Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

báo cáo tổng hợp sở kế hoạch đầu tư tỉnh bình định pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.48 KB, 47 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bình Định là một trong 5 tỉnh nằm trong địa bàn vùng Kinh tế trọng điểm
miền Trung.Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp
tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía
Đông giáp biển Đông. Về vị trí địa lý, có thể hình dung Bình Định như một điểm
nút giao thông nối với quốc lộ 19 – ngã ba Đông Dương , đường Hồ Chí Minh, tạo
điều kiện cho tỉnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch núi và cao nguyên, phát
triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được thành lập theo quyết định của
UBND tỉnh Bình Định ngày 07 tháng 6 năm 1996. Sở là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh Bình Định thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư
trên địa bàn tỉnh gồm các lĩnh vực: Tham mưu tổng hợp các đề án quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tham mưu đề xuất về cơ chế chính sách quản lý
kinh tế - xã hội; đầu tư trong nước và nước ngoài; quản lý nguồn vốn ODA, đấu
thầu, đăng ký kinh doanh….
Trong xu thế hội nhập và phát triển ngày càng vững mạnh của tỉnh, từng
bước chuyển dịch nền kinh tế của tỉnh theo hướng ưu tiên phát triển lĩnh vực
thương mại dịch vụ, chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp; đồng thời
cũng cần có sự hài hòa giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn
Qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế về hoạt động ở Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Bình Định để đã giúp em hiểu biết thêm về tình hình hoạt động nói chung
cũng như công tác kế hoạch của Sở. Từ những ưu nhược điểm nói chung, em đã
chọn hướng đề tài chuyên đề tốt nghiệp với mong muốn của em là tìm hiểu sự hiệu
quả vốn đầu tư vào khu vực nông thôn trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh đề ra.
Bài báo cáo tổng hợp gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Bình Định
Chương 2: Khái quát về tình hình thực tế công tác kế hoạch và đầu tư
tại sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định
1
Chương 3: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp
Do thời gian thực tập và kiến thức thực tiễn còn hạn chế nên bài “Báo cáo


tổng hợp” còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của cô Tiến sĩ Nguyễn Mai Hương, cô Đào Vũ Phương Linh để bài Báo cáo
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô Tiến sĩ Nguyễn Mai Hương, cô
Đào Vũ Phương Linh, chú Huỳnh Cao Vân – Chuyên viên chính của Sở KH – ĐT
Bình Định và các chú, các cô ở Sở đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ để em hoàn thành
bài “Báo cáo tổng hợp” này.
2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình
Định
Hơn 45 năm qua, kể từ ngày thành lập, ngành Kế hoạch luôn luôn xứng đáng
với vai trò tổng tham mưu về kinh tế, xã hội của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà
nước, công tác kế hoạch thật sự là một công cụ trọng yếu trong quản lý vĩ mô nền
kinh tế và là một nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, góp phần quan
trọng đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và cải
thiện đời sống của nhân dân.
Cùng với sự ra đời ngành kế hoạch của cả nước, Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Bình
Định ra đời (08/10/1975), được một thời gian ngắn thì có sự hợp nhất hai tỉnh Bình
Định - Quãng Ngãi thành Nghĩa Bình. Theo đó, Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Nghĩa Bình
ra đời và tồn tại 15 năm (từ 1976 đến 1989). Khi tỉnh Bình Định tái lập thì Uỷ ban
Kế hoạch tỉnh lại trở về với tên trước đây của mình. Và ngày 07 tháng 6 năm 1996
được đổi tên thành Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đến nay.
Uỷ ban Kế hoạch tỉnh, nay Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn
của UBND thành phố có chức năng tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; về cân đối kế hoạch XDCB và huy động
các nguồn lực cho đầu tư phát triển; thẩm định và đề xuất việc chấp thuận đầu tư
các Dự án; Hướng dẫn và quản lý đấu thầu, đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh
nghiệp; đề xuất các chủ trương, biện pháp về xúc tiến đầu tư và quản lý các dự án
ODA, các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại địa phương; làm đầu mối phối

hợp giữa các sở, ngành địa phương thuộc thành phố, dưới sự chỉ đạo chuyên môn
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thời kỳ 35 năm sau khi thống nhất đất nước (1975 - 2010): 35 năm qua là
một chặng đường đầy khó khăn thử thách, song ngành kế hoạch tỉnh nhà đã có
những bước trưởng thành và góp một phần không nhỏ vào thành tích chung của tỉnh
trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Công tác kế hoạch đã hình thành bước
3
đầu những định hướng của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch và chính sách khác. Công tác kế hoạch đã
góp phần đổi mới hệ thống quản lý, nhằm giải phóng sức sản xuất, gắn yêu cầu đổi
mới với tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mở
rộng quan hệ thị trường, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh tế quốc doanh đồng thời
khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng,
bảo đảm phát triển xã hội và nguồn nhân lực… Thực hiện đường lối đổi mới mà
khâu đầu tiên là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới công tác kế hoạch hóa: Từ
cơ chế Nhà nước trực tiếp điều khiển các hoạt động của nền kinh tế bằng kế hoạch
pháp lệnh, gắn liền với chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý
Nhà nước, bảo đảm tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp. Sự chuyển đổi từ cơ
chế nền kinh tế kế hoạch hóa hành chính, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế kế
hoạch hóa thị trường là một tất yếu khách quan. Vị trí kế hoạch hóa trong cơ chế thị
trường ngày càng được nâng cao.
Công tác quản lý đầu tư và xây dựng cũng được chuyển sang một hướng
mới, từ chỗ chỉ làm nhiệm vụ cung cấp các chỉ tiêu về xây dựng, chỉ tiêu vật tư
hàng hóa nay chuyển sang xây dựng các chương trình, dự án trên cơ sở quy hoạch
ngành và quy hoạch lãnh thổ.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Bình Định
1.2.1. Chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Bình Định,
giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao

gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội trên địa bàn; về tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế
- xã hội; về đầu tư trong nước, nước ngoài trên địa bàn tỉnh; về khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, quản lý nguồn hỗ trợ chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh
doanh trong phạm vi địa phương và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở
theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
4
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh;
đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
1.2.2. Nhiệm vụ
1.2.2.1. Trình UBND tỉnh
Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm và hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa
phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội
của tỉnh; trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân
đối tài chính;
Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng
hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội
của tỉnh;
Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp
nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc
sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc
các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh;
Dự thảo các quyết định, chỉ thị, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi
quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;
Dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với trưởng, phó các đơn vị
thuộc Sở; phối hợp với Sở Tài chính dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh
đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố.
1.2.2.2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;
5
Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, tổ chức lại, giải
thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của
UBND tỉnh;
Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
1.2.2.3. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc
phê duyệt.
1.2.2.4. Về quy hoạch và kế hoạch
Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt;
Quản lý và điều hành một số lĩnh vực thực hiện kế hoạch được Ủy ban nhân
dân tỉnh giao;
Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc
tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt;
Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách
cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.

1.2.2.5. Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu
tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh
quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực;
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thực
hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các
chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy
định của pháp luật;
6
Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra dự
án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa
bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư và hướng
dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền.
1.2.2.6. Về quản lý vốn ODA
Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA của tỉnh; hướng dẫn
các Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng
nguồn vốn ODA; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn
ODA trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA; xử lý theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong
việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA có liên quan đến nhiều
Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu
quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA.
1.2.2.7. Về quản lý đấu thầu
Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đấu thầu; thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
các dự án hoặc gói thầu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền;
Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy
định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án

đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.
1.2.2.8. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh
Thẩm định và chịu trách nhiệm về đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh
nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát
triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác;
Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký kinh doanh; đăng
ký tạm ngừng kinh doanh; bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động chi nhánh,
7
văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; phối hợp với các ngành
kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau
đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu nhập, lưu trữ và quản
lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1.2.2.9. Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân
Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát
triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình
hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về
cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có tính chất liên
ngành;
Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên
cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn
và các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn
tỉnh;
Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ
quan ngang Bộ có liên quan về tình hình phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân
trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định

của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc
phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch
thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về
lĩnh vực được giao.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm
8
pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ tiền lương, chính
sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công
chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân
công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định
1.2.3.1. Lãnh đạo Sở, gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc
- Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ
tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở và việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác
và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân
công.

- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Giám đốc,
Phó Giám đốc Sở theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Kế hoạch và Đầu
tư ban hành và theo các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ.
- Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, từ chức,
nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
1.2.3.2. Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, gồm
1.2.3.2.1. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
- Văn phòng.
- Thanh tra.
9
- Phòng Quy hoạch - Kế hoạch tổng hợp.
- Phòng Kế hoạch kinh tế ngành.
- Phòng Kế hoạch Văn hoá - Xã hội.
- Phòng Đăng ký kinh doanh.
1.2.3.2.2. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư.
- Dự án Hạ tầng CSNT dựa vào cộng đồng.
1.2.3.3. Thẩm quyền của Giám đốc Sở đối với các phòng chuyên môn, nghiệp
vụ và đơn vị trực thuộc Sở
Căn cứ quy định của pháp luật và theo cơ cấu tổ chức bộ máy nêu trên, Giám
đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, phân
công nhiệm vụ giữa các phòng chuyên môn nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Sở. Quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng chuyên môn, nghiệp vụ theo
nguyên tắc bảo đảm bao quát đầy đủ các lĩnh vực quản lý của Sở, tạo điều kiện để
thực hiện đơn giản về thủ tục hành chính, thuận lợi trong giải quyết công việc của tổ
chức và công dân.
Trong quá trình hoạt động, tuỳ tình hình cụ thể về nhiệm vụ quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực được giao, Giám đốc Sở được quyền xem xét quyết định
hoặc trình UBND tỉnh quyết định việc sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy của Sở

cho phù hợp.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng và tương đương; cấp trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở thực hiện
theo phân cấp của UBND tỉnh.
1.2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định
10
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở KH – ĐT tỉnh Bình Định
11
Trưởng
phòng
Phó
phòng
P.Giám đốc:
Nguyễn Minh Tâm
Phòng
Kế
hoạch
Kinh
tế
ngành
Phòng
Đăng

kinh
doanh
Phòng
Kế
hoạch
Văn
hóa –

Xã hội
Phòng
Thanh
tra
Trung
tâm
xúc
tiến
đầu tư
Ban
quản
lý dự
án cấp
nước
và vệ
sinh
Phòng
Kế
hoạch
Quy
hoạch
Tổng
hợp
Phòng
Hành
chính
tổ
chức
P.Giám đốc:
Nguyễn Văn Dũng

Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Phó
phòng
Phó
phòng
Phó
phòng
Phó
phòng
Các chuyên viên
Giám đốc: Nguyễn Thúc Đỉnh
Lê Văn Tâm
Phó
phòng
Phó
phòng
Phó

phòng
1.2.5. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
1.2.5.1. Văn phòng Sở
• Chức năng:
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các
tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; Quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương
và chính sách theo quy định của pháp luật…
• Nhiệm vụ:
Thực hiện công tác tổ chức, quản lý, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
và công tác thi đua - khen thưởng; Thực hiện các chế độ cho cán bộ, CCVC, quản lý
tài chính, tài sản thuộc Sở; Làm công tác tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình hoạt
động và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan khi có yêu cầu;…
1.2.5.2. Phòng Quy hoạch – Kế hoạch tổng hợp
• Chức năng:
Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổng hợp, xây
dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển toàn tỉnh;
tổ chức thực hiện và đề xuất cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; đấu thầu;
phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ và cải cách hành chính trong lĩnh vực kế
hoạch và đầu tư trên địa bàn tỉnh.
• Nhiệm vụ:
Tổng hợp, xây dựng, hướng dẫn, tham gia ý kiến và theo dõi các quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh;
Tổng hợp, xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh;
Dự thảo các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển định kỳ và
đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo; dự thảo các chương trình hành động, quyết
định, chỉ thị, biện pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
12
Tổng hợp, tham mưu Giám đốc Sở trình UBND tỉnh quyết định phân cấp đầu

tư, danh mục dự án đầu tư, bố trí kế hoạch vốn đầu tư, điều chỉnh, bổ sung, điều hoà
vốn đối với các dự án đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý;
Tổng hợp và theo dõi công tác xây dựng cơ bản; làm đầu mối tiếp nhận hồ
sơ, chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Sở thẩm định các dự án đầu tư sử dụng
vốn ngân sách nhà nước;
Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đấu thầu; hướng dẫn, theo dõi việc
thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực
hiện các dự án đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu;
Tổng hợp, cân đối, phân bổ các nguồn vốn và theo dõi các chương trình mục
tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;
Tổng hợp, tham mưu các vấn đề thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; trực
tiếp theo dõi các công trình xây dựng cơ bản thuộc khối các cơ quan quản lý nhà
nước, quốc phòng, an ninh, nội chính;…
1.2.5.3. Phòng Kế hoạch Kinh tế ngành
• Chức năng:
Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy
hoạch, kế hoạch và đầu tư trong các lĩnh vực: Công thương; Xây dựng; Giao thông
vận tải; Tài nguyên - Môi trường; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phòng
chống bão lụt và giảm nhẹ thiên tai; Kinh tế hợp tác; Kinh tế tư nhân; Dân tộc và
miền núi.
• Nhiệm vụ:
Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm thuộc các lĩnh vực: Công
thương; Xây dựng; Giao thông vận tải; Tài nguyên – Môi trường; Nông nghiệp và
phát triển nông thôn; Phối hợp với các phòng trong cơ quan tổng hợp, xây dựng và
kiểm tra kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Làm đầu
mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực
do Phòng phụ trách;…
1.2.5.4. Phòng Kế hoạch Văn hoá - Xã hội
• Chức năng:
13

Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch phát
triển các ngành và lĩnh vực: Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền
thông; Phát thanh - Truyền hình; Lao động Thương binh và Xã hội; Giáo dục và
Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Y tế; các Hội, Đoàn thể chính trị; Chương trình
giảm nghèo (Chương trình 30a, Bãi ngang ven biển ) và một số chương trình mục
tiêu quốc gia.
• Nhiệm vụ:
Nghiên cứu đề xuất cho lãnh đạo cơ quan về xây dựng phát triển kinh tế - xã
hội và đầu tư phát triển, các dự án, chương trình, mục tiêu về ngành, lĩnh vực theo
chức năng quản lý; Phối hợp tham gia với các phòng về các ngành, lĩnh vực có liên
quan để thống nhất ý kiến trước khi trình lãnh đạo xử lý; Báo cáo tình hình thực
hiện quản lý các ngành, lĩnh vực được phân công theo định kỳ và đột xuất;
1.2.5.5. Phòng Đăng ký kinh doanh
• Chức năng:
Thực hiện công tác cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh; Đổi mới và
phát triển doanh nghiệp; Thống kê, thông tin về doanh nghiệp và công tác kiểm tra
hoạt động sau đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
• Nhiệm vụ:
Thẩm định và chịu trách nhiệm về đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh
nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về
thủ tục đăng ký kinh doanh; đăng ký tạm ngừng kinh doanh; bổ sung, thay đổi, cấp
lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định của pháp luật và lãnh đạo Sở giao.
1.2.5.6. Phòng Thanh tra Sở
• Chức năng:
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở giao. Thanh tra Sở chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở, đồng thời chịu sự hướng dẫn về công tác,
nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ
thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ…

