬT A

PHÒNG KỸ
THUẬT

TƯ VẤN
THIẾT KẾ

BỘ PHẬN QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG
KỸ SƯ QUẢN LÝ KỸ
THUẬT CÔNG TRÌNH

CÁN BỘ GIÁM SÁT THI
CÔNG CHUYÊN NGÀNH

CÁN BỘ KỸ THUẬT THI
CÔNG CHUYÊN NGÀNH
CÁC TỔ THI CÔNG TẠI
CÔNG TRÌNH

I. Thuyết minh sơ đồ tổ chức:
Để đảm bảo tiến độ, chất lượng và thuận tiện cho việc quản lý điều hành chung
trên toàn công trường, công trường được tổ chức theo sơ đồ quản lý (xem sơ đồ tổ chức
công trường).
Ban chỉ huy công trường chịu trách nhiệm về quản lý giám sát tổ chức thi công
toàn công trường theo tiến độ đảm bảo chất lượng, giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà
thầu và Kỹ sư trong quá trình thi công.

Tổ kỹ thuật giám sát giúp Ban chỉ huy công trường quản lý khối lượng, giám sát
chất lượng, tiến độ thi công đối với các tổ thi công và quản lý công nhân trực tiếp thực
hiện tốt các công việc được giao.
Mỗi hạng mục công trình chúng tôi sẽ bố trí 1 cán bộ quản lý và 1 cán bộ kỹ thuật
trở lên trực tiếp thi công công trình. Hàng ngày các cán bộ gửi báo cáo về ban chỉ huy
công trường và phòng kỹ thuật công ty.


Họp giao ban định kỳ mỗi tuần 1 lần, trong mỗi cuộc họp đều có đại diện của các
bên liên quan.
Cán bộ công nhân viên tham gia thi công công trình thực hiện nghiêm ngặt nội
quy, quy định của đơn vị nhất là an toàn lao động, phòng chống chát nổ, vệ sinh môi
trường.
II. Dây chuyền tổ chức thi công:
Thi công theo phương pháp dây chuyền mục đích:
- Phân công lao động một cách hợp lý, liên tục và điều hoà.
- Làm thăng bằng các nguồn cung cấp vật tư kỹ thuật, tránh tình trạng mức cung,
cầu lên xuống thất thường.
. Tổ chức theo dây chuyền song song kết hợp tuần tự do:
- Công tác đào đất
- Công tác gia công cốt thép
- Công tác gia công và lắp dựng cof pha.
- Công tác đổ bê tông.
III. Tổ chức nhân lực thi công (xem bảng kê cơ cấu đội ngũ cán bộ, công nhân, kỹ
thuật)
Nhận biết đây là một công trình ý nghĩa quan trọng, chúng tôi đã lựa chọn và
chuẩn bị những cán bộ, kỹ sư giỏi đầy kinh nghiệm, những công nhân có tay nghề cao, có
ý thức trách nhiệm kỷ luật tốt đã từng tham gia thi công trên các công trình chất lượng
cao để thi công xây dựng công trình.
* Bộ phận chỉ huy:

Bao gồm chỉ huy trưởng và các cán bộ kỹ thuật, giám sát thi công. Ngoài ra còn có
các bộ phận tài chính, vật tư, y tế, quản đốc.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy chỉ huy tại hiện trường:
(Sơ đồ và thiết minh đã có ở phần sơ đồ tổ chức hiện trường)
III. Biện pháp kỹ thuật thi công chi tiết:
1, Công tác chuẩn bị khởi công:
a. Công tác trắc đạc:
- Trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công ta tiến hành kiểm tra và khảo sát mặt
bằng khu đất bằng các loại máy trắc đạc tiến hành xác định vị trí khu đặt móng công trình
trên mặt bằng, xác định tim các trục móng theo phương ngang, phương dọc nhà, cao độ
tự nhiên của khu đất, xác định chiều cao chôn móng theo bản vẽ thi công.
- Kiểm tra cao độ thiên nhiên so với cao độ của hồ sơ thiết kế đã duyệt. Kết quả
kiểm tra phải thông qua văn bản 3bên là TVTK, TVGS, ĐVTC.
- Trên mặt bằng độ sai lệch các kích thước theo chiều dài, chiều rộng móng không
vượt quá: 10mm khi các kích thước này dài 10m và 30mm khi các kích thước này tới
100m và lớn hơn.
- Định vị bằng máy kinh vĩ và thước thép, xác định cao trình bằng máy thuỷ bình.
- Trục chuẩn và cao trình sẽ do chủ đầu tư bàn giao cho bên B trước ngày khởi
công 3 ngày.
- Nếu có độ sai lệch lớn về kích thước và cao độ so với bản vẽ thiết kế thì báo cáo
Chủ đầu tư và các đơn vị có trách nhiệm đến xử lí cho hợp lý.
- Đơn vị thi công các định vị trí bãi đổ chất thải được sự đồng ý của chính quyền
địa phương, TVTK, TVGS.
b. Lực lượng công nhân:
Số lượng:
- Bố trí đủ số lượng cho từng loại công việc.
- Đảm bảo sản xuất liên tục, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn nghiệm thu.
- Tay nghề, chất lượng kỹ thuật của công nhân: đảm bảo thợ bình quân bậc 5, 6/7.



- Thời gian làm việc: Trung bình làm việc ngày 8 - 10 giờ. Nhưng để đảm bảo
khối lượng công việc, tiến độ thi công tuỳ tình hình cụ thể có thể huy động công nhân
làm thêm ca đêm.
c. Thiết bị thi công (Xem bảng danh mục thiết bị thi công)
- Điều động đầy đủ các loại máy móc thiết bị để phục vụ công tác thi công.
- Có phương án dự phòng về máy móc thiết bị để đảm bảo thi công liên tục khi có
sự cố hư hỏng hoặc mất điện, nước có thợ sử dụng và sửa chữa máy móc chuyên dùng.
- Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ (theo chế độ hiện hành).
d. Chủng loại vật tư:
- Tất cả các vật tư đưa vào công trường đều được kiểm tra chất lượng và có chứng
chỉ chất lượng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra trong suốt quá trình thi
công định kỳ lấy mẫu vật liệu gửi đến các cơ quan quản lý chất lượng nhà nước để giám
định chất lượng. Các kết quả thí nghiệm đều được lưu vào hồ sơ thi công.
- Chúng tôi cam kết sẽ sử dụng đúng chủng loại, nhãn mác vật tư như trong
bản cam kết và hồ sơ mời thầu.
2. Công tác đào đắp đất:
a. Thông báo tiến hành công việc:
- Trước khi triển khai công tác đào đất móng công trình đơn vị thi công phải thông
báo trước cho chủ đầu tư và có văn bản đồng ý của chủ đầu tư cho triển khai công các
đào đất móng công trình theo qui định.
b. Giải phóng mặt bằng công trường:
- Tổ chức giao nhận, định vị mặt bằng, xác định ranh giới xây dựng.
- Cải thiện, dọn dẹp khu đất, làm hàng rào tạm thời, làm đường nội bộ.
- Xây dựng nhà cửa tạm thời như văn phòng ban chỉ huy công trường, phòng y tế,
bảo vệ, kho vật tư.
- Thiết lập hệ thống mạng lưới điện nước thi công công trình.
- Đặt các mốc để giác vị trí tim và cao độ của công trình.
- Phối hợp với công an, đội quản lý trật tự trị an của địa phương trên địa bàn thi
công nhằm đảm bảo trật tự, an ninh chống các hiện tượng tiêu cực, gây rối trật tự an toàn
xã hội trong suốt thời gian thi công, nâng cao tinh thần trách nhiệm chung. Cần thiết sẽ tổ

