Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI kỳ đề tài vấn đề campuchia trong chính sách đối ngoại việt nam (1979 – 1991)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.94 KB, 21 trang )

Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐHQG
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI

Vấn đề Campuchia trong chính sách đối
ngoại Việt Nam (1979 – 1991)

Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Lớp:
Môn:
Giảng viên hướng dẫn:

1

Chang Jar Shin
2057061118
20706CLC_A
Chính sách đối ngoại Việt Nam
PGS. TS. Trần Nam Tiến


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)


MỤC LỤC

MỤC LỤC ...........................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................3
NỘI DUNG .........................................................................................................................4
I.

Bối cảnh lịch sử ...........................................................................................................4
1.

Tình hình quốc tế ......................................................................................................4

2.

Tình hình khu vực .....................................................................................................5

3.

Tình hình trong nước ................................................................................................5

II.

Sự hình thành vấn đề Campuchia ..........................................................................6

1.

Xung đột biên giới Việt Nam – Campuchia .............................................................6

2.


Sự hình thành vấn đề Campuchia .............................................................................8

III.

Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ 1979 – 1991 .............................................9

1.

Chính sách đối ngoại kinh tế và chính trị của Việt Nam ……………..………….. 9

2.

Chính sách đối ngoại với Liên Xơ ..........................................................................11

3.

Chính sách đối ngoại với ba nước Đơng Dương ....................................................13

4.

Chính sách đối ngoại với Trung Quốc ....................................................................15

5.

Chính sách đối ngoại với các nước ASEAN ..........................................................16

6.

Chính sách đối ngoại với các nước phương Tây và các nước khác........................18


LỜI KẾT............................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................20

2


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

LỜI MỞ ĐẦU
“Vấn đề Campuchia” là cụm từ thường được nhắc tới trong lịch sử quan hệ quốc tế
cuối thế kỷ XX. Thuật ngữ này được dùng để mô tả một chuỗi các sự kiện xảy ra ở
Campuchia sau khi lực lượng Khmer Đỏ đưa quân xâm nhập sâu vào lãnh thổ Việt Nam
và buộc quân đội Việt Nam phải tiến hành tự vệ phản công vào năm 1978. Sự hình thành
của vấn đề này bắt ng̀n từ tình hình chính trị trên bán đảo Đơng Dương cũng như chính
sách đối ngoại của các nước lớn trong những năm 70 của thế kỷ XX.
Đứng trước tình trạng bị Mỹ, Trung Quốc và các nước khác bao vây cấm vận về
kinh tế, cơ lập về chính trị, Việt Nam buộc phải linh hoạt thay đổi các chiến lược ngoại
giao mềm dẻo, ưu tiên đàm phán, đối thoại hồ bình. Đại hội Đảng lần thứ V đã nêu ra
những mục tiêu đởi mới trong chính sách đối ngoại mới, đờng thời đảm bảo an ninh, trật
tự quốc gia và khu vực, phát triển thương mại kinh tế quốc tế…

3


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

NỘI DUNG
I.


Bối cảnh lịch sử

1. Tình hình quốc tế
Bước vào thập kỷ 80, thế giới chia làm hai thế lực, cụ thể là hai cực Ianta Hoa Kỳ Liên Xô. Ở giai đoạn này, thế giới đã chứng kiến những nỗ lực chạy đua vũ trang giữa
Hoa Kỳ với Liên Xơ. Bên cạnh đó, lĩnh vực quan hệ quốc tế thay đổi và diễn biến theo
chiều hướng phức tạp.
Về phía Hoa Kỳ, sau khi Ronald Reagan lên cầm quyền, ông đã cho thực hiện chính
sách chạy đua vũ trang, khởi xướng “Chiến tranh giữa các vì sao” với chương trình
“Sáng kiến phịng thủ chiến lược” (SDI) tham vọng khơi phục lại vị trí dẫn đầu về qn
sự của mình. Chính vì vậy, Hoa Kỳ đã tăng cường đầu tư khủng vào lĩnh vực quân sự
và sản xuất vũ khí. Điều này đã buộc Liên Xô phải lao vào cuộc chạy đua vũ trang tốn
kém này. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn sử dụng nhiều chiến lược tác động lên Liên Xô, các
nước Đông Âu và đàn áp các nước độc lập phát triển, cùng lúc đó bao vây cấm vận và
cơ lập Việt Nam.
Về phía Liên Xơ, Liên Xơ cũng tập trung tăng cường vũ trang và mở rộng ảnh hưởng
ra các khu vực các nước Đông Âu, giúp đỡ các nước tiến bộ ở châu Phi. Bên cạnh đó,
Việt Nam cũng được Liên Xô ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt, nhằm thông qua Việt Nam
để mở rộng ảnh hưởng sang các nước Đông Dương và khi vực Đông Nam Á. Cũng
trong thập niên 80, Liên Xô ủng hộ Việt Nam đờng thời thúc đẩy đàm phán bình thường
hố với Trung Quốc.
Cùng lúc đó, Trung Quốc nởi chống bá quyền của Hoa Kỳ và Liên Xô, nhưng coi
Liên Xô là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm, chính vì vậy Trung Quốc ủng hộ tất cả những gì
có thể ngăn cản sự ảnh hưởng của Liên Xơ. Trong đó, Trung Quốc địi Liên Xơ ngừng
ủng hộ Việt Nam duy trì quân đội ở Campuchia, mặt khác ủng hộ các chiến khu cộng
4


