Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ thuật trồng giống khoai lang KB-1 và KL-5 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.02 KB, 5 trang )

Kỹ thuật trồng giống khoai lang KB-1 và
KL-5
I. GIỐNG KHOAI LANG KB-1
1. Nguồn gốc
Giống KB-1 được chọn lọc từ tổ hợp lai tự nhiên giống mẹ là Regal (có nguồn gốc
ở Mỹ), ký hiệu dòng là 93-65-629. Giống KB-1 có đặc điểm lá non màu tím, là
trưởng thành hình tam giác xanh nhạt. Dạng củ thuôn nhẵn, màu vỏ trắng ngà.
2. Kỹ thuật gieo trồng
- Thời vụ trông:
+ Vụ Đông: 15/9 đến 10/10 (Dương lịch).
+ Vụ Xuân: 15/1 đến 15/2 (Dương lịch).
- Chuẩn bị dây giống:
+ Cần chuẩn bị gơ dây trước khi trồng từ 1-2 tháng, tốt nhất nên gơ bằng củ để
tăng độ trẻ sinh lý của dây giống và hạn chế sâu bệnh.
+ Chọn dây bánh tẻ đoạn 1 và đoạn 2 dài 30-35 cm, có khoảng 7-10 đốt là đủ. Dây
cắt xong nên trồng trong ngày hoặc ngày hôm sau (tránh để dây dài ngày, lá bị
vàng úa).
- Làm đất: đất được cày bừa kỹ, lên luống rộng 1,0-1,2 m, cao 30-35 cm. Vụ Xuân
nên làm luống cao ráo hơn nhằm thoát nước kịp thời khi gặp mua.
- Phân bón (cho 1 sào Bắc Bộ): bón 3-4 tạ phân chuồng, 15-20 kg super lân, 4-6 kg
Urê, 6-8 kg kali. Lượng phân này có thể chia làm 2 lần như:
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng, toàn bộ phân lân, ½ phân đạm và ½ phân kali.
+ Bón thúc: ½ phân đạm và ½ phân kali.
- Cách trồng:
+ Sai khi rạch hàng, bỏ phân cần phủ qua một lớp đất mỏng, tưới nước đủ ẩm, sau
đó đặt dây nông phẳng với luống theo chiều gió và trồng bằng tay. Cần lấp đất
khoảng ½ đến 2/3 chiều dài dây là vừa.
+ Mật độ trông từ 4-5 dây/m, chiều dài (khoảng 1.200-1.500 dây/sào Bắc Bộ). Nếu
trời quá khô hanh, sau khi trồng cần tưới thêm nước và xúc lại luống.
- Chăm sóc:
+ Vun sới lần 1: sau khi trông 15-20 ngày cần xới xáo nhẹ nhằm hạn chế cỏ dại,


tăng độ thoáng cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành và phân
hóa của củ.
+ Vun sới lần 2: sau trồng 35-40 ngày cần xới xáo kết hợp bón thúc.
- Tưới nước: sau các đợt vun xới khoảng 2-3 ngày cần đưa nước vào rãnh để đảm
bảo độ ẩm cần thiết, đặc biệt quan tâm ở thời kỳ 50-60 ngày khi mà cây khoai lang
đang trong quá trình phình củ có yêu cầu cao về nước.
Chú ý: nên hạn chế cắt tỉa dây cho gia súc trong thời kỳ đầu. Chỉ nên cắt tỉa trước
thu hoạch 10 ngày.
- Phòng trừ sâu bệnh: đối tượng sâu bệnh chủ yếu ở khoai lang là bọ hà, cần phòng
trừ bằng các biện pháp sau:
+ Không trồng khoai lang liên tục trên cùng một chân đất.
+ Vun cao kín gốc nhằm hạn chế bọ hà đẻ trứng trên củ khoai.
+ Tưới nước đủ ẩm và thường xuyên.
+ Cần thu hoạch kịp thời khi khoai đã xuống củ.
- Thu hoạch và bảo quản:
+ Trong vụ Đông, giống khoai lang KB-1 có thể thu hoạch sau trồng 100 ngày, có
điều kiện nên thu hoạch sau 110-120 ngày. Vụ Xuân nên thu sau trồng 120 ngày
trở ra.
+ Củ sau khi thu về cần để nơi thoáng gió, có thể để thành đống vừa phải. Không
nên rửa sạch củ trước khi cất giữ.
II. GIỐNG KHOAI LANG KL-5
1. Nguồn gốc chọn tạo
Giống KL-5 (từ tổ hợp thụ phấn tự do (OP) của giống số 8. Thân lá trung bình, lá
xẻ thùy sâu, khả năng sinh trưởng khỏe và tái sinh nhanh, thích hợp cho việc cắt tỉa
thân lá định kỳ. Thân lá mềm ngọt thích hợp làm thức ăn gia súc. Năng suất thân lá
25-30 tấn/ha, năng suất củ rất cao, trung bình đạt 20-22 tấn/ha, nếu thâm canh có
thể đạt 28-30 tấn/ha.
2. Kỹ thuật trồng
- Thời vụ: vụ Đông trồng từ 15/9-15/10, thời gian sinh trưởng 100-120 ngày. Vụ
Xuân trồng từ 30/1-25/2, thời gian sinh trưởng 120-125 ngày.

- Làm đất: cày bừa kỹ, chia luống rộng 1,2 m, cao 30-40 cm. Cắt dây bánh tẻ đoạn
1, đoạn 2 dài 30-35 cm để trồng. Đặt dây nông và phẳng theo dọc luống, trồng với
mật độ 4-5 dây/1 m dài luống (khoảng 1.200-1.500 dây/sào Bắc Bộ).
- Phân bón: lượng phân: 5-10 tấn phân chuồng + 60 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg
K2O/ha (tương ứng 300-500 kg phân chuồng + 5kg đạm urê + 3,5 kg kaliclorua +
12 kg lân supe/1 sào Bắc Bộ 360m2).
- Cách bón: bón lót 100% phân chuồng + 100% lân supe + 50% đạm + 30% kali.
Bón thúc sau trồng 25-30 ngày: 50% đạm + 70% kali, kết hợp với vun xới và tưới
nước.

- Thu hoạch và sử dụng: các giống khoai lang KL-5 thân lá mềm ngọt, sinh trưởng
phát triển tốt và có khả năng tái sinh nhanh, do vậy sau trồng 45-50 ngày có thể tỉa
một phần thân lá làm thức ăn gia súc. Sau đó cứ 10 ngày tỉa một lần, nếu thấy thiếu
dinh dưỡng có thể tưới bổ sung thêm đạm. Phương pháp tỉa này không làm ảnh
hưởng nhiều đến năng suất củ. Khi thu hoạch quá nhiều thân lá có thể phơi tái
(hoặc khô) sau đó thêm 5% cám và 0,5% muối ăn trộn đều, đóng vào túi nilông
(10-12kg/túi) để tiện cho việc sử dụng về sau. Phương pháp này có thể bảo quản
thân lá khô từ 3-4 tháng. Củ có thể sử dụng để ăn tươi, thái lát phơi khô, dùng cho
người hoặc làm thức ăn cho gia súc.

×