chức họp cùng nhân dân địa phương trên địa bàn thi công để cam kết với dân: không vi
phạm an toàn giao thông của nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo cảnh quan và môi
sinh cho dân trong khu vực thi công.
- Xung quanh rào chắn đều có biểu tượng của nhà thầu xây dựng. Tại các góc của
tường rào có bố trí hệ thống đèn pha chiếu sáng bảo vệ. Phòng bảo vệ được bố trí tại
cổng có chắn barie.
c. Báo cáo công tác điều tra khảo sát:
- Qúa trình khảo sát được tiến hành ở công tác ban đầu, tuy nhiên nếu có sự sai
lệch lớn về kích thước, cao trình, chiều cao chôn móng thấy có ảnh hưởng đến chất lượng
hoặc kiến trúc công trình thì báo cáo ngay cho chủ đầu tư về kết quả khảo sát của mình
- Báo cáo kết quả khảo sát địa hình khu đất: Bao gồm thiết minh và bản vẽ khảo
sát thể hiện cao độ tự nhiên của khu đất và cao độ khống chế mặt bằng công trình hoặc
đối với các công trình giao thông để dảm bảo xây dựng công trình theo đúng quy hoạch
chung của Huyện.
- Đối với những khu đất có độ dốc ngiêng quá lớn thường xãy ra các trường hợp
chôn móng bị nông nên cần phải có các biện pháp xử lý móng một cách hợp lí.
- Khảo sát sơ bộ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nếu có vướng mặt bằng xây dựng
thì có những biện pháp di dời.


d. Công việc đào đắp đất: Tuân theo tiêu chuẩn: TCVN 4447-87
- Biện pháp thi công đào đất chủ yếu bằng máy, nhà thầu sử dụng máy ủi, máy
đào, kết hợp với ô tô vận chuyển tự đổ. Đất được hạ dần thành từng lớp theo Cos thiết kế.
- Đào móng: Đào móng phải phù hợp với quy phạm thi công công tác đất và phải
đảm bảo ổn định của mái dốc, sẽ đào móng với độ dốc α = 200, đất đổ lên cách miệng hố
móng > 0,5m để tránh sụt lở. Đáy hố móng được mở rộng về mỗi phương so với đế móng
là 30cm để tiện thao tác. Để tăng cường ngăn chặn sụt lở, ngoài việc đào rộng thành taluy
ta còn phải dùng cừ và tôn phẳng 1 ly chắn đất. Tất cả các biện pháp chống sụt lở sẽ căn
cứ tình hình thực tế khi thi công để áp dụng cho phù hợp.
- Toàn bộ công tác thiết kế, tổ chức thi công theo phương pháp cơ giới hóa phải

được dựa vào điều kiện thi công thực tế, khối lượng, tốc độ thi công, điều kiện thời tiết
hiện tại để lự chọn thông số, số lượng máy thi công cho hợp lý để đảm bảo tiến độ.
- Xe vận chuyển đât phải được phủ bạt kín không cho đất và các phế thải rơi ra
đường. Hàng ngày phải bố trí xe tưới nước và nhân công để chống bụi, dọn dẹp vệ sinh.
- khi vận chuyển đất càn tính toán khối lượng đất chở đi ra bãi và khối lượng đất ở
lại để cho thuận tiện công tác đắp đất.
- Số lượng xe vận chuyển đất phải chọn phù hợp với năng suất máy đào.
- Hình dánh kích thước hố móng phải phù hợp với hình dáng và kích thước thiết
kế của từng hạng mục và phải được hoàn công, nghiệm thu trước khi chuyển sang công
đoạn tiếp theo, cao độ của máy hố móng phải đúng cao độ thiết kế.
-Trường hợp vùng đất nơi hố móng gặp hố rác, trũng… thì được xử lý độ sâu chân
móng hoặc xử lý nền đất của cơ quan thiết kế.
. Khi đào móng bằng máy đào xong, chúng tôi dùng thủ công chỉnh sửa đào toàn
bộ mặt móng cho tới cốt đáy móng, dùng gỗ ván chống thành hố móng để tránh lượng đất
sụt lở. Nếu có mạch nước ngầm, khơi mương dẫn nước và dùng máy bơm hút nước trong
quá trình đổ bê tông móng.
e. Công việc đầm nén đất:
- Việc san lấp lại được tiến hành sau khi bê tông móng đã được bảo dưỡng đủ thời
gian quy định và phải được kỹ sư cho phép, mọi công tác cần thiết trên bề mặt bê tông
móng phải làm xong trước khi san lấp móng.
- Đất lấp hố móng: dùng đất móng đã đào ra, khi lấp tiến hành lấp từng lớp có
chiều dày 15 - 20cm, dùng dầm gang hoặc đầm tay, đầm nén kỹ từng lớp, độ ẩm thích
hợp 1% < (độ ẩm) < 2%, đất đắp phảI đảm bảo qui định không lẫn tạm chất, các cục lớn
phảI được đập nhỏ ra và có độ đầm nhất cao
f. Đào các vật liệu kém phẩm chât:
- Trong công tác khảo sát thiết kế nhà thầu khảo sát thiết kế cũng không thể xác
định hết được toàn bộ kết cấu đất dưới chân công trình, khi đào hố móng nếu thấy phát
hiện dưới dáy móng có bất kỳ vật liệu kém phẩm chất thì báo cáo chủ đầu tư để xác định
và có những biện pháp xữ lí xem xét giải quyết.
- Trong trường hợp này nhà thầu phải lấy hết loại vật liệu kếm phẩm chất đổ đi và

thay lại lớp đất nền để đảm bảo độ ổn đinh của công trình.
h. Tiến hành đào đắp đất tránh tác động của nước:
- Nếu gặp thời tiết mưa bão, việc thi công đất mong sẽ gặp nhiều khó khăn do hiện
tượng sụt hố móng khi đào nên phải có biện pháp phòng chống sụt lở và áp dụng biện
pháp hạ mực nước ngầm, tiêu nước mặt để đảm bảo an toàn trong thi công, đồng thời
đảm bảo chất lượng móng khi thi công, không làm hư kết cấu đất mặt nơi tiếp xúc với
đáy móng, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
g. Đề xuất phương án:
- Trước khi triển khai công tác đào đất móng công trình nhà thầu thi công phảI đề
xuất phương án, biện pháp thi công đào đất hợp lí
- Phương án tổ chức thi công đào đất móng trong điều kiện thời tiết khô nắng.


- Phương án tổ chức thi công đào đất móng trong điều kiện thời tiết mưa bảo.
- Phương án tổ chức thi công đào đất móng trong điều kiện mực nước ngầm cao.
- Biện pháp xử lý kỹ thuật thích hợp để nâng cao chất lượng kết cấu hệ móng công
trình.
h. Hố thử: Công tác đào hố thử kiểm tra được thực hiện ngay khi giải phóng mặt
bàng thi công xong, cần kiểm tra mực nước ngầm dưới chân công trình cao hay thấp so
với móng công trình để có những biện pháp xữ lí và các phương án thi công đào hố móng
và thi công đổ bêtông móng hợp lí đúng qui trình, đảm bảo chất lượng công trình theo
quy định.
3. Hệ dàn giáo ván khuôn thi công
a, Yêu cầu chung:
- Áp dụng TCVN: 4453-1995
- Dùng coffa gỗ gia công đúng quy cách, đảm bảo độ cứng, độ ổn định.
- Coffa phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê
tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
- Coffa phải lắp dựng đúng hình dáng, kích thước của kết cấu thiết kế.
- Coffa, đà giáo cần thiết kế và thi công bảo đảm độ cứng, ổn định dễ tháo lắp,

