Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ trong những năm từ 1975 – 1985

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.88 KB, 13 trang )

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM II

TIỂU LUẬN
NHỮNG KHÓ KHĂN CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA
QUAN HỆ VIỆT NAM – MỸ TRONG NHỮNG NĂM TỪ 1975 – 1985

Giảng viên hướng dẫn cô

: Nguyễn Phú Tân Hương

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Sinh Hoàng

Lớp

: CT38H

Hà Nội, tháng 5 năm 2013


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
NỘI DUNG TÌM HIỂU .................................................................................. 2
I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN
1975-1985 ...................................................................................................... 2
1. Bối cảnh thế giới .................................................................................... 2
2. Bối cảnh trong nước. ............................................................................. 3


II. CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRONG PHỤC VỤ CUỘC ĐẤU
TRANH CHỐNG BAO VÂY CÔ LẬP 1975 – 1985 ................................ 4
1. Triển khai chính sách............................................................................ 4
1.1 Những nỗ lực đầu tiên 1975 -1978.................................................... 4
1.2 Giai đoạn chông gai nhất 1979 -1985................................................ 5
2. Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt
Nam – Mỹ giai đọan 1975 -1985.................................................................. 5
III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH BÌNH
THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT NAM – MỸ (1975 – 1985)................ 7
LỜI KẾT ........................................................................................................ 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11


LỜI MỞ ĐẦU

Đã hơn 30 năm kể từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam kết
thúc và đã 16 năm kể từ khi quan hệ Việt Nam – Mỹ được chính thức thiết lập
vào ngày 11/7/1995, mốc thời gian này vẫn được nhắc đến như mốc son lịch
sử trong quan hệ hai nước. Tuy nhiên không thể phủ định rằng quan hệ hai
nước đã phải trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn để có được tình hữu
nghị như ngày nay. Sau hai thập kỷ ở hai bên chiến tuyến thì đến năm 1975
Việt Nam lại phải đối mặt với chính sách cấm vận toàn diện của Mỹ. Và phải
mãi đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, trước những biến chuyển lớn
của tình hình thế giới, chiến tranh lạnh đi vào hồi kết thúc và với những đổi
mới của Việt Nạm từ sau 1986 đã khiến Mỹ có những điều chỉnh chính sách
với Việt Nam. Từ đây con đường bình thường hóa quan hệ của hai nước bước
sang một trang mới mặc dù cả hai nước đã có nỗ lực bình thường quan hệ
ngay từ sau chiến tranh kết thúc không lâu.
Vậy trước thời kỳ Đổi mới, cụ thể là giai đoạn 1975 - 1985 chúng ta đã
gặp phải những khó khăn, trở ngại gì khiến quá trình bình thường hóa quan hệ

hai nước phải lùi sang thập kỷ tiếp theo? Bài viết này sẽ tập trung phân tích
những khó khăn trở ngại của quan hệ Việt Nam – Mỹ giai đoạn 1975-1985
khiến việc thiết lập quan hệ chính thức giữa hai nước phải đợi đến năm 1995.
Bài tiểu luận của tôi được tìm hiểu theo 3 nội dung lớn như sau:
I. Bối cảnh trong nước và thế giới trong giai đoạn 1975 – 1985
II. Chính sách của Việt Nam trong phục vụ cuộc đấu tranh chống bao vây
cô lập 1975 – 1985
III. Đánh giá những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ
Việt Nam – Mỹ (1975 – 1985)
1