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)


sản Thái Lan, Myanma và Malasia, hỗ trợ lực lượng phe phái Khơme phản động.Ngoài
ra, Trung Quốc cũng tham gia bao vây cấm vận cô lập Việt Nam, doạ cho Việt Nam
một bài học thứ hai.
2. Tình hình khu vực
Việc Việt Nam đưa quân sang giúp đỡ Campuchia đẩy lùi quân truy kích Khơme
đỏ đến tận sào huyệt và hỗ trợ Mặt trận Dân tộc Cứu nước Campuchia giải phóng nước
họ khỏi thảm hoạ diệt chủng là một việc làm đại nghĩa, chí tình. Tuy nhiên, nhân cơ hội
này các nước phe thù địch đã gán cho Việt Nam xâm lược Campuchia. Từ đó, Trung
Quốc, phương Tây và khối ASEAN bao vây, cô lập, cấm vận Việt Nam hơn một thập
kỷ. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước
hậu chiến tranh.
3. Tình hình trong nước
Mặc dù Việt Nam đã giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh biên giới và đạt
được những thành tựu đáng kể, nhưng kết quả xây dựng nền kinh tế vẫn chưa thu hẹp
được những mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân, tiêu dùng xã hội vẫn
chưa đảm bảo cuộc sống người dân. Các tiêu dùng thiết yếu và một phần tiêu dùng xã
hội phải dựa vào vay và viện trợ bên ngồi. Đời sống nhân đan vẫn cịn nhiều khó khăn,
nhất là đời sống tầng lớp công nhân, viên chức, nông dân những vùng bị thiên tai.
Không những thế, Việt Nam cịn phải đối mặt với những diễn biến khơng thuận lợi
trong tình hình thế giới. Những khó khăn đó tác động trực tiếp và gián tiếp lên đời sống
chính trị, xã hội của nước ta. Từ năm 1979, Việt Nam phải đối phó với chính sách bao
vây, cấm vận về kinh tế, cơ lập về chính trị và cuộc chiến tranh phá hoại ở nhiều mặt
từ các thế lực thù địch. Chính vì vậy, quan hệ quốc tế của nước ta bị thu hẹp và gặp
nhiều khó khi hội nhập quốc tế.

5


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam

(1979 – 1991)

II.

Sự hình thành vấn đề Campuchia

1. Xung đột biên giới Việt Nam – Campuchia
Dưới sự xúi giục của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh, Pol Pot – Ieng Sary đã
làm biến chất quân đội Cmapuchia. Đây là một âm mưu thâm động và cũng là tội ác
nghiêm trọng nhằm thủ tiêu một trong những vơn quý nhất của cách mạng Campuchia.
Ngày 31/12/1977, Pol Pot – Ieng Sary tuyên bố Việt Nam là “kẻ thù số 1”, đơn phương
cắt đứt mối quan hệ ngoại giao vốn tốt đẹp giữa Việt Nam. Không những thế, chúng
ngang nhiên tiến hành các cuộc hành quân vào lãnh thổ Việt Nam, thảm sát nhân dân
Việt Nam.
Đứng trước tình hình nghiêm trọng đó, ngày 7/6/1977, Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam gửi cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Campuchia và Chính phủ Campuchia Dân chủ đề nghị hội đàm. Tuy nhiên phía
Campuchia Dân chủ từ chối và Pol Pot tiếp tục cho quân tấn công sang biên giới Việt
Nam, thực giết hại vơ số đờng bào Việt Nam. Ngồi ra, ngày 26/9/1977, Pol Pot trở lại
sau một thời gian nghỉ ốm và tuyên bố công khai đi thăm chinh thức Trung Quốc. Bằng
cách này, Pol Pot đã huy động lực lương của mình tiến cơng trên tồn biên giới Việt
Nam, sát hại dân thường.
Trước những hành động xâm lấn, giết hại đồng bào Việt Nam ở biên giới Tây Nam,
các lực lượng vũ trang Việt Nam sử dụng quyền tự vệ đánh trả kẻ xâm lẫn, bảo vệ lãnh
thổ, tính mạng, tài sản và hồ bình của nhân dân. Cũng chính hành động tự vệ chính
đáng này vào ngày 31/12/1977, chính quyền Pol Pot chính thức ra tuyên bố vu cáo Việt
Nam xâm lược Campuchia, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, rút sứ quán
Campuchia ở Hà Nội và yêu cầu tất cả cán bộ ngoại giao của sứ quán Việt Nam ở
Phnôm Pênh về nước. Mặc dù, Chính phủ Việt Nam đánh trả và tỏ thiện chí gặp gỡ
giữa hai lãnh đạo cấp cao để tiến hành đàm phán giải quyết xung đột biên giới Việt

Nam – Campuchia, chính quyền Campuchia Dân chủ trả lời: “Chờ một thời gian cho

6


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

tình hình bình thường trở lại về những cung đột ở biên giới được chấm dứt sẽ gặp gỡ
cấp cao”.
Việt Nam liên tiếp đưa ra các đề nghị đàm phán, đặc biệt quan trọng là Tuyên bố
ngày 5/2/1978 với nội dung bày tỏ thiện chí thật sự muốn chám dứt xung đột, giải quyết
vấn đề biên giới bằng thương lượng hồ bình. Bản tun bố đề nghị ba điểm như sau:
-

Chấm dứt mọi hành động quân sự thù địch ở vùng biên giới, lực lượng vũ trang
mỡi bên đóng sâu trong lãnh thở của mình, cách đường biên giới 5 km.