không gây trở ngại cho đổ, đầm bê tông.
- Bề mặt coffa tiếp xúc với bê tông cần được chống dính.
- Coffa chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được
trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau.
- Khi tháo dỡ coffa cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm
hư hại đến kết cấu bê tông.
b, Qúa trình thi công cốt pha dầm, sàn, sênô:
- Sau khi tháo cột, chúng tôi tiến hành lắp dựng coffa dầm + sàn. Coffa sàn chúng
tôi dùng tôn 1 li để trải, coffa dầm đóng bằng gỗ. Coffa sau khi đóng xong đảm bảo
phẳng, vững vàng để người đi lại trong quá trình lắp dựng thép và đổ bê tông không gây
ảnh hưởng võng làm rạn bê tông mới đổ. Chúng tôi thường xuyên bảo dưỡng tưới nước
cho coffa không bị cong vênh, nứt nẻ.
- Lắp dựng ván khuôn sàn: Lấy cao độ của mặt sàn tại những nơi cố định để từ đó
dễ kiểm tra sử dụng trong quá trình lắp dựng. Kiểm tra mặt phẳng của sàn, điều chỉnh và
bổ sung cây chống.
- Lắp dựng ván khuôn dầm: Trên ván khuôn cột đặt cửa nối với ván khuôn dầm và
xác định cao độ (bằng máy thủy bình) ở hai đầu dầm chính. Xác định tim dầm chính, rải
ván đặt cây chống. Lắp dầm chính, kiểm tra tim dầm chính, điều chỉnh cột chống để kiểm
tra độ cao của đáy dầm.
- Lắp dựng dầm phụ: Sau khi lắp dựng ván khuôn dầm chính đặt tiếp ván khuôn
dầm phụ.
- Kiểm tra và nghiệm thu cốt pha và đà giáo lắp dựng xong tiến hành tại hiện
trường với các sai lệch không vượt quá các trị số sau:
- Khoảng cách giữa các cột chống cốt pha, cấu kiện chịu uốn và khoảng cách giữa
các trụ đỡ giằng ổn định, neo và cột chống so với thiết kế.
- Độ sai lệch cho phép:
. Chiều dài, chiều rộng tấm ván khuôn là: +- 5mm.
. Độ ghồ ghề trên mặt ván: +- 2mm.
. Sai lệch chiều dày ghép ván: +- (0,5-2)mm.
. Bề rộng khe hở giữa 2 tấm ván cạnh nhau (hoặc khe nứt): +- 0,5mm.

. Độ võng thi công (dầm, sàn) khi có khẩu độ L>4m.
3L
i=
(L= m).
1000


c. Độ lệch kích thước của kết cấu công trình:
Khi thi công từng giai đoạn công việc nhất là thi công công tác bêtông phảI thường xuyên
kiểm tra các kết cấu công trình nếu có sự sai lệch về kích thước vượt quá giá trị cho phép
thì phải sữa chữa xữ lý kịp thời, cắt bỏ hoặc xây lại theo đúng thiết kế
4. Cốt thép:
-Thép được gia công tại bãi gia công cốt thép của công trường. Thép được uốn
bằng máy, được phân loại đánh dấu rồi mới đưa ra lắp dựng tại công trình. Đảm bảo thi
công đúng yêu cầu kỹ thuật cống thép theo TCVN 1651-1985.
- Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, rỉ.
- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân
khác phải < 2 đường kính.
- Cốt thép được kéo uốn và nắn thẳng.
- Sai lệch về kích thước không quá + 5mm/md và toàn bộ chiều dài không quá +
20mm.
- Sai lệch về góc uốn < 30
- Sai lệch về kích thước móc uốn < chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
+ Lắp dựng cốt thép
- Bảo đảm đúng yêu cầu của thanh
- Bảo đảm khoảng cách giữa các thanh
- Bảo đảm sự ổn định của lưới thép.
- Bảo đảm độ dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép
- Sai lệch cốt thép cho phép theo TCVN 4453-1995
- Việc lắp dựng chờ cột dựa vào các tim mốc đã được xác định và đánh dấu trên

mặt đáy lót Các thanh thép chờ cột được hàn dính hoặc buộc bằng dây thép 1m vào thép
dầm móng.
Khi coffa đã được ghép xong, để đảm bảo định vị thép chờ cột không bị lay chuyển khi
đổ bê tông, chúng tôi dùng 4 thanh gỗ 60x80 đóng văng đổ cột.
- Sử dụng thép có Ra đúng thiết kế được thử nghiệm cho từng đợt nhập hoặc giấy
bảo lãnh của nhà máy.
- Cốt thép trước khi gia công cần phải đảm bảo bề mặt sạch, không có bùn đất, dầu
mỡ, sơn bám dính vào, không có vảy sắt và các lớp rỉ, không được sứt sẹo.
- Cốt thép phải được bảo quản riêng theo từng nhóm và phải có các biện pháp
chống ăn mòn, chống rỉ.
- Cốt thép cần phải được cất giữ dưới mái che và xếp thành đống phân biệt theo số
hiệu, đường kính, chiều dài và ghi mã hiệu để tiện việc sử dụng, không được xếp lẫn lộn
giữa cốt thép rỉ và chưa rỉ.
- Cốt thép gia công bằng thủ công kết hợp cơ khí đúng theo quy phạm của thiết kế.
- Đối với các kết cấu chính cốt thép d > 18 dài dùng liên kết hàn, cốt thép  < 16
dùng liên kết buộc.
- Số mối nối buộc hoặc hàn không được nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ
tự xen kẽ, chỗ giao nhau giữa cốt thép và góc của móng hoặc dầm, thép phải hàn hay
buộc cẩn thận.
- Đối với thép chịu lực hai chiều, phải hàn buộc hết chỗ giao nhau. Trị số mối nối
hoặc buộc nằm trong cùng một mặt cắt ngang theo quy định tại điều 3.3.9 của TCVN
4453-1987.
- Nối, uốn, cắt cốt thép theo đúng bản vẽ và theo quy phạm cho phép.
- Khi vận chuyển cốt thép từ nơi sản xuất đến nơi lắp đặt phải áp dụng các phương
pháp bảo đảm sản phẩm không bị hư hỏng.
- Khi vận chuyển cốt thép và các thành phẩm phải áp dụng các biện pháp chống ăn
mòn, biện pháp chống dập và làm biến dạng cốt thép.


- Các vị trí cố định phải neo giữ cốt thép trong quá trình vận chuyển, lắp dựng

phải được quy định trong thiết kế thi công.
- Để đảm bảo khoảng cách giữa cốt thép và ván khuôn (lớp bê tông bảo vệ) theo
đúng thiết kế, trước khi lắp đặt cốt thép phải đặt các miếng kê định vị bằng vữa xi măng
có chiều dày bằng lớp bảo vệ giữa ván khuôn và cốt thép. Không cho dùng đầu mấu cốt
thép, gỗ, đá làm vật kê, đệm.
- Trước khi lắp đặt cốt thép phải kiểm tra độ chính xác của ván khuôn, phát hiện
và xử lý kịp thời các hư hỏng và sai lệch (nếu có).
- Cốt thép phải được lắp dựng theo trình tự quy định, bảo đảm chính xác vị trí của
cốt thép các bộ phận kết cấu đang thi công.
- Sai lệch khi lắp dựng cốt thép theo TCVN 4453-1995. Bộ phận lắp dựng trước
không trở ngại bộ phận lắp dựng sau. Có biện pháp ổn định vị trí cót thép trong quá trình
đổ bê tông.
- Việc đặt cốt thép vào ván khuôn, việc bố trí đi lại các đường vận chuyển bê tông,
các thiết bị thi công bê tông và lắp ghép phải theo đúng thiết kế tổ chức thi công.
- Trong trường hợp ván khuôn đã được lắp dựng trước, chỉ cho phép lắp đặt cốt
thép sau khi đã kiểm tra, nghiệm thu xong ván khuôn. Nếu sau một thời gian dài mới lắp
dựng cốt thép, trước khi đặt cốt thép phải nghiệm thu lại ván khuôn và sửa những hư
hỏng (nếu có).
- Cốt thép đã đặt phải đảm bảo không được biến dạng, hư hỏng và xê dịch trong
quá trình thi công.
- Việc kiểm định và thử nghiệm chất lượng vật liệu, cốt liệu ở công trường hoặc
trong phòng thí nghiệm phải có sự giám sát của kỹ sư hoặc người đại diện được uỷ
quyền.
- Số lượng và quy cách mẫu thử, phương pháp lấy mẫu theo quy định hiện hành.
- Thi công cốt thép nhãn hiệu sản xuất tại một nơi, không dùng nhiều loại khác
nhau cho mọi kết cấu.
- Nghiệm thu cốt thép theo đúng bản vẽ và quy phạm trước khi đổ bê tông.
- Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra và nghiệm thu cốt thép, coffa, hệ thống dàn
chống đỡ theo TCVN 4453 - 1987. Chú ý kê thép bằng các viên đúc có cạnh bằng chiều
dày lớp bảo vệ.