NỘI DUNG TÌM HIỂU
I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN
1975-1985
1. Bối cảnh thế giới
Từ giữa những năm 1970, tình hình thế giới diễn ra những biến động
lớn trên các mặt chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế, mở màn cho những phát
triển và biến đổi có tính chất bước ngoặt trong mấy thập kỷ cuối thế kỷ XX.
Sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á lục địa, nền
chính trị quốc tế bước vào thời kỳ “Sau chiến tranh Việt Nam1”, Các nước lớn
có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại. Cục diện quan hệ
giữa những nước lớn có diễn biến phức tạp. Cụ thể: nước Mỹ suy giảm thế và
lực, khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội. Tây Âu và Nhật Bản
vươn lên trở thành các trung tâm kinh tế thế giới cạnh tranh với Mỹ. Các khối
quân sự trở nên lỏng lẻo hoặc tan rã. Xu hướng độc lập với Mỹ trong thế giới
phương Tây tăng lên. Mỹ tiến hành điều chỉnh chiến lược, giảm cam kết ở
bên ngoài thúc đẩy hòa hoãn với các đối thủ chính, tập trung ưu tiên giải
quyết các vấn đề trong nước củng cố địa vị trong hệ thống Tư bản chủ nghĩa.
Mẫu thuẫn Xô – Trung ngày càng trở nên gay gắt. Tình hình này có ảnh

hưởng lớn đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhất
là bởi vì Liên Xô và Trung Quốc đều là hai người anh cả của phe Xã hội chủ
nghĩa. Trung Quốc triển khai chương trình cải cách, mở cửa kinh tế, thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế, đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Nhật và các nước Tây
Âu khác, đồng thời chú trọng cải thiện quan hệ với các nước ở Đông Nam Á2.
Từ sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân
1
2

Chính sách ngoại giao Việt Nam, tập II (1975-2006), HVQHQT, Hà Nội 2007
Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr. 282

2


Campuchia, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới có đà phát triển mới
sôi động và rộng khắp.
Tình hình kinh tế, xã hội và quan hệ giữa các nước trong hệ thống
XHCN đã xuất hiện những dấu hiệu không thuận lợi.
2. Bối cảnh trong nước.
Sau khi giành thắng lợi thống nhất Tổ Quốc, Việt Nam bước vào thời
kỳ mới, bảo vệ độc lập chủ quyền và xây dựng lại đất nước.
Thắng lợi mùa Xuân 1975 đánh dấu kỷ nguyên mới của dân tộc Việt
Nam: hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước đi vào xây dựng trong thế hòa
bình, quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chiến thắng đế quốc Mỹ đã nâng cao
uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, ngay sau thắng lợi lịch sử thì Việt Nam lại phải đối mặt với sự
cấm vận về mọi mặt của chính quyền Mỹ. Vì vậy hoàn cảnh trong nước giai
đoạn 1975- 1985 này có nhiều khó khăn về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội.
Kinh tế sa sút, lạm phát tăng nhanh, bội chi ngân sách Nhà nước ngày

càng tăng; sản xuất trì trệ, năng suất hiệu quả kinh tế giảm sút. Ngoại thương
đình trệ và nhà nước ta mới đặt quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới
chưa được nhiều nước. Thêm vào đó là quan hệ giữa Việt Nam với các nước
trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung biên giới xuất hiện nhiều phức
tạp, các thế lực thù địch trong và ngoài nước phố hợp chống đối Việt Nam.
Trong những điều kiện quốc tế và khu vực như vậy, Việt nam cùng một
lúc thực hiện công cuộc cải tạo xây dựng lại đất nước, mở rộng quan hệ với
các nước mà một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đọan này chính là
công cuộc đấu tranh chống bao vây cô lập của chính quyền Mỹ.

3


II. CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRONG PHỤC VỤ CUỘC ĐẤU
TRANH CHỐNG BAO VÂY CÔ LẬP 1975 – 1985
1. Triển khai chính sách
1.1 Những nỗ lực đầu tiên 1975 -1978
Ngay sau đại thắng mùa xuân, vào tháng 6 năm 1975, thủ tướng nước
ta lúc đó là Phạm Văn Đồng đã đề nghị Mỹ xúc tiến bình thường hóa với điều
kiện Mỹ bồi thường chiến tranh Việt Nam và có trách nhiệm hàn gắn và xây
dựng lại Việt Nam.
Năm 1977 là năm mà nỗ lực bình thường hóa quan hệ hai nước đạt được
những bước đi hết sức đáng ghi nhận đến từ cả hai phía Việt Nam và Mỹ.
Từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 3 năm 1977 phái đoàn Mỹ do Leonard
Woodcock – đặc phái viên của Tổng thống Carter dẫn đầu đã tới Việt Nam
thương lượng vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước3. Còn Mỹ thì không
còn phủ quyết việc Việt Nam đệ đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc. Mỹ đề nghị
nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, sau đó Mỹ sẽ dỡ bỏ
kiểm soát xuất khẩu và tài sản đối với Việt Nam.
Nếu như quan điểm trước đây của Việt Nam có phần cứng nhắc, được