14
• Nhiệm vụ:
Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở quyết định và
tổ chức thực hiện. Trình Giám đốc Sở quyết định việc thanh tra đột xuất khi phát
hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Kế hoạch và
Đầu tư; Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư…
1.2.5.7. Trung tâm Xúc tiến đầu tư
• Chức năng:
Tổ chức các hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư; Tư vấn,
cung ứng dịch vụ liên quan đến đầu tư vào tỉnh Bình Định; Tổ chức các hoạt động
xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.
• Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch, danh mục dự án, giúp Giám đốc Sở tổ chức vận động,
thu hút đầu tư và báo cáo tình hình thực hiện dự án ODA theo quy định; Trên cơ sở
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và theo phân công của Sở Kế hoạch
và Đầu tư, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng danh mục các dự án đầu tư
và chuẩn bị đầy đủ các thông tin có liên quan đến từng dự án để kêu gọi và xúc tiến
đầu tư; Tham gia và tư vấn cho Sở Kế hoạch và Đầu tư về các cơ chế, chính sách và
giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh
của tỉnh;…
15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƯ TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1 Thực trạng hoạt động hoạt động của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
Trong hơn 20 năm đổi mới, với trách nhiệm là cơ quan tham mưu tổng hợp
của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, với hệ thống tổ chức kế hoạch và đội ngũ làm
công tác kế hoạch tỉnh, huyện, ngành và đơn vị kinh tế cơ sở, toàn ngành Kế hoạch

đã có nhiều cố gắng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, trong đó nền kinh tế của tỉnh đã và đang tăng trưởng khá và bền vững. Để có
được những kết quả đó là nhờ vào những hoạt động, những công tác chủ yếu sau
2.1.1. Công tác lập kế hoạch
• Những căn cứ xây dựng kế hoạch
- Căn cứ Kế hoạch nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Căn cứ Kế hoạch nhiệm vụ của UBND tỉnh Bình Định
- Nhu cầu thực tế về quản lý các lĩnh vực KT-XH trên địa bàn tỉnh.
• Xây dựng kế hoạch công tác trọng tâm
- Xây dựng kế hoạch công tác từng giai đoạn, năm: Căn cứ chỉ đạo của Lãnh
đạo Sở, vào cuối giai đoạn, cuối năm các đơn vị thuộc Sở đánh giá các nhiệm vụ
công tác đã thực hiện trong năm vừa qua, dự kiến các nhiệm vụ phải thực hiện trong
giai đoạn, năm tới và xây dựng kế hoạch công tác giai đoạn, năm có dự kiến cho
từng năm, quý trình Phó Giám đốc phụ trách cho ý kiến góp ý, gửi về Văn phòng.
Văn phòng tổng hợp và dự thảo kế hoạch công tác giai đoạn, năm của Sở trình
Giám đốc Sở. Hoặc theo chỉ đạo của Giám đốc Sở, các đơn vị nộp kế hoạch công
tác trọng tâm mình đến Giám đốc Sở để Giám đốc trực tiếp đề ra kế hoạch trọng
tâm.
16
- Kế hoạch công tác quý: Trên cơ sở kế hoạch công tác năm, chậm nhất vào
ngày 15 tháng cuối quý, các đơn vị thuộc Sở đánh giá các nhiệm vụ công tác đã
thực hiện trong quý, đề xuất các nhiệm vụ phải thực hiện trong quý tới trình Phó
Giám đốc phụ trách cho ý kiến góp ý, gửi về Văn phòng. Văn phòng tổng hợp và dự
thảo kế hoạch công tác quý trình Giám đốc Sở. Hoặc theo chỉ đạo của Giám đốc Sở,
các đơn vị nộp kế hoạch công tác trọng tâm của mình đến Giám đốc Sở để Giám
đốc trực tiếp đề ra kế hoạch công tác trọng tâm.
- Xây dựng kế hoạch công tác tháng: Trên cơ sở kế hoạch công tác quý, chậm
nhất vào ngày 20 hàng tháng, các đơn vị thuộc Sở đánh giá các nhiệm vụ kế hoạch
đã thực hiện trong tháng, đề xuất các nhiệm vụ phải thực hiện trong tháng tới trình
Phó Giám đốc phụ trách cho ý kiến góp ý, gửi về Văn phòng. Văn phòng tổng hợp