5. Công tác bê tông
a. Yêu cầu về vật liệu: (đã nêu ở phần chất lượng vật liệu sử dụng thi công công trình)
b. Trộn bê tông:
- Trộn bê tông bằng máy: trình tự đổ vật liệu vào máy trộn bê tông cho một mẻ
trộn bê tông như sau:
+ 15 - 20% trọng lượng nước.
+ Đổ xi măng và chất liệu vào cùng một lần.
+ Lượng nước còn lại phải được thêm vào liên tục để duy trì độ sệt của hỗn hợp.
+ Thời gian trộn tối thiểu cho một mẻ trộn kể từ lúc đổ vật liệu vào cho đến lúc đổ
hỗn hợp bê tông ra lấy theo quy phạm:
Máy trộn < 0,5m3, thời gian trộn = 1 phút
Máy trộn > 0,5m3, thời gian trộn = 1 phút 30 giây
- Trộn bê tông tay: sân trộn phải cứng, sạch, không mất nước. Trình tự trộn vật liệu
như sau:
+ Trước khi trộn cần tưới ẩm sân trộn để chống hút nước từ hỗn hợp bê tông.
+ Trộn tối thiểu 3 lần xi măng, cát cho đến khi chúng có cùng màu.
+ Trộn hỗn hợp trên với đá và 20% lượng nước.
+ Thêm lượng nước còn lại vào và trộn đều cho đến khi đạt độ dẻo cần thiết.
+ Thời gian trộn tối đa kể từ khi trộn ướt < 20 phút cho một mẻ trộn.


+ Việc kiểm tra độ dẻo của bê tông dựa vào thí nghiệm độ sụt của bê tông trong
tháp hình cầu.
c. Đổ và đầm bê tông:
- Thi công bê tông thủ công kết hợp cơ giới. Dùng đầm dùi và đầm bàn.
- Xi măng, cát, đá dăm cân theo khối lượng. Nước theo thể tích.
- Cho rửa đá, sàng cát trước khi đổ bê tông.
- Tiêu chuẩn vật liệu pha trộn phải xác định bằng phương pháp thực nghiệm,
không dùng bảng tính sẵn. Trong quá trình thi công, nếu cát, đá dăm thay đổi độ ẩm phải
kịp thời thay đổi tỷ lệ nước để tỷ lệ nước xi măng đảm bảo độ dẻo của bê tông.

- Vận chuyển hỗn hợp bê tông đảm bảo không để mất nước xi măng, tránh phân
tán (nếu bị phân tán phải trộn lại mới đổ vào khuôn).
Thời gian kể từ khi trộn đến khi đổ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và lấy theo
quy phạm.
- Tuỳ trường hợp, để đẩy nhanh cường độ bê tông trong công tác thi công dầm sàn
có thể dùng chất phụ gia ngưng kết nhanh.
- Trước khi đổ bê tông, phải kiểm tra hình dáng, kích thước, vị trí và độ hở các khe
rãnh của ván khuôn, cốt thép, làm vệ sinh sạch rác bẩn và tưới nước ván khuôn gỗ, các
khe phải chèn khít.
- Phải làm sàn công tác khi đổ bê tông, không đi lên thép.
- Đổ bê tông phải giữ đúng trình tự quy định, chiều dày lớp đổ phải đảm bảo đầm
bê tông được tốt (phụ thuộc vào loại máy đầm) không để bê tông phân cỡ, phân tầng.
Đảm bảo đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian.
- Bê tông phải đổ liên tục, không ngừng tuỳ tiện.
- Không được ngừng quá trình đổ bê tông liền khối theo phân khối thiết kế đã quy
định. Nếu bị dừng do nguyên nhân không thể xác định trước thì phải có báo cáo lập tại
hiện trường chỉ rõ vị trí, ngày, giờ để có giải pháp xử lý.
- Điểm dừng của cấu kiện bê tông theo đúng quy phạm. Xử lý khớp nối điểm dừng
khi đổ bê tông: chải sạch màng vữa bề mặt, đục bỏ phần xốp làm nhám lớp bê tông cũ,
rửa sạch, tưới nước xi măng và đổ bê tông ngay.
- Đổ bê tông xong tới đâu là đầm tới đó.
- Đổ bê tông vào mùa mưa hay gặp trời mưa chuẩn bị bạt che tại công trường để
tránh xói mặt vữa làm kém chất lượng bê tông.
- Khi đầm bê tông phải đảm bảo: sau khi đầm bê tông được đầm chặt và không bị
rỗ, dấu hiệu cho thấy đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bột khí không còn, bước
di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm.
Trong quá trình đổ bê tông phải theo dõi kiểm tra tất cả các vấn đề có liên quan
đến chất lượng đổ bê tông, đồng thời lưu ý về chiều cao đổ max của mỗi một lớp hỗn hợp
vữa bê tông như sau:
+ Nếu dùng đầm dùi: Hmax < 0,8 x Lct đầm dùi

+ Nếu dùng đầm bàn: Hmax < 10cm lớp hổn hợp bê tông
+ Nếu dùng đầm tay: Hmax < 20cm lớợphonr hợp bê tông
- Trong quá trình đổ bê tông, phải kiểm tra và ghi chép đầy đủ tất cả các hoạt động
của công tác bê tông cũng như những ảnh hưởng của môi trường đến công tác bê tông
(nhiệt độ, mưa, gió, nắng…)
- Đổ bê tông dầm - sàn sê nô mái: Thi công bê tông dầm, sàn, sê nô mái dùng sàn
thao tác vận chuyển bê tông lên cao, vận chuyển ngang bằng xe cút kít trên sàn thao tác.
- Chúng tôi phân vùng thi công thành phân khu bằng các mạch ngừng. Mạch
ngừng được bố trí tại nơi có mômen và lực cắt nhỏ nhất ở khoảng 1/3 nhịp hoặc 2/3 nhịp
dầm. Khi đổ nối tiếp, tại chỗ nối được đánh nhám, tưới nước xi măng rồi mới đổ tiếp.


- Bê tông dầm được đổ thành từng lớp từ 20 - 30cm là dừng lại để đầm và đó là độ
dày tốt nhất trong phạm vi hoạt động của đầm dùi.
- Đối với bản sàn, sê nô thì đổ bê tông theo dải hướng song song với dầm chính,
đổ tới đâu dùng thước san phẳng tới đó và dùng mẫu gỗ làm cữ để đổ bê tông đúng với
chiều dày thiết kế. Sau đó dùng đầm bàn để đầm mặt đến khi thấy nổi nước xi măng lên
thì dừng đầm và kéo tới chỗ khác.
- Sau khi hoàn thành việc đổ bê tông dầm + sàn sê nô, chúng tôi tiến hành bảo
dưỡng bê tông đổ bê tông đạt cường độ tốt.
- Bảo dưỡng bê tông: Thời gian bảo dưỡng 14 ngày
+ Với cột được thực hiện sau khi tháo coffa
+ Với hệ dầm: sau khi tháo dỡ coffa
+ Với sàn, sê nô: được thực hiện sau khi đổ 10 - 12 giờ (khi bê tông đã ổn định).
d. Bảo dưỡng bê tông:
- Bê tông bảo dưỡng ẩm tự nhiên theo TCVN 5592-1991.
- Dùng nước máy để dưỡng hộ bê tông.
- Những ngày đầu, trong khi dương hộ bê tông không được va chạm mạnh đến ván
khuôn và đà giáo.
- Đối với sàn mái, khu WC, bể nước phải ngâm nước xi măng chống thấm theo