-

Hai bên gặp nhau ngay để bàn bạc, ký Hiệp ước hữu nghị và không xâm lược
nhau và Hiệp ước hoạch định biên giới.

-

Hai bên thoả thuận một hình thức thích hợp bảo đảm quốc tế và giám sát quốc
tế.

Mặc dù đề nghị ba điểm của Việt Nam được cộng đờng quốc tế hoan nghênh, nhưng
phía Pol Pot bác bỏ đề nghị trên và tuyên bố Việt Nam đang lừa dối dư luận thế giới. Pol

Pot tiếp tục vu khống Viêt Nam có ý đờ xâm lược Campuchia và thành lập Liên bang Đông
Dương, mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.
Ngày 25/12/1978, đáp lại lời kê gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia,
Quân đội nhân dân Việt Nam đã phối hợp với Mặt trận này tiến hành tấn công lật đổ chế
độ diệt chủng tàn bạo của chính quyền Pol Pot – Ieng Sary. Mãi đến tháng 1/1979, đã mở
ra trang sử mới cho đất nước Campuchia khi giành được thắng lợi góp phần tạo nên nền
hồ bình độc lập, tự do cho đất nước này. Mặc dù lực lượng Pol Pot bị tiêu diệt, nhưng đó
chỉ là một phần, phần lớn tan rã hoặc chạy sang nước láng giềng phía Tây. Lực lượng còn
lại tập hợp và chuyển sang đánh du kích.
Trong bối cảnh như thế, “Vấn đề Campuchia” được chính thức hình thành, nhận được
quan tâm và xuất hiện khái niệm này trên trường quốc tế.

7


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

2. Sự hình thành vấn đề Campuchia
Việc đưa quân vào Campuchia giúp đỡ Mặt trận Dân tộc cứu nước Campuchia tiêu
diệt phe phản động và xây dựng một chế độ chính trị và xã hội tiến bộ hơn, và nhất là
sự có mặt kéo dài của một số lượng không nhỏ quân đội Việt Nam trên lãnh thổ
Camppuchia đã kiến các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan lo lắng. Nỗi lo càng tăng
thêm trong khi các nước ASEAN không hội đủ tiềm lực sức mạng quân sự ngang hàng
với quân đội Việt Nam.
Họ đã cầu đến sự giúp đỡ của các cường quốc ngoài vùng, cụ thể là Trung Quốc và
Mỹ. Trung Quốc ngay lập tức nhận lời vì đây là cơ hội để mở rộng, xác lập sức ảnh
hưởng trong vùng. Sau đó, họ đã liên kết với ASEAN và Mỹ để tạo ra một liên hiệp
bao gờm thế lực Khơme Đỏ, để chống sự có mặt của quân đội Việt Nam trên đất
Campuchia. Sự hình thành và phát triển của cục diện quốc tế và khu vực tạo nên bối

cảnh gọi là “Vấn đề Campuchia” và cũng từ đó, Việt Nam phải dựa hẳn vào Liên Xô
để đương đầu với liên minh ASEAN – Trung Quốc – Mỹ.
Về phía Trung Quốc, ngày 11/1/1979, Trung Quốc đã đưa nghị quết về Campuchia
ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nội dung dự thảo tuyên bố rằng hành động
Việt Nam đóng qn bên trong lãnh thở Campuchia là hành động xâm lăng, đe doạ đối
với nền hà bình và an ninh thế giới. Dự thảo khuyến cáo các thành viên của Hội đồng
Bảo an thông qua nghị quyết địi rút qn đội nước ngồi ra khởi lãnh thở Campuchia.
Ngồi ra, Trung Quốc cịn gây trở ngại cho việc đàm phán thương lượng hồ bình giữa
Việt Nam và Campuchia, đồng thời lôi kéo các nước khác như Mỹ, Nhật và các nước
phương Tây và ASEAN chống lại Việt Nam và Liên Xô với danh nghĩa là thành lập
mặt trận chống bá quyền. Trung Quốc có ý đờ lợi dụng vấn đề Campuchia để liên kết
với Mỹ, các nước phuong Tây và ASEAN chống lại Việt Nam, bên cạnh đó tranh thủ
lợi dụng vốn và kỹ thuật của Mỹ và phương Tây để thực hiện mục tiêu bốn hiện đại hố
của mình.

8


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

Về phía Mỹ, các nhà boạch định chính sách Mỹ coi việc Việt Nam đưa quân vào
Campuchia là một hành động xâm lược đế quốc và nếu để Việt Nam thàh cơng, điều
đó sẽ khuyến khíc Việt Nam có những hành động xâm lược các nước láng giềng. Chính
vì thế, Mỹ liên tục gây sức ép, áp dụng lệnh trừng phát, cấm vận, cô lập ngoại giao Hà
Nội buộc Việt Nam rút hết quân đội khỏi Campuchia. Thực hiện thành lập một nước
Campucia trung lập và không bị đe doạ bởi bất kì nước láng giềng nào. Bên cạnh đó,
chính quyền Reagan đã áp dụng nhiều phương sách khác để tăng cường sức ép kinh tế,
chính trị và quân sự đối với Việt Nam để nhanh chóng đặt được mục đích.
Về phía ASEAN và Thái Lan, các nước ASEAN đã tở chức các cuộc họp, báo cáo