và dự thảo kế hoạch công tác tháng ) trình Giám đốc Sở. Hoặc theo chỉ đạo của
Giám đốc Sở, các đơn vị nộp kế hoạch công tác của mình đến Giám đốc Sở để
Giám đốc trực tiếp đề ra kế hoạch công tác trọng tâm.
- Lịch kế hoạch công tác tuần: Chậm nhất là sáng thứ 6 hàng tuần, các đơn vị
đề xuất lịch kế hoạch công tác tuần tới gửi Giám đốc Sở. Giám đốc Sở xây dựng và
ban hành lịch kế hoạch công tác tuần
• Phê duyệt kế hoạch
- Giám đốc Sở xem xét và phê duyệt Kế hoạch công tác.
- Trường hợp Giám đốc Sở không đồng ý với một số công việc thì có thể trực
tiếp làm việc với đơn vị chuyên môn để tham khảo ý kiến trước khi quyết định.
- Trường hợp không đạt yêu cầu, Giám đốc Sở chỉ đạo xây dựng lại.
• Tổ chức thực hiện
- Căn cứ kế hoạch từng giai đoạn, năm, hàng quý, hàng tháng được duyệt và
lịch công tác tuần, các đơn vị tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo tiến độ
quy định.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, nếu không bảo đảm tiến độ,
chất lượng kế hoạch, Giám đốc Sở tổ chức họp giao ban giữa lãnh đạo Sở và thủ
trưởng các đơn vị nhằm đôn đốc điều chỉnh kịp thời và giải quyết vướng mắc.
17
- Chậm nhất trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kế hoạch tác
trọng tâm hàng tháng hoặc hàng quý, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm giao
nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ công chức trong đơn vị mình, đề ra các biện pháp
thực hiện cụ thể để đảm bảo hoàn thành công tác được giao và báo cáo Lãnh đạo Sở
phụ trách.
• Báo cáo kết quả thực hiện
- Báo cáo tháng: Thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch và lập báo cáo trình Phó Giám đốc phụ trách xem xét cho ý kiến sau
đó gửi về Văn phòng Sở chậm nhất là ngày 18 hàng tháng.
- Báo cáo quý: Thực hiện tương tự báo cáo tháng nhưng thời gian báo cáo
chậm nhất ngày 15 tháng cuối quý.

- Báo cáo 6 tháng: Thực hiện tương tự báo cáo tháng nhưng thời gian báo
cáochậm nhất ngày 15 tháng 6.
- Báo cáo năm: Thực hiện tương tự báo cáo tháng nhưng thời gian báo cáo
chậm nhất ngày 15 tháng 11.
- Ngoài báo cáo năm, còn có báo cáo dự kiến hoàn thành công tác năm để xây
dựng kế hoạch năm sau.
- Mẫu báo cáo thực hiện theo biểu quy định
- Văn phòng Sở tổng hợp, dự thảo báo cáo tháng, quý, 6 tháng hoặc trình
Giám đốc Sở xem xét, phê duyệt để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh
theo thời gian quy định. Trường hợp theo thời điểm báo cáo các cơ quan cấp trên thì
Văn phòng Sở tổng hợp số liệu theo chu kỳ thời gian quy định của cấp trên. Các
đơn vị có nhiệm vụ cung cấp số liệu cập nhật tại thời điểm báo cáo cấp trên theo
yêu cầu của Văn phòng.
• Duyệt báo cáo
Giám đốc Sở có trách nhiệm phê duyệt báo cáo do Văn phòng trình khi đã đạt
yêu cầu, Văn thư phát hành theo quy định.
• Sơ kết và tổng kết chương trình công tác
18
- Việc sơ kết chương trình công tác 6 tháng được tổ chức hội nghị (hoặc họp)
vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 nhằm đánh giá kết quả đạt được, bàn giải
phápthực hiện tốt chương trình 6 tháng cuối năm.
- Việc tổng kết chương trình công tác năm được tổ chức vào cuối tháng 12
hoặc tháng 1 năm sau nhằm đánh giá kết quả đạt được, bàn biện pháp khắc phục
những hạn chế và triển khai công tác năm sau.
- Văn phòng Sở có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo phục vụ sơ kết và tổng kết kế
hoạch công tác.
2.1.2.Công tác tổng hợp
Hoàn thành dự thảo cho UBND tỉnh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển Kinh tế - Xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án lớn.
Tham mưu cho UBND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển trong các lĩnh