thể hiện trong bài phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền ngày 26-31976: “Việc Hoa Kỳ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt
Nam là một nghĩa vụ không thể chối cãi, xét về mặt pháp lý của Hiệp định
Paris về Việt Nam, về mặt pháp lý quốc tế cũng như đạo lý và lương tri của
con người”. Tuy nhiên Phía Việt Nam cũng đã điều chỉnh lập trường đàm
phán theo hướng linh hoạt hơn nhằm thể hiện thiện chí bình thường hóa như
việc đồng ý cung cấp thông tin và hợp tác với Mỹ về vấn đề MIA ( tìm kiếm
người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam).
3

/>
4


1.2 Giai đoạn chông gai nhất 1979 -1985
Giai đoạn 1979 – 1985 lại là giai đoạn khó khăn vì những biến đổi của
tình hình thế giới và khu vực làm trì hoãn quá trình bình thường hóa quan hệ
hai nước.
Việt Nam lúc này đã chủ động rút bỏ điều kiện đòi Mỹ bồi thường
chiến tranh và đóng góp xây dựng nước Việt Nam hậu chiến nhưng Mỹ từ
chối đàm phán do những tính toán chiến lược mới của Mỹ.
Quan hệ Xô – Trung căng thẳng, Liên Xô gia tăng ảnh hưởng ở thế giới
thứ ba, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia, quan hệ Việt - Trung
xấu đi tạo động lực khiến Mỹ xích lại gần Trung Quốc. Cuộc tranh cãi trong
nội bộ chính quyền Mỹ về vấn đề bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và
Trung Quốc đem chiến thắng cho phe thân Trung Quốc của Cố vấn anh ninh
Brzezinski – người vốn chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Kết quả là việc bình thường hóa quan hệ Trung – Mỹ được ưu tiên tiến hành
trước Việt Nam.
Còn vấn đề Campuchia lại bị biến thành một vấn đề quốc tế lớn và Mỹ
coi việc yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia trở thành điều kiện tiên

quyết cho việc nối lại đàm phán với Việt Nam. Cơ hội đàm phán bình thường
hóa quan hệ hai nước trong giai đoạn này không còn nữa.
2. Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam
– Mỹ giai đọan 1975 -1985
Vậy những nguyên nhân gì đã làm quan hệ hai nước Việt Nam, Mỹ tiếp
tục ở trong trạng thái thù địch cho đến cuối thập kỷ 80 và chỉ có thể được
khởi động lại sau 1986?
Cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam kết thúc cũng là lúc
những con số thống kê tổn thất của cả hai phía được đưa ra. Với khoảng 3
5


triệu người chết và hàng nghìn gia đình phải ly tán, hậu quả để lại cho kinh tế
xã hội Việt Nam là cực kỳ nặng nề. Và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử,
Mỹ đã trở thành nước bại trận với hơn 58.000 lính Mỹ chết trận, cùng với làn
sóng phản đối chiến tranh và những chia rẽ trong nội bộ chính quyền Mỹ đã
đem đến một vết thương lòng quá lớn cho một cường quốc như Mỹ. Cái mà
người ta thường gọi là “Hội chứng Việt Nam4” không thể ngày một ngày hai
có thể xóa đi. Chưa thể sẵn sàng khép lại quá khứ đau thương chính là nguyên
nhân đầu tiên cũng như là trở ngại thứ nhất làm chậm quá trình bình thường
hóa quan hệ Việt – Mỹ.
Thứ hai là sự đối lập trong quan điểm của hai nước khi tham gia đàm
phán khiến cho mục tiêu của hai bên không thể gặp nhau. Trong khi Việt Nam
muốn Mỹ phải “có nghĩa vụ không thể chối cãi” trong công cuộc tái thiết Việt
Nam sau chiến tranh cũng như bồi thường chiến phí thì đây dường như là điều
không thể chấp nhận được với một cường quốc như Mỹ. quan điểm của Mỹ là
bình thường hóa “vô điều kiện”
Và cũng chính vì sự đối lập trong quan điểm của hai quốc gia và kéo
theo đó tình hình thế giới và khu vực đã có kết quả bất lợi cho việc bình
thường hoá quan hệ trong những năm tiếp theo đó.

