Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu KỸ THUẬT CANH TÁC KHOAI LANG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.6 KB, 5 trang )



KỸ THUẬT CANH TÁC KHOAI LANG


1. Thời vụ:

Tại miền Nam nước ta, khoai
lang có thể trồng quanh năm (nếu đủ
nước), nhưng cây chỉ cho năng suất tối
đa nếu trồng đúng thời vụ.
Ở niềm Tây Nam bộ, trồng vào
tháng 4-5 dl (thu hoạch vào tháng 8-9
dl) hay tháng 11-12 (sau mùa lúa).

2. Sửa soạn đất:

- Đất thịt cần được cày xới kỷ,
sâu khoảng 15-20 cm và sạch cỏ. Đất
cát không cần sửa soạn, nhưng phải
đảm bảo ẩm độ đất. Sau khi làm đất,
đất được lên luống. Chiều cao và bề rộng tùy theo giống, đất đai và điều kiện canh
tác. Luống rộng 70-100cm, mương rộng 30-40 cm, luống cao 30-50 cm.
- Đất sét nặng cần lên luống cao để đất được thoáng, dể thoát nước và dễ thu
hoạch.
- Đất cát chỉ cần lên luống thấp hay không cần lên luống.

3. Giống:

3.1. Các giống khoai lang:


Ở niềm Nam hiện nay có rất nhiều giống địa phương và du nhập được nông
dân ưa chuộng và trồng khắp nơi như:
- Tainung-55 (nguồn gốc Đài Loan): Củ hình trụ, vỏ ruột màu vàng cam.
Giống chín sớm và hợp với khí hậu mưa và khô. Năng suất 17-18 tấn/ha. Trồng nhiều
ở Mỹ Tho.
- Tainung-57 (nguồn gốc Đài Loan): Củ hình trụ, vỏ ruột màu vàng cam.
Giống chín sớm và chịu được ẩm. Năng suất 14-16 tấn/ha.
- Okinawa – 100 (nguồn gốc Nhật): củ hình trứng có vỏ đỏ lợt, ruột màu vàng
lợt. Giống chín sớm, hợp mùa mưa và chịu được đất hơi phèn. Thường trồng để chăn
nuôi. Năng suất 16-19 t/ha.
- Bí đế (giống địa phương): củ hình thoi, có vỏ tím ruột vàng. Giống sớm và có
phẩm chất ngon. Năng suất 10-15 t/ha.
- Khoai lang Đà Lạt 9giống địa phương) : củ hình thoi, có vỏ tím và ruột vàng
cam. Giống dẻo, ngọt và khá sớm. Năng suất khoảng 10-14 tấn/ha.

3.2. Lựa hom giống:



- Mập, mạnh, không sâu bệnh, có nhiều mắt (đốt). Trung bình hom tốt dài
khoảng 30-40 cm, phải có từ 6-8 mắt.
- Vị trí hom: Hom ngọn cho năng suất củ tốt nhất, kế là những hom giữa. Hom
gốc thường cho năng suất kém.
- Ủ để tăng cường tính: hom nhổ xong để chỗ mát trong 1-2 ngày (nhưng
không để chất đống) sẽ giúp hom mọc mạnh hơn (kh6ng để quá 3 ngày).
- Chọn những hom ít rễ phụ và không bị ra hoa trước.

4. Đặt hom:

Đặt hom nằm ngang trên luống, chôn sâu 5-15 cm, với 2/3 hom được chôn sâu

dưới đất.
Khoảng cách (100 –130 cm) x (20-30 cm) mật độ 30.000 hom/ha với mương
rộng khoảng 30-40 cm.