chung về chính sách trung lập phát sinh giữa Việt Nam và Campuchia. Các nước
ASEAN thể hiện thái độ cứng rắn nhưng không nhất thiết đồng nghĩa với việc đối đầu
với Việt Nam và bày tỏ thái độ sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Việt Nam để tìm ra một
giải pháp cho vấn đề Campuchia. Tuy nhiên, Thái Lan lấy lý do dân tị nạn Campuchia
đã trở thành một gánh nặng quá mức chịu đựng cho ngân sách của Thái Lan, nên quân
đội Thái đã tìm cách đưa họ trở về nước. Hành động của Thái Lan cũng nằm trong âm
mưu của Mỹ và Trung Quốc, muốn lợi dụng cơ hội để giành những thắng lợi quân sự
nhằm biện minh cho vị thế hợp pháp của lực lượng Pol Pot ở Liên Hợp Quốc.

III.

Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ 1979 – 1991

1. Chính sách đối ngoại về kinh tế và chính trị của nước ta
Bước vào thập kỳ 1980, thế giời tiến vào giai đoạn cách mạng khoa học và công
nghệ, đồng thời các nước tiến vào cuộc chạy đua vũ tốn kém nhất lịch sử, điển hình
giữa hai phe, hai cực, Mỹ và Liên Xô. Những biến đổi của tình hình thế giới phát triển
nhanh hơn, khó đốn hớn, đã gây rất nhiều khó khăn và biến động lớn trong chính trị
thế giới vào cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90.

9


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

Trước bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình đất nước biến động lớn, Đại hội Đại
biểu tồn quốc lần V (3/1982) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra hai nhiệm vụ
chiến lược cho giai đoạn mới của cách mạng nước ta:
-


Một là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

-

Hai là sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
và nhấn mạnh làm nhiệm vụ quốc tế là nhiệm vụ ý nghĩa chiến lược.

Ngoài ra, Đại hội cũng “khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ
nghĩa và đường lối xây dựng nền hoà kinh tế xã hội chủ nghĩa do Đại hội lần thứ IV mà
Đảng vạch ra”.
Về kinh tế, Đại hội V nhấn mạnh cần tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, coi công
nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhưng trên thực tế, nước ta vẫn dành ưu tiên phát triển nông
nghiệp nặng và phần nào lo bảo vệ Tổ quốc nên có thời gian cịn đưa nhiệm vụ bảo vệ Tở
quốc lên trên nhiệm vụ xây dựng đất nước. Cuộc cách mạng cơng nghệ đã thúc đầy xã hội
hố sản xuất vâth chất và thúc đẩy xu thế khu vực hoá, tồn cầu hố. Điều này lơi cuốn rất
nhiều nước tham gia và gia tăng các hoạt động thương mại quốc tế. Đặc biết, cải cách và
mở cửa đã tạo cho Việt Nam và các nước khác những cơ hội và thách thức hội nhập kinh
tế quốc tế.
Về chính trị, các nước lớn điều chỉnh chiến lược theo hướng giảm chạy đua vũ trang,
giảm chi phí quốc phịng, giảm cam kết quân sự bên ngoài, dàn xếp với nhay về ván đề khu
vực và đẩy mạnh cải thiện quan hệ bằng ngoại giao đàm phán hồ bình với nhau, tập trung
vào củng cố nội bộ, phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật nhằm tăng cường sức mạnh
quốc gia vào cuối thế kỷ. ĐIều đó làm tăng xu thế đối thoại và hồ khí giữa các nước.
Về an ninh và đối ngoại, đứng trước tình hình trật tự thế giới thay đởi chóng mặt, chính
sách đối ngoại và an ninh Việt Nam cũng thay đổi cho phù hợp. Những năm 80 trong
khoảng thời gian này, do bị vu khống xâm lược Campuchia, Việt Nam bị cô lập về kinh tế,
nên sự hỗ trợ của nước ta chủ yếu đến từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. , Việt Nam
10



Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

đã tăng cường hợp tác về kinh tế với Liên Xơ, tham gia khối SEV. Bên cạnh đó, sau chiến
tranh biên giới Tây Nam, mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia không được tốt đẹp
như trước. Tại thời điểm này, chính sách đối ngoại đặt ra mục tiêu xây dưng, hàn gắn tình
hữu nghị giữa ba nước Đơng Dương. Ngoài xung đột biên giới Tây Nam, chiến tranh biên
giới Việt – Trung cũng gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với Trung Quốc. Sau khi xung
đột kết thúc, nước ta và Trung Quốc tiến hành và chuyển sang đàm phán thương lượng hồ
bình. Quan hệ quốc tế với ASEAN và các nước phương Tây cũng được chú trọng và xây
dựng mối quan hệ ngoại giao hoà hảo giữa các bên.
2. Chính sách đối ngoại với Liên Xơ
Trước khi Việt Nam bị bao vậy cấm vận thì tình hữu nghị giữa Liên Xô và Việt Nam
vốn đã bền chặt. Sau sự kiện xung đột biên giới Việt – Campuchia thì Việt Nam đã chọn
ngã hẳn về phía Liên Xô. Người anh cả của xã hội chủ nghĩa đã hỗ trợ và đầu tư xây dựng,
phát triển Việt Nam trên mọi lĩnh vực.
Về ngành thương mại và dịch vụ, bên cạnh mở rộng quan hệ hợp tác lĩnh vực kinh tế,
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên Xô cũng không ngừng được củng cố, mở rộng
và phát triển. Quan hệ giữa hai nước không đơn thuần là quan hệ buôn bán thông thường
mà chủ yếu là quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, dựa trên những nguyên tắc chủ nghĩa
quốc tế xã hội chủ nghĩa. Không những giành cho Việt Nam chế độ tối huệ quốc trên mọi
vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng hải, mà Liên Xơ cịn tận tình giúp đỡ nước ta mở
rộng trao đởi hàng hố giữa hai nước và giảnh cho Việt Nam những ưu tiên về nhiều mặt,
nhất là về giá cả, cơ cấu mặt hàng và vận chủn xuất nhập khẩu các hàng hố về nơng –
lâm – thủ công nghiệp nhiệt đới, nguồn lao động dồi dào và tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
Về lĩnh vực công nghiệp và đầu tư, Liên Xô cung cấp các loại phương tiện vận tải chủ
yếu cho Việt Nam để thuận tiện trong việc vận tải hàng hoá lẫn di chuyển hằng ngày. Sau
chiến tranh, Việt Nam đứng trước khó khăn về vật tư, thiết bị để khôi phục và xây dựng cơ