vực văn hóa xã hội, y tế, giáo dục…Tham gia góp ý kiến xây dựng các quy hoạch
của ngành, vùng kinh tế. Làm việc với lãnh đạo tỉnh tiếp các đoàn công tác nước
ngoài như: Ngân Hàng Thế Giới WB, IMF, Đan Mạch, Nga, Bỉ Giúp cho UBND
tỉnh gặp gỡ các doanh nghiệp KCN, Gặp gỡ các doanh nghiệp đang hoạt đọng trên
địa bàn tỉnh Bình Định, các nhà đầu tư vào khu kinh tế Nhơn Hội. Kiểm tra tình
hình phát triển Kinh tế - Xã hội ở một số vùng trong tỉnh cũng như giám sát các
công trình xây dựng trọng yếu đang triển khai.
2.1.3. Công tác thẩm định, quản lý và trình duyệt các dự án đầu tư
Tập huấn triển khai luật đấu thầu, luật đầu tư, các nghị định, thông tư hướng
dẫn, triển khai công tác kiểm tra tình hình thực hiện các dự án, rà soát các tiến độ kế
hoạch thực hiện các dự án liên ngành của UBND tỉnh Bình Định; dự thảo quy trình
thực hiện giám sát, thẩm định và trình duyệt các dự án thuộc phạm quy quản lý của
tỉnh trình UBND tỉnh ban hành, dự thảo báo cáo đấu thầu, báo cáo đánh giá, giám
sát đầu tư.
2.1.4. Công tác xúc tiến đầu tư
Sở Kế hoạch - Đầu tư đã tham mưu cho tỉnh quảng bá hình ảnh, cơ hội và
tiềm năng đầu tư phát triển của tỉnh Bình Định trên các sách, báo, tạp chí cũng như
xuất bản, phát hành băng đĩa, ấn phẩm: Biên tập, cập nhật, in ấn tập tài liệu “Bình
19
Định – cơ hội đầu tư và kinh doanh”; Bình Định mời gọi đầu tư và hợp tác ( soạn
theo 2 thứ tiếng :Tiếng Anh và Tiếng Việt). Đây là tài liệu giới thiệu tổng quát, giới
thiệu nhanh về tỉnh Bình Định được sử dụng trong tất cả các hoạt động xúc tiến đầu
tư và đối ngoại của tỉnh. Đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các đơn
vị liên quan trong tỉnh xuất bản một số ấn phẩm sách, VCD quảng bá về du lịch, cơ
hội đầu tư phát triển Bình Định để phục vụ Festival Tây Sơn – Bình Định 2008.
2.1.5. Công tác quản lý doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
Chỉ đạo các công ty cổ phần tổ chức Đại hội cổ đông thường niên, Đại hội cổ
đông nhiệm kỳ; hướng dẫn làm các thủ tục đầu tư, giải ngân các dự án sản xuất
công nghiệp, thủy điện, các dự án sản xuất kinh doanh, dự án làng nghề, hoàn thành
dự thảo báo cáo kết quả thực hiện ưu đãi đầu tư trên địa bàn; phối hợp với cơ quan

chuyên môn nắm tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp,
giấy chứng nhận hoạt động cho các chi nhánh văn phòng đại diện, đăng ký thay đổi
nội dung đăng ký kinh doanh, xúc tiến phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.1.6. Công tác cải cách thủ tục hành chính
Tham mưu cho Chi bộ, lãnh đạo cơ quan trong việc tuyển dụng, luân chuyển,
điều động, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức trong cơ quan;
quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; thực hiện công tác xếp lương bậc; báo cáo tình
hình thực hiện công tác năm của cơ quan; công tác tài chính kế toán, mua sắm trang
thiết bị phục vụ cho hoạt động cơ quan thực hiện đúng các tiêu chuẩn định mức của
Nhà nước, đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, công tác vệ sinh bảo vệ
cơ quan.
Tiếp tục thực hiện Hệ thống Quản lý chất lượng của Sở Kế hoạch và Đầu tư
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước và
giải quyết thủ tục hành chính trong các hoạt động: cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, thẩm định dự án đầu tư (nhóm B và nhóm C), thẩm định kế hoạch đấu
thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực XDCB sử dụng
nguồn vốn ngân sách nhà nước, đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư.
20
2.1.7. Công tác Thanh tra
Thực hiện thanh tra việc quản lý đầu tư và xây dựng tại các huyện Vân Canh,
Tuy Phước, Công ty TNHH môi trường đo thị Quy Nhơn, các Sở, Ban ngành, khu
công nghiệp…, báo cáo kết quả thanh tra và đôn đốc thực hiện các quyết định xử lý
sau thanh tra.
2.1.8. Thực hiện dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng
Tiếp tục triển khai dự án Hạ tầng CSNT dựa vào cộng đồng tại 29 xã đồng
bào khó khăn của 7 huyện: An Lão, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, Vân Canh, Tây Sơn
và Vĩnh Thạnh. Dự án đã đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, góp phần xóa
đói, giảm nghèo và nâng cao năng lực trong cộng đồng. Đến nay, còn 6 xã đang gấp