đúng quy phạm cho đến khi nào hết thẩm thấu mới ngừng.
e. Nghiệm thu bê tông:
- Đúc mẫu thử cho từng công đoạn công trình đúng quy phạm.
- Lập đầy đủ biên bản nghiệm thu ván khuôn, cốt thép, bê tông theo tiêu chuẩn
TCVN 4453-1987 và TCVN 4453-1995.
* Cụ thể:
+ Kiểm tra bê tông:
Kiểm tra chất lượng thi công bê tông là công tác tổng hợp tất cả các công tác từ
cốt pha, đà giáo, cốt thép, vật liệu để sản xuất bê tông, chế tạo hỗn hợp bê tông, độ sụt
khi đổ bê tông, dung sai các kết cấu công trình.
Công tác lấy mẫu, dưỡng hộ và thí nghiệm thực hiện theo các TCVN 3105-1979
và TCVN 3118-1979.
Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông lấy cùng lúc, cùng chỗ, kích thước
viên mẫu là 100mm x 100mm x 100mm. Số tổ lấy mẫu như sau:
- Mỗi đợt đổ bê tông móng cột cứ 10m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, trường hợp đợt đổ
bê tông móng cột có khối lượng ít hơn 10m3 vẫn lấy 1 tổ mẫu.
- Các kết cấu cột, dầm, sàn sê nô.. cứ 20m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, trường hợp đợt
đổ bê tông và các kết cấu cột, dầm… khối lượng ít hơn vẫn lấy 1 tổ mẫu.
Cường độ bê tông công trình sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại
hiện trường được coi là đạt yêu cầu khi giá trị trung bình từng tổ mẫu không nhỏ hơn mác
thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 95% mác thiết kế.
+ Nghiệm thu bê tông:
Công tác nghiệm thu tiến hành tại hiện trường cần có đầy đủ các hồ sơ sau:
- Chất lượng công tác cốt thép (biên bản nghiệm thu trước khi đổ bê tông).
- Chất lượng bê tông (kết cấu mẫu)
- Kích thước hình dáng, vị trí các chi tiết đặt sẵn so với thiết kế.
- Bản vẽ hoàn công từng loại thiết kế.
- Bản vẽ thi công có ghi đầy đủ các thay đổi trong thi công.
- Các văn bản cho phép thay đổi các chi tiết và bộ phận trong thiết kế.
- Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông và các kết quả kiểm tra các loại vật liệu

khác.
- Các biên bản nghiệm thu nền móng.
- Các biên bản nghiệm thu trung gian các bộ phận.


- Sổ nhật ký công trình.
.
f. Mạch ngừng thi công:
- Bố trí mạch ngừng bê tông tại 1/3 hoặc 2/3 nhịp dầm. Trước khi đổ bê tông tiếp,
mặt tiếp úc được đục nhám và tưới nước xi măng để đảm bảo cho liên kết tốt tại chỗ nối.
Bê tông đổ xong thường xuyên được bảo dưỡng
- Bê tông phải đổ liên tục, không ngừng tuỳ tiện.
- Không được ngừng quá trình đổ bê tông liền khối theo phân khối thiết kế đã quy
định. Nếu bị dừng do nguyên nhân không thể xác định trước thì phải có báo cáo lập tại
hiện trường chỉ rõ vị trí, ngày, giờ để có giải pháp xử lý.
- Điểm dừng của cấu kiện bê tông theo đúng quy phạm. Xử lý khớp nối điểm dừng
khi đổ bê tông: chải sạch màng vữa bề mặt, đục bỏ phần xốp làm nhám lớp bê tông cũ,
rửa sạch, tưới nước xi măng và đổ bê tông ngay.
g. Thiết bị dùng trong thí nghiệm tại hiện trường và bảo dưởng các khối mẫu bêtông:
đã thiết minh ở phần quản lý chất lượng công trình và phần bảo dưởng bêtông
6. Công tác xây
a. Vật liệu:
- Các loại vật liệu khi sử dụng trong công tác xây đều được bên A chấp thuận.
- Gạch ống, gạch thẻ theo đúng thiết kế quy định.
- Cát vàng; cát xây, cát tô chất lượng theo quy định.
- Xi măng: PC30 có giấy chứng nhận chất lượng của nhà máy sản xuất.
b. Vữa dùng xây, trát, láng:
- Vữa xây dựng: yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 4314-1986
- Dùng xây dựng đúng cường độ và các chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế
và đúng quy phạm.

- Cát trát dùng cát trắng. Nước dùng để trộn vữa trát phải là nước sạch.
- Đúng mác thiết kế, cát được sàng sạch, dùng hộc lường vật liệu chính xác.
- Vữa được trộn theo mác tương ứng chỉ ra trong bản vẽ thiết kế cho từng loại
công việc cụ thể và phải tuân theo các quy định tiêu chuẩn TCVN 3121-1979 và TCVN
4459-1987.
- Vữa trộn đâu dùng đó, không để lâu quá 2 giờ mới sử dụng.
- Không dùng vữa đã đông cứng hoặc thêm xi măng để trộn lại. Vữa bị phân tầng
khi vận chuyển phải trộn lại cẩn thận tại chỗ thi công, không dùng vữa không đủ độ dẻo.
c. Công tác xây: Chúng tôi tuân thủ theo TCVN 4085-1995 (Kết cấu gạch, đá quy phạm thi công và nghiệm thu).
- Hệ dàn giáo cho việc xây tường đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không mất ổn định và
có lan can bảo vệ khi dàn giáo bốc cao. Dàn giáo dùng cho công tác xây phải lắp đặt ổn
định và bền vững, chịu được tác động của người đi lại và VLXD, đồng thời không gây
trở ngại cho công tác xây dựng.
+ Dụng cụ xây dựng: Xẻng hay bay để xúc và dàn vữa, dao xây và búa con để chặt
gạch.
+ Dụng cụ kiểm tra: dây dọi (kiểm tra thẳng), dây căng (kiểm tra ngang) thước
tầm (kiểm tra phẳng).
- Khi xây, mạch vữa dày từ 1,5 - 2cm, xây không trùng mạch và dùng bay miết
mạch vữa lõm vào 1cm. Đối với tường dày 220 thì dây 3 dọc 1 ngang hoặc 5 dọc 1
ngang. Việc bắt mỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và bố trí thợ có tay nghề cao đảm trách.
Trong quá trình xây, chúng tôi đảm bảo khối xây ngang bằng, thẳng đứng, không trùng
mạch và một lần xây không cao quá 1,2m để tránh hiện tượng lún mạch và làm nghiêng
tường. Sau khi xây vài lớp gạch phải kiểm tra độ ngang bằng của mặt lớp xây bằng Nivô.
Khối xây đảm bảo nguyên tắc kỹ thuật thi công: ngang bằng - thẳng đứng - góc vuông mạch không trùng, thành một khối vững chắc.


- Trước khi xây, chúng tôi cho tưới nước mạch đảm bảo độ ẩm, vữa trộn đúng mác
thiết kế.
+ Để đảm bảo độ phẳng, nhẵn của tường cần căng dây 2 mặt tường. Thường xuyên
dùng thước tầm để kiểm tra độ phẳng của hai mặt tường.