Thứ ba là quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc căng thẳng, Liên Xô
gia tăng ảnh hưởng ở thế giới thứ ba, hai quốc gia đi từ căng thẳng đến đối
đầu nhau. Việt Nam đưa quân vào Campuchia , quan hệ Việt Trung xấu đi
khiến cho Mỹ xích lại gần Trung Quốc hơn. Đến lúc này thì trong những tính
toán chiến lược của Mỹ, họ quyết định chọn Trung Quốc là ưu tiên bình
thường hóa quan hệ ngoại giao trước.
Đỉnh điểm của sự căng thẳng giữa Việt Nam và Mỹ đó là vấn đề
Campuchia. Chế độ diệt chủng Polpot ở Campuchia là vấn nạn lớn, Việt Nam
4

/>
6


thực hiện quyền tự vệ chính đáng thiêng liêng của mình để bảo vệ chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ biên giới tây nam, tính
mạng và tài sản của nhân dân, đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế đối với nhân
dân Cam-pu-chia, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương giúp đỡ những người
cách mạng chân chính Cam-pu-chia. Tuy nhiên phía Mỹ không nhìn nhận vấn
đề như vậy và liên tục gây áp lực đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia như
điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán5.
III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH BÌNH
THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT NAM – MỸ (1975 – 1985)
Sau khi đã phân tích kỹ càng những khó khăn trong việc bình thường
hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn 1975 – 1985, Tôi có một
vài suy nghĩ, đánh giá. Tuy đánh giá của Tôi có thể chưa hoàn toàn đúng đắn,
song thông qua bài tiểu luận này, Tôi cũng xin được đưa ra những đánh giá
chủ quan từ phía bản thân về những khó khăn trong việc bình thường hóa ở
giai đoạn này.
“Làm thế nào để bạn có thể có quan hệ tốt đẹp với một người? Bạn có

thể có quan hệ tốt đẹp với một người được không sau khi người ấy đã gây ra
cho bạn bao nhiêu đau thương trong quá khứ?”
Tất nhiên câu hỏi này chỉ được đặt ra trong mối quan hệ giữa hai người
với nhau, còn trong quan hệ của cả hai quốc gia lớn thì những lợi ích cá nhân
sẽ phải gạt sang một bên để đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Song nhìn lại
mốc lịch sử năm 1975, thì chúng ta ai ai cũng thấy rõ một điều, trong suốt 30
năm từ 1945 đến 1975, Mỹ đã liên tục chống nhân dân Việt Nam, khi Pháp
xâm lược Việt Nam thì Mỹ đã cung cấp vũ khí cho Pháp, năm 1954 Mỹ lại
hất cẳng Pháp, trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, một
cuộc chiến tranh khốc liệt, để lại bao đau thương và hậu quả của nó còn tồn

5 />
7


tại mãi cùng thời gian. Vậy trong suốt 30 năm ấy Mỹ là kẻ thù trực tiếp của ta,
nhưng đến sau năm 1975 thì sao?
Việc ta thận trọng trong mối quan hệ với một quốc gia đã từng có một
thời gian xâm lược nước ta là đúng hay sai? Theo Tôi, là hoàn toàn đúng. Bởi
lẽ, sau 1975 khi đất nước được hoàn toàn hòa bình sau một thời gian chia cắt
rất dài thì nhiệm vụ bảo vệ đất nước được đặt lên hàng đầu. Xu hướng tránh
xa kẻ đang có âm mưu thi hành “kế hoạch hậu chiến” với ta là xu hướng tất
yếu. Hơn nữa, cũng phải đánh giá chính sách của chúng ta lúc này dựa trên ý
thức hệ còn cao. Chúng ta đã làm đúng như những gì đề ra trong Đại hội IV
của Đảng, nghĩa là ủng hộ tuyệt đối các nước trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa
và vẫn chống lại Mỹ.
Tuy vậy, nếu đứng trên lập trường của một người ở ngoài cuộc chiến
nhìn vào bằng một cái nhìn khách quan, nghĩa là bỏ qua tất cả những yếu tố
xung quanh mà chỉ tập trung vào những chính sách đối ngoại để hoàn thành
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước sau chiến tranh thì cũng thể phủ nhận

