Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thanh - Nghệ Tĩnh mảnh đất của truyền thống hiếu học! pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.26 KB, 3 trang )

Thanh - Nghệ Tĩnh: Mảnh đất của truyền thống hiếu học!
Đinh Văn Nam – Văn phòng UBND huyện Hòa Bình, Bạc Liêu.
Nói đến mảnh đất Thanh – Nghệ Tĩnh, chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta nếu đã một lần
tìm hiểu hoặc ghé thăm nơi đây, ngoài việc đều có chung những nhận định: Đây là một trong
những vùng đất phát tích, cái nôi của dân tộc Việt Nam; Quê hương của quá trình Nam tiến;
một miền đất có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại
xâm và kiến quốc; nơi của sự vất vả, lam lũ của kiếp người khi mà phải liên tiếp đối diện,
hứng chịu trước những tàn phá, hủy diệt đẩm máu của con người qua những cuộc chiến tranh
đến cái khắc nghiệt dường như là vô cảm của thiên nhiên. Thế nhưng, bên cạnh đấy cũng
chính ngay trên mảnh đất đó lại ít có ai có thể đoán định rằng trong cái đau thương và nổi vất
vả đó từ ngàn xưa cho đến nay ngay trên mảnh đất đó lại luôn luôn toát lên những ánh hào
quang đầy rực rỡ, khiến cho biết bao con dân của đất nước Việt Nam phải cúi đầu thán phục.
Trong số những ánh hào quang đó, có lẽ tiêu biểu và nổi bật lên hơn cả vẫn là truyền thống
hiếu học của con người Thanh – Nghệ (bao gồm cả Hà Tĩnh).
Có thể khẳng định rằng Thanh – Nghệ Tĩnh, là một trong số ít những vùng đất nổi bật
nhất trên đất nước Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều nhân tài cho đất nước. Quả đúng vậy,
từng là một người con của dãi đất Miền Trung và cũng từng là một sinh viên khoa lịch sử với
việc tự không cho rằng mình có thể biết, đọc và am hiểu tất cả các vấn đề thuộc về cuội nguồn
của lịch sử dân tộc, nhất là những vấn đề liên quan đến khoa cử, học vấn ở mỗi vùng, miền
trên đất nước chúng ta xưa và nay. Nhưng mỗi khi đọc, tìm hiểu về chính sách “chiêu hiền đãi
sĩ” của các triều đại phong kiến, hương ước của các làng…thuộc về vùng đất Thanh – Nghệ
tôi thấy, nhân dân nơi đây ngay từ sớm đã rất coi trọng việc học. Mặt khác, qua đây tôi cũng
thấy rằng đối với các triều đại phong kiến Phương Bắc họ cũng luôn luôn nhận định rằng:
“những người tài nước Nam luôn là mối đe dọa cho chính sách bành trướng của ta” (tức Đế
chế Phương Bắc). Cho nên, đã điều nhiều thầy phong thủy, trong đó nổi bật nhất là nhân vật
Cao Điền đi khắp nước ta để trấn yểm các “long mạch” làm cho nhân dân ta mãi mãi không
có người tài, không có anh hùng hào kiệt để dễ bề cai trị. Nhưng người tài vẫn cứ xuất hiện
trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc và phần lớn trong số họ đều có gốc gác, cuội nguồn từ
mảnh đất Thanh – Nghệ ngày nay. Vậy vì sao vậy? vấn đề này, chắc hẳn có rất nhiều cách
giải thích khác nhau. Nhưng theo tôi, nó vẫn được xuất phát từ hai nguyên nhân căn bản nhất:
Trước hết, như chúng ta đã biết Thanh – Nghệ Tĩnh nói riêng và suốt cả một dãi đất


Miền Trung nói chung. Ngay từ xưa đến nay, dường như đã không được thiên nhiên giành
nhiều “ban tặng” cho những nguồn tài nguyên dồi dào hay khí hậu thuận lợi. Đây còn là một
vùng đất, vừa có những dãi núi cao hiểm trở ở phía Tây, vừa có bờ biển dài ở phía Đông, địa
hình lại khá dốc từ Tây sang Đông nên đất liền thường bị chia cắt bởi những con sông chảy
xiết, những con đèo, những dãi núi quanh co, thêm vào đó thời tiết lại cũng khá là khắc nghiệt
với hai mùa nóng – lạnh tăng giảm nhiệt độ đến khó ngờ…Như vậy, với tất cả những đặc
điểm thiên nhiên ấy đã cho chúng ta thấy rằng, người Thanh – Nghệ nói riêng và Miền Trung
nói chung, ngay trong đời sống hàng ngày của mình đã phải đấu tranh gian khổ để sinh tồn và
chính điều này đã tạo nên ở họ tính cách chịu đựng gian khổ, tiết kiệm đặc biệt là ý thức vươn
lên làm chủ số phận, ứng xử chủ động với thiên nhiên. Nó cũng cho thấy rằng, để dổi đời
thoát khỏi cảnh cực nhọc của lẽ sinh tồn, họ phải cải thiện bản thân mình để thích nghi, phát
triển cho nên đây là một trong những lý do khiến cho bao thế hệ học trò, sĩ tử trên mảnh đất
Thanh – Nghệ vượt lên mọi khó khăn, gian khổ để tôi luyện cốt cách, trí tuệ, dùi mài kinh sử
thăng tiến bằng con đường học vấn, quan trường. Điều đó, cũng đã được nhà nghiên cứu Vũ
Ngọc Khánh thừa nhận khi ông đưa ra bốn đặc điểm về tính cách người Nghệ Tĩnh là “có lý
tưởng trong tâm hồn, sự trung kiên trong bản chất, sự khắc khổ trong sinh hoạt và sự cứng cỏi
trong giao lưu”. Với đó, ông còn nói chất lý tưởng trong tâm hồn chính là cái đặc trưng của
văn hóa Xứ Nghệ. Nhờ đặc trưng ấy, mà biết bao người con Xứ Nghệ đã ra sức học tập, phấn
đấu, hy sinh không mệt mỏi vì lý tưởng.
(ảnh minh họa – Tác giả)
Mặc dù vậy, thế nhưng điều kiện địa lý tự nó vẫn chưa thể cắt nghĩa được tinh thần
hiếu học của người Thanh – Nghệ, bởi lẽ dù thiên nhiên có khắc nghiệt đến bao nhiêu, nhưng
bản thân con người không có quyết tâm để thay đổi, để thích nghi và phát triển trong điều
kiện ấy thì cũng không thể nói đến sự xuất hiện của những sĩ tử đam mê tiến thân bằng con
đường học vấn được. Sự thật là ở một số địa phương, mặc dù không khó khăn lắm về điều
kiện địa lý tự nhiên, nhưng việc học vẫn không được coi trọng cho nên không có những cá
nhân xuất sắc hoặc ít có hiền tài. Do đó, chính điều kiện văn hóa – xã hội đã là thành tố,
nguyên nhân quan trọng thứ hai làm nên truyền thống hiếu học của người Thanh – Nghệ.
Như vậy, với chỉ hai nguyên nhân cơ bản trên kết hợp với đó là những yếu tố chủ
quan, khách quan tự nó đã dần dà từng bước thêu lên truyền thống hiếu học của con người