rút hoàn thành xây dựng các công trình chu kì cuối (xã bổ sung thêm chu kỳ do
chênh lệch tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD) để kịp giải ngân vốn ODA trước
30/6/2009, gồm: xã An Toàn, An Nghĩa (huyện An Lão); xã Cát Sơn (Phù Cát); xã
Bình Tân (Tây Sơn); xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Thạnh); xã Mỹ Đức (Phù Mỹ) và 01 công
trình liên xã huyện Hoài Ân.
2.1.9. Công tác chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên chức cơ quan
Là đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi hành chính nên việc cải
thiện đời sống, tăng thêm thu nhập cho CB, CĐVC cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, cơ
quan cũng hết sức quan tâm, thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến
người lao động, tìm các biện pháp từng bước nâng cao đời sống như chi hỗ trợ kinh
phí đi học, đi thi chuyên viên chính, trợ cấp khó khăn đột xuất, thăm ốm đau, chi hỗ
trợ ngày tết, lễ …
Ngoài ra còn có các công tác như công tác chính trị, tư tưởng; Công tác Công
đoàn của Sở, Công tác Đoàn thanh niên của Sở.
2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2011 và định
hướng kế hoạch năm 2012 của tỉnh Bình Định
2.2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2011
2.2.1.1 Kết quả thực hiện các mục tiêu năm 2011
Năm 2011, Bình Định nằm trong bối cảnh chung của tình hình kinh tế thế
giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp: Lạm phát, mặt bằng lãi suất, giá cả
21
nguyên, nhiên, vật liệu và nhiều loại hàng hóa tiêu dùng liên tục tăng cao, sản xuất,
kinh doanh gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Trước tình hình đó, UBND tỉnh cùng các ngành, các cấp đã tập trung chỉ đạo triển
khai tổ chức thực hiện tốt các chủ trương của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp điều hành
phù hợp. Dự ước kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2011 của tỉnh như
sau:
• Tổng sản phẩm địa phương (GDP) cả năm ước tăng 10,3% (kế hoạch 12%)
Trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành:

+ Nông, lâm, thuỷ sản tăng 4,5% (kế hoạch 6,5%).
+ Công nghiệp, xây dựng tăng 13,4% (kế hoạch 18%).
+ Dịch vụ tăng 13,3% (kế hoạch 12,5%).
• Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP
năm 2011 đạt: 35,4% - 27,8% - 36,8% (kế hoạch 34%- 30,5% - 35,5%).
• Sản lượng lương thực có hạt đạt 692.100 tấn (kế hoạch 670.000 tấn).
• Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,5% (kế hoạch 16,6%).
• Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 440,1 triệu USD (kế hoạch 460 triệu USD).
• Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 13.849
tỷ đồng, chiếm 38,6% GDP (kế hoạch 12.890 tỷ đồng, chiếm 40% GDP).
• Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 3.195,1 tỷ đồng (kế hoạch 3.131 tỷ đồng),
vượt 2% dự toán, giảm 4,8% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa 2.465,1tỷ
đồng, vượt 2,9% dự toán, tăng 7,2% so cùng kỳ.
• Giảm tỷ suất sinh 0,3%o(kế hoạch 0,4%o).
• Tạo chỗ việc làm mới cho 24.200 lao động (kế hoạch 25.000 lao động).
• Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề đạt 38% (kế hoạch 38%).
• Tỷ lệ hộ nghèo còn 14,31%, giảm 3,28% (kế hoạch giảm 2%).
• Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 95,6% (kế hoạch 95%).
• Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 17,27% (kế hoạch18%).
• Tỷ lệ che phủ rừng đạt 46,5% (kế hoạch 46,5%).
22
• Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch 52% (kế hoạch 52%).
• Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 94% (kế hoạch 94%).
Với những khó khăn nêu trên nên các chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh như
GDP, cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp, kinh ngạch xuất khẩu…
không đạt kế hoạch. Tuy nhiên, các chỉ tiêu sản lượng lương thực, thu ngân
sách và các chỉ tiêu về bảo đảm an sinh xã hội… đều đạt kế hoạch; điều này
thể hiện sự nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành, tận dụng lợi thế về điều kiện sản
xuất nông nghiệp, nhằm đạt mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng tăng
trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng.

2.2.1.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế
2.2.1.2.1 Về sản xuất nông, lâm, thủy sản, quản lý tài nguyên, môi trường
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tiếp tục phát triển toàn diện, giá trị sản xuất
năm 2011 (giá cố định 1994) ước đạt 5.164 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2010.
Trong đó: nông nghiệp 3.403 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ; lâm nghiệp 207,9
tỷ đồng, tăng 6,6%; thủy sản 1.553 tỷ đồng, tăng 6,7%.
Về trồng trọt, giá trị sản xuất ước đạt 1.983 tỷ đồng, tăng 1,8% so với năm
2010. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 166.633 ha, giảm 0,1% so
với cùng kỳ; trong đó: Diện tích cây lương thực 120.278 ha, giảm 0,5% so với cùng
kỳ, sản lượng đạt 692.093 tấn, tăng 2,7%; riêng diện tích lúa 112.328 ha, giảm 0,7%
so với cùng kỳ (do chuyển đổi mùa vụ) nhưng năng suất bình quân ước đạt 57,7
tạ/ha (là năng suất cao nhất từ trước đến nay), tăng 3% và sản lượng ước đạt
648.530 tấn, tăng 2,4%.
Về chăn nuôi, giá trị sản xuất ước đạt 1.302 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm
2010. Chăn nuôi từng bước được phục hồi, công tác phòng chống dịch bệnh lở
mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm, kiểm dịch động vật tiếp tục được tăng
cường, không để xảy ra dịch. Kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm ngày
01/10/2011, đàn trâu 20.571 con, tăng 6,3%; đàn bò 251.485 con, giảm 9%; đàn lợn
660.446 con (không tính lợn sữa), tăng 0,2%; đàn gia cầm 6,2 triệu con, tăng 10%
so với thời điểm 01/10/2010.
23
Về lâm nghiệp, đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các dự án trồng
rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng 99.626 ha, đạt 104,8 % kế hoạch; khoanh nuôi tái
sinh rừng 11.543ha,đạt 106,9 % kế hoạch; trồng mới 9.342,36 ha rừng, trong đó:
Các doanh nghiệp trồng 5.344,84 ha đạt 106,9% kế hoạch và các hộ gia đình, cá
nhân ở địa phương thực hiện trồng rừng 3.997,52 ha. Công tác quản lý, bảo vệ rừng
và phòng cháy, chữa cháy rừng được tiếp tục tăng cường.
Về thủy sản, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản đạt khá. Sản lượng
khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 160.091 tấn, tăng 6,4% so với năm 2010,
trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 151.018 tấn, tăng 6,6%. Công tác kiểm dịch

