Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giữ vững bản chất nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.67 KB, 9 trang )

Giữ vững bản chất nhà nước
trong bối cảnh kinh tế thị trường
và toàn cầu hóa
Cái làm cho sự vật, hiện tượng tồn tại như chính nó được xác định là bản chất. Bản
chất của sự vật
1. Quan niệm về bản chất nhà nước

Cái làm cho sự vật, hiện tượng tồn tại như chính nó được xác định là bản chất.
Bản chất của sự vật, hiện tượng là cái tuyệt đối trong khi nhận thức của con người
ta chỉ là tương đối. Bản chất của sự vật, hiện tượng được phản ánh tương ứng với
những thang bậc nhận thức của con người được triết học xác định là “bản chất cấp
một”, “bản chất cấp hai” Do không nắm được những nguyên lý cơ bản của lý
luận nhận thức ấy mà có giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật đã nêu
đến “ba” bản chất của nhà nước kiểu mới, gồm bản chất giai cấp công nhân, bản
chất dân chủ và bản chất là tổ chức có chức năng chủ yếu là sáng tạo, xây dựng xã
hội mới.
Bản chất của nhà nước còn là vấn đề chính trị, nó được giải thích dưới sự chi phối
của những lợi ích chính trị khác nhau. Đã một thời các luật gia, những nhà chính
luận tư sản ra sức đề cao những giá trị xã hội của nhà nước tư sản, che mờ tính
chất giai cấp của nhà nước, trong khi lý luận về nhà nước xã hội chủ nghĩa lại
tuyệt đối hoá tính chất giai cấp của nhà nước, rất ít coi trọng nghiên cứu và phát
huy những chức năng xã hội của nhà nước.
Nhà nước cũng như xã hội là những hiện tượng hết sức phức tạp, trước hết là phức
tạp về bản chất. Nếu “xã hội là tổng hoà của những quan hệ giữa con người với
con người” thì nhà nước, bản chất của nhà nước là tổng hoà của những thuộc tính
được hình thành trong quá trình tồn tại, phát triển của nó, và được biểu hiện ra
trong toàn bộ các quan hệ của nó với xã hội, với giai cấp, dân tộc, với các quốc gia
khác trong các quan hệ chính trị quốc tế. Tính chất và nội dung của những quan hệ
ấy cũng là yếu tố quy định bản chất của nhà nước. Có những thuộc tính có tính
phổ biến ở tất cả các nhà nước, như thuộc tính về chủ quyền, về quyền lực Song,
có những thuộc tính, những mối quan hệ mà tính chất và nội dung của nó quy định


sự khác biệt giữa bản chất của kiểu nhà nước này với bản chất của kiểu nhà nước
khác.
Nhà nước ta, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời sau thắng lợi
của Cách mạng tháng Tám năm 1945, xét về bản chất đã là nhà nước thuộc kiểu xã
hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã trải qua những giai
đoạn phát triển khác nhau, từ nhà nước dân chủ nhân dân có sứ mệnh thực hiện
cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân lên nhà nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa, với sứ mệnh thực hiện cách mạng xã hội chủ nghia trên phạm vi cả nước,
và giờ đang trong quá trình chuyển thành nhà nước pháp quyền của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Gắn với ba trình độ phát triển ấy là sự hình thành ngày
càng đầy đủ, ngày càng sâu sắc hơn những thuộc tính làm lên bản chất kiểu mới
của nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh của kinh tế thị trường, toàn cầu hoá hiện
nay nhà nước cũng như bất kỳ thiết chế nào khác đều phải đứng trước những nguy
cơ, thách thức lớn, thậm chí có thể bị thay đổi bản chất. Điều đó cũng đồng nghĩa
với sự thay đổi chế độ, đảo lộn thể chế và định hướng phát triển. Trong điều kiện
như vậy việc nhận thức bản chất của nhà nước nhằm giữ vững bản chất tốt đẹp của
nhà nước đặt ra những vấn đề có tính phương pháp luận sau:
1.1. Những thuộc tính, những mối quan hệ, cái tạo thành và thể hiện bản chất của
nhà nước không phải là bất biến; có thể có những thuộc tính mới xuất hiện, những
nội dung của các thuộc tính, tính chất và nội dung của các mối quan hệ bản chất có
thể thay đổi cùng với quá trình phát triển của nhà nước, theo sự thích ứng của nó
trước những biến đổi sâu sắc của xã hội, của thời đại. Trong sự thích ứng ấy, vai
trò của nhân tố chủ quan, trước hết là vai trò của đảng cầm quyền có ý nghĩa quyết
định.
1.2. Những thuộc tính tạo thành bản chất của nhà nước không tồn tại độc lập với
nhau mà quan hệ tương tác với nhau; tính chất và nội dung của các mối quan hệ
bản chất đó vừa thể hiện bản chất của nhà nước, vừa là cái phân biệt bản chất của
các kiểu nhà nước, giữa kiểu nhà nước bóc lột (nhà nước kiểu cũ) với nhà nước
kiểu mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các nhà nước cho dù là nhà nước nào cũng
có tính (thuộc tính) giai cấp, tính xã hội, song trong nhà nước kiểu cũ tính giai cấp