trên mảnh đất Thanh – Nghệ. Cũng có lẽ vì thế, mà khi nhìn vào các tiểu khu văn hóa ở ba địa
danh Thanh- Nghệ - Tĩnh, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy ở hầu hết các địa phương trên đều
có nhiều hiền tài được sử sách lưu truyền, ngợi ca. Ví như, vùng Xứ Thanh nổi lên là những
nhân sĩ tài ba như: Lê Văn Hưu (tác giả của bộ “Đại Việt Sử Ký”), Đào Duy Từ (tác giả của
bộ “Hổ trương khu cơ”)…; vùng Hà Tĩnh với những anh hùng, thi nhân lỗi lạc như: Mai Hắc
Đế, Phan Đình Phùng, Nguyên Du, Nguyễn Công Trứ…; đặc biệt là Nghệ An, vùng đất của
địa linh nhân kiệt như: Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Chí Minh…
Hay với đó trong nhiều làng, nhiều dòng họ có truyền thống hiếu học ở mảnh đất trên cũng đã
được nhiều sử sách, gia phả lưu danh, tương truyền như: làng Quỳnh Đôi (Nghệ An), dòng họ
Đinh Xuân (Thanh Chương, Nghệ An), họ Phan Huy (Lộc Hà, Hà Tĩnh), họ Hồ ( Quỳnh lưu,
Yên Thành, Nghệ An và huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh)…vv.
Không chỉ dừng lại có thế, ngày nay kế thừa và tiếp bước các thế hệ cha anh. Các thế
hệ sĩ tử Xứ Thanh – Nghệ vẫn luôn dẫn và nằm trong tốp đầu trong bảng danh sách các Giáo
sư, Nhà khoa học đầu ngành; tốp các ngôi trường có bề dày thành tích dạy và học; những học
sinh, sinh viên xuất sắc tại các kỳ thi lớn trong và ngoài nước; trúng tuyển vào kỳ thi Đại
học…vv. Ví như, với sử học trong số bốn cây đại thụ “Tứ trụ triều đình” của ngành, thì đã có
đến ba người trong số họ quê ở Hà Tĩnh đó là các thầy: Đinh Xuân Lâm, Hà Văn Tấn, Phan
Huy Lê; hay bên cạnh đó là những ngôi trường chuyên đầy danh tiếng như: Trường chuyên
Lam Sơn (Thanh Hóa), chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)…
Tóm lại, trãi qua bao thăng trầm của lịch sử, với mảnh đất Thanh – Nghệ ở giai đoạn
nào chúng ta cũng thấy xuất hiện những hiền tài cho đất nước. Ở đây, họ không chỉ lăn lộn
vào chốn quan trường để hiến kế, chốn biên thùy để bảo vệ Tổ quốc và đánh dẹp bọn phản
loạn ở trong nước mà trái lại còn góp phần to lớn vào việc làm rạng danh cho Tổ quốc khi
cùng tiến bước, sánh vai với các nước bạn bè trên thế giới. Ngày nay, Tổ quốc ta đang trong
quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước cùng với đó là sự đổi mới, cách tân nền
giáo dục. Hy vọng rằng, các thế hệ trẻ, sĩ tử Xứ Thanh – Nghệ tiếp tục là một trong những
cánh chim đầu đàn, toa đầu của đoàn Tàu cùng nhau mở lối, dẫn đất nước đi lên hiện đại để
ngang vai với các cường quốc trên khắp năm châu bốn bể. Điều đó, cũng góp một phần không
nhỏ vào việc hoàn thành tâm nguyện, lời mong mỏi của Bác khi còn sống./.
Bạc Liêu, 31/01/2012. Tel: 01679755806. Email:

(Kính mong quý Tòa soạn cho đăng bài. Nếu được như vậy tôi xin chân thành cảm ơn!)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Việt Anh Cao – Lê Thu Hương (2000), Chuyện kể về các khoa bảng Việt Nam, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
2. Quốc Trấn (2001), Chuyện thi cử và lập nghiệp của học trò xưa, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
3. Nguyễn Khoa Điềm (2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Thế Long (2006), Truyền thống gia đình và bản sắc dân tộc Việt Nam,
truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

×