tôm giống và hướng dẫn xử lý môi trường ao nuôi được người nuôi quan tâm thực
hiện nên dịch bệnh tôm xảy ra ít hơn năm trước, năng suất tôm nuôi tăng khá. Thực
hiệnchính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt thủy sản trên các vùng biển xa, toàn
tỉnh có 1.976 chiếc tàu có công suất trên 90 CV đảm bảo đủ điều kiện và đã đăng ký
tham gia khai thác thủy sản trên các vùng biển xa; ước thực hiện số hồ sơ đã được
thẩm định hỗ trợ nhiên liệu năm 2011 trên 350 hồ sơ; tương ứng với số kinh phí
được hỗ trợ chi phí nhiên liệu trên 15 tỷ đồng; đã lắp đặt hoàn thiện và phát huy
hiệu quả trang thiết bị GPS (thiết bị định vị vệ tinh) trạm bờ của Chi cục Khai thác
và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phục vụ công tác quản lý, giám sát hoạt động của tàu
cá, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên
địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Trong năm, đã giao đất, cho thuê đất
cho 153 tổ chức với diện tích 808 ha, giới thiệu địa điểm87 trường hợp, diện tích
297 ha; giao đất khu dân cư 74 trường hợp, diện tích 120 ha; chuyển mục đích sử
dụng đất có 6 trường hợp, diện tích 10,8 ha; thu hồi đất 12 trường hợp, diện tích 140
ha, cấp GCNQSDĐ cho 1.020 trường hợp với tổng diện tích 2.453,4 ha. Công tác
giám sát tình hình xử lý ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản
xuất và các mỏ khai thác khoáng sản có nhiều cố gắng. Công tác tuyên truyền, giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường được chú
24
trọng hơn. Công tác xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép
đang được tập trung chỉ đạo và đẩy mạnh thực hiện.
2.2.1.2.2 Về sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 7.466 tỷ đồng (giá cố định năm 1994),
bằng 97% kế hoạch nhưng tăng 13,5% so với năm 2010; trong đó, hầu hết các khu
vực kinh tế đều tăng trưởng như: Khu vực Doanh nghiệp nhà nước tăng 5,7%; khu
vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 14,6%; hộ cá thể tăng 14,4%; khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,8% so cùng kỳ. Trong 23 sản phẩm công nghiệp chủ
yếu, có 14 sản phẩm sản lượng sản xuất tăng so cùng kỳ, một số sản phẩm tăng khá

như: thủy sản ướp đông tăng 32,9%, đường RS tăng 69,1%, dăm gỗ tăng 27,9%,
thuốc viên (trừ kháng sinh) tăng 23,2% Các sản phẩm giảm gồm: bia, tôm đông,
thuốc viên kháng sinh, quặng titan…
Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng mặc dù không
đạt kế hoạch đề ra, điều này thể hiện sự cố gắng lớn của các cấp, các ngành trong
chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt
qua khó khăn trong điều kiện giảm tăng trưởng tín dụng, thắt chặt chi ngân sách, tập
trung kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, trong năm các doanh nghiệp và các cơ sở sản
xuất trên địa bàn tỉnh đã đối mặt với tình hình giá cả nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào
tăng cao, một số doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng vì nhiều lý do như thiếu
vốn, lãi suất ngân hàng cao, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước sụt giảm, thiếu
ổn định; một số doanh nghiệp chế biến do không tăng được giá bán nên phải sản
xuất cầm chừng để giữ lao động hoặc phải tạm dừng sản xuất hoặc chuyển đổi
ngành nghề sang lĩnh vực thương mại dịch vụ… Các doanh nghiệp chế biến lâm sản
xuất khẩu đang gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu cung cấp hạn chế, thị trường
tiêu thụ sản phẩm khó khăn và xuất hiện nhiều rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật
trong quá trình nhập khẩu vào thị trường Châu Âu (EU) và Mỹ. Các doanh nghiệp
chế biến đá xuất khẩu thường xuyên phải tìm kiếm thu mua nguyên liệu ngoài tỉnh
vì nguồn nguyên liệu trong tỉnh không đủ để cung cấp; hiện nay, một số doanh
nghiệp đã và đang bố trí, sắp xếp lại lực lượng lao động cho phù hợp với điều kiện
25

×