Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cây mía, cây thực phẩm, cây thuốc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.49 KB, 5 trang )

Cây mía, cây thực phẩm, cây thuốc
Cây mía ( Đông y gọi là Cam giá vì cam là ngọt, Cam giá là cái gậy có vị ngọt )
là cây công nghiệp nhiệt đới có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của ấn Độ. Mía ưa
nắng nhiều, nhiệt độ cao, sợ rét, đòi hỏi nhiều nước trong suốt thời gian sinh
trưởng. Tuy nhiên mía có tính thích nghi rộng, mía không những được trồng
nhiều ở miền nhiệt đới mà còn được trồng tới 30o vĩ Bắc (tới tận bang
Luiziama, Mỹ) và 30o vĩ Nam (Nam Phi, Achentina, Australia).


Chu kỳ sinh trưởng của mía là 1 năm, mía phát triển mạnh trong mùa mưa, thành
thục trong mùa khô. Sau khi thu hoạch thân, từ gốc sẽ mọc lên cây con, nếu chăm
sóc tốt mía lại cho năng suất cao như năm trước, sang năm thứ 3, 4 năng suất kém
dần. Mía là cây có hiệu suất quang hợp cao nhất, có khả năng cho 50 - 150 tấn mía
cây ( đã tước lá, phát ngọn ) trên 1 ha. Với năng suất 83 tấn mía cây/ha, thì 1ha mía
cung cấp khoảng 8,3 tấn đường tinh, 2,5 tấn mật, 21 tấn bã mía, 21 tấn ngọn cho
chăn nuôi, 40 tấn mía gốc và lá làm phân bón và rác ủ. Như vậy, 1 ha mía cho giá
trị năng lượng bằng 20 ha đồng cỏ.
Ở nước ta từ lâu đời đã có giống mía địa phương như mía lau, mía de, mía
bầu Các giống này hàm lượng đường rất thấp nên trong thế kỷ 20 đã nhập và
trồng rất nhiều giống có năng suất và hàm lượng đường cao như các giống của
Indonesia, Trung Quốc, ấn Độ Ngoài các giống chuyên trồng để làm đường, ở
nước ta còn có các giống để ăn tươi và làm thuốc như mía Bầu, mía Đường chèo,
mía Tím, mía Cò ke.
Trong thân cây mía có 8 - 18% đường, 0,22% protein, 0,5% chất béo, các chất
khoáng: canxi, phot pho, sắt, kali, silit, mangane, manhezi , một số vitamin, các
chất men và một số hoạt chất khác. Trong mía có rất nhiều đường do đó trồng mía
chủ yếu để làm đường (đường trắng, đường vàng, đường phên, đường phèn, đường
phổi ) và còn dùng để làm mật, làm nước uống, làm thuốc, chế biến rượu, chế
biến thực phẩm ở một số vùng đã dùng cả cây mía còn ngọn và lá để thờ trong 3
ngày Tết (đặt bên cạnh bàn thờ, mỗi bên một cây). ở Trung Quốc còn tập tục tặng
mía cho nhau ngày Tết với ý nghĩa năm nay tốt hơn năm trước. Thời Tam Quốc,


Nguỵ Văn Đế Tào Phi ( con cả Tào Tháo ) rất thích ăn mía, thường vừa ăn mía vừa
bàn việc nước với các đại thần, xong việc lại cầm cây mía làm gậy chống để về
cung.
Theo Đông y, mía ngọt, ngon, tính mát, có tác dụng giải khát, tiêu phiền nhiệt bốc
nóng, mát phổi, tiêu đờm, điều hoà tì vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xang trong
bụng. Danh y Vương Thế Hùng đời Thanh, Trung Quốc viết: “Mía ngọt, mát,
thanh nhiệt, điều hoà chức năng dạ dầy, nhuận tràng, giã ruợu, hạn chế giun đũa, ợ
hơi, lợi hầu họng, mạnh gân cốt, trừ phong, dưỡng huyết, đại bổ âm tì”. Đông y
thường dùng mía điều trị các chứng khô miệng lưỡi, thiếu tân dịch, táo bón, rối
loạn tiêu hoá, nôn mửa, ợ hơi, khó tiểu tiện, sốt cao.
1. Chữa nôn mửa: Nước mía 7 chén + nước gừng 1 chén, nhấp dần. Chữa ăn vào
nôn ra, hoặc sáng ăn chiều nôn, tối ăn sáng nôn ( Sách : Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam ).

2. Ho gà: Mía lau 3 lóng + rau má 1 nắm + gừng 2 lát . Dùng 2 chén nước sắc
uống. Nên uống dần từng ít.

3. Ho vì hư nhiệt, miệng khô, sổ mũi: Nước mía nấu cháo với hạt kê, ăn vài ngày.

4. Đề phòng hậu sởi: Củ sắn dây 40g + rau mùi 20g + mía 2 đốt. Sắc với 2 chén
nước còn 1 chén. Uống nhiều ngày trong khi có dịch sốt.
5. Táo bón do nhiệt kết ở đại tràng: Miệng thở ra có mùi hôi, bụng đầy, nước đái
vàng, nóng, rêu lưỡi vàng mỏng. Vỏ cây đại 40g + phèn chua sống tán mịn 8g +
nước mía 300ml. Vỏ cây đại cạo vỏ ngoài, sao, tán mịn, nước mía cô đặc. Trộn đều
luyện viên 0,5g. Mỗi lần uống 4g lúc sáng sớm, trước khi đi ngủ. Khi thấy đi cầu
được thì thôi .

6. Sốt rét lâu ngày thành báng - Phế lao: ăn mía ngọt nhiều ngày sẽ có hiệu quả.
Cần kết hợp với nhiều cách chữa khác.



7. Viêm dạ dày mạn tính: Nước mía 1 cốc + nước gừng một ít, trộn đều, ngày
uống 2 lần.

8. Sốt phiền khát: Mía, củ năn vừa đủ dùng, rửa sạch, thái vụn, sắc uống thay
nước chè.


9. Ho do hư nhiệt: Mía vừa đủ dùng, cắt vụn, cho gạo dính vào nấu chè, ăn mỗi
ngày 2 lần vào buổi sáng, chiều, mỗi lần 1 bát.

Táo bón: Nước mía, mật ong mỗi thứ 1 cốc nhỏ, trộn đều uống lúc đói, ngày 2 lần
vào buổi sáng, buổi chiều .

Buồn nôn do thai nghén: Nước mía 1 cốc, nước gừng tươi 1 thìa, ngày uống vài lần.

Trẻ em ra mồ hôi trộm: Ăn mía hoặc uống nước mía vài lần.

Khó tiểu tiện: Mía rửa sạch, thái vụn + râu ngô + sa tiền thảo, sắc uống ngày 2 lần
sáng, chiều.
Mía là cây thực phẩm, cây thuốc rất quý, chúng ta nên nghiên cứu sử dụng tốt cây
mía để phục vụ cuộc sống nhưng nên chú ý không nên dùng quá nhiều đường.

Chú ý: Các bài thuốc: 2; 3; 4; 5; 6; trích trong sách “Chữa bệnh bằng thức ăn
thông thường” Các bài: 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13: trích trong sách Trung Quốc
“Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây”.

×