11


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

sở vật chất quan trọng do bị tàn phá bởi bom đạn chiến tranh, Liên Xô đã đầu tư các thiết
bị, vật tư cần thiết để khôi phục và xây dựng thêm những cơng trình lớn.
Về ngành năng lượng, sau khi ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt – Xô, vốn đã được
Liên Xô giúp đỡ to lớn trong ngành điện, sự giúp đỡ ấy ngày càng toàn diện hơn, to lớn
hơn sau khi ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt – Xô. Bên cạnh đó, Uỷ ban hợp tác kinh
tế và khoa học kỹ thuật giữa hai chính phủ Việt Nam và Liên Xơ trong cuộc họp lần thứ 6
vào tháng 7/1980 đã quyết định thành lập Tổ chức công tác trong lĩnh vực năng lượng.
Nhiệm vụ của tổ chức này là phối hợp với Bộ năng lượng và điiện khí hố Liên Xơ và Bộ
điện lực Việt Nam để nghiên cứu và phát triển các cơng trình, cơ sở năng lượng và hợp tác
nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Về ngành dầu khí, giữa năm 1979, chính phủ Liên Xơ đã cử đồn nhà bác học và các
chuyên gia địa chất ở lĩnh vực địa chất, dầu khí, cơng nghiệp dầu khí sang Việt Nam nghiên
cứu tình hình dầu khí nơi dây. 3/1980, họ đã phát hiện triển vọng dầu khí ở thềm lục địa
phía Nam và kết quả là ngày 3/7/1980, Hiệp định giữa hai Chính phủ hai nước về việc hợp
tác, tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí đã được ký kết. ĐIều này mở ra bước mở đầu
cho sự phát triển mạnh mẽ trong việc hợp tác ngành dầu khí của hai nước. Tháng 6/1981,
hai chính phủ đã ký Nghị định thư về việc thành lập Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt
Nam – Liên xơ.
Quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển và tiếp tục được xây dựng trên
những nguyên tác cơ bản là tinh thần giúp đỡ quốc tế vô sản và hai bên cùng có lợi. Bước
sang giai đoạn 1986 – 1991, tình hình trong nước và quốc tế có những thuận lợi cơ bản tuy
cũng có nhiều mặt bất lợi và phức tạp ảnh hưởng đến mục tiêu, sách lược phá triển kinh tế,
chính trị và đối ngoại. Khơng thể phủ nhận rằng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, Việt Nam nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũng

như nhân dân yêu tự do hồ bình khắp trên thế giới. Quan hệ ba nước Đông Dương được
củng cố và tạo thêm những nhân tố thuận lợi cho công cuộc cách mạng ở mỗi nước.

12


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu do
Đại hội lần thứ V đề ra, Việt Nam cũng đặt được những thành tựu quan trọng về lĩnh vực
nông nghiệp và cơng nghiệp.
Trước u cầu đởi mới tồn diện đất nước, tháng 12/1986 Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu bước chuyển hướng và đổi mới trên mọi
lĩnh vực. Đặc biệt, các quan hệ kinh tế đối ngoại phải thúc đẩy sự gắn bó ngày càng chặt
chẽ giữa Việt Nam với cộng đồng xã hội chủ nghĩa, trước hết là với Liên Xơ. Như vậy, gắn
bó với cộng đờng xã hội chủ nghĩa, trước hết với Liên Xô là nền tảng của chiến lược kinh
tế đối ngoại của Việt nam trong giai đoạn này. Chủ tường phát triển quan hệ toàn diện với
Liên Xô đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế luôn được nhấn mạnh.
3. Chính sách đối ngoại với ba nước Đông Dương
Việt Nam chủ trương cùng với Lào và Campuchia xây dựng liên minh đặc biệt. Hội
nghị cấp cap ba nước Lào – Campuchia – Việt Nam, ngày 23/2/1983, đã họp, thơng qua
ngun tắc chỉ đạo quan hệ đồn kêté, hợp tác giữa ba nước và thông qua bố thả thuận:
-

Hội nghị Cấp cao Lào – Campuchia – Việt Nam sẽ được triệu tập sau khi lãnh
đạo ba nước tham khảo ý kiến của nhau thông qua các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại
giao ba nước;