rằng, khi đó chúng ta đã có thể có cách cư xử mềm mỏng hơn như “dĩ hòa vi
quý”. Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước của ông cha ta thấy giặc
phương Bắc sang xâm lược ta nhiều lần, song sau những chiến thắng vẻ vang,
chúng ta vẫn biết mình biết ta để cống nạp, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với
các nước phương Bắc dù vẫn khẳng định rõ chủ quyền của dân tộc ta.
Chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ - Đó là một
nhận định không sai. Như vậy, thực ra trong giai đoạn 1975 -1985 ấy khách
quan mà nói chúng ta đã không để ý đến những chuyển biến của quốc tế do
cuộc chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường đã cuốn ta vào vòng xoáy của nó.
Nếu khi ấy nhìn nhận tình hình một cách khéo léo hơn, nghiên cứu
quốc tế kĩ càng hơn thì có lẽ chúng ta đã có chính sách đối ngoại trong vấn đề
bình thường hóa quan hệ với Mỹ nhạy bén và khôn khéo hơn, để giành lấy
8


được nhiều cơ hội hơn, hơn là tự đưa chúng ta vào thế bất lợi trong quan hệ
với Mỹ mà phải mất hơn 10 năm ta mới gỡ ra được.
Bước chuyển biến chính là tại Đại Hội Đảng lần VI về đổi mới toàn
diện trong đó có đổi mới về đường lối đối ngoại đã mở ra cơ hội cho quá trình
bình thường hóa quan hệ hai nước. Và câu trả lời cho những nỗ lực không
biết mệt mỏi ấy là ngày 11- 7- 1995, Tổng thống mỹ Bill Clinton đã tuyên bố
bình thuờng hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

9


LỜI KẾT

Bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ là một thành công lớn của
ngoại giao Việt Nam, đây là một chặng đường đầy chông gai nhưng đáng tự

hào của ngành ngoại giao Việt Nam. Nghiên cứu con đường đấu tranh nhằm
tiến tới bình thường hóa quan hệ hai nước đặc biệt là trong giai đoạn 1975 1985, đây là một giai đoạn vô cùng gay go quyết liệt, sẽ cung cấp những tài
liệu quý giá cũng như đem đến những bài học quý báu về một chặng đường
đầy vẻ vang của ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh.
Từ đây những quan niệm về bạn và thù, ý thức hệ hay “lợi ích quốc gia
là trên hết” sẽ được làm sáng tỏ và không bao giờ có bạn và thù vĩnh viễn mà
chỉ có lợi ích quốc gia-dân tộc được đặt lên hàng đầu trong quá trình hoạch
định chính sách đối ngoại. Và chúng ta càng biết trân trọng hơn những gì của
hiện tại và nỗ lực phấn đấu cho công cuộc đổi mới xây dựng đất nước trong
thời kì mới, thực hiện kiên định con đường đổi mới mà Đảng đề ra để làm sao
nước nhà có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã từng
trông mong.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
2002
2. Chính sách ngoại giao Việt Nam, tập II (1975-2006), HVQHQT, Hà
Nội 2007
3. />105001/ns050713075737#weCJmWpWn6tS
4. Chiến tranh lạnh và di sản của nó, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
2002
5. Đường lối Cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam, NXB CHính trị
quốc gia, Hà Nội 2009
6. />7. />hien_10_nghin_ngay_-_chien_tranh_lang_xa.aspx#/

11




×