và tính xã hội đối lập nhau; tính giai cấp càng sâu sắc thì tính xã hội càng bị thu
hẹp, nhà nước của thiểu số bóc lột ngày càng đối lập gay gắt với xã hội, với đa số
nhân dân. Ngược lại, trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, tính giai cấp công nhân
càng sâu sắc thì tính xã hội ngày càng rộng rãi, nhà nước do Đảng, đội tiên phong
của giai cấp công nhân lãnh đạo song là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân.
Tính dân tộc cũng là một thuộc tính của nhà nước, bởi giai cấp thống trị nhà nước
cũng là giai cấp đại diện cho dân tộc trong quan hệ với các dân tộc khác, thông
qua nhà nước để bảo vệ lợi ích của dân tộc mà nó đại diện. Song, tính dân tộc của
nhà nước kiểu cũ luôn đối lập với tính quốc tế. Nhà nước kiểu cũ trong khi đề cao
lợi ích của dân tộc mà nó đại diện thì lại coi thường, chà đạp lợi ích của dân tộc
khác, trở thành nhà nước sô vanh, nhà nước bành trướng. Ngược lại, nhà nước
kiểu mới trong khi coi trọng, bảo vệ lợi ích của dân tộc mình thì luôn ủng hộ
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thực hiện đường lối đối ngoại tích cực
trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các
dân tộc.
2. Vấn đề giữ vững bản chất của nhà nước ta hiện nay
Từ nhận thức về bản chất của nhà nước như phân tích trên cho thấy, để giữ vững
bản chất kiểu mới của Nhà nước ta trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu
hoá đòi hỏi phải xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa giai cấp
và dân tộc, giữa dân tộc và quốc tế, đồng thời cần dự báo chính xác những yếu tố
mới xuất hiện trong xã hội, trong sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước
cũng như những yếu tố của thời đại có thể tác động tiêu cực, làm tha hoá bản chất
tốt đẹp của Nhà nước. Từ đây cần thiết phải xử lý các vấn đề sau:
2.1. Về cơ sở kinh tế của nhà nước
Các nhà nước kiểu cũ, nhà nước bóc lột đều tồn tại trên cơ sở kinh tế là chế độ sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong khi nhà nước kiểu mới xã hội chủ nghĩa tồn
tại trên cơ sở kinh tế là chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới
hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Trong thời kỳ quá độ, kinh tế thị
trường, với nhiều chế độ sở hữu, sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế diễn ra

gay gắt, lại thêm sự tác động của hội nhập quốc tế, việc bảo đảm cơ sở kinh tế mà
trên đó nhà nước tồn tại không thể bằng việc quay lại sai lầm cũ, nhất thể hoá chỉ
một thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Vấn đề là phải bảo đảm vai trò chủ đạo
của khu vực kinh tế nhà nước, theo đó phải bảo đảm cho doanh nghiệp nhà nước
giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, có tác động tích cực trong việc định
hướng các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần khác theo quỹ đạo xã hội chủ
nghĩa. Xứng đáng với vị trí ấy, doanh nghiệp nhà nước phải kinh doanh có hiệu
quả, có năng lực cạnh tranh lớn, cả cạnh tranh quốc tế. Như thế, vấn đề doanh
nghiệp nhà nước không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề chính trị
và quản lý. Và đó cũng là thách thức lớn, bởi qua nhiều năm cải cách, đổi mới
doanh nghiệp nhà nước ở nhiều lĩnh vực vẫn tỏ ra yếu kém, mặc dù được bao cấp,
với nhiều ưu đãi, kể cả việc được sử dụng nhiều phương tiện độc quyền; không ít
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, câu kết với “doanh nghiệp sân sau” bòn rút của cải
của nhà nước, vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động. Thực hiện cải cách triệt để doanh nghiệp nhà nước, đổi mới về cơ bản mối
quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, đồng thời có nhận thức đầy đủ
về vị trí, vai trò của nó đối với việc giữ gìn bản chất của nhà nước là giải pháp
quan trọng đối với thách thức trên.
2.2. Về tính chất giai cấp công nhân của nhà nước
Bảo đảm tính chất giai cấp công nhân của nhà nước cũng là bảo đảm sự lãnh đạo
của Đảng và mối quan hệ trách nhiệm của đảng cầm quyền với nhân dân. Đây là
điều kiện tiên quyết bảo đảm bản chất của nhà nước. Sự bảo đảm đó trước hết phải
ở tính tiên phong trong xã hội của giai cấp công nhân, ở địa vị làm chủ nền kinh tế
- xã hội của người lao động. Đây là thách thức lớn nhất, bởi trong thực tế quan hệ
lao động phổ biến hiện nay là quan hệ chủ - thợ, với sự lệ thuộc của người lao
động vào giới chủ cả về tổ chức, cả về việc làm và thu nhập, và bởi cả sự cạnh
tranh ngay trong những người lao động về những vấn đề ấy. Trong khi đó, công
đoàn, trực tiếp là công đoàn cơ sở, là tổ chức đại diện của người lao động, có thiên
chức bảo vệ lợi ích của người lao động song lại rất hạn chế về năng lực thực hiện
thiên chức của mình. ở không ít doanh nghiệp nhà nước - địa bàn của giai cấp