-


Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Lào – Campuchia- Việt Nam họp mỗi năm hai
lần để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quan hệ ba nước trong thời gian giữa
hai hội nghị cấp cao;

-

Thành lập ở mỗi nước một Uỷ ban Hợp tá Kinh tế Lào – Campuchia – Việt Nam
để thúc đẩy việc hợp tác kinh tế và việc phối hợp kế hoạch phát triển kinh tế
quốc dân giữa ba nước. Ba Uỷ ban sẽ họp mỗi năm hai lần;

-

Tuỳ theo điều kiện cho phép, có thể thành lập cac Uỷ ban hợp tác giữa ba nước
trong các ngành chuyên môn về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật,…

13


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

Như vậy, hội nghị cấp cao đã xác định cơ cấu tổ chứcc cho mối quan heej đặc biệt giữa
ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Thời gian này, Việt Nam chưa tính đến chủ trương giải quyết vấn đề Capuchia bằng
biện pháp chính trị. Một mặt, chún ta giúp đỡ chính quyền Campuchia xây dựng và quản
lý dất nước: Hàng ngàn chuyên gia ở mọi linh vực được cử sang giúp Campuchia khôi
phục đất nước sau thảm hoạ diệt chủng, đồng thời chúng ta hỗ trợ, hợp tác với lực lượng
cách mạng Campuchia truy quét quân Khơme Đỏ. Từ năm 1982, chúng ta giảm dần vai trò
quản lý của chuyên gia trên các lĩnh vực. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc duy trì sự có mặt

của lực lượng quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia cũng như là hợp tác toàn diện hai
nước, ngày 18/2/1979, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân
Campuchia đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác.
Trên mặt trận đối ngoại, ba nước Đông Dương đã phối hợp chặt chẽ với nhau đấu tranh
trên các diễn đàn khu vực lẫn quốc tế để bảo vệ thành quả cách mạng Campuchia. Từ năm
1980 đến 1986, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước đã họp phiên 13 lần lượt ở thủe
dô ba nước và dặc biệt Hội nghị Cấp cao ba nước đã họp ngày 23/2/1983 xác định mối
quan hệ đặc biệt giữa ba nước, lập Uỷ ban hợp tác trong mọi lĩnh vực và phối hợp đấu tranh
giảnh thế hợp pháp cho Cộng hoà Nhân dân Campuchia. Qua Hội Nghị Cấp cao giữa ba
nước, các bên đã nhất trí với kế hoạch rút quân hàng năm của Việt Nam và ngày 16/8/1985,
chúng ta tuyên bố rút hết lực lượng qn tình nguyện ra khỏi lãnh thở Campuchia vào 1990.
Trên cơ sở lập trường 5 điểm, ba nước đã thống nhát được giải pháp cho vấn đề Campuchia.
Việt Nam sẽ rút hết quân vào năm 1990, và nếu có giải pháp thì Vỉệt Nam sẽ rút qn sớm
hơn. Ngồi ra, Campuchia sẵn sàng nói chuyện với các cá nhân và nhóm trung lập, khơng
liên kết, hữu nghị với các nước láng giềng. Cùng giải pháp cho vấn đề Campuchia, các
nước khu vực thoả thuận đồng thuận Đông Nam Á hồ bình và hợp tác trên cơ sở ngun
tác chung sống hồ bình.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước họp ngày 24/1/1986 nhắc lại đề nghị 5 điểm
và nhấn mạnh hai mặt của vấn đề Campuchia: về mặt quốc tế, Việt Nam sẽ rút hết quân
14


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

tình nguyện, đờng thời chấm dứt viện tợ qn sự và can thiệp của nước ngoài vào
Campuchia, thiết lập khu vực Đơng Nam Á hồ bình, ởn định; về mặt nội bơk doc ác bên
của nước ngồi, để bàn về tởng tủn cử lập chính phủ hồ hợp dân tộc khơng có Pol Pot.
Đề nghị này tạo cơ sở thúc đẩy nhanh giải pháp cho vấn đề Campuchia.
4. Chính sách đối ngoại với Trung Quốc

Một trong những yếu tố quyết định tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia liên quan
đền đối thoại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ V (1982) cũng nêu rõ: “Chúng ta vẫn giữ nguyên tình cảm hữu nghị với nhân
dân Trung Quốc. Kiên trì chính sách hữu nghị và láng giềng với nhân dân Trung Quốc,
chúng ta chủ trương khơi phục quan hệ bình thường giữa hai nước trên cơ sở các nguyê tác
cùng tờn tại hồ bình, tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thở của nhau và giải
quyết những vấn đề tranh chấp bằng thương lượng hồ bình…”1.
Trên tinh thần đó, Việt Nam liên tục gửi cơng hàm đề nghị nối lại đàm phán với Trung
Quốc. Về phía Trung Quốc, sau sự kiện Trường Sa xảy ra vào tháng 3/1988 mà hải quân
Trung Quốc đã gây tổn thất nghiêm trọng cho hải quân Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục gây
căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đổng thời liên tục gây sức ép và khoa
khăn cho việc đàm phán với Việt Nam về vấn đề Campuchia và về bình thường hố quan
hệ hai nước.
Tình hình xung quanh vấn đề Campuchia chuyển biến nhanh. Từ cuối năm 1989, sau
khi Việt Nam rút hết quân đội và chuyên gia ra khỏi lãnh thổ Campuchia, và Mỹ đã điều
chỉnh lại chính sách đối với Đơng Dương, bắt đầu đàm phán với Việt Nam. Các nước
phương Tây và ASEAN bắt đầu tìm đến cơ hội làm ăn kinh tế với Việt Nam. Cũng trong
bối cảnh này, quan hệ đàm phán, đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc về các vấn đề
xung đột Campuchia được xúc tiến mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa muốn
bình thường hố quan hệ với Việt Nam, và tiếp tục ra điều kiện buộc Việt Nam phải ủng
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội V, tập I. tr.154