+ Hàng gạch xây ngang (xây theo 3 dọc 1 ngang) phải được đặt ở hàng dưới cùng
và hàng trên cùng. Khi đến bậu cửa thì mặt trên của bậu cửa cũng phải là hàng xây
ngang.
- Phải bảo dưỡng thường xuyên cho khối xây trong thời gian vữa đang ninh kết và
tăng độ dính bám vữa xây và khối gạch xây, đá.
7. Công tác trát:
Lớp trát nhằm tạo cho công trình có vẻ đẹp cần thiết theo yêu cầu. Nó chống lại
các tác hại của độ ẩm, hơi nước, các chất ăn mòn và những yếu tố khác, đồng thời lớp
vữa trát còn có tác dụng làm giảm bớt độ dẫn nhiệt và tiếng ồn. Vì thế lớp trát làm tăng
tuổi thọ và tính chất sử dụng của công trình.
Khi công trình đã thi công đến giai đoạn thích hợp và khi mặt trát đã đủ điều kiện
cần thiết mới khởi công trát. Cụ thể tường mới xây không nên trát ngay, cần phải chờ cho
lớp vữa xây khô. Khi vữa khô sẽ co ngót tường lún xuống sơ bộ làm cho vữa không dính
bám tốt tạo ra những chỗ bộp. Đối với bề mặt bê tông thì ngược lại trát càng sớm, sau khi
tháo coffa lớp trát càng dính bám chặt.
Trát dùng những dụng cụ như bàn xoa, thước tầm… và vữa đắp thành lớp mỏng
lên bề mặt tường hoặc trần sảnh, sê nô.
. Trước khi trát, bề mặt kết cấu được làm sạch và tưới ẩm; làm phẳng.
. Cách trộn vữa: trộn cát đều với xi măng sau đó đổ nước vào để trộn tiếp cho đến
khi đồng nhất.
. Chiều dày của lớp vữa theo yêu cầu của thiết kế.
. Lớp trát đảm bảo phẳng, vữa trát 1 lớp có chiều dày từ 10 - 15mm; trên bề mặt
nền được trát lên một lớp vữa rồi dùng thước tấm để san đều và dùng bàn xoa nhẵn.
. Nếu lớp trát dày > 15mm thì được trát thành 2 lớp
. Nếu trát dày 30cm thì trát thành 3 lớp.
Để đảm bảo chiều dày lớp vữa trát theo yêu cầu thiết kế, trước khi trát cần phải đặt
mốc bề mặt trát và đánh dấu chiều dày lớp trát.
Theo quy phạm, độ sụt lớp vữa trát gồm:
. Vữa trát lót: độ sụt từ 6 - 7cm.
. Vữa trát mặt ngoài: độ sụt từ 7- 8cm

. Vữa trát láng: độ sụt từ 8 - 10cm
. Vữa trát mài, rửa: độ sụt từ 6-7cm
Biện pháp trát tường gạch, trần bê tông:
* Đối với tường gạch:
+ Chờ cho vữa tường thật khô mới tiến hành chuẩn bị mặt trát.
+ Lắp kín các lỗ rỗng và cạo sạch vữa thừa trên mặt tường.
+ Dùng bàn chổi hoặc tre để cọ sạch bụi rồi dùng nước tưới lên tường cho sạch và
đảm bảo độ ẩm ướt.
+ Phải kiểm tra độ bằng phẳng, độ thẳng đứng của tường.
+ Đối với tường xây bằng gạch rỗng phải tưới nước trước 2 - 3 lần cách nhau 10 15 phút nếu viên gạch không tái đi là được.
* Đối với trần bê tông:
+ Đảm bảo yêu cầu như tường nhưng phải tưới nước trước 1 - 2 giờ chờ cho bề
mặt khô và trát hồ dầu trước khi trát.
+ Trát mặt phải theo nguyên tắc từ góc ra, từ trên xuống và không ngừng nghỉ giữa
chừng.


Yêu cầu kỹ thuật lớp vữa trát: lớp vữa trát phải bám chắc vào bề mặt kết cấu. Mặt
trát phải thẳng không khuyết tật, các cạnh phải sắc sảo, không cong vênh, xiên lệch, các
đường gờ chỉ phải thẳng, đầy đều, sắc nét. Các mặt phẳng trát phải được nghiệm thu từng
phần để tạo điều kiện làm cơ sở cho công tác hoàn thiện khác về sau như ốp.
8. Công tác ốp:
+ Công tác ốp bảo vệ và ốp trang trí có thể tiến hành trước khi lắp ghép kết cấu và
phụ thuộc vào đặc điểm của loại vật liệu ốp, quy trình công nghệ chế tạo kết cấu và trình
tự công việc được ghi trong thiết kế công trình.
. Chuẩn bị bề mặt ốp lát, làm mốc để tiến hành điều chỉnh số lượng gạch, đá tạo ra
bề mặt hài hoà, hạn chế cắt xén gạch gây ra lãng phí vật tư và nhân công.
. Trước khi ốp mặt ngoài hoặc công trình cần phải kết thúc công việc có liên quan
tránh mọi va chạm làm hư hỏng chất lượng ốp.
. Gạch ốp đảm bảo đúng quy cách, có nhãn, chủng loại, màu sắc, không nứt, sứt

mẻ cạnh góc và được ngâm nước trước khi ốp.
. Dùng vữa ốp mác cao theo thiết kế (từ mác 75 - 100). Độ dẻo của vữa ốp từ 5 6cm và vữa trộn xong được dùng ngay trong vòng 1 giờ. ốp tường đi từ dưới lên, khởi
đầu ốp hàng gạch ở chân tường rồi tiếp tục đi lên từng hàng ngang. Căng dây để ốp cho
phẳng và thẳng mặt dùng dây dọi và nivô kiểm tra phương đứng và phương ngang.
. Khi ốp xong, dùng xi măng trắng (hoặc màu) trộn với nước để lắp đầy các mạch.
Rồi dùng giẻ lau sạch trên bề mặt gạch men.
Sau khi thi công xong, chúng tôi đảm bảo mặt ốp thoả mãn các yêu cầu của quy
phạm về công tác ốp:
. Tổng thể mặt ốp đúng hình dáng, kích thước hình học.
. Vật liệu ốp đúng quy cách, không cong vênh, không khuyết tật, đúng quy định
của thiết kế.
. Các mạch vữa ngang, dọc đều thẳng, sắc nét, đều và đầy vữa.
. Vữa đệm chắc, khi vỗ lên gạch đã ốp không nghe tiếng kêu bộp.
. Trên mặt ốp không có vết nứt, vết ố sơn hoặc vôi.
. Khi kiểm tra bằng thước dài 2m đối với bề mặt, khe hở giữa thước và mặt ốp
không quá 2mm.
9. Công tác lát:
Công tác lát nền nhà, lát khu vệc sinh chỉ được bắt đầu khi hoàn thành công việc ở
phần kết cấu bên trên và xung quanh, bao gồm: công tác trát trần hay lớp ghép trần treo,
công tác trát và ốp tường.
Nếu mặt lát là các viên đá thiên nhiên, nên chọn đá để các viên kề nhau có màu
sắc và đường vân hài hoà.
Với gạch lát dùng vữa làm vật liệu gắn kết thì vữa phải được trải đều trên lớp nền
để đảm bảo giữa viên gạch lát và lớp nền được lót đầy vữa.
Với các viên lát phải cắt, việc cắt và mài các mạch phải bảo đảm đường cắt gọn và
mạch ghép phẳng, đều.
Chúng tôi đảm bảo vật liệu lát đúng chủng loại của thiết kế, tấm lát vuông vắn,
không cong vênh, không sứt góc, không có khuyết tật.
Mặt phẳng lát không gồ ghề, khi kiểm tra bằng thước dài 2m đối với bề mặt thì
khe hở giữa mặt ốp và thước không quá 3mm.

Làm mốc bắt mỏ, dùng nivô và thước truyền cốt hoàn thiện xuống để làm mốc cho
mặt lót. Căn cứ vào cốt làm các mốc bằng vữa và gạch ở 4 góc nền và một số mốc ở giữa
(theo dây). Mặt phẳng các môc đúng cốt hoàn thiện và có độ dốc cần thiết.
Dùng vồ gỗ hay chuôi bay gõ nhẹ lên mặt gạch để chỉnh cho khớp với dây mức
làm chuẩn.