công nhân, người lao động cũng bị vi phạm nghiêm trọng về các quyền và lợi ích
hợp pháp, trong khi họ lại hạn chế về năng lực tự bảo vệ; những cơ chế xã hội bảo
vệ các quyền và lợi ích hợp pháp ấy lại hoạt động kém hiệu quả. Xây dựng giai
cấp công nhân, củng cố khối liên minh công nông và đội ngũ trí thức, sửa đổi Luật
Công đoàn để bảo đảm cho các cấp công đoàn thực sự là tổ chức chính trị - xã hội
của người lao động là giải pháp quan trọng cho việc vượt qua nguy cơ và thách
thức trên.
Bảo đảm tính giai cấp công nhân của nhà nước còn phải bảo đảm sự đúng đắn của
đường lối của Đảng, đề cao trách nhiệm của Đảng trước giai cấp, dân tộc về tính
đúng đắn đó. Đây là điều đòi hỏi Đảng phải bảo đảm dân chủ thực sự, thực hiện tự
do tư tưởng, có cơ chế phản biện sắc bén để kịp thời phát hiện ra sai lầm trong
đường lối, tránh tình trạng sự phán xét chỉ thuộc về lịch sử. Đồng thời có sự
nghiên cứu, phân định rõ ràng giữa quyền quyết định chính trị của Đảng với tư
cách là lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội với quyền quyết định lập hiến, lập pháp
của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và quyền tối thượng của nhân dân. Đây
cũng là điều căn bản để khai thông những ách tắc trong những soạn thảo, ban hành
Luật Trưng cầu ý dân, một chủ trương lập pháp quan trọng của Đảng hiện nay.
Trong điều kiện của Nhà nước pháp quyền, giữ gìn tính giai cấp công nhân của
nhà nước còn đòi hỏi phải đổi mới mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, tăng
cường tính pháp quyền của hệ thống thể chế đảng, làm cho sự lãnh đạo của Đảng
mang đậm tính pháp quyền, tổ chức và hoạt động không chỉ theo những nguyên
tắc truyền thống mà còn theo những nguyên tắc pháp quyền. Từ đây cần cụ thể
hoá quy định của Hiến pháp về sự lãnh đạo của Đảng, về hoạt động của các tổ
chức đảng bằng một hệ thống thể chế pháp lý đầy đủ, chặt chẽ.
Suy cho cùng, Đảng lãnh đạo là để nhà nước thực sự là sở hữu của nhân dân, thực
sự là người phục vụ nhân dân, luôn đem lại sự hài lòng của mọi tầng lớp nhân dân
về chất lượng phục vụ, đem lại cuộc sống sung túc cho mọi người dân. Thực tế lại
chưa phải như vậy. Một bộ phận nhân dân đời sống còn khốn khó, nhiều cán bộ,
Đảng viên, kể cả những bậc lão thành, và nhất là không ít trí thức mất lòng tin vào
Đảng, vào Nhà nước, thờ ơ, quay lưng lại chính trị, hoài nghi bản chất tốt đẹp của