15


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)


hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Campuchia để bình thường hố quan hệ giữa
hai nước.
Ngày 3 và ngày 4/9/1990, Hội nghị Cấp cao Việt – Trung diễn ra tại Thành Đô (Trung
Quốc). Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên sa 10 năm quan hệ giữa hai nước xấu đi từ sự kiện
chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam và vấn đề Campuchia. Hai bên trao đởi đàm phán
và nhất trí rằng: đờng thời với việc giải quyết tồn diện cơng bằng, hợp lý vấn đề
Campuchia sẽ từng bước cải thiện mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước để tiến tới việc
bình thường hố.
Từ sau các cuộc gặp cấp cao, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam
– Trung Quốc ngày càng phát triển theo hướng tích cực. Tuy nhiên, hai nước vẫn còn những
vấn đề phúc tạp phải cùng nhau giải quyết như vấn đề biên giới, vấn đề hai quần đảo Hồng
Sa và Trường Sa.
5. Chính sách đối ngoại với các nước ASEAN
Bước sang thập niên 80 của thế kỷ XX, các nước ASEAN đang có nhu cầu xây dựng
một Đơng Nam Á hịa bình và ởn định để phát triển kinh tế - xã hội, do đó họ muốn tìm
giải pháp chung cho vấn đề Campuchia. Một mặt, lo ngại xung đột chính trị của Campuchia
có thể gây ra những bất ổn ở khu vực nên ASEAN cố gắng đóng vai trị quan trọng trong
tiến trình lập lại hồ bình ở Campuchia. Mặt khác, nhiều nhà lãnh đạo ASEAN đã từng
bước nhận thức rõ được kẻ đắc lợi trong khi tình hình Đơng Nam Á bất ởn chính là các
nước lớn ở ngồi khu vực. Từ đó, họ thấy rằng việc cơ lập Việt Nam cũng có nghĩa là tự
ràng buộc mình vào lợi ích của các nước lớn trong khi mối đe doạ lợi ích quốc gia thực sự
và lâu dài không phải đến từ Việt Nam. Do vậy, nhóm nước ASEAN từng bước điều chỉnh
quan hệ với Việt Nam, chủ động cùng hợp tác tìm cách giải quyết cho vấn đề Campuchia
theo hướng có lợi cho hịa bình, ởn định trong khu vực và nâng cao vai trò của ASEAN.
Tuy vẫn phản đối Việt Nam về hành động đưa quân sang Campuchia, nhưng các quốc gia
này đã có những nỡ lực muốn giảm sự đối đầu trong khu vực để chuyển sang đối thoại.
16


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam

(1979 – 1991)

Trong khi đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn này cũng đã nhận thức được vấn
đề Campuchia chính là chìa khóa để giải tỏa các mối quan hệ khu vực và quốc tế khác, xoá
bỏ sự bao vây cô lập để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam (3/1982) đã kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các
nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại, xây dựng Đơng
Nam Á trở thành khu vực hồ bình và ởn định. Kể từ sau khi bắt đầu công cuộc đổi mới
đất nước, Việt Nam đặc biệt coi trọng phát triển quan hệ đối ngoại với các nước trong khu
vực Đông Nam Á bởi tính chất địa - chính trị và vị trí cầu nối Việt Nam với thế giới của
nó. Vì vậy, nhiệm vụ đối ngoại mới được Đảng vạch ra là “phát triển quan hệ hữu nghị với
các nước Đơng Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương”. Hơn nữa, Việt Nam muốn lập kênh
đối thoại với các nước ASEAN cùng giải quyết vấn đề Campuchia.
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V khẳng định mong muốn
của Việt Nam về xây dựng mối quan hệ hợp tác, phát triển với các nhóm nước ASEAN.
Bên cạnh hợp tác phát triển về kinh tế, Việt Nam muốn cùng ASEAN tìm ra giải pháp vấn
đề Campuchia và hợp tác trong an ninh quân sự khu vực vì một nền hồ bình ởn định khu
vực.
Ba nước Đơng Dương đã đưa ra nhiều sáng kiến xây dựng quan hệ với ASEAN và giải
pháp vấn đề Campuchia:
-

Tháng 1/1980, ký Hiệp định song phương giữa ba nước với các nước ASEAN
về không xâm lược và xây dựng và xây dựng Đơng Nam Á thành khu vực hồ
bình, độc lập, ởn định vì phờn vinh

-

Tháng 6/1981, họp Hội nghị khu vực giữa hai nhóm nước để bàn về hồ bình,
ởn định và hợp tác ở Đông Nam Á, được mộ Hội nghị quốc tế đảm bảo


-

Tháng 9/1981, bảy nguyên tắc chỉ đạo quan hệ cùng tịn tại hồ bình giữa hai
nhóm nước

-

Tháng 7/1983, lập khu phi quân sự ở hai biên giới Thái Lan – Campuchia

17


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

-

Tháng 1/1984, giải pháp tồn bộ về hồ bình, ổn định ở Đông Nam Á và một
giải pháp bộ phận liên quan đến Đông Dương và Thái Lan, hoặc thoả thuận về
nguyên tác quan hệ giữa các nước ASEAN và Đơng Dương có bảo dảm và giám
sát quốc tế.