Khi vỗ lên bề mặt gạch đã lát xong bảo đảm không nghe tiếng bộp. Tiếp giáp giữa
các biên gạch thì no vữa.
Lát xong phải chờ cho vữa lát khô rồi mới tiến hành chèn mạch
Chèn mạch bằng cách rót vữa XM cho đầy mạch rồi dùng mũi bay miết cho mịn.
Mặt lát khi thi công xong bảo đảm đúng thiết kế về màu sắc, hoa văn, đường viền.
Mặt lát phải phẳng, bóng đẹp, không bong dộp, mạch roan phải đều thẳng trùng khớp với
nhau giữa các phòng.
10. Công tác láng:
Trước khi láng phải xác định độ cao của mặt láng bằng cách đánh dấu lên tường
hoặc lên cột và sau đó căng dây nối các dấu để làm mốc chuẩn.
Khi láng phải dựa vào dây mốc để đảm bảo chiều dày của lớp láng.
Tiếp theo dùng bàn xoa để xoa cho nhẵn. Xoa theo nguyên tắc từ trong ra ngoài và
xoa đâu phải xong đó.
Sau khi láng nhẵn lớp vữa láng thì chờ đợi cho lớp vữa se lại, tiến hành rắc bột
mịn xi măng lên trên.
Dùng bay đánh nhẵn.
Chất lượng bề mặt láng đảm bảo yêu cầu phẳng, độ dốc và những yêu cầu khác
tương tự bề mặt trát.
Lớp láng cuối cùng bằng vữa xi măng - cát với kích thước hạt cốt liệu lớn nhất <
2mm, xoa phẳng theo độ dốc thiết kế và mặt bóng đúng thiết kế.
Dung sai trên mặt láng không vượt quá các giá trị yêu cầu trong bảng.
Bảng dung sai cho phép
Loại vật liệu láng


Khe hở với thước 3m

Dung sai cao độ

Dung sai độ dốc

Tất cả các vật liệu
láng

3mm

1cm

0,3%

11. Công tác sản xuất lắp dựng cửa:
. Sản xuất gia công các loại cửa khung nhôm phải theo hình dáng kích thước theo
bản vẽ thiết kế và yêu cầu của chủ đầu tư. Phải được nghiệm thu chát liệu trước khi gia
công.
. Khi các công tác hoàn thiện cơ bản được hoàn thành, tiến hành lắp dựng các loại
cửa.
. Khi lắp đặt phải đo đạc kiểm tra nhiều lần đảm bảo liền mí, giữa khung ngoại và
nội không bị hở.
12. Công tác sơn:
- Qui trình sơn phải theo qui định của TCVN 2288-78 và TCVN 2292-78
- Màu sơn do thiết kế và chủ đầu tư quyết định.
- Khi công tác trát được hoàn thành ta tiến hành sơn
- Trước khi sơn lớp lót phải kiểm tra xử lý xong các khuyết tật mặt trát, mặt bả
matít và các cạnh góc.

- Tổng thể bề mặt sơn phải đồng đều về màu sắc và đẹp.
13. Công tác bảo dưỡng chống thấm:
- Công tác này chiếm một phần quan trọng để công trình đạt chất lượng theo yêu
cầu thiết kế.


- Bảo dưỡng bê tông giai đoạn đầu sẽ bắt đầu sau khi bề mặt bê tông đã đông cứng
không bị vỡ, bảo dưỡng liên tục trong 12 giờ, bề mặt bê tông phải luôn được giữ ẩm. Bảo
dưỡng bê tông giai đoạn cuối sau giai đoạn bảo dưỡng ban đầu và liên tục trong 14 ngày.
14. Công tác mái:
- Sau khi xây xong tường thu hồi, lắp dựng xà gồ theo thiết kế đảm bảo theo đúng
quy trình, qui phạm kỹ thuật, ta tiến hành lợp mái.
- Xà gồ phải đảm bảo cường độ chịu lực, đúng theo yêu cầu thiết kế.
- Lợp mái phải được đảm bảo theo hồ sơ thiết kế, lợp liền mái, mái không bị cong
vênh.
15. Lắp đặt hệ thống điện, nước:
- Công tác điện nước phải được kết hợp chặt chẽ đồng bộ, kịp thời với công tác bê
tông, xây, trát, láng và hoàn thiện.
- Lắp đặt hệ thống điện trong nhà: Tất cả hệ thống dây được luồn trong ống nhự
mềm đi chìm trong tường. Tại mỗi nhánh rẽ phải đặt 1 hộp nối. Trong mỗi hộp nối đặt 2
cầu chì sứ chịu nhiệt, 1 ổ cắm và 1 thiết bị khác.
- Vật tư thiết bị điện nước sử dụng cho công trình phải đúng chủng loại, nhãn hiệu
và tiêu chuẩn chất lượng thiết kế đã quy định, thử nghiệm trước khi sử dụng, thi công
đúng bản vẽ thiết kế, đảm bảo kỹ mỹ thuật và an toàn về điện.
- Sau khi phần thô đã thi công xong, hệ thống điện nước ngầm tường phải được
triển khai ngay. Nếu đục tường phải chắc rằng không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực,
ổn định và chống thấm của kết cấu. Những đường ống bắt buộc phải xuyên qua dầm sàn
phải chừa sẵn trong quá trình đổ bê tông, nhưng phải đảm bảo yêu cầu kỹ mỹ thuật của
cấu kiện bê tông. Sau khi đã đưa các hệ thống vào tường cần cố định tạm bằng đinh, vữa
mác cao, dây thép. Trước khi trát tường cần kiểm tra lại hệ thống ngầm, hệ thống đường

ống cấp thoát nước, phải được thử áp lực, nếu phát hiện rõ rỉ phải xử lý kịp thời. Hệ
thống đường dây dẫn điện được kiểm tra tính liên tục của từng mạch điện.
- Phải dùng dây nguyên đoạn từ hộp nối này đến hộp nối khác, từ thiết bị này đến
thiết bị khác. Hạn chế các mối nối đến mức tối đa.
- Phải được kiểm tra quy cách và kỹ thuật dây trước khi luồn vào ống.
- Đường ống đi ngầm dưới đất phải được chôn sâu cách mặt đất tối thiểu là: 0.4m
- Lắp đặt thiết bị điện nước sau khi mọi công tác hoàn thiện đã cơ bản hoàn thành,
nhưng không làm hư hỏng phát sinh khuyết tật những công tác đã thi công trước đó. Lắp
đặt đúng yêu cầu kỹ thuật, bền vững, ổn định, an toàn sử dụng và đạt thẩm mỹ cao.
- Phần điện nước đi ngầm khi ta thi công tới đâu phải được nghiệm thu tới đó
trước khi lấp đất hoặc xây, tô kín không thể nhìn thấy.
16. Điện - nước phục vụ thi công:
Hệ thống điện, nước lấy từ nguồn điện, nước của địa phương. Dùng 1 giếng đóng
đặt máy bơm + hệ thống bể chứa để phục vụ thi công, sinh hoạt, cứu hoả. Nước được đưa
xét nghiệm trước khi dùng ăn uống và thi công. Dự phòng 1 - 2 máy phát điện công suất
250KVA.
Phương án giải quyết khi mất điện, thiếu nước:
- Điện: Bố trí máy phát điện dự phòng.
- Nước: Luôn có 1 xe chở nước dự phòng, chở nước đến công trường khi cần thiết.


PHẦN III: BIỆN PHÁP AN NINH TRẬT TỰ, AN TOÀN LAO ĐỘNG
VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.
I. Tổng quát về an toàn lao động:
- Phổ biến các biện pháp an toàn chúng cho mọi thành viên tham gia trong công
trường.
- Quy định biện pháp an toàn cho khách vào công trường khi được phép.
- Cho tất cả công nhân học những biện pháp an toàn lao động theo ngành nghề của
mình.
- Treo biển về biện pháp an toàn tại những khu vực cần thiết.

- Không sử dụng những công nhân chưa học biện pháp an toàn, đình chỉ các công
nhân vi phạm biện pháp an toàn trong thi công.
- Trang bị đồ bảo hộ lao động và thiết bị an toàn cần thiết cho công nhân.
- Mua bảo hiểm lao động cho công nhân, nhân viên trong công trình trong thời
gian thi công.


