Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Xi phông góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.27 KB, 2 trang )

Xi phông góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản

Nguồn: vietlinh.com.vn

Nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp ở huyện Trần Văn Thời áp dụng biện pháp
xi phông để xử lý chất thải trong ao nuôi, nâng năng suất tôm nuôi bình quân của
hộ lên 8 tấn/ha. Việc hút bùn và các chất lắng đọng khác ở đáy ao nuôi tôm, còn
được người nuôi tôm gọi là xi phông.
Thường sau 2-3 tháng thả tôm nuôi, khi đáy ao tích tụ nhiều chất thải, các
yếu tố môi trường có dấu hiệu vượt ngưỡng cho phép trong ao nuôi, thì có thể tiến
hành xi phông đáy ao. Để xi phông, người nuôi tôm sử dụng những đoạn ống PVC
(dùng trong ngành cấp nước), có đường kính khoảng 10 cm, nối với nhau thành
dụng cụ có hình chữ T. Ở đoạn thẳng đầu chữ T, có chiều dài khoảng 01m, được
khoan nhiều lỗ nhỏ, đường kính mỗi lỗ nhỏ hơn kích cỡ tôm đang nuôi trong ao.
Phần cuối chữ T được đấu nối vào đầu hút nước của bơm ly tâm (xem ảnh). Mục
đích của việc gắn dụng cụ hình chữ T vào bơm ly tâm là để hút bùn và các chất
thải theo hàng lối; đồng thời tránh cho tôm bị hút vào bơm ly tâm. Khi bơm ly tâm
hoạt động, bùn và các chất thải theo các lỗ nhỏ trên đoạn đầu chữ T đến bơm ly
tâm, sau đó thoát ra ngoài theo ống thoát nước của bơm ly tâm.
Lợi ích của xi phông là cơ bản loại trừ được nguồn gốc phát sinh chất độc
trong ao tôm (bùn và các chất tích tụ khác); hạn chế sử dụng trực tiếp hoá chất
trong ao nuôi tôm; nâng năng suất tôm nuôi; đơn giản, dễ làm, giá thành thấp; có
thể kéo dài thời gian nuôi để thu hoạch tôm vào thời điểm có giá bán cao. Trong
quá trình xi phông, cần hạn chế sự xáo trộn đáy ao, mỗi ngày chỉ xi phông một
phần khu vực chất thải tập trung nhiều, nhằm hạn chế khí độc phát sinh gây ảnh
hưởng đến tôm nuôi. Để việc xi phông được thuận tiện, người nuôi tôm cần thiết
kế ao nuôi và bố trí quạt nước sao cho chất thải gom vào một vài vị trí nhất định
trong ao. Sau khi xi phông, bơm nước đã qua xử lý ở ao lắng vào ao nuôi tôm, để
bù đắp lại lượng nước đã thoát ra ngoài trong quá trình xi phông. Các chất thải ra
từ ao tôm phải được đưa vào nơi chứa chất thải nhất định, tránh làm ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh.


Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản, đáp ứng yêu cầu thị
trường và bảo vệ uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới, các
cơ quan chức năng không ngừng tăng cường đồng bộ các biện pháp quản lý chất
lượng thuỷ sản, trong đó có biện pháp ngăn chặn việc sử dụng không đúng các loại
thuốc kháng sinh, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản; đồng thời hướng dẫn sử
dụng các chất phù hợp khác hoặc biện pháp canh tác phù hợp khác để thay thế.
Thiết nghĩ, xi phông là một trong những biện pháp canh tác ít sử dụng hoá chất
trực tiếp trong ao nuôi tôm, góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản,
đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng và những yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị
trường tiêu thụ.

×