Đến tháng 2/1985, các nước ASEAN mới nhất trí cử Indonesia sang và đối thoại với
các nước Đông Dương. Tuy nhiên quan hệ Việt Nam với ASEAN khônng tiến triển
nhanh được, do phía ASEAN cịn chịu tác động mạnh của Hoa Kỳ, Trung Quốc về việc
rút quân ra khỏi lãnh thổ Campuchia.
6. Chính sách đối ngoại với các đối tác khác
Mục tiêu của Mỹ và các nước phương Tây vẫn là địi Việt Nam rút tồn bộ qn đội và
chun gia ra khỏi Campuchia, ủng hộ hồ bình và cân bằng khu vực ba nước Đơng Dương.

Ngồi những hoạt động ngoại giao cần thiết để phá vỡ thế bị bao vây, cấm vận, khơi phục
mơi trường quốc tế hồ bình xung quanh. Trong giai đoạn này, Việt Nam tích cực đỏi mới
và tăng cường quan hệ với các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa. Ngày 3/12/1988, Việt
Nam và UNHCR ký thoả thuận về việc tổ chức hôid hương những người tình nguyện trở
về từ các nước cho tạm trú. Trong bối cảnh ngoại giao hoạt động quốc tế, quan hệ ngoại
giao đa phương tại Liên Hợp Quốc, Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Thêm vào đó, Việt Nam tăng cường giao lưu quốc tế, bắt đầu hội nhập với xu hướng
toàn cầu hoá về phát triển kinh tế của thế giới. Kinh tế trở thành thước đo sức mạnh và là
điều tất yếu của thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam phát triển quan hệ hữu nghị và hợp táv
các dận tộc Đơng Nam Á là khu vực có sức sống mạnh nhất, năng động nhất về mặt kinh
tế châu Á – Thái Bình Dương.

18


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

KẾT LUẬN
Chính sách đối ngoại Việt Nam đặt ra đã góp phần vực dậy đất nước sau 30 năm
kháng chiến giành lại độc lập và chịu thiệt hại kinh tế nặng nề do bị cấm vận, cô lập. Sau
khi đởi mới về chính sách đối thoại, đàm phán phù hợp với hồn cảnh lịch sử cải thiện hình
ảnh Việt Nam theo hướng tích cực hơn sau xung đột biên giới Việt Nam – Campuchia. Đại
hội Đảng lần thứ V đã đề ra những mục tiêu đối ngoại khôn khéo và củng cố quan hệ ngoại
giao quốc tế.
Trong thời kỳ đầu của giai đoạn đởi mới, ngoại giao góp phần nghiên cứu, đánh giá
đúng chiều hướng phát triển của tình hình thế giới và quan hệ quốc tế, từ đó đặt ra các quan
điểm, nguyên tắc, nội dung và các biện pháp chuyển hướng đường lối noại giao phù hợp.
Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại giao từng bước góp phần xây dựng, phát triển đất nước,
đồng thời giải quyết được vấn đề Campuchia. Qua đó, Việt Nam đã bình thường hóa quan

hệ với Trung Quốc, hợp tác về các lĩnh vực với các nước ASEAN. Việc tham gia được tở
chức ASEAN là tiền đề cho duy trì hồ bình, ổn định khu vực, đồng thời phát triển quan
hệ quốc tế với Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác.

19


Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, (2015). Tiến trình giải quyết xung đột ở Campuchia (1979 –
1991). Có sẵn tại: (Truy cập:
25/07/2022).
Lê Mậu Thành, (2014). Đóng góp của Việt Nam trong tiến trình hồ giải, hồ hợp dân
tộc ở Campuchia (1979 – 1991). Có sẵn tại:
(Truy cập: 25/07/2022).
Nguyễn Cảnh Huệ. Tìm hiểu quan điểm của chính phủ nước Cộng hoà Ấn Độ trong việc
giải quyết vấn đề Campuchia (1979 – 1991). Có sẵn tại:
(Truy cập 26/07/2022).
Dương Quốc Anh (2015). Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia. Có sẵn tại:
(Truy cập:
28/07/2022).
Hồng Hải Hà, (2019). Vấn đề Campuchia trong quan hệ Việt Nam – ASEAN (1979 –
1991). Có sẵn tại: (Truy cập 21/07/2022).
Hồng Thị Th, (2018). Chính sách đối ngoại giai đoạn 1976 – 1986 và những bài học
kinh nghiệm. Có sẵn tại: (Truy
cập: 27/07/2022).
20



Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam
(1979 – 1991)

Dương Thị Mai Hoa, (2013). Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ kinh tế Việt Nam –
Liên Xô giai đoạn 1976 – 1991. Có sẵn tại:
/>=111971048671088785599871177940281761434&bitsid=cf43a165-6adc-477e-be80802361e901d8&uid=. (Truy cập: 28/7/2022).
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội V.
Cheng Guan ANG, (2013). ASEAN and the Cambodian Confilct, 1978 – 1991. Có sẵn tại:
(Truy cập: 1/8/2011).

21



×