- Rào chắn xung quanh khu vực thi công để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường
xung quanh.
- Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy trong công trình như bể nước, bể cát,
vòi cứu hoả chữa cháy, phải treo biển hướng dẫn cứu hoả khi xảy ra cháy, nơi dễ cháy đặt
các biển báo cần thiết.
II. An toàn lao động khi thi công những công tác chính (tuân theo TCVN 53081991)
1. An toàn lao động, quy định chung:
- Lãnh đạo các đơn vị thi công: giám đốc, đội trưởng, tổ sản xuất, trưởng các
phòng ban, cán bộ chuyên trách an toàn lao động phải thực hiện đầy đủ và đúng đắn chế
độ trách nhiệm về bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.
- Công nhân làm việc trên công trường phải có đầ đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Đủ tuổi theo quy định của nhà nước đối với từng loại nghề.
+ Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ, theo yêu cầu nghề đó do cơ quan y tế
cấp. Định kỳ hàng năm phải được kiểm tra sức khoẻ ít nhất 1 lần. Trường hợp phải làm
việc trên cao, dưới nước, trong hầm kín hoặc nơi nóng, bụi, độc hại phải có chế độ kiểm
tra sức khoẻ riêng do cơ quan y tế quy định. Không được bố trí phụ nữ có thai, có con
nhỏ dưới 9 tháng, người có các bệnh (đau tim, tai điếc, mắt kém…) hoặc trẻ em dưới 18
tuổi làm các việc nói trên.
+ Đã được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện
làm việc theo chế độ quy định.
- Công nhân tạm tuyển và học sinh học nghề phải có đủ tiêu chuẩn quy định như
công nhân làm việc trên công trường.
*Giám đốc Công ty có trách nhiệm:

- Kiểm tra việc cung cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng chế độ quy định.
- Riêng đối với những người tham gia lao động công ích, hoặc khách tham quan
phải được phổ biến nội quy an toàn và có người hướng dẫn.
- Cấm uống rượu trước và trong quá trình làm việc. Khi làm việc trên cao, dưới
móng hoặc nơi dễ bị nguy hiểm cấm uống rượu, bia và hút thuốc.
- Công nhân làm việc trên cao và dưới móng phải có túi đựng dụng cụ đồ nghề,
cấm vứt, ném các loại dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.
- Công nhân làm việc trên công trường phải sử dụng đúng các phương tiện bảo hộ
cá nhân đã được cấp phát
- Phải cung cấp đủ nước uống cho những người làm việc trên công trường, nước
uống đảm bảo hợp vệ sinh, thùng đựng nước có nắp đậy kín, có vòi vặn hoặc gáo múc
riêng, có dụng cụ để uống.
- Trong quá trình thi công xây dựng giám đốc Công ty phải chỉ đạo thực hiện các
biện pháp cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, giảm nhẹ các khâu lao động thụ
công nặng nhọc, ngăn ngừa hạn chế các yếu tố độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
hoặc gây ra các bệnh nghề nghiệp.
2. An toàn trong tổ chức mặt bằng thi công.
* Yêu cầu chung:
- Xung quanh khu vực công trường phải rào ngăn và bố trí trạm gác không cho
người không có nhiệm vụ ra vào công trường.
- Mặt bằng khu vực đang thi công phải gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh; vật liệu thải và
các vật chướng ngại phải được dọn sạch.
- Khi chuyển vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao (trên 3m) xuống phải có máng
trượt hoặc các thiết bị nâng hạ khác. Miệng dưới máng trượt đặt cách mặt đất không quá
1m. Không được đổ vật liệu thừa, thải từ trên cao xuống khi khu bên dưới chưa rào chắn,
chưa đặt biển báo và chưa có người cảnh giới.


- Khu vực đang tháo dỡ ván khuôn, dàn giáo, công trình cũ; nơi lắp ráp các bộ
phận kết cấu của công trình, nơi lắp ráp của máy móc và thiết bị… phải có rào chắn hoặc

biển báo (kết cấu rào chắn phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn về hàng rào công
trường và các khu vực thi công xây lắp) hiện hành, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.
* Đường đi lại vận chuyển:
- Các lối đi vào nhà hoặc công trình đang thi công ở các tầng trên phải là những
hành lang kín, kích thước mặt cắt sao cho phù hợp với mật độ người và thiết bị dụng cụ
thi công phải chuyển qua hành lang.
* Xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện và thiết bị.
- Kho bãi để sắp xếp và bảo quản nguyên vật liệu, cấu kiện, thiết bị phải được định
trước trên mặt bằng công trường với số lượng cần thiết cho thi công. Địa điểm các khu
vực này phải thuận tiện cho việc vận chuyển và bốc dỡ.
- Không được sắp xếp bất kỳ một vật gì vào những bộ phận công trình chưa ổn
định hoặc không đảm bảo vững chắc.
- Trong các kho bãi chứa nguyên liệu, nhiên liệu, cấu kiện, thiết bị phải có đường
vận chuyển. Chiều rộng của đường phải phù hợp với kích thước của các phương tiện vận
chuyển và thiết bị bốc xếp.
- Giữa các chồng vật liệu phải chừa lối đi lại cho người, rộng nhất là 1m.
- Vật liệu rời (cát, đá dăm, sỏi…) đổ thành bãi nhưng phải đảm bảo sự ổn định của
mái dốc tự nhiên.
- Vật liệu dạng bột (xi măng, thạch cao, vôi bột…) phải đóng bao hoặc chứa trong
thùng kín, xi lô, bunke… đồng thời phải có biện pháp chống bụi khi xếp dỡ. Đối với các
thùng lớn chứa vật liệu dạng bột phải có nắp hoặc lưới bảo vệ. Chỉ cho phép công nhân
vào trong các xi lô và bunke khi có cán bọoj kỹ thuật thi công hướng dẫn và giám sát và
phải có các trang bị chuyên dùng cho công nhân… để đảm bảo an toàn như tời kéo, dây
an toàn. Bên trong thùng phải được chiếu sáng đầy đủ. Khi có người làm việc trong các
kho lớn, kín phải có người ngoài theo dõi.
- Các nguyên liệu lỏng và dễ cháy (xăng, dầu, mỡ…) phải bảo quản trong kho
riêng theo đúng quy định phòng chống cháy hiện hành.
- Các chất độc hại, vật liệu nổ, các thiết bị chịu áp lực phải bảo quản, vận chuyển
và sử dụng theo các quy phạm kỹ thuật an toàn hoá chất, vật liệu nổ và thiết bị áp lực
hiện hành.

- Đá hộc, gạch lát, ngói xếp thành từng ô vuông không cao quá 1m. Gạch xây xếp
nằm không cao quá 25 hàng.
- Thép tấm, thép hình, thép góc xếp thành từng chồng nhưng không cao quá 1,5m.
Loại có kích thước nhỏ xếp lên các giá với chiều cao tương tự. Tải trọng thép xếp trên giá
phải nhỏ hơn hoặc bằng tải trọng cho phép của giá đỡ.
- Gỗ cây xếp thành từng chồng có kê ở dưới nhưng không cao quá 1,5m.
Chiều cao chồng gỗ phải nhỏ hơn chiều rộng và phải có cọc gìm hai bên. Gỗ xẻ
xếp thành từng chồng không cao quá 1/2 chiều rộng của chồng đó. Nếu xếp xen kẽ ngang
và dọc không cao quá chiều rộng của chồng đó, kể cả chiều dày các lớp đệm.
Kính đóng hòm đặt trong giá khung thẳng đứng, chỉ xếp 1 lớp, không được chồng
lên nhau.
3. An toàn trong công tác bốc xếp và vận chuyển:
* Yêu cầu chung:
- Bãi bốc xếp phải bằng phẳng, phải quy định tuyến đường cho người và các loại
phương tiện bốc xếp đi lại thuận tiện và đảm bảo an toàn; phải có hệ thống thoát nước tốt.
- Trước khi bốc xếp vận chuyển loại hàng nào phải xem xét kỹ các ký hiệu, kích
thước, khối lượng và quãng đường vận chuyển để xác định và trang bị phương tiện vận
chuyển đảm bảo an toàn cho người và hàng.


×