Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bộ pháp điển quy phạm pháp luật không chỉ để tham khảo pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.9 KB, 3 trang )

Bộ pháp điển quy phạm pháp luật không chỉ để tham khảo
Ở một số nước đã thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật (QPPL), Bộ pháp điển
có giá trị pháp lý, được áp dụng như văn bản gốc. Nhưng với Việt Nam, mặc dù đi
sau hàng chục năm mà vẫn đang “loay hoay” không biết nên dành cho Bộ pháp
điển giá trị gì?
Có giá trị pháp lý
Như trên vừa nói, các nước như Hoa Kỳ, Mỹ sau khi xây dựng xong Bộ pháp điển,
các văn bản trước đó đều bị bãi bỏ, các văn bản được ban hành sau đó là những
văn bản sửa đổi, bổ sung chính bản thân Bộ pháp điển. Tuy nhiên, một số chuyên
gia Việt Nam cho rằng, việc quy định Bộ pháp điển có giá trị pháp lý thì sẽ đảo
lộn hoàn toàn hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là sẽ không thống nhất với Luật
Ban hành văn bản QPPL năm 2008.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim
Thoa còn thẳng thắn đề nghị, giá trị của Bộ pháp điển chỉ nên dừng lại ở mức độ
tham khảo.
Dù có những băn khoăn nhất định song ông Nguyễn Mạnh Cường (Văn phòng
Quốc hội) vẫn tán thành việc “trao” giá trị pháp lý cho Bộ pháp điển. Quá trình
xây dựng Bộ pháp điển đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân
và một nguồn kinh phí lớn để hoàn thành nên nó phải có giá trị sử dụng xứng
đáng. “Tuy nhiên, giá trị đến đâu lại là vấn đề cần tính toán thật kỹ càng”, ông
Cường cân nhắc.
Kết luận trong cuộc họp Ban soạn thảo Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL diễn
ra vào hôm qua (29/10), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh: “Bộ
pháp điển chắc chắn không thể thay thế văn bản được pháp điển nhưng chúng ta
làm ra mà nó không có giá trị nào đó thì làm ra để làm gì?”.
Theo Bộ trưởng, Bộ pháp điển có thể có giá trị sử dụng trong tất cả các văn bản
hành chính, trở thành “cẩm nang” của các cơ quan nhà nước. Còn trường hợp Bộ
pháp điển có nội dung khác với nội dung của văn bản được pháp điển, Bộ trưởng
Cường cho rằng, nên giao thẩm quyền quyết định cho cơ quan áp dụng, thi hành
pháp luật và cơ quan đó phải tự chịu trách nhiệm, đồng thời với cơ chế sửa sai.
Chưa đầu tư thích đáng cho các chủ đề


Có thể nói, chủ đề pháp điển là một nội dung quan trọng và tương đối phức tạp để
vừa bao quát hết các lĩnh vực trong hệ thống pháp luật vừa đáp ứng yêu cầu dễ tra
cứu, dễ sử dụng. Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư
pháp) Lê Thành Long cho biết, hiện dự thảo Pháp lệnh đưa ra hai phương án là
xác định chủ đề theo các lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc lấy theo tên của các cơ
quan nhà nước, tương ứng sẽ có 88 và 24 chủ đề chính cùng 1 chủ đề dự phòng.
Cũng theo ông Long, phương án nhận được sự ủng hộ là phương án đầu tiên bởi
các chủ đề được chia nhỏ, giúp cho việc xây dựng Bộ pháp điển được thuận lợi,
nhanh chóng.
Tuy nhiên, chuyên gia cao cấp Bộ Tư pháp Dương Thị Thanh Mai không ngại phê
bình, con số 88 chủ đề chính chưa thể hiện sự đầu tư thích đáng, thậm chí có phần
vội vã và bất hợp lý. Chẳng hạn, chủ đề “dạy nghề” chưa xứng tầm một chủ đề
độc lập; ba chủ đề “giáo dục đại học”, “giáo dục mầm non”, “giáo dục phổ thông”
nên gộp chung trong chủ đề “giáo dục”… Bà Mai thận trọng, việc xác định chủ đề
phải do Ban pháp điển quốc gia – nơi hội tụ các chuyên gia pháp luật hàng đầu –
quyết định, còn trong dự thảo chỉ đưa ra các tiêu chí thôi.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhất trí không nên dựa vào tên các bộ
ngành để ra chủ đề. Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị tham khảo kinh nghiệm của các
nước đã pháp điển thành công cũng như rà soát chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn
hoạt động của các bộ ngành… để “gia công” cho các chủ đề. “Khi nào chưa làm rõ
được chủ đề pháp điển thì chưa thể trình dự thảo Pháp lệnh” - Bộ trưởng cương
quyết.

×