5. Phân bón:
- Phân chuồng: cung cấp chất mùn và một phần dưỡng liệu cho cây. Bón 6-8
tấn/ha.
- Phân hóa học: Tỷ lệ N-P-K thay đổi theo vùng. Có thể áp dụng công thức
45-75-90

Cách bón: thường bón làm nhiều lần;
- Bón căn bản (lót nền): bón đầy đủ hữu cơ (phân chuồng, phân xanh), phân
P và ½ N + 1/2K vào lúc làm đất. Thiếu phân hóa học có thể bón thêm tro
để cung cấp kali cho cây.
- Bón thúc: cung cấp 1/2N và 1/2K còn lại. Thời gian bón thúc cho cây tối
hảo là 30-45 ngày sau khi trồng. Ở đất nhiều cát có thể bón thúc 2 lần cho
khoai lang:

+ lần 1: 15-30 ngày sau khi trồng. Bón ½ N còn lại nhằm thúc đẩy thân và
lá phát triển.
+ lần 2: 45-60 ngày sau khi trồng. Bón ½ K còn lại, nhằm kích thích củ phát
triển

Lượng kali bón thúc có thể chỉ cần rãi trên mặt đất, nơi gần gốc. Nếu bón
chung với N nên rạch hàng cách gốc khoảng 10-25 cm, sâu 5-7 cm để bón.
Phân được bón thành băng, dọc theo hàng khoai làng, cách gốc khoảng 10-15
cm, sâu khoảng 5-10 cm.

6. Chăm sóc


6.1. Trồng dặm hom chết: dặm hom thêm lúc 5-10 ngày sau khi trồng.



6.2. Bấm ngọn: kích thích thân khoai phân nhiều nhánh, sớm và không cho
thân chính mọc quá dài

6.3. Nhấc dây (giở dây): Giở dây sẽ giúp dưỡng liệu chỉ tập trung ở củ gốc và
còn làm luống khoai được thoáng. Thực hiện 2 lần vào lúc 30-45 ngày và 60-75 ngày
sau khi trồng. Chỉ nên giở dây để đứt các rễ phụ ở thân, không nên lật ngược dây lại
làm xáo trộn kết cấu của các tầng lá sẽ giảm khả năng quang hợp và tạo chất khô qua
lá. Nếu gặp trời nắng hạn nên hạn chế việc nhấc dây.

7. Tưới nước:
Vào mùa khô, trên diện tích rộng người ta dẫn thủy cho ngập giữa các hàng
luống để tưới cho khoai lang. Tuy nhiên, chỉ cần cho ngập khoảng 1/3-1/2 chiều cao
luống, tránh làm cho luống bị ngập nước (nhất à khi dây đã phủ đất) để làm sâu bệnh
dễ phát triển và củ cũng hông bị méo mó hay nứt.
Mùa nắng dẫn thủy cho khoai lang ít nhất hai lần (trừ lúc đặt hom):
+ Lần 1: 40-45 ngày sau khi trồng
+ Lần 2: 80-90 ngay sau khi trồng.

8. Sâu bệnh trên khoai lang

8.1. Côn trùng

Sùng khoai lang: sùng khoét củ khoai tạo thành những đường ngầm, gây độc tố
cho củ khoai và trưởng thành nhờ thân và lá khoai. Nơi củ bị sùng thường bị mất màu
và có mùi hôi.


Phòng và trị:
- Để trồng ruộng sau khi thu hoạch hay luân canh với những hoa màu khác.
- Tồn trữ củ sớm, cẩn thận và vệ sinh kho vựa.
- Xông hơi kho vựa với Methyl bromide hay phostoxine. Khử củ giống với
thuốc sát trùng.
- Khử đất bằng thuốc sát trùng Basudin, faradan (xịt hay rãi) dọc theo hàng
khoai lúc củ đang lớn.
- Diệt dư thừa thực vật, nhất là những cây thuộc họ Bìm bìm có quanh ruộng
khoai.

Sâu ăn tạp: ăn thủng phiến lá.
Ngừa trị: Diệt các dư thừa thực vật. Dùng thuốc sát trùng hay các côn trùng thù
địch để tiêu diệt.
Rầy: rầy hút nhựa làm lá khoai lang bị vàng úa. Trị bằng các thuốc thông dụng.