chế độ. Có nhiều lý do của thực trạng ấy, trong đó có tình trạng tham nhũng nặng
nề và đặc biệt là, bệnh nói không đi đôi với làm, “nghĩ khác, nói khác, làm khác”,
nói hay làm dở, nói theo nghị quyết, pháp luật nhưng lại làm trái nghị quyết, chà
đạp luật pháp ở không ít cán bộ, cả cán bộ có trọng trách đã trở thành phổ biến.
Đây là nguy cơ lớn bởi nó không chỉ dừng ở hậu quả là sự mất lòng tin mà chuyển
hoá, gây hậu quả trầm trọng hơn, có thể làm biến dạng cả nền chính trị cầm quyền,
làm cho sự cầm quyền, cai trị không minh bạch, không chính danh.
2.3. Về bảo đảm thuộc tính dân chủ của Nhà nước
Dân chủ là một thuộc tính quan trọng làm nên bản chất của nhà nước theo chính
thể cộng hoà. Dân chủ trong bản chất của nhà nước ta là dân chủ xã hội chủ nghĩa,
có nghĩa là:
- Dân chủ với đa số, chuyên chính với những phần tử chống đối chế độ, xâm hại
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;
- Dân chủ là quyền lực thống nhất không chia sẻ nằm trong tay nhân dân. “bản
thân các cơ quan nhà nước không tự có quyền mà là được nhân dân uỷ nhiệm theo
thẩm quyền cụ thể do pháp luật quy định” (1), việc sử dụng quyền lực chỉ vì ý
nguyện, lợi ích của nhân dân. Dân chủ như thế đòi hỏi nhà nước phải xây dựng
một hệ thống thể chế pháp lý dân chủ hoàn bị, với đầy đủ các phương thức thực
hiện quyền lực của nhân dân; là chống cực quyền trong quản lý, dùng quyền lực
của nhân dân để cấm đoán vô lối, sách nhiễu, cửa quyền với nhân dân. Dân chủ
như thế còn đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ cả ba quá trình dân chủ, vừa dân chủ
hoá quản lý nhà nước, thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý bằng nhiều
hình thức, biện pháp thiết thực, hiệu quả, vừa xã hội hoá, thực hiện chuyển giao
một số nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của nhà nước cho các tổ chức xã hội,
vừa mở rộng quyền tự chủ, tự quản của tổ chức, cá nhân, của các cộng đồng, các
nhóm lợi ích, và của tất cả các cấp chính quyền địa phương, nhất là cấp chính
quyền cơ sở. Sự thiếu đồng hành của ba hướng “tiến công” ấy vào dân chủ đều
ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi dân chủ.
- Dân chủ trong nhà nước phải đồng thời với dân chủ xã hội. Xây dựng nhà nước
dân chủ phải xây dựng xã hội dân chủ. Đó phải là một xã hội tạo ra được những áp

lực cần thiết, tích cực cho việc bảo đảm dân chủ nhà nước, mà với áp lực ấy đủ để
làm cho công chức nhà nước trở thành công bộc thực sự của dân, là người làm
thuê cho dân, dân không tin, không dùng thì phải từ chức; làm cho các quyết định
của nhà nước phải đi từ xã hội, quay lại phục vụ xã hội, phát triển xã hội; hình
thành một cơ chế xã hội, với những mô hình và hình thức đa dạng để nhân dân
tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định và thực hiện các quyết định của nhà
nước.
Từ những nội dung của thuộc tính dân chủ nêu trên cho thấy thách thức lớn đối
với việc giữ vững bản chất của nhà nước ta hiện nay là:
- Nhà nước dường như có xu hướng hình thành những lợi ích riêng, nhiều quyết
định chỉ vì lợi ích quản lý của nhà nước, không thuận lòng dân, coi trọng và ỷ vào
quyền lực cưỡng chế hơn là tính hợp lý và hiệu quả.
- Những thể chế pháp lý về dân chủ chưa hoàn bị, thiếu tính khả thi, các phương
thức và hình thức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân còn mang nặng hình
thức;
- Về mặt xã hội, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, sự chênh lệch về thu
nhập và mức sống, về hưởng thụ văn hoá, dịch vụ công cộng giữa các giai tầng xã
hội có chiều hướng tăng lên; nguy cơ phân cực xã hội tăng nhưng vai trò điều tiết
của nhà nước lại rất hạn chế. Trong khi đó, dưới tác động tiêu cực, hết sức mạnh
mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã làm cho nhiều giá trị truyền thống
của dân tộc bị biến dạng, thang giá trị bị đảo lộn, với sự méo mó về nếp nghĩ, lối
sống của không ít lớp trẻ. Tất cả những điều đó đã không tạo ra được môi trường
lành mạnh cho việc thực thi dân chủ, thậm chí tiềm ẩn môi trường phản dân chủ.
Như thế, giữ gìn và làm phong phú nội dung dân chủ của thuộc tính dân chủ trong
bản chất của nhà nước đòi hỏi phải có những quyết sách chiến lược nhằm ngăn
chặn, triệt tiêu những khuynh hướng, khắc phục những hậu quả nêu trên; xây dựng
một xã hội lao động lành mạnh, có đạo lý, tình người, có những công dân khoẻ
khoắn về tinh thần và thể chất; những giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá của
dân tộc được gìn giữ, công bằng xã hội được bảo đảm.
(1) ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành trung ương khoá VIII,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr 12.

×