8.2. Bệnh



Bệnh thối thân: do nấm gây ra, nấm sống ở đất, xâm nhập vào tế bào làm cho
thân cây bị đen đi. Lúc đầu, chỉ là vệt màu vàng, sau đó lan dần thành vùng mất màu,
làm là bị nhăn, cây héo và chết.

Phòng trị: chọn của giống khỏe mạnh. Xử lý củ giống và hom giống với các
loại thuốc sát khuẩn thông dụng (Arasan, Benlate, Copper, bordeaux mixture ) và
khử đất ở liếp ương. Chọn giống kháng. Luân canh.
Bệnh rĩ trắng: gặp ở lá già, tạo thành vùng vàng trên lá. Thân cây bị bệnh lúc
đầu sẽ có màu nâu, lá có những chấm trắng, lan dần và dễ bị rụng. Ngừa bằng các
loại thuốc sát khuẩn.
Bệnh đốm lá: Đốm bệnh tạo thành những đốm tròn hay có cạnh, rộng 0,5-

1mm ở cả hai mặt lá. Khoảng giữa đốm bệnh có màu vàng nâu, ở bìa sậm dần và trở
nên xám.
Phòng trị: diệt dư thừa thực vật. Luân canh. Chọn giống kháng, xịt thuốc sát
khuẩn.
Bệnh thối nhũn: Phá hại củ bị hư. Nấm tạo thành những lằn dài thối nhũn ở
củ, làm củ bị hôi thối, vỏ củ bị nứt.
Phòng trị: Tránh làm cho củ bị thương khi thu hoạch. Phải phơi khô cẩn thận
trước khi tồn trữ. Xử lý củ giống với thuốc sát khuẩn.

8.3. Bệnh vi rut:
Do côn trùng truyền sang. Bệnh làm lóng thân bị ngắn lại, lá nhỏ năn nheo hay
làm gân lá bị vàng lợt, lá nhỏ và rễ ngắn
Phòng: chọn hom giống lành mạnh. Nhổ bỏ cây bệnh. Trừ côn trùng gây bệnh
bằng thuốc sát trùng.

9. Thu hoạch và tồn trữ

a.Thu hoạch vào lúc:
- Thân lá bắt đầu chậm phát triển, lá vàng và rụng nhiều
- Nhựa củ đặc, đen và mau khô khi dùng dao cắt ngang.
- Vỏ củ láng và còn mang rất ít rễ phụ
- Củ có tỷ lệ chất khô cao (ít nước).

Khi thu hoạch nhổ củ cần thận, tránh làm tổn thương. Củ nhổ xong không nên
rửa sạch, chỉ nên phới khô (3-4 nắng), loại riêng những củ bệnh, xấu, sau đó đem tồn
trữ, chế biến hay bán ra thị trường.

b.Tồn trữ:
- Khoai làng tồn trữ dễ bị nẩy mầm làm giảm phẩm chất và trọng lượng. Để
hạn chế, có thể xịt Maleic hydrazide 0,5% (1100 lít/ha0 vào 2 tuần trước khi thu

hoạch.
- Xắt lát dầy 0,5 cm. Rửa sơ và đem sấy hoặc phơi để ẩm độ còn khoảng 10%.
Nên sấy ở nhiệt độ 80
o
C trong 4 giờ sau đó 70
o
C trong 2 giờ.



10. Luân canh:
Tại ĐBSCL, tùy đất đai và điều kiện địa phương, các hệ thống luân canh có
khoai lang tạm áp dụng như sau:

Loại cây
Lúa
Khoai lang
Đậu nành
Bắp
Trồng (dl)
Thời gian
7-10
90-110 ngày
11-01
90-100 ngày
02-4
90 ngày
5-7
70-90 ngày
Hoặc:

Loại cây
Lúa
Đậu nành và bắp
Khoai lang
Trồng (dl)
Thời gian
8-12
120 – 135ngày
12-3
90-100 ngày
4-7
120 ngày

GV. Dương Minh - Bộ môn Khoa học cây trồng
Đơn vị thực hiện: Trường